Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát . pdf

5 364 0
Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát . pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát Cả hai phương diện trên đều cho thấy, thực ra nói nhà Nguyễn đóng cửa, bế quan tỏa cảng mặc dù phản ánh đúng sự thật lịch sử nhưng vẫn chỉ là cách nói tương đối. Bản thân việc nhà Nguyễn cử các phái đoàn đi sang Đông Nam Á để vừa giao thương, buôn bán, vừa nắm thông tin về mọi mặt trước sự hiện diện của Anh và các cường quốc phương Tây cho thấy thực ra, nhà Nguyễn có quan tâm đến vấn đề ứng xử với các thế lực mới này. Tất nhiên, nếu khảo sát tư liệu lịch sử, cần nói là thời Minh Mạng, Thiệu Trị, sự quan tâm này chỉ dẫn đến những hành động mở cửa giao thương rất hạn chế với phương Tây. Bùi Mộng Hùng cố gắng xác định cụ thể hơn nội dung các chuyến tàu công vụ mà triều Nguyễn tổ chức này. Dựa vào Đại Nam thực lục, ông nhận thấy: “Từ năm Gia Long thứ 8 (1809), nhà Nguyễn cấm bán cho người nước ngoài lúa gạo, vàng, bạc, tiền, muối, trầm hương Các chuyến tàu công vụ đời Minh Mạng, Thiệu Trị là một công cụ của nhà vua nhằm nắm độc quyền buôn bán hàng cấm nói trên và một số mặt hàng mua về cho triều đình”. Đại Nam thực lục cho biết, năm Minh Mạng thứ 9, 1828, nhà vua chuẩn y lời tâu của đình thần, ra lệnh cấm “từ nay trở đi” các thuyền buôn nước ta đến Hạ Châu buôn bán, trái luật này bị trị tội. Vậy là sự mở cửa rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ nhu cầu về hàng hóa xa xỉ của triều đình, một bộ phận rất nhỏ của xã hội chứ không nhằm khuyến khích các thành phần, các tầng lớp xã hội giao thương với ngoại quốc, nhất là với các nước phương Tây như Anh, Hà Lan đang có mặt tại các thuộc địa của họ. Việc nhận thấy sự việc độc quyền buôn lậu đó liệu có tác động gì đến tư tưởng Cao Bá Quát không, đây là câu hỏi cần phải tìm chứng cứ xác đáng mới trả lời được. Một triều đình cử các sứ bộ ra đi chủ yếu để mua sắm những thứ xa xỉ dành riêng cho vua quan liệu có gây ra sự chán nản, thất vọng ở Cao Bá Quát? Lời dụ của Minh Mạng năm 1840 có liên quan đến thương mại với “người Tây dương” như sau: “ họ đến cũng không cự, họ đi cũng không theo, chỉ đối đãi coi như người di địch thôi. Gián hoặc có thuyền người Tây Dương đến buôn bán, chỉ cho thả neo ở vụng Trà Sơn, đổi chác buôn bán xong xuôi, lại bắt chở thuyền đi, không hề cho lên bờ ở lâu, nhân dân sở tại, cũng không cho cùng họ trao đổi riêng”. Chủ trương này cho thấy, việc các chuyến thuyền do triều đình sai đi Hạ Châu vẫn nằm trong xu thế chung là hết sức dè dặt trong quan hệ với thế giới bên ngoài, và vẫn còn thống trị trong đầu óc triều đình nhà Nguyễn lúc ấy tư tưởng Hoa - Di rất lỗi thời. Nghĩa là nhà Nguyễn không nghiêng về khả năng đổi mới, hội nhập nhanh để thích ứng với tình hình quốc tế đang rất sôi động và diễn biến nhanh chóng. Thực tế này sẽ xung đột với quan niệm đổi mới, khai sáng tự phát của Cao Bá Quát khi ông được mở rộng tầm mắt nhìn ra một thế giới phi truyền thống theo quan niệm Nho gia, và có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn ông đến cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn năm 1854. * Việc đi dương trình hiệu lực với Cao Bá Quát nếu xét về quan niệm chính thống là một hình phạt, nhưng xét về tư tưởng nhận thức lại là một cơ may. Thật vậy, một người tuy lớn tuổi hơn nhưng vẫn là người đồng thời với ông - Nguyễn Công Trứ (1778-1859) - không hề có một bài thơ, bài văn nào đả động đến đề tài người phương Tây, trừ lời tấu xin đi đánh giặc Pháp khi biết tin chúng gây hấn ở Đà Nẵng. Hình ảnh người Tây phương hầu như không thấy xuất hiện trong sáng tác của họ Nguyễn. Thực tế tiếp xúc với con người và văn hóa phương Tây, cho dù là trên mảnh đất thuộc địa của họ, xác nhận thành ngữ “trăm hay không bằng một thấy”. Mặt khác, những gì Cao Bá Quát đã thể hiện trong thơ viết khi đi dương trình hiệu lực lại cho thấy tầm tư tưởng của riêng ông mà nhiều sứ thần không có được. Các nhà nghiên cứu đều đã chú ý đến tầm nhìn sáng suốt của Cao Bá Quát, tâm trạng ưu thời mẫn thế của ông trước hiểm họa xâm lược của thực dân phương Tây thể hiện qua các bài thơ ông sáng tác trong khi đi dương trình hiệu lực. Vốn là người có tư tưởng phóng khoáng, khi đi sang Đông Nam Á, Cao Bá Quát không hề có cái nhìn kỳ thị với văn hóa khác lạ. Bài thơDương phụ hành cho biết sự sửng sốt của ông khi được chứng kiến cảnh người phụ nữ nũng nịu bên chồng nhưng đồng thời cũng là chứng cứ cho phép hiểu được tầm nhìn khoan dung hiếm hoi của nhà nho trước một nền văn hóa khác lạ. Không theo mô hình tư duy truyền thống của Nho gia, dễ dãi phán xét Hoa - Di đối với cái không giống mình, Cao Bá Quát quan sát một cách chăm chú và hứng thú những biểu hiện ứng xử nói lên tinh thần đề cao phụ nữ của Tây Dương và chợt nhớ tình cảnh xa nhà và người vợ nơi quê nhà. Tây Dương thiếu phụ y như tuyết, Độc bằng lang kiên toạ minh nguyệt. Khước vọng Nam thuyền đăng hoả minh, Bả duệ nam nam hướng lang thuyết. Nhất uyển đề hồ thư lãn trì, Dạ hàn vô ná hải phong xuy. Phiên thân cánh thiến lang phù khởi, Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly. (Thiếu phụ Tây Dương áo trắng phau, Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu. Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói, Kéo áo rì rầm nói với nhau. Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay, Gió bể đêm sương thổi lạnh thay! Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy, Biết đâu nỗi khách biệt ly này?) Vĩnh Sính đã có một nhận xét so sánh thú vị: năm 1860, Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi) sang Mỹ và ngạc nhiên trước phong tục tập quán hàng ngày, nhất là khía cạnh giao tế nam nữ: “Trong tự truyện của Fukuzawa Yukichi, các mẩu chuyện nho nhỏ về quan hệ nam nữ trong việc giao tế hàng ngày ở Hoa Kỳ được xếp trong phần mang tiêu đề là “Nữ trọng nam khinh” (trọng nữ khinh nam) - một tiêu đề khá ấn tượng nhằm nói lên sự khác biệt với khuynh hướng “Nam trọng nữ khinh” (trọng nam khinh nữ) trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ”. Vĩnh Sính cũng đã có lý nhận định “trong mảng thơ văn đi sứ hay đi công cán ở nước ngoài của các sứ thần Việt Nam vào thế kỷ XIX, bài thơ của Cao Bá Quát về người phụ nữ Tây phương là một trường hợp rất hiếm hoi và có ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khoáng của Cao Bá Quát - không chịu bó mình trong khuôn phép Nho giáo. Chính những khuôn thước gò bó của Nho giáo đã ngăn chặn các sứ thần Việt Nam hay Trung Quốc khi đi sứ ở Tây phương quan sát hay ghi lại những điều gì có liên hệ đến nếp sống của người phụ nữ nói riêng hay sinh hoạt hàng ngày của dân chúng nói chung, mà phần lớn chỉ để ý đến các hình thức bên ngoài có tính cách lễ nghi” (8) . Phan Huy Lê có một nhận định quan trọng và thú vị về ấn tượng của các sứ thần Việt Nam đối với trang phục màu trắng của người Tây phương: “Dưới con mắt người Việt Nam, nét đặc sắc nhất của người Hà Lan là thích mặc y phục màu trắng, trong lúc màu trắng là màu tang phục trong phong tục của người Trung Hoa và người Việt Nam. Trong thơ văn của một số sứ giả Việt Nam như Cao Bá Quát (1808-1855), Hà Tông Quyền (1789-1839), gọi người Hà Lan là “tuyết y khách”, tức khách áo trắng như tuyết (9) . Cao Bá Quát cũng không giấu được cảm xúc khi chứng kiến tàu thủy chạy bằng máy hơi nước của người Hồng mao (người Tây phương) và ông đã để lại cho đời bài thơ Hồng mao hỏa thuyền ca. Theo Đại Nam thực lục, tháng 4 năm Minh Mạng thứ 21 (1840), Đào Trí Phú và Trần Tú Dĩnh đi Giang Lưu Ba mua về một chiếc tàu thủy chạy máy hơi nước, có thuê một đội nhân viên kỹ thuật nước ngoài về theo để dạy vận hành; và ngay tháng 6 năm đó vua sai đóng tàu hơi nước. Không rõ vụ đóng tàu này thành công đến đâu, điều chắc chắn là trí thức ở triều đình đã biết đến loại kỹ thuật tiên tiến này của châu Âu song ít người thể hiện cảm xúc, thái độ. Kết quả là cho mãi đến giữa thế kỷ XIX ta mới thấy một bài thơ tả thực như của nhà thơ họ Cao về loại tàu này. Đó là sự sòng phẳng trong tư duy của con người dám nghĩ một cách mới về cái mới, dám thừa nhận sự ưu việt của kỹ thuật Tây phương. Ông tả chân con tàu mình được gặp trên biển. Ở đây, chúng tôi lại xin trích dẫn lời bình xác đáng của Vĩnh Sính về bài thơ này trong tài liệu đã dẫn: . Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tư ng Cao Bá Quát Cả hai phương diện trên đều cho thấy, thực ra nói nhà. cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn năm 1854. * Việc đi dương trình hiệu lực với Cao Bá Quát nếu xét về quan niệm chính thống là một hình phạt, nhưng xét về tư tưởng nhận thức lại là một cơ may “trăm hay không bằng một thấy”. Mặt khác, những gì Cao Bá Quát đã thể hiện trong thơ viết khi đi dương trình hiệu lực lại cho thấy tầm tư tưởng của riêng ông mà nhiều sứ thần không có được.

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan