Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam pot

5 668 1
Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam I. Dẫn nhập Thuở nhỏ, ai cũng từng một lần đọc truyện kể “Cinderella”. Nhân vật nữ chính của truyện, tuy phải chịu sự ngược đãi từ người mẹ kế hoặc người cha tàn ác nhưng nhờ nhận được sự giúp đỡ từ những thế lực siêu nhiên mà thoát khỏi khó khăn và được Hoàng tử yêu rồi cưới làm vợ. Thuyết thoại có nhân vật thay đổi vận mệnh như vậy được gọi là thuyết thoại thuộc loại hình Cinderella. Thuyết thoại có nội dung nêu trên không chỉ có ở Đức mà còn có ở Italia, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và rải rác ở nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Ở Hàn Quốc có truyện Kông Chuy Pát Chuy (2) và ở Việt Nam là Tấm Cám (3) , với rất nhiều công trình nghiên cứu về kiểu truyện này. Ở Việt Nam, theo tìm hiểu của người viết, giới nghiên cứu chủ yếu tiến hành nghiên cứu so sánh loại hình Tấm Cám với truyện của nhiều dân tộc thiểu số trong nước hoặc so sánh với truyện của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Khi so sánh Tấm Cám với truyện của các nước, họ chú ý sự phát triển mâu thuẫn của truyện qua nhân vật chính và quan tâm nhiều đến đặc điểm của Việt Nam. Ở Việt Nam, trong số những truyện Tấm Cám được ghi chép lại, văn bản được xem là cổ nhất do một người Pháp có tên là A. Landes thu thập ở vùng Nghệ An, miền Trung Việt Nam, vào năm 1886 (4) . Nhưng trong văn bản của A. Landes thì Cám là tên người chị, Tấm là tên người em và vị Bụt được gọi Thần… Những chi tiết này khác với truyện kể của dân tộc Kinh, một dân tộc chiếm đa số ở Việt Nam. Do đó, trong bài viết này, người viết chọn văn bản truyện Tấm Cám trong tập Truyện cổ Việt Nam của Nguyễn Duy, xuất bản tại Sài Gòn năm 1942, làm bản chính để nghiên cứu. Có thể nói, đây là văn bản có nội dung truyện gần giống với truyện Tấm Cám mà A. Landes sưu tầm và truyện Tấm Cám của dân tộc Kinh. Đối với trường hợp truyện của Hàn Quốc, trong số nhiều thuyết thoại, người viết chọn văn bản Kông Chuy Pát Chuy trong tập Tổng quan văn học truyền khẩu Hàn Quốc 1- 9, do Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Tinh thần Hàn Quốc) làm văn bản để so sánh. Đây là truyện có nội dung gần với truyện Tấm Cám của Việt Nam nhất. Phương pháp nghiên cứu của bài này là chia thuyết thoại của hai nước ra thành các phương diện nhỏ như cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, cấu trúc, quá trình hóa thân, các hình thức biểu hiện và chủ đề của truyện để phân tích, so sánh, làm sáng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng và đặc trưng thể loại của truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam. II. So sánh Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám 1. Cốt truyện * Kông Chuy Pát Chuy (Hàn Quốc) (5) A. Kông Chuy sống với mẹ kế a. Ngày xưa có Kông Chuy và Pát Chuy cùng sống với nhau. b. Kông Chuy là con vợ cả, Pát Chuy là con của người vợ kế. B. Người mẹ kế gây khó lần thứ nhất a. Người mẹ kế đưa cho Kông Chuy và Pát Chuy, mỗi người một cái cuốc gỗ và một cái cuốc sắt, bảo đi cuốc nương. b. Cuốc của Kông Chuy bị gãy, cô ngồi khóc, bỗng có con bò đen từ trên trời bay xuống cày giúp. C. Người mẹ kế gây khó lần thứ hai a. Người mẹ kế về bên ngoại ăn tiệc, cho Pát Chuy đi theo, còn bắt Kông Chuy phải giã ba thúng thóc và ba thúng kê, bắt đổ đầy nước vào cái chum bị thủng đáy, bắt nấu cơm trong cái nồi thủng trôn, rồi mới được đi. b. Con cóc bít hộ đáy nồi, con rắn bít hộ đáy chum, lũ chim giã hộ thóc và kê. D. Kông Chuy đánh mất một chiếc giầy a. Con bò đen từ trên trời bay xuống cho Kông Chuy áo, giầy, kiệu, người hầu. b. Kông Chuy ngồi kiệu đến nhà ngoại để ăn tiệc, đánh mất một chiếc giầy. E. Kông Chuy kết hôn cùng một Quan huyện a. Một Quan huyện nhặt được chiếc giầy, ông muốn cưới chủ nhân của chiếc giầy, bèn sai người đi tìm. b. Pát Chuy mang mãi không được, vì chân quá to. Kông Chuy mang vào, vừa khít nên được kết hôn với Quan huyện. F. Cái chết của Kông Chuy a. Pát Chuy lừa Kông Chuy, đẩy nàng xuống ao khiến nàng bị chết. b. Pát Chuy thay Kông Chuy sống với Quan huyện. G. Kông Chuy hóa thân lần thứ nhất a. Ở cái ao, nơi Kông Chuy chết, mọc lên một bông hoa, Quan huyện ngắt bông hoa mang về cắm. b. Bông hoa thấy Quan huyện thì nhảy múa, thấy Pát Chuy thì giật tóc, chọc tức. Pát Chuy bèn vứt bông hoa vào lò sưởi. H. Kông Chuy hóa thân lần thứ hai a. Bà lão nhà bên cạnh đến xin lửa, nhìn thấy viên ngọc đỏ trong lò sưởi, liền mang đi. b. Từ viên ngọc hiện ra một cô gái đẹp. I. Kông Chuy gặp lại Quan huyện a. Kông Chuy nhờ bà lão mời Quan huyện đến nhà đãi cơm. b. Quan huyện vừa nói đôi đũa bị lệch thì Kông Chuy xuất hiện, nàng nói cho ông biết Pát Chuy đã tráo nàng để làm vợ ông và đòi trả thù. J. Kông Chuy trả thù a. Quan huyện giết chết Pát Chuy và gửi thịt cô ấy về cho người mẹ kế. b. Người mẹ kế ăn thịt Pát Chuy xong, biết được sự thật, choáng váng ngã lăn ra chết. * Tấm Cám (Việt Nam) (6) A. Tấm sống với mẹ kế a. Thời Thánh Tông nhà Lý, có cô Tấm người họ Lê sống với cô Cám. b. Tấm là con vợ cả, Cám là con của người mẹ kế. B. Mưu kế lần thứ nhất của Cám a. Người mẹ kế nói với Tấm và Cám là nếu ai bắt được nhiều cá sẽ cho làm chị. b. Tấm bị Cám lừa lấy hết cá, đang ngồi khóc thì Phật (7) hiện ra và bảo hãy mang con cá bống còn sót lại về nuôi ở ao. C. Mưu kế lần thứ hai của Cám a. Cám chờ Tấm đi khỏi, lừa bắt cá bống ăn thịt. b. Con gà trống tìm xương cá cho Tấm, Phật hiện ra và bảo hãy chia đám xương đó ra làm bốn phần, chôn xuống bốn chân giường, rồi một trăm ngày sau hãy đào lên. D. Tấm đánh mất một chiếc giầy a. Một trăm ngày sau, Tấm đào lên thấy hiện ra đồ trang sức, áo, giầy. b. Tấm giặt đôi giầy phơi trên sừng bò, không ngờ con quạ tha mất một chiếc và đánh rơi xuống cung điện của Thái tử. E. Tấm kết hôn cùng Thái tử a. Thái tử mở hội kén vợ và ra lệnh tìm chủ nhân của chiếc giầy. b. Người mẹ kế đưa Cám đi dự hội, lại đem hai bao đậu đen và đậu trắng trộn vào nhau bắt Tấm nhặt cho hết. Phật hiện ra gọi hai con chim bồ câu nhặt giúp Tấm. c. Tấm đến cung của Thái tử, thử giầy, rồi trở thành vợ của Thái tử. . và chủ đề của truyện để phân tích, so sánh, làm sáng tỏ mối quan hệ ảnh hưởng và đặc trưng thể loại của truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam. II. So sánh Kông. sánh Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám 1. Cốt truyện * Kông Chuy Pát Chuy (Hàn Quốc) (5) A. Kông Chuy sống với mẹ kế a. Ngày xưa có Kông Chuy và Pát Chuy cùng sống với nhau. b. Kông Chuy là con. Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam I. Dẫn nhập Thuở nhỏ, ai cũng từng một lần đọc truyện kể “Cinderella”.

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan