Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất_2 pdf

8 1.2K 0
Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất_2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất Để xúc tiến âm mưu này, năm 1872, sau khi thám thính vịnh Hạ Long, sử dụng đồng đảng Tạ Văn Phụng để gây sức ép với triều đình Huế, thực dân Pháp đã dùng tên lái buôn J.Duy-Puy gây rối trên sông Hồng, tự tiện xâm phạm chủ quyền của Việt nam. Năm 1872 - 1873 Đuy-Puy liên tiếp gây ra những vụ khiêu khích thậm chí cướp phá ở Hà nội. Sau đó lấy cớ giải quyết vụ Duy-Puy ngày 11-10-1873 Fhơ-răng-xi Gác-ni-ê được lệnh từ Sài gòn đem quân ra Bắc. Sau khi tự tiện tuyên bố mở cửa sông Hồng, F.Gác-ni-ê quyết định đánh thành Hà Nội. Fhơ-răng-xi Gác-ni-ê hạ thành Hà Nội lần thứ nhất. Ngày 20/11/1873 Đại tướng Nguyễn Tri Phương - lúc đó được cử giữ chức Trấn thủ thành Hà Nội, đã cùng Hiệp quân Trần Văn Cát, suất đội Ngô Triều xông lên mặt thành chỉ huy tác chiến. Phan Tôn, Phan Liêm những lãnh tụ nghĩa quân miền Tây lục tỉnh năm xưa đã anh dũng chiến đấu cho đến khi bị giặc bắt. Một viên chưởng cơ cùng 100 quân chống chọi đến người cuối cùng ở ô Thanh Hà (về sau đổi thành ô Quan Chưởng). Nguyễn Tri Phương bị trọng thương ở bụng, không chịu để giặc buộc thuốc, nhịn ăn, nhịn uống cho đến chết. Trong vòng 3 tuần lễ, giặc Pháp đánh lan ra các tỉnh Bắc kỳ, chiếm các tỉnh: Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình Nhân dân các địa phương nói trên đã phối hợp với quan lại, sĩ phu tự đứng lên tổ chức chống giặc, ở Hải Dương có Lê Hữu Thường, tuần phủ Đặng Xuân Bảng, bố chính Nguyễn Hữu Chính, án sát Nguyễn Đại. ở Nam Định, văn thân chia nhau trấn giữ các huyện: Nguyễn Mậu Kiến tập hợp nghĩa binh, xây dựng trung tâm kháng chiến ở Trực Định (nay là Kiến Xương). Phạm Văn Nghị, Nguyễn Hữu Lợi chống Pháp ở Phong Doanh, Ý Yên. Tại Bắc Ninh, Sơn Tây, hai cánh quân của Trương Quang Đản, Hoàng Kế Viêm đã phối hợp với toán quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tạo thành thế bao vây uy hiếp thành Hà nội. Ngày 21/12/1873 tại Cầu Giấy, quân ta tổ chức mai phục tiêu diệt toán quân Pháp, trong đó có tên tổng chỉ huy F.Gác-ni-ê, đồng thời ở các nơi, quân dân ta ráo riết bao vây Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình. Hiệp ước 1874 Quân Pháp hoang mang dao động. Cuộc kháng chiến kiên cường anh dũng của nhân dân ta đã đặt thắng lợi giải phóng đất nước trong tầm tay. Giữa lúc đó triều đình Huế ký điều ước 15/3/1874 mang tên Hiệp ước Hòa bình và liên minh (còn gọi là điều ước Giáp Tuất). Điều ước gây nên sự bất bình và phẫn uất trong dân chúng. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn - Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh (1874): Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây. Hiệp ước Giáp Tuất là điều ước thứ hai, đánh dấu bước trượt dài trên đường suy vong của triều đình Huế. Nó gồm 22 khoản. Những khoản chính là: triều đình chính thức thừa nhận việc quân Pháp chiếm cứ 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, thừa nhận cho người Pháp được tự do truyền đạo ở khắp nước ta và được tự do thông thương, đặc biệt là ở Hà nội và trên sông Hồng. V. Quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai (1882-1884) Âm mưu của Pháp sau Hiệp ước 1874 và cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai của Pháp. Việc cắt đất đầu hàng của triều đình Huế vẫn chưa làm vừa lòng quân Pháp. Để cứu vãn những vùng còn lại, một mặt triều đình Tự Đức tiếp tục lao sâu vào con đường phản bội, cùng quân Pháp đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân, mặt khác, tìm cách cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng việc triều đình Huế vẫn nhờ tàu Pháp từ Sài gòn ra dẹp bọn cướp biển ở vùng biển Hạ Long, Quảng Yên rồi lấy cớ triều đình Huế không nghiêm chỉnh thi hành Hiệp ước 1874, vẫn tiếp tục quan hệ với Trung Hoa, ngăn trở việc đi lại buôn bán của người Pháp trên sông Hồng bọn thực dân sau khi do thám tình hình đã quyết định tăng quân số ở miền Bắc rồi gửi thêm quân viễn chinh từ Pháp sang. Tháng 3/1882 thống đốc Nam Kì lại phái Trung tá hải quân Ri-vi-e đem 300 quân ra Bắc đổ bộ lên Hà Nội nâng tổng số quân của chúng ở đây lên 600 tên. Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e nổ súng đánh thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu đốc quân kháng chiến anh dũng. Nối tiếp tinh thần bất khuất của Nguyễn Tri Phương năm xưa quân ta dựa vào các thành lũy, chiến hào đẩy lui từng đợt tiến công của địch. Nhưng cuộc cầm cự chỉ kéo dài được hơn nửa ngày. Sức đề kháng của quan ta yếu dần, cuối cùng tổng đốc Hoàng Diệu đã phải tuẫn tiết sau khi lấy máu viết tờ di biểu gửi triều đình. Ngay từ giữa năm 1882, biết âm mưu Pháp sắp thanh toán hết Việt Nam triều đình Mãn Thanh đã hạ lệnh cho tập trung quân ở miền biên giới và đưa một bộ phận sang đóng ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn tây. Nhưng khi thành Hà nội thất thủ chúng vẫn án binh bất động. Vì giữa nhà Thanh và Pháp đang có cuộc thương lượng tại Bắc Kinh, chúng gắng đi đến một hiệp nghị (cuối 1882) để định vị trí chia nhau thống trị Bắc Việt nam. Trước thái độ bạc nhược của triều đình Huế và thái độ dè dặt của triều đình Mãn Thanh, thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm đánh chiếm bằng được phần thị trường Bắc Việt Nam, vừa để khai thác tài nguyên, vừa để thâm nhập vào vùng Tây Nam Trung Hoa. Từ tháng 2/1883 chính phủ Pháp gấp rút chuẩn bị hành động. Chúng tăng quân ở bắc Việt Nam lên 2000 tên năm 1883 và 15000 tên đầu năm 1884. Việt nam, hỗ trợ về tinh thần cho triều Nguyễn và cũng là để lợi dụng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam mà mặc cả với Pháp.Trong lúc đó, cũng như trước kia, Pháp và Mãn Thanh lại tiếp tục thương lượng ở Pa-ri và Thượng Hải. Lập trường của nhà Thanh là thừa nhận cho Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì nhưng đòi Pháp phải thừa nhận quyền Thiên triều của Bắc Kinh đối với Huế. Quân dân Hà Nội kháng chiến. Trận Cầu Giấy lần thứ hai 19/5/1883 Ngày 19/5/1883 Hăng-ri Ri-vi-e bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tử trận ở Cầu Giấy. Tin này khiến Chính phủ Pháp quyết định khai chiến để buộc triều đình Việt Nam đầu hàng hoàn toàn. Hác-măng là lãnh sự Pháp ở Băng-Cốc được cử làm ủy viên toàn quyền điều khiển cuộc chinh phục. Giữa lúc nguy kịch như vậy thì ngày 19/7/1883 Tự Đức chết. Pháp tấn công Thuận An. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ. Hòa ước 1883 và 1884 Triều đình đang còn lục đục trong việc suy tôn người kế nghiệp thì thực dân Pháp đã đưa quân chiếm Thuận An (20/8/1883) rồi ngày 25/8/1883 chúng buộc triều đình Nguyễn ký ”Hiệp ước Hòa bình” - một hiệp ước được Pháp soạn thảo sẵn với tinh thần nô dịch, đặt nền thống trị của chúng tên toàn bộ đất nước Việt nam. Hiệp ước 25/8/1883 (còn gọi là Hiệp ước Hác-măng) gồm 27 khoản. Nội dung qui định triều đình Huế thừa nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, phần còn lại đặt dưới chế độ ”Bảo hộ”. Đất nước Việt nam từ đây bị chia thành 3 khúc: Co Sanh Sin (Nam kỳ), An Nam: từ Khánh Hòa tới Đèo Ngang và Tông canh: từ Đèo ngang ra Bắc Hiệp ước Hác măng tước bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao của triều đình Huế, kể cả với Bắc Kinh - tức là thủ tiêu ý đồ của Mãn Thanh dùng Huế để mặc cả với Pháp. Ngày 11/5/1884 - tại Thiên Tân, Mãn Thanh ký một qui ước với Pháp, theo đó, Trung Quốc nhận rút quân khỏi Bắc kỳ và tôn trọng các hiệp ước đã ký kết giữa Pháp và triều đình Huế. Ngày 6/6/1884 Pháp soạn thảo một hiệp ước mới sai Pa-tơ-nốt đưa cho triều đình Huế ký nhận. Nội dung sửa lại mấy khoản của hòa ước Hác măng, để các tỉnh Bình thuận, Hà tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đều thuộc Trung kỳ, về danh nghĩa do triều đình cai quản nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp. Để yên tâm thống trị Việt nam, ngày 9/6//1885, tại Thiên Tân, Pháp ký với Trung Quốc một bản hiệp ước mang tên ”Hòa bình hữu nghị và thương mại”. Bản hiệp ước này có 10 khoản, theo đó Pháp rút khỏi Đài Loan còn Trung Quốc thừa nhận nền thống trị của Pháp tại Việt Nam. Sau đó, Trung quốc còn nhượng cho Pháp một số quyền lợi trên lãnh thổ Trung Quốc còn Pháp cũng nhượng cho Trung Quốc nhiều vùng đất của Việt Nam tại vùng biên giới, sáp nhập các vùng đất này vào 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung quốc. Ngày 26/6/1887 và 20/6/1895 - Pháp - Trung Quốc ký 2 công ước hoạch định biên giới Việt - Trung. Đường biên giới trên biển cũng được chúng thỏa thuận trong công ước ngày 26/6/1887./. . Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất Để xúc tiến âm mưu này, năm 18 72, sau khi thám thính vịnh Hạ Long, sử dụng đồng. trị Bắc Việt nam. Trước thái độ bạc nhược của triều đình Huế và thái độ dè dặt của triều đình Mãn Thanh, thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm đánh chiếm bằng được phần thị trường Bắc Việt Nam, . chiếm Bắc kỳ lần thứ hai (18 82- 1884) Âm mưu của Pháp sau Hiệp ước 1874 và cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai của Pháp. Việc cắt đất đầu hàng của triều đình Huế vẫn chưa làm vừa lòng quân Pháp.

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan