CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 docx

5 281 0
CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Chờ mãi không thấy thủy binh, Quách Quỳ lại phải ra lệnh tổ chức cuộc tiến công lần thứ hai. Lần này, chúng huy động một lực lượng mạnh hơn và đóng bè lớn chở quân qua sông. Mỗi lần bè đưa được 500 quân. Hết lớp này đến lớp khác, quân địch đổ bộ sang bờ nam sông Như Nguyệt rồi xông lên phá bãi chướng ngại ven sông (Hiện nay, chưa có cứ liệu xác thực về địa điềm vả thời gian của cuộc tiến công thứ hai của quân Tống. Truyền thuyết dân gian vùng ven sông Như Nguyệt có nhắc đến một cuộc chiến đấu ác liệt của quân ta ở Phấn Động (Tam Đa, Yên Phong) chống lại quân Tống từ Tiên Lát (Tiên Sơn, Việt Yên) tiến công sang. Phải chăng đây là nơi quân địch vượt sông tiến công vào chiến tuyến quân ta lần thứ hai này?). Chúng chặt, đốt những hàng rào bằng tre. Nhưng giậu dày mấy tầng rất khó phá, lại bị quân ta từ trên chiến lũy đánh xuống dữ dội. Do khả năng chuyên chở của bè, mỗi lần quân địch chỉ đổ bộ được 500 quân, rồi phải đưa bè về bờ bắc để tiếp tục chở đợt sau. Trước chiến tuyến kiên cố và sức phản kích mãnh liệt của quân ta, quân địch đố bộ đợt nào bị tiêu diệt đợt đó. Lớp trước bị tiêu diệt, lớp sau sang cứu viện lại tiêu diệt nốt. Một người Tống đương thời đã mô tả trận đánh như sau: “Dùng bè chở 500 quân vượt sông, vừa chặt vừa đốt mấy lớp trại rào tre không được, đem bè không về để chở cứu binh nhưng lại bị giặc (chỉ quân ta) bắt giết. Thế là quân ta khôngđược cứu, kẻ trốn, kẻ chết, không thành công được" (Trình Di, Trình Hạo, Nhị Trình di thư¬, sách đã dẫn). Cuộc tiến công lần thứ hai của quân Tống lại bị đập tan. Lần này, quân địch không những không chọc thủng được chiến tuyến quân ta mà còn bị chặn đứng lại phía trước bãi chướng ngại ven sông và bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân ta lại ghi thêm một chiến công mới trong cuộc chiến đấu dũng cảm và mưu trí bảo vệ chiến tuyến sông Như Nguyệt. Hai lần vượt sông tiến công, hai lần bị thất bại thảm hại. Trước dòng sông Như Nguyệt và chiến tuyến bờ nam của quân ta, Quách Quỳ cảm thấy bất lực, không có sự hiệp đồng của thủy binh thì bộ binh và kỵ binh Tống không thể vượt qua được. Viên chánh tướng thống lĩnh 10 vạn quân chiến đấu và 20 vạn phu phục dịch của triều Tống không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Quỳ quyết định dứt khoát phải chờ thủy quân và buồn rầu ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém!" (Tôn Thăng, Đàm Phố, dẫn theo Lý Thường Kiệt, sách đã dẫn, trang 289). Quân địch từ thế tiến công đã phải chuyển sang thế tạm thời cố thủ để chấn chỉnh lực lượng và đợi thủy quân. Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của địch đã bị phá sản. Đó làmột thất bại có ý nghĩa chiến lược rất nặng nề đối với quân Tống. Trong tình hình đối nội đối ngoại khó khăn của triều Tống lúc bấy giờ, thất bại đó càng trở nên nguy hại. Lực lượng quân địch chưa bị tổn thất nhiều lắm, nhưng thế của địch đã trở nên suy yếu, bị động. Sách Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đào chép: "Quân ta (chỉ quân Tống - T.G.) không sang sông được. Muốn đánh cũng không được” (Tống – Lý bang giao tập lục, sách đã dẫn, trang 170). Như thế là quân ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng làm cơ sở tiến lên giành thắng lợi quyết định. Chủ lực của địch là bộ binh và kỵ binh đã bị tách rời khỏi thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy có chiếm được khu vực đông - bắc và bắc ngạn sông Cầu, nhưng đã mất thế chủ động tiến công và bị giam hãm trong một địa bàn hết sức bất lợi. Trước mặt quân Tống, chiến tuyến của quân ta càng ngày càng trở nên vững vàng và bất khả xâm phạm. Hàng ngày, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ khiêu khích, nhưng quân địch không dám liều lĩnh tiến công. Chúng chỉ dùng máy bắn đá từ bờ bắc bắn sang bờ nam. Sau lưng địch, quân dân ta lại luôn luôn mở những trận quấy rối, tiêu hao quân địch. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, các dân tộc thiểu số ở vùng núi rừng phía bắc và đông - bắc giữ một vai trò quan trọng và có nhiều cống hiến xuất sắc Những đội quân vùng thượng du thực chất là lực lượng vũ trang của các dân tộc thiểu số do các tù trưởng của họ chỉ huy. Trong cuộc tập kích thành Ung Châu, có những tù trưởng đã huy động gần như toàn bộ nhândân trong vùng đi chiến đấu. Do đó, sử nhà Tống ghi: “Dân Man kéo hết cả nhà theo, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà” (Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, sách đã dẫn). Khi quân Tống ào ạt tràn sang xâm lược các đội quân vùng thượng du đã chiến đấu dũng cảm, làm chậm bước tiến của quân địch và tiêu hao một phần sinh lực địch, tiêu biểu nhất là cuộc chiến đấu của phò mã Thân Cảnh Phúc ở ải Quyết Lý và Giáp Khẩu. Thân Cảnh Phúc vốn là một tù trưởng có thế lực của dân tộc Tày ở động Giáp (nam Lạng Sơn, bắc Bắc Giang) đã ba đời lấy công chúa vua Lý, làm phò mã nhà Lý. Lợi dụng địa hình hiểm yếu Thân Cảnh Phúc và đội quân người Tày đã đánh cản địch có kết quả. Đạo quân chủ lực của Quách Quỳ không dám vượt qua ải Giáp Khẩu (Chi Lăng, Lạng Sơn). Quách Quỳ phải cho một bộ phận theo đ¬ờng núi phía tây đánh vòng vào sau lưng Giáp Khẩu để mở đường thiên lý cho đại quân tiến xuống. Nhưng sau khi quân địch đã tràn qua hoặc chiếm đóng, những đạo quân thượng du liền phân tán lực lượng, tận dụng địa hình núi rừng quen thuộc, chặn đánh những cuộc hành quân của địch, cản trở sự chuyên chở, tiếp tế lương thực. Đặc biệt ở vùng động Giáp, đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phúc đã tiến hành lối đánh phân tán, đánh lẻ rất có hiệu quả. Sách Đại Việt sử ký dẫn một đoạn trong sách Quế Hải chí chép về hoạt động của người anh hùng dân tộc Tày này như sau: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ, thấy quân Tống đi lẻ loi thì ra giết chết hoặc bắt về… Người ta cho là một vị thiên thần”. Quân địch càng ngày càng bị tiêu hao, mệt mỏi vì những hoạt dộng du kích lợi hại đó. Quân Tống tạm thời chiếm được vùng núi rừng đông - bắc của nước ta. Đó là vùng thượng du và trung du, phần lớn là núi cao rừng rậm, cư dân thưa thớt mà quân địch không thể cướp bóc, vơ vét lương thực để đủ nuôi sống hàng chục vạn quân và phu. Việc tiếp tế lương thực cho 10 vạn quân chiến đấu hoàn toàn trông chờ vào sự vận chuyển bằng đường bộ của dân phu. Theo sự tính toán của viên chuyển vận sứ Lý Binh Nhất thì phải có 40 vạn phu chuyên chở mới đủ cung cấp lương ăn cho 10 vạn quân và 1 vạn ngựa trong một tháng. Nhưng nhà Tống chỉ điều động được 20 vạn phu. Ngay khi tiến quân vào nước ta, vấn đề quân lương đã là một khó khăn lớn của nhà Tống vì bao nhiêu căn cứ hậu cần xây dựng ở vùng biên giới đã bị cuộc tập kích của Lý Thường Kiệt phá sạch, mấy năm ấy nhiều nơi lại mất mùa và số phu không đủ vận chuyển. Vì thiếu phu vận lương mà một số vũ khí và tên sắt của quân lính đã phải bỏ lại. Càng đóng quân lâu ngày Ở vùng bắc sông Cầu, quân Tống càng bị lâm vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng. Số phu vận chuyển đã thiếu lại phải chuyên chở từ hậu phương xa xôi sang, đường đi lại khó khăn hiểm trở và luôn luôn bị quân dân ta chặn đánh. . CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Chờ mãi không thấy thủy binh, Quách Quỳ lại phải ra lệnh. chiến đấu dũng cảm và mưu trí bảo vệ chiến tuyến sông Như Nguyệt. Hai lần vượt sông tiến công, hai lần bị thất bại thảm hại. Trước dòng sông Như Nguyệt và chiến tuyến bờ nam của quân ta, Quách. giao tập lục, sách đã dẫn, trang 170). Như thế là quân ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng làm cơ sở tiến lên giành thắng lợi quyết định. Chủ lực của địch là

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan