Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" ppt

5 471 3
Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" Ngay sau khi ra đời, Những linh hồn chết của Gogol đã gây một cơn chấn động lớn trên toàn nước Nga. Rất nhanh chóng, cơn địa chấn này đã lan rộng ra nước ngoài. Theo viện sĩ B.L. Riftin, tập I tác phẩm Những linh hồn chết hoàn thành vào năm 1842, thì năm 1846, khi tái bản lần thứ 2, đã được dịch sang tiếng Đức, năm 1849 được dịch sang tiếng Tiệp. Năm 1854 xuất hiện bản dịch Những linh hồn chết bằng tiếng Anh. Tới năm 1858, cùng với thiên trường ca, tác giả Quan thanh trađã nổi tiếng khắp châu Âu và phương Tây (1) . Đánh giá về vai trò của Gogol đối với văn học Nga, nhà nghiên cứu I. Zolotuski khẳng định: Gogol là người đầu tiên có công đưa văn học Nga hội nhập với thế giới (2) . Cũng theo Riptin, tình hình tiếp nhận Gogol có khác ở Viễn Đông. Chỉ tới năm 1917 Những linh hồn chết mới được dịch sang tiếng Nhật Bản. Mười tám năm sau, năm 1935, tác phẩm bất hủ này được dịch sang tiếng Trung Quốc và bản dịch đầu tiên do Lỗ Tấn thực hiện trên cơ sở bản dịch tiếng Đức (có tham khảo bản tiếng Nhật). Tuy nhiên, cho tới nay, độc giả Trung Quốc đã được biết tới 17 bản dịch Những linh hồn chết khác nhau (do các dịch giả ở lục địa và Đài Loan thực hiện, thông qua những bản dịch tiếng nước ngoài và chỉ tới năm 1983 mới dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Nga), trong khi đó ở Nhật Bản có 6 bản dịch (3) . Mới biết Những linh hồn chết quan trọng và được đánh giá cao như thế nào ở những nước này. So sánh các bản dịch Những linh hồn chết bằng tiếng Trung Quốc, Riptin, trong bài viết của mình, cho biết các dịch giả đã cố gắng khắc phục sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ, nâng chất lượng bản dịch cho xứng tầm nguyên tác. So với các nước nêu trên, Gogol vào Việt Nam khá muộn. Những linh hồn chết được dịch vào năm 1965, sau khi bản dịch Tarac Bulba xuất hiện vào năm 1959 và Quan thanh tra được dịch vào năm 1963. Bản dịch Những linh hồn chết do Hoàng Thiếu Sơn thực hiện dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Henri Mongault do nhà Gallimard xuất bản năm 1949. Đây là bản dịch duy nhất (cũng như các tác phẩm khác của Gogol dịch sang tiếng Việt đều là những bản dịch duy nhất) được tái bản 30 năm sau đó, tức năm 1993. Năm 2002 dịch phẩm này được tái bản lần thứ hai. Sau khi Những linh hồn chết vào Việt Nam, ngoài bài giới thiệu của bản thân dịch giả Hoàng Thiếu Sơn về tác giả và tác phẩm in ở đầu sách, không có thêm một bài nghiên cứu nào về thiên trường ca này. Năm 2002, nhân kỉ niệm 150 ngày mất của đại văn hào, Những linh hồn chết mới lại được nhắc tới trong bài viết dài hơi của nhà Nga học Phạm Vĩnh Cư in trên tạp chíVăn học nước ngoài (số 5) với tiêu đề: Gogol – thử cảm nhận một thế giới nghệ thuật. Vẫn biết sáng tác của Gogol ít được phổ biến rộng rãi ở ta và hầu như chưa được giới nghiên cứu chú ý (toàn bộ các số tạp chí Nghiên cứu văn học từ khi ra đời (1960) cho tới nay, duy nhất có bài của Lê Sơn viết về Tarac Bulba; một chuyên luận duy nhất của Nguyễn Huy Hoàng về thi pháp truyện ngắn Gogol xuất bản năm 2001, bản dịch bài viết nổi tiếng của B. Eikhenbaoum về Chiếc áo khoác, nhan đề:Chiếc áo khoác của Gogol được chế tạo như thế nào? xuất bản năm 2002), song việc không có một công trình, bài viết nào về thiên trường ca nổi tiếng thế giới này vẫn làm ta ngạc nhiên. Đây quả là một thiếu sót lớn cần được khắc phục, nhất là Gogol, người sống cách đây gần 2 thế kỉ, nhưng những gì ông viết vẫn vô cùng cần thiết đối với chúng ta hôm nay. Bên cạnh đó, việc dịch tác phẩm sẽ đỡ khó khăn hơn rất nhiều, nếu có sự “tường giải” từ phía các nhà nghiên cứu. Trên bức tranh nghiên cứu ảm đạm như vậy về sáng tác Gogol, bài giới thiệu của Hoàng Thiếu Sơn về tác giả và thiên trường ca của ông, là một đốm sáng. Có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm hoi trong làng dịch thuật mà trong một bài viết tôi gọi là “ba trong một”: sự kết hợp giữa dịch giả, nhà văn, nhà nghiên cứu- phê bình. Như đã biết, Hoàng Thiếu Sơn là nhà phê bình nổi tiếng, ông đồng thời là nhà văn hoá lớn với trình độ tiếng Pháp và tiếng Việt uyên thâm. Đọc bài giới thiệu và bản dịch Những linh hồn chết cùng rất nhiều những chú giải cặn kẽ, cẩn thận của ông trong đó, ta cảm thấy rất rõ điều này. Bài giới thiệu dài 45 trang cho thấy quá trình chuyển ngữ Những linh hồn chết từ tiếng Pháp sang tiếng Việt của Hoàng Thiếu Sơn không hề đơn giản. Để nắm bắt được tác phẩm rất khó này, ông đã phải tham khảo một số công trình viết về Gogol của các nhà nghiên cứu Xô viết, dịch 4 bức thư trong Trích thư gửi bạn hữu, một cuốn sách quan trọng của Gogol mà suốt từ khi sáng tác (1846) cho tới gần đây mới dần được hiểu một cách đúng đắn. Trong những trích đoạn Thư gửi bạn hữu in trong bản dịch Những linh hồn chết, Gogol giải thích ý đồ nghệ thuật và những tư tưởng xã hội, tôn giáo, đạo đức của mình, phản biện những ý kiến thiếu công bằng chỉ trích tác phẩm. Có thể nói, bài giới thiệu của Hoàng Thiếu Sơn là một nghiên cứu xã hội học công phu. Ngoài phần “lịch sử” Những linh hồn chết, phần tóm lược nội dung từng chương để độc giả tiện theo dõi, Hoàng Thiếu Sơn giành phần lớn số trang để viết về bối cảnh lịch sử, xã hội của Những linh hồn chết, khắc hoạ rõ nét bức tranh toàn cảnh “nước Nga trong thời kì tan rã của chế độ nông nô và ra đời của chủ nghĩa tư bản”. Những biến cố xẩy ra trong tác phẩm được phân tích sắc sảo trên nền bức tranh sinh động với những thông số cụ thể, chi tiết. Đánh giá cảm hứng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm - “một bản trường ca về sự tầm thường viết ra vì lòng yêu nước”, Hoàng Thiếu Sơn đồng thời nhấn mạnh tới tính lí tưởng và những khát vọng không tưởng của Gogol trong cuộc tìm kiếm gian nan con đường phát triển nước Nga. Xuất phát từ đây ông lí giải cho người đọc bi kịch của Gogol, người đã huỷ diệt đứa con tinh thần của mình – đốt phần 2 thiên trường ca mà ông đã bỏ biết bao thời gian, tâm huyết viết đi viết lại nhiều lần, bởi với tư cách một nghệ sĩ nghiêm cẩn tới mức nghiệt ngã đối với sáng tác của mình, ông tự nhận thấy sự khiên cưỡng, tính phi logic nghệ thuật trong cố gắng “phục sinh những linh hồn chết”, và với tư cách nhà tư tưởng ông cảm nhận sâu xa sự bế tắc trong việc tìm đường của mình (giá Gogol hiểu được rằng sau ông, gần 2 thế kỉ qua, người Nga vẫn đang tiếp tục sự tìm kiếm đó). Phân tích những lầm lạc của Gogol, Hoàng Thiếu Sơn dựa chủ yếu vào tinh thần những bài viết của nhà phê bình cách mạng dân chủ Belinski (kim chỉ nam cho nghành Gogol học thời kì Xô viết), chính vì thế mà ngày hôm nay nhìn lại, không thể không nhận thấy trong bài viết một số những nhận xét có phần phiến diện, đơn giản trước một hiện tượng sáng tác cực kì phức tạp như Gogol. Nếu như bài giới thiệu của Henri Mongault trong cuốn Những linh hồn chết – bản tiếng Pháp, xuất phát từ lối tiếp cận tiểu sử tác giả, chủ yếu nhấn mạnh tới khía cạnh thần bí trong tư tưởng và sáng tác của nhà văn, làm nổi bật hình ảnh Gogol như một hiện tượng kì bí, khó lòng chiếm lĩnh được, thì với lối tiếp cận xã hội học sáng rõ trong bài viết của Hoàng Thiếu Sơn, Gogol hiển hiện như một nhà hiện thực vĩ đại với “tiếng cười rơi nước mắt” khắc hoạ đậm nét một xã hội “dột từ nóc, hỏng từ móng”, kết hợp với cảm hứng trữ tình thể hiện khát vọng phục sinh dân tộc Nga, niềm tin mãnh liệt vào tương lai của nó. Tuy nhiên, ở cả hai bài giới thiệu của dịch giả Việt Nam và dịch giả Pháp đều thiếu vắng những trang viết về thi pháp Gogol. Tất nhiên, đứng ở góc độ hiện tại, chúng ta không có quyền đòi hỏi mọi thứ ở các dịch giả, song việc không tìm hiểu nghệ thuật độc đáo của Gogol, người theo đánh giá của Belinski: “Không có các bậc tiền nhiệm trong văn học Nga, không có (và không thể có) những mẫu hình trong văn học nước ngoài” (4) , ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng bản dịch, điều chúng tôi sẽ phân tích ở phía dưới. Tính độc nhất vô nhị của thi pháp Những linh hồn chết thể hiện ở tất cả mọi thành tố tác phẩm. Nó được viết bằng một thể loại trường ca văn xuôi (Gogol gọi là “sử thi nhỏ”) trước đó chưa có, một lối kết cấu hình tượng kì lạ (dựa trên sự nhấn mạnh cái bình thường, phá vỡ cái bình thường bằng việc bóc tách những chi tiết hiện thực và phóng đại chúng, và cuối cùng là dựa trên những suy tư trữ tình cao cả thường gắn với con đường, thiên nhiên và ước mơ); một nhịp điệu biến đổi liên tục, một thứ phong cách đa dạng (kết hợp nhiều phong cách trong một phong cách), một kho từ vựng cực kì giàu có kết hợp tài tình ngôn ngữ cao cả với ngôn ngữ “trần tục” và những phương ngữ khác nhau, sử dụng và sáng tạo những tổ từ mới lạ không có trong từ điển, sự giễu nhại những ngôn ngữ đã sớm thành tử ngữ của văn học điền viên và văn học tình cảm chủ nghĩa trước và đồng thời với Gogol. Đây là cả một thách thức đối với dịch giả Pháp và thách thức này còn lớn hơn rất nhiều đối với dịch giả Việt Nam vốn không thật gần gũi với văn hoá và ngôn ngữ Nga. . Tiếp nhận Gogol ở Việt Nam qua bản dịch "Những linh hồn chết" Ngay sau khi ra đời, Những linh hồn chết của Gogol đã gây một cơn chấn động lớn. các dịch giả ở lục địa và Đài Loan thực hiện, thông qua những bản dịch tiếng nước ngoài và chỉ tới năm 1983 mới dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Nga), trong khi đó ở Nhật Bản có 6 bản dịch (3) Gogol dịch sang tiếng Việt đều là những bản dịch duy nhất) được tái bản 30 năm sau đó, tức năm 1993. Năm 2002 dịch phẩm này được tái bản lần thứ hai. Sau khi Những linh hồn chết vào Việt Nam,

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan