luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

134 522 0
luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xây dựng e- learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Phúc Hậu XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG LUẬN VĂN THẠCGIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Nguyễn Phúc Hậu XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KĨ THUẬT CAO THẮNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠCGIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Thưa thầy cô và các bạn đồng nghiệp! Mới ngày nào tôi còn chưa xác định được hướng làm đề cương luận văn mà giờ đây trên tay cầm cuốn luận văn này lòng cảm thấy vui sướng. Với thời gian hạn hẹp và những khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành được luận văn tốt nghiệp : “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG” là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân và trên hết là sự giúp đỡ, động viên chân thành, nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì vậy, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Tiến sĩ Lê Trọng Tín – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.  Các giảng viên giảng dạy tại dạy khoa Hóa ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí M inh và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  Ban giám hiệu trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, đặc biệt là tập thể giảng viên khoa Giáo dục đại cương và các nhân viên thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình giảng dạy và thực nghiệm.  Ban quản trị các trang web www.hochanh.info và www.hoclieumo.com.  Ba mẹ, cô Mai, các a nh chị (anh Đại, chị Linh, anh Thiện…) cùng các bạn ( Nam Kỳ, Thu Hằng, Quỳnh San, Hồng Trâm,…) đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều để vượt qua khó khăn và hoàn thành luận văn. Với đề tài này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, sáng tạo. TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009 Tác giả Nguyễn Phúc Hậu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của nền kinh tế tri thức toàn cầu và những yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong bước đường hội nhập WTO, Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2006-2010: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền gi áo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh …”. Cụ thể là công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và trường cao đẳng, đại học đã đặt ra cho giáo viên và học sinh, SV nhiều thách thức và nhiệm vụ. Vai trò mới của người giáo viên với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa trong các hoạt động dạy. Từ đó, vai trò và trách nhiệm của giáo viên bây giờ trở nên quan trọng hơn, nặng nề hơn và tế nhị hơn. Học sinh, SV học tập phải chủ động tích cực sáng tạo hơn, khả năng tự họchọc suốt đời p hải được phát huy. Nhằm đạt được mục đích trên, người giáo viên bên cạnh phải có nền tảng kiến thức vững chắc còn phải luôn luô n tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong bài giảng nhằm đạt kết quả cao nhất. Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học đã trở nên phổ biến rộng rãi. Trong đó, công nghệ đa phương tiện (multimedia), bao gồm các công cụ hỗ trợ việc trình diễn, sự mô phỏng nhờ máy tính và các lớp học ảo, học tập điện tử (E-learning) đã dần dần quen thuộc với người học. Với E-learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập khôn g còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. E-learning là một dạng của học tập từ xa nhưng học tập từ xa không phải là E-learning. Việc chuẩn bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng internet và các trang bị kĩ thuật khác mà còn ở công nghệ dạy và học, đánh giá tương ứng với loại hình dạy và học đó. Xây dựng chương trình E-learning cho SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là một việc làm thiết thực. Với điều kiện học tập của SV, nhất là SV học hệ liên thông vừa học vừa đi làm không có nhiều thời gian nghiên cứu, với E-learning các em có thể tự học vào những lúc rảnh và chủ động được thời gian. Mặt khác ngành nghề do trường đào tạo như cơ khí, ô tô, điện, điện tử… cũng liên quan đến m ôn hóa học rất nhiều, nhất là phần Điện hóa và Điện phân. Tất cả những phân tích trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề: “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG”. Việc lựa chọn đề tài này nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao đẳng, đại học. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HÐC. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của SV. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về E-learning. - Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học. - Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và SV học có kết quả cao hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Phép biện chứng duy vật - Quan điểm tiếp cận hệ thống 4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cở sở lý thuyết và nội dung của đề tài. 4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4.4. Phương pháp xử lý thông ti n Phương pháp toán học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng thành công E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC thì sẽ mang lại các kết quả sau: - Rèn luyện cho SV tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo. - SV có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến thức, từ đó có hứng thú trong việc học. - Nâng cao kết quả học tập của SV phần HĐC của chương “Hóa học và dòng điện”. 6. Phạm vi, giới hạn của đề tài Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC. 7. Đóng góp mới của đề tài 7.1. Về lý luận - Xây dựng các qui tắc tạo nên E- learning môn HĐC. - Xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh của E- learning môn HĐC. 7.2. Về thực tiễn - Xây dựng được E-learning chương “Hóa học và dòng điện”. - Chất lượng dạy và học chương trình HĐC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng được cải thiện. - Giảng dạy môn HĐC hoàn toàn bằng E-learning. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự ra đời của E-learning Theo tài liệu của tác giả Bùi Thanh Giang [16] thì E-learning chia làm 4 giai đoạn như sau:  Trước năm 1983: Kỷ nguyên GV làm trung tâm Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, quan điểm giáo dục “Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh GV và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.  Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện Hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint đây là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giáo viên là rất hạn chế.  Giai đoạn 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất Khi công nghệ Web được phát m inh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E- mail, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.  Giai đoạn 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai Các công nghệ tiên tiến bao gồm Java và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ hai của E-learning. 1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng của E-learning [13], [36], [46] Hiện nay, E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở ch âu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này còn nhiều bất cập. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào m ôi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003; Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004 và Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ - Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ - Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/ 2005 là Hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ, Viện Công nghệ Thông ti n (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông, . Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning (http://el.edu.net.vn) nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E- learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo như các phần mềm tạo bài giảng điện tử, các phân mềm quản lý học sinh, sắp xếp thời khóa biểu . Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông . Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. 1.1.3. Triển vọng của E-learning [16], [46] Hiệu quả của E-lear ning cao hơn so với cách học truyền thống do E- learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông [...]... nhiều người học quan tâm và theo học 1.1.4 Các đề tài nghiên cứu về E-leaning Thông qua việc thống kê các luận văn, luận án được bảo vệ trong và ngoài nước về phương pháp dạy học hóa học của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TP.HCM …, chúng tôi chỉ tìm được một đề tài nghiên cứu về E-learning Đó là luận văn thạcgiáo dục học “Xây dựng E-learning chương “Liên kết hóa học và cấu... learning chương “Hóa học và dòng điện” môn HĐC - Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” học phần HĐC trên một trang web về giáo dục có tổ chức và quy mô lớn - Tiến hành giảng dạy bằng hình thức tổ chức dạy học E-learning Như vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng, đây là một hướng đi mới và có giá trị của luận văn 1.2 Cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học 1.2.1 Học tập [23] Học tập có những... của quá trình học tập - Trong quá trình học tập, nhóm học tập lý tưởng nhất là từ 5 đến 7 người Trong suốt quá trình cùng nhau học tập và giải quyết các vấn đề, người học sẽ dần hình thành thói quen học tập phối hợp và kĩ năng lám việc nhóm Giáo viên có thể dự kiến việc tăng thêm số lượng thành viên của mỗi nhóm Vai trò của giáo viên Giáo viên không trực tiếp dạy mà giúp đỡ người học học tập, không... nó Moodle được tạo ra bởi Martin Dougiamas, một nhà khoa học máy tính và nhà giáo dục, người đã trải qua thời gian hỗ trợ một khóa học nguồn mở tại một trường đại học ở Perth, Autralia Ông dần dần trở nên không hài lòng với hệ thống quản lý hiện có và đã học nghề kỹ sư về tin học Ông đặt những SV tốt nghiệp của ông trong sự giáo dục và khoa học máy tính để làm việc và bắt đầu phát triển Moodle như... thức” (tư duy của người học về quá trình học tập của họ) 1.2.2 Học tập đổi mới [4], [6], [23], [30] Học tập giải quyết vấn đề Học tập giải quyết vấn đề là một cách học trong đó người học làm trung tâm, người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, người học tham gia tích cực vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học, huy động kinh nghiệm và nguồn lực của chính bản thân mình... thức dạy học trực diện (hoạt động theo nhóm nhỏ, diễn kịch ) nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và giáo viên vẫn là người có vai trò chủ đạo Tuy vậy, trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về phía sau Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp, nhóm và học từ bạn cùng nhóm Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội để giải thích, lập luận, ... 1.3.3.3 Đáp ứng và phản hồi tức thời Dù không có sự tiếp xúc cơ học với giáo viên, học viên trực tuyến vẫn có khả năng tiếp cận với giáo viên cao hơn Trong lớp học truyền thống, học viên thường phải hối hả đến các lớp học khác hay vì bất cứ lý do gì, nên ít khi dồn đến hỏi hay thắc mắc với giáo viên và chờ đợi những câu trả lời vừa ý Bù lại, học viên trực tuyến có thể hỏi vô số vấn đề qua điện thư hay... E-learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học - So sánh với các luận văn đã nghiên cứu về E-learing, hướng đi của đề tài này là hướng đi mới và có giá trị - Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học gồm học tập và học tập đổi mới - Tổng quan về E-learning, Moodle và E-learning một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống - Giới thiệu... hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống [4], [10], [14], [30] [41] Người học làm trung tâm Thực hành viết thường xuyên Hình 1.2 : Sơ đồ sử dụng CNTT trong học tập 1.3.3.1 Học tập lấy người học làm trung tâm Ngày nay ai cũng thừa nhận những hạn chế của dạy học lấy người thầy làm trung tâm Trong thời gian gần đây, các giáo viên đã có nhiều... tranh luận, tương tác, chấp nhận và chịu thử thách Như vậy, học tập giải quyết vấn đề là một hướng đi thích hợp và đúng đắn 1.3 E-learning 1.3.1 Khái niệm E-learning [44] E-learning (electronic learning: Học điện tử) là: - Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học . ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:01

Hình ảnh liên quan

1.3.3. E-learning một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống [4], [10], [14], [30]  [41]  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

1.3.3..

E-learning một hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với hình thức tổ chức dạy học truyền thống [4], [10], [14], [30] [41] Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2. 1: Các thành phần của học phần - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2..

1: Các thành phần của học phần Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2. 2: Trang chủ E-learning HĐC - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2..

2: Trang chủ E-learning HĐC Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 2. 3: Hình ảnh hướng dẫn tạo danh mục - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2..

3: Hình ảnh hướng dẫn tạo danh mục Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2. 7: Hình ảnh hướng dẫn tạo bài kiểm tra trắc nghiệm - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2..

7: Hình ảnh hướng dẫn tạo bài kiểm tra trắc nghiệm Xem tại trang 51 của tài liệu.
- Chats làm ột hình thức trao đổi thông tin trong thời gian thực đồng bộ - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

hats.

làm ột hình thức trao đổi thông tin trong thời gian thực đồng bộ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 2. 9: Hình ảnh hướng dẫn tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Hot Potatoes - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2..

9: Hình ảnh hướng dẫn tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Hot Potatoes Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 2.1 0: Hình ảnh đăng nhập tạo tài khoản - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2.1.

0: Hình ảnh đăng nhập tạo tài khoản Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 2.1 2: Hình ảnh trang chủ E-learning HĐC khi đăng nhập đầu tiên - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2.1.

2: Hình ảnh trang chủ E-learning HĐC khi đăng nhập đầu tiên Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 2.1 6: Hình ảnh tham gia viết bài cho diễn dàn - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 2.1.

6: Hình ảnh tham gia viết bài cho diễn dàn Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.1: Bảng phân phối điểm kiểm tra - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Bảng 3.1.

Bảng phân phối điểm kiểm tra Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.2: Bảng thống kê ý kiến đánh giác ủa SV về E-learning - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Bảng 3.2.

Bảng thống kê ý kiến đánh giác ủa SV về E-learning Xem tại trang 67 của tài liệu.
-K ết quả các tham số ở bảng 3.4 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

t.

quả các tham số ở bảng 3.4 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 – ĐC2 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.2.

Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 – ĐC2 Xem tại trang 70 của tài liệu.
Hình 3. 5: Kết quả phân tích lớp thực nghiệm - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3..

5: Kết quả phân tích lớp thực nghiệm Xem tại trang 71 của tài liệu.
Hình 3. 6: Đồ thị phần trăm điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3..

6: Đồ thị phần trăm điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng Xem tại trang 72 của tài liệu.
Hình 3. 7: Danh mục các bài giảng, tài nguyên - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3..

7: Danh mục các bài giảng, tài nguyên Xem tại trang 75 của tài liệu.
Hình 3. 9: Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 1 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3..

9: Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 1 Xem tại trang 76 của tài liệu.
Hình 3. 8: Số lượng SV làm bài kiểm tra - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3..

8: Số lượng SV làm bài kiểm tra Xem tại trang 76 của tài liệu.
Hình 3.1 1: Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 2 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

1: Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 2 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 3.1 4: Phần trăm điểm bài kiểm tra đợt 3 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

4: Phần trăm điểm bài kiểm tra đợt 3 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 3. 6: Bảng theo dõi SV làm bài kiểm tra - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Bảng 3..

6: Bảng theo dõi SV làm bài kiểm tra Xem tại trang 78 của tài liệu.
Hình 3.1 7: Quản lý SV theo tên - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

7: Quản lý SV theo tên Xem tại trang 80 của tài liệu.
Hình 3.1 6: Quản lý SV theo văn bản - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

6: Quản lý SV theo văn bản Xem tại trang 80 của tài liệu.
Hình 3.1 8: Quản lý SV theo ngày học - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

8: Quản lý SV theo ngày học Xem tại trang 81 của tài liệu.
Hình 3.1 9: SV tham gia diễn đàn - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

Hình 3.1.

9: SV tham gia diễn đàn Xem tại trang 81 của tài liệu.
Danh mục các bảng, các biểu đồ - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

anh.

mục các bảng, các biểu đồ Xem tại trang 93 của tài liệu.
-B ạn thấy như hình bên. - Nếu bạn nào không đ ánh  đượ c Ti ế ng Vi ệ t thì không  đ ánh d ấ u - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu

n.

thấy như hình bên. - Nếu bạn nào không đ ánh đượ c Ti ế ng Vi ệ t thì không đ ánh d ấ u Xem tại trang 113 của tài liệu.
HÌNH ẢNH VỀ TRANG WEB - luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Phúc Hậu
HÌNH ẢNH VỀ TRANG WEB Xem tại trang 115 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan