Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi . pot

5 374 0
Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi . pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi Hình thành và phát triển từ những năm 1930 của thế kỉ trước trở lại đây, văn xuôi dân tộc và miền núi có vị trí khá quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Do những điều kiện đặc thù về tự nhiên, lịch sử và con người của miền núi, mảng văn học về đề tài này vừa có những nỗ lực vận động để hoà nhập vào tiến trình văn học chung, vừa tồn tại những giới hạn và đặc điểm riêng thể hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài viết này xin nêu vài nhận xét về đóng góp và hạn chế của văn xuôi miền núi thể hiện ở cốt truyện - yếu tố quan trọng hàng đầu của tác phẩm tự sự. 1. Cốt truyện (plot) là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm tự sự” (1) . Trong thực tế thì các thành phần của cốt truyện không phải khi nào cũng được trình bày tuần tự theo trật tự nhân quả liền mạch của chuỗi sự kiện. Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện để tạo ra một trật tự trần thuật theo dụng ý của tác giả là việc làm quen thuộc nhằm mang lại một hiệu quả nghệ thuật cùng sự hấp dẫn cho tác phẩm, như Lotman và Uspensky định nghĩa: “Trần thuật là thay đổi, là sự đổi thay vị trí của các yếu tố trong nội bộ cốt truyện” (2) . Việc mở đầu tác phẩm bằng hiện tại rồi ngược về quá khứ, bắt đầu khi sự kiện đã xảy ra rồi đi tìm nguyên nhân, nguồn cội của nó (hay từ phát triển quay lại thắt nút) là kiểu trần thuật phổ biến thường gặp. Một số truyện ngắn hay về miền núi được cấu trúc theo kiểu này. Vợ chồng A Phủcủa Tô Hoài mở đầu bằng hình ảnh “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, lúc nào cũng “cúi đầu, mặt buồn rười rượi”, và “hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí”. Hình ảnh này đặt trước người tiếp nhận văn bản một câu hỏi, một ám ảnh mâu thuẫn, từ đó truyện dẫn nhập về quá khứ của Mỵ với món nợ truyền đời. Cách vào truyện như vậy gây được sự chú ý cần thiết và khơi gợi ý muốn tìm biết, lí giải. Truyện Cứu đất cứu mường cũng theo hướng gần như vậy, bắt đầu với tiếng chim kỳ lẩn quất trong gió, quang cảnh ở khu du kích rồi ngược trở về quá khứ đau buồn của bà Ảng. Trần thuật theo hướng này, các truyện của Tô Hoài đã tạo được ấn tượng ám ảnh về những mảnh đời đầy uẩn khúc, nỗi niềm ở miền núi. Cũng mở ra ở hiện tại, truyện ngắn và kí của Nguyên Ngọc thường được cấu trúc bằng thời gian đồng hiện, trong đó quá khứ và hiện tại xen kẽ linh hoạt, tự nhiên như những lớp, cảnh trong điện ảnh. Truyện khép lại cũng ở hiện tại và thường lan toả dư âm. Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, Rừng xà nu, Tháng Ninh Nông, Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông là những truyện như vậy. Sự đan xen các lớp thời gian cũng làm tăng độ nén và mở rộng dung lượng, chiều kích của truyện, như Nguyên Ngọc nhận định “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời”. Sự cắt lớp chuyển cảnh liên tục giữa hai chiều thời gian dường như cũng góp phần hỗ trợ cho cái bất ngờ của địa hình, cái trùng điệp của thiên nhiên, cái quyết liệt trong tính cách con người ở miền núi. Nó hợp với phong cách nghiêng về những gì dữ dội, phi thường của Nguyên Ngọc. Loại cốt truyện gấp khúc (thời gian bị đảo ngược, nhảy cóc, đan xen hồi cố, mang tính đồng hiện) này xuất hiện khá phổ biến trong văn học hiện đại. Sự gấp khúc, đồng hiện ở mức độ này vẫn tạo khả năng cho độc giả miền núi dễ dàng nắm bắt, còn xa mới chạm đến hiện tượng thủ tiêu quan hệ nhân quả một cách cực đoan trong các truyện dòng ý thức, truyện hồi tưởng phân tích như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà. Tuy nhiên, tác phẩm tự sự hiện đại về miền núi nhiều khi vẫn trung thành với tư duy nhân quả truyền thống. Điều này có thể do phong cách trần thuật của mỗi nhà văn. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp là ví dụ - thường bắt đầu bằng một thời điểm quá khứ từ cái nhìn hồi cố của người kể chuyện, rồi kể ngược trở lại về phía hiện tại theo dòng tuyến tính, chẳng hạn sự mở đầu củaNhững người thợ xẻ: “Ít năm trước đây, tôi theo chân một toán thợ xẻ lên miền ngược kiếm ăn ”; hay Truyện tình kể trong đêm mưa: “Hồi ở Tây Bắc, tôi có quen một người Thái tên là Bạc Kỳ Sinh ”. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp hiếm khi chen quá khứ vào hiện tại, cứ thủng thẳng, tuần tự từng việc mà kể, diễn biến của truyện được triển khai từ những khởi điểm về thân thế, quan hệ của nhân vật và không gian truyện. Lối trần thuật này có điểm gặp gỡ với Ma Văn Kháng. Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè và phần lớn các truyện ngắn đặc sắc về miền núi của Ma Văn Kháng như Vệ sĩ của quan châu, Móng vuốt thời gian, Hoa gạo đỏ, Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường, Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang, San Cha Chải được tổ chức trần thuật theo trình tự: giới thiệu lịch sử, địa lí, thiên nhiên, quang cảnh vùng đất trong tác phẩm; giới thiệu lai lịch, diện mạo, tính cách và hoàn cảnh của nhân vật (thường khái quát, điểm nét); về cơ bản tôn trọng quan hệ nhân quả khi trình bày các sự kiện, ít có sự phá vỡ lôgíc thời gian và lôgíc hiện thực theo quan niệm thông thường. Phương thức tự sự này phù hợp với tính minh bạch về chủ đề - tư tưởng vốn là đặc điểm nổi bật của tác phẩm Ma Văn Kháng, đồng thời thích ứng với tầm đón nhận và tư duy truyền thống của nhiều độc giả miền núi, tuy khó tránh khỏi đơn điệu. Xét theo tiêu chí thời gian, loại cốt truyện phổ biến nhất ở mảng văn xuôi dân tộc thiểu số là cốt truyện tuyến tính (tự sự theo mạch thẳng thời gian, duy trì quan hệ nhân quả). Thực tế khảo sát cho thấy trong các tác phẩm ở mảng này thời gian trần thuật thường trùng với thời gian cốt truyện. Đây là đặc điểm tất yếu của một khu vực văn học chưa đoạn tuyệt hẳn với những chi phối nặng nề của văn học dân gian trong đó có kết cấu khép kín của truyện thơ dân tộc. Việc trần thuật theo dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả là người dân tộc thiểu số dễ theo dõi, nắm bắt nội dung ý nghĩa của truyện nhưng cơ hội đem lại những hiệu quả thẩm mĩ từ sự so le giữa diễn biến cốt truyện với trật tự trần thuật đã bị bỏ phí. Đây là hạn chế rõ rệt của văn xuôi miền núi. Vi Hồng có ý thức sớm về điều này nên ở Vãi Đàng đã tạo ra những đảo lộn thời gian nhất định (truyện dài này mở đầu bằng hình ảnh cô Đàng khi đã về già, vào một ngày xuân gặp người bạn cũ, cả hai cùng nhớ lại dĩ vãng, từ đó thiên truyện nhập vào hồi ức của họ mà “chảy dài vào những năm tháng xa xưa”). Tuy nhiên sự so le cốt truyện - bản kể ở tác phẩm này còn đơn giản, phải sang thập kỉ 90 và những năm gần đây, trong các tiểu thuyết như Người trong ống của Vi Hồng, Rễ người dài của Ma Trường Nguyên, đặc biệt các tiểu thuyết Người lang thang, Cực lạc, Đàn trời cùng nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn, sự xử lí thời gian như một phương tiện nghệ thuật mới trở nên linh hoạt và thường xuyên hơn, quan hệ của các tuyến nhân vật cũng chồng chéo, phức tạp hơn. Trong Cực lạc, mạch truyện còn được triển khai theo dòng độc thoại nội tâm của một số nhân vật chính với hơi hướng của loại truyện dòng ý thức, nhưng còn thiếu độ nén và chiều sâu, chỉ nên xem như một thử nghiệm của tác giả về nghệ thuật tự sự. 2. Xét theo tiêu chí nhân vật, loại cốt truyện thường gặp trong văn xuôi miền núi (nhất là mảng văn xuôi dân tộc thiểu số) là cốt truyện đơn tuyến với dung lượng nhỏ hoặc vừa. Các tác phẩm có cốt truyện đa tuyến hầu hết là tiểu thuyết sử thi như Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải (Ma Văn Kháng), Rừng động (Mạc Phi), Hoa hậu xứ Mường (Phượng Vũ) khai thác các xung đột giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền núi. Phần lớn các tác phẩm viết về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các khía cạnh hiện thực khác đều có ít nhân vật và nếu có phân tuyến cũng chỉ gồm hai vệt chính - tà như trong các truyện vừa của Vi Hồng, không có tuyến trung gian; số lượng sự kiện cũng ít nên sự đan xen nhiều tuyến truyện hầu như không có. Các truyện lại đơn nghĩa, không có những tầng nghĩa chìm và biểu tượng hai mặt, do đó bị hạn chế chiều sâu và khả năng tạo sự tiếp nhận đa chiều. . Cốt truyện trong văn xuôi dân tộc và miền núi Hình thành và phát triển từ những năm 1930 của thế kỉ trước trở lại đây, văn xuôi dân tộc và miền núi có vị trí khá quan trọng trong. nhân vật, loại cốt truyện thường gặp trong văn xuôi miền núi (nhất là mảng văn xuôi dân tộc thiểu số) là cốt truyện đơn tuyến với dung lượng nhỏ hoặc vừa. Các tác phẩm có cốt truyện đa tuyến. nhận và tư duy truyền thống của nhiều độc giả miền núi, tuy khó tránh khỏi đơn điệu. Xét theo tiêu chí thời gian, loại cốt truyện phổ biến nhất ở mảng văn xuôi dân tộc thiểu số là cốt truyện

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan