NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT XH TRONG CÁC VÙNG_6 pps

6 306 0
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT XH TRONG CÁC VÙNG_6 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG CÁC VÙNG Duyên hải miền Trung a) Cơ cấu công nghiệp của vùng đang trong quá trình hình thành Trong vùng có một số mỏ khoáng sản có giá trị như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Duyên hải Nam Trung Bộ có trữ lượng lớn cát làm thuỷ tinh, ôxyt titan. Đất sét, cao lanh, đá vôi làm xi măng sẵn có ở Bắc Trung Bộ. Ngoài ra còn có một số mỏ đá quý. Do hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn nên nhiều tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit, thiếc…) Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như các hoạt động kinh tế khác của vùng. Vấn đề này đang được giải quyết theo hướng sử dụng điện của nhà máy điện Hoà Bình qua đường dây 500 kV, xây dựng ở Nam Trung Bộ một số nhà máy thuỷ điện với quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), hoặc tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận). Ở Bắc Trung Bộ dự kiến sẽ xây dựng nhà máy thuỷ điện Bản Mai (Nghệ An). Các trung tâm công nghiệp của vùng như Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang đang được phát triển với nhịp độ nhanh, định hình rõ nét, với việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt. Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá). Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt với việc xây dựng cảng nước sâu Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 ở khu công nghiệp Dung Quất, công nghiệp của vùng sẽ có những bước phát triển rõ nét trong thập kỉ tới. b) Việc xây dựng cơ cấu công nghiệp của vùng gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải và thông tin liên lạc Do lãnh thổ dài và hẹp nên trục đường quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các thành phố, thị xã nằm dọc theo các trục đường này trở thành trục kinh tế xương sống của vùng. Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam đã và đang được nâng cấp, hiện đại hoá, giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa duyên hải miền Trung với các vùng cực phát triển của cả nước là đồng bằng sông Hồng (ở phía Bắc) và Đông Nam Bộ (ở phía Nam). Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay trong nước Vinh, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang. Duyên hải miền Trung (nhất là Nam Trung Bộ) là khu vực thuận lợi nhất của nước ta để xây dựng các cảng nước sâu. Đây là lợi thế của vùng để phát triển nền kinh tế mở. Hiện nay, hệ thống cảng biển trong vùng đang được nâng cấp, trong đó có các cảng quốc tế Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Các cảng nước sâu mới xây dựng là Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi). Dự án đường Hồ Chí Minh nhằm hiện đại hoá các tuyến đường xuyên Trường Sơn, nối với đường quốc lộ 1 bằng các tuyến đường ngang theo hướng Đông – Tây, trong đó có các tuyến đường sang Lào, lên Tây Nguyên, nối các vùng khai thác với các cơ sở chế biến và các cảng xuất khẩu, làm cho sự phân công lao động theo lãnh thổ được phát triển ngày một hoàn chỉnh hơn. Câu hỏi: 1. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở các tỉnh duyên hải miền Trung. 2. Những vấn đề gì đang đặt ra đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở trong vùng? Hãy chứng minh. 3. Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này? 4. Tại sao việc tăng cường và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? Trung du và miền núi phía Bắc 1. Khái quát chung Đường lên Phan Xi Păng vào mùa đông - Ảnh: Owlmain Ghi rõ nguồn khi sử dụng! Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích rộng lớn (102,9 nghìn km2), với vị trí địa lí đặc biệt, giáp với Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và Móng Cái. Trung du và miền núi phía Bắc kề liền với khu vực đồng bằng sông Hồng, giao lưu dễ dàng (nhất là vùng Đông Bắc) với khu vực kinh tế phát triển sôi động này của đất nước. Phía Đông là vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng. Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng Tây Bắc núi non hiểm trở và vùng Đông Bắc với các núi thấp và đồi, các dãy núi hình cánh cung. Đây là những vùng giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi gia súc lớn), công nghiệp (tài nguyên năng lượng, kim loại và không kim loại), du lịch, kinh tế biển và phần nào là lâm nghiệp (vì tài nguyên rừng đã bị suy thoái nhiều). Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông…). Nơi đây có Việt Bắc, cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử. Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. . NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT - XH TRONG CÁC VÙNG Duyên hải miền Trung a) Cơ cấu công nghiệp của vùng đang trong quá trình hình thành Trong vùng có một số mỏ khoáng. khó khăn trong phát triển kinh tế ở các tỉnh duyên hải miền Trung. 2. Những vấn đề gì đang đặt ra đối với sự phát triển của ngành lâm nghiệp ở trong vùng? Hãy chứng minh. 3. Vấn đề lương thực,. phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này? 4. Tại sao việc tăng cường và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan