võ thuật trung hoa trường quyền quyển 1 - hà sơn, 270 trang

270 954 17
võ thuật trung hoa trường quyền quyển 1 - hà sơn, 270 trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

WWW.MAISONLAM.COM GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN MÔN TRƯỜNG QUYỀN file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenman ocuments/TRANG%20BIA%20MON%20TRUONG%20QUYEN.htm (2 of 3)7/5/2007 9:31:30 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN TRƯỜNG QUYỀN QUYỂN I A- Khái Quát Về Môn Trường Quyền I - Giới thiệu môn Trường quyền Trường quyền là một phái võ của Trung Quốc, người ta gọi Trường quyền là những môn quyền thuật ở phương Bắc Trung Quốc, chuyên bôn trì tiến thoái nhanh chóng. Tên gọi của môn Trường quyền có 3 ý nghóa khác nhau. − Theo nghóa thứ nhất thì Trường quyền là tên gọi tổng hợp các loại quyền pháp có phong cách giống nhau. Chủ yếu bao gồm Tra quyền, Hoa quyền, Pháo quyền, Pháo chùy quyền, Phiên tử quyền, Thiếu lâm quyền, Hồng quyền, có nguồn gốc rất lâu đời. − Ngoài ra, đời xưa cũng có loại quyền gọi riêng là Trường quyền. Tên gọi này bắt nguồn từ “Trường quyền tam thập nhò thế” (32 thế Trường quyền). Thủ pháp, thân pháp, bộ pháp, cước pháp dựa theo đặc điểm của “32 thế Trường quyền” mà kết thành bài quyền, các động tác bao gồm: thoán, băng, triển, dược, đằng, … Thích Kế Quang đời Minh đã từng phân chia quyền thuật ra làm Trường quyền và Đoản đả. Sách “Kỷ hiệu tân thư”, trong mục Quyền kinh gọi 32 thế Trường quyền của Tống Thái Tổ, 72 thế hành quyền của họ Ôn đều thuộc loại này. Và : Trường quyền được nổi tiếng từ Tống Thái Tổ. Môn này còn gọi là “Thái tổ môn”, lưu hành từ đời Minh (1368 – 1660). Như vậy nguồn gốc của môn này rất xưa. Thái Tổ lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hóa quyền, tên của các thế tuy khác nhau nhưng thực ra cũng đại đồng tiểu dò. Người đời sau còn nói rằng Tống Thái Tổ có truyền lại một môn nữa là Hồng quyền. Quyền sư Lương Vónh Thần thuộc phái Thái Tổ lại nói: “Chủ yếu của phái Thái Tổ môn là quyền pháp gồm các loại: Trường quyền, Đường lang triển xí, Lạc trụ, Phản xa, Để công”. Gần đây có Lương Đức Khôi, người Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông rất nổi tiếng về Trường quyền. − Thời xưa còn từng gọi Thái Cực quyền là Trường quyền. “Bản sao sách Thái cực quyền luận” có chép : “Sở dó gọi là Trường quyền bởi quyền pháp như Trường Giang, Đại Hà, thao thao bất tuyệt”. Trong chương thứ 5 sách “Thái Cực quyền thế độ giải” của Hứa Vũ Sinh có chép : “Đời Đường, Hứa Tuyên Bình còn truyền lại môn Thái Cực quyền thuật còn gọi là tam thất thế, bởi vì chỉ có 37 thế mà nổi tiếng. Phương pháp dạy từng thế một để cho người học tập thuần thục rồi mới chỉ thêm một thế khác, không xác đònh quyền lộ. Sau khi thành công, các thế tự hỗ tương liên quán, tương kế bất đoạn (nối nhau không dứt). Vì vậy còn gọi là Trường quyền”. Cũng sách ấy chép : “Họ Du có truyền môn Thái Cực quyền, còn gọi là Tiên Thiên quyền, hay Trường quyền”. Đó là một lối giải thích về 2 chữ Trường quyền. Môn Trường quyền mới chế tác hiện nay là một loại quyền phát triển sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa tạo nên (năm 1949), có ảnh hưởng khá lớn trong phong trào võ thuật, có cơ sở rộng rãi trong quần chúng, từ đó, nó đã được xếp vào làm một hạng mục trọng điểm trong thi đấu võ thuật. Môn Trường quyền hiện đại đã hấp thu được sở trường của các loại Tra, Hoa, Pháo, Hồng quyền, tạo nên quy cách hóa các động tác thủ hình, thủ pháp, bộ hình, bộ pháp, khí pháp, thăng bằng, nhẩy nhót của loại Trường quyền, biên soạn theo phương pháp vận file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (1 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN động của Trường quyền. Các môn Thái Tổ, Nhò Lang, Mê Tung, Bát Cực, Phiên Tử, Tra quyền, Hồng quyền rất nổi tiếng trong loại Trường quyền. Những môn ấy đại đồng tiểu dò và được xem là những bài luyện truyền thống (Tuy nhiên trong những năm gần đây, những bài luyện này ít nhiều cũng đã bò sửa đổi). Thường trong lúc luyện tập coi trọng sự tiến thoái mau lẹ, nhảy tọa nhẹ nhàng, khí thế tinh nhuệ, phương pháp biến hóa, đường quyền rộng. Phạm vi mở rộng của thân như di chuyển, đá bay, xoay vòng, thay đổi vò trí lớn. Trong Trường quyền, môn Phiên Tử sở trường về luyện tay, môn Phê Quải sở trường về luyện chưởng. Tra quyền sở trường về luyện tập bước đi. Đó là những chỗ độc đáo của mỗi môn. Trước mắt nội dung Trường quyền bao gồm cơ bản công, bài bản đơn luyện, bài đối luyện. Bài đơn luyện lại chia ra 2 loại: bài bản quy đònh và bài bản tự chọn. Nội dung bài bản quy đònh có Giáp tổ, Ất tổ bài Trường quyền thi đấu; quyền sơ cấp; quyền, Thanh niên quyền, Thiếu niên quyền; cùng với Sơ cấp đao, thương, kiếm, côn, dùng làm tài liệu giảng dạy phổ cập. Trong thi đấu, yêu cầu bài Trường quyền tự biên tự diễn phải phù hợp với quy tắc thi đấu, nội dung ít nhất phải bao gồm 3 loại thủ hình là quyền, chưởng, câu và 5 loại bộ hình là cung, mã, phác, hư, yết, cùng với một số lượng quyền pháp, chưởng pháp, trửu (chỏ) pháp nhất đònh và các tổ hợp thoái pháp (cách đá) co duỗi, vung thẳng, quét vòng, vỗ đánh riêng biệt khác nhau, các động tác thăng bằng, vọt nhẩy, té ngã, nhào lộn. Thời gian hoàn thành bài múa cũng có yêu cầu nghiêm ngặt. Vận động viên có thể căn cứ đặc điểm của cá nhân, bố cục cho hợp lý, làm nổi bật lên phong cách của bản thân. Các kiểu bài quyền cước và khí giới gồm có sự luồn chạy, nhẩy xa, nhẩy cao, vọt lên, tránh né, giang ra, bay lên, xoay trở. II - Công dụng và đặc điểm của môn Trường quyền : 1. Công dụng của Trường quyền : Công dụng của Trường quyền là ở chỗ mau và mạnh, lúc tiến thì cấp bách, lúc thoái thì gấp rút, nhẹ nhàng không thể biết trước được, làm cho đòch thủ khó lường. Trường quyền thường công kích vào chỗ hở của đối phương, làm cho đòch thủ không thể tự kiểm soát đường quyền. Trường quyền chủ yếu dành cho thanh thiếu niên luyện tập. Nó là môn thể thao của các thanh thiếu niên và được giới trẻ hiện nay đặc biệt yêu thích. Vì vậy ở những nơi truyền dạy võ thuật thường thấy các bài luyện Trường quyền. Theo sự sắp xếp thì thấy, một mặt nó vừa thích hợp cho cơ sở huấn luyện, một mặt lại thích hợp cho việc thi đấu nâng cao, là một tiết mục biểu diễn và thi đấu của võ thuật toàn quốc. Người tham gia đại hội võ thuật hay hội biểu diễn – nơi tập trung võ só nổi tiếng các nơi – càng lúc càng nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến Trường quyền được yêu thích là do nó có thể dùng làm bài tập cơ bản của võ thuật. Bởi vì, việc học võ đòi hỏi phải có sự mềm dẻo và linh họat của thân, tính nhẫn nại cao độ. Ngoài ra, người mới học cũng cần luyện loại võ lực cơ bản như đá, …; Trong khi đó, động tác của Trường quyền vươn duỗi, phạm vi hoạt động của các khớp lớn, yêu cầu đối với tính dẻo dai, tính đàn hồi của cơ bắp và dây chằng đều khá cao. Đồng thời, do đại đa số động tác của Trường quyền là dùng nhóm cơ lớn để tiến hành hoạt động, yêu cầu lớn về lượng hoạt động và tốc độ của cơ bắp với nhu cầu về dưỡng khí khá lớn, do đó cũng có tác dụng tốt đối với việc nâng cao công năng của tim, phổi. file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (2 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN Thông qua luyện tập võ thuật thường xuyên, có hệ thống, có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất, phát triển sức lực, các tố chất cơ thể như tốc độ, sự dẻo dai, khéo léo và sức bền; bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp như tính kiên cường, dũng cảm, chòu đựng khó khăn gian khổ. Vì vậy khi mới bắt đầu học thì học kỹ thuật Trường quyền là thích hợp nhất. Nếu dùng Trường quyền làm bài luyện cơ bản, không những sẽ nắm vững được các cơ bản của võ thuật, mà sau khi đã rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, muốn tiến thêm một bước để đạt được một công phu độc đáo cho riêng mình thì khả năng thành công cũng sẽ rất lớn. 2. Đặc điểm của Trường quyền : Đặc điểm của Trường quyền là tư thế giang triển đánh rộng, thoáng, xa, thoải mái, mạnh mẽ, động tác linh họat nhanh nhẹn, vuông vức ngay ngắn, ra đòn dài. Sử dụng cước pháp (đòn đá) và các động tác nhảy vọt rất nhiều, bật cao, nhẩy xa, cứng và mềm cùng kết hợp. Thủ pháp (đòn tay) chú trọng cương nhu phối hợp, nhanh và chậm xen nhau, tiến nhanh, lùi gấp, tốc độ ổn đònh, tiết tấu quyền pháp rõ ràng đâu ra đó. Trường quyền là một loại quyền thuật có động tác bài quyền và số đường đi khá nhiều, lấy động tác đánh xa làm chủ. Thông thường khi tay đánh ra hoặc chân đá ra dùng cách phóng dài đánh xa làm đặc trưng, thường phối hợp việc vặn eo duỗi xuôi vai để tăng dài điểm đánh tới, tìm đến hiệu quả kỹ thuật “dài một tấc mạnh thêm một tấc”. Về kỹ thuật của Trường quyền có 8 yêu cầu sau đây : 1) Tư thế : yêu cầu đầu ngay cổ thẳng, chìm thấp vai, vươn cao ngực, eo giữ thẳng, mông thu lại, thượng chi vươn duỗi, cứng cỏi, hạ chi ổn đònh cân xứng. 2) Động tác : “tứ kích hợp pháp”, là chỉ Trường quyền hàm chứa bộ phận tạo thành động tác kỹ thuật, ở phương diện nội dung nói chung đều không tách dời khỏi 4 phạm trù phép tắc kỹ thuật. “Tứ kích”, chính là 4 kiểu phép tắc kỹ thuật là đá, đánh, quật ngã, chụp bắt trong võ thuật. Trường quyền có yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về nội dung phương pháp cụ thể đối với 4 kiểu kỹ thuật đá, đánh, quăng quật và chụp bắt. Khi làm các động tác kỹ kích đá, đánh, quật, bắt, điểm bắt đầu và dừng lại, đường đi, điểm dồn lực đều cần rõ ràng, thể hiện ra được đặc điểm tấn công và phòng thủ trong bài. Động tác của Trường quyền phải ngay ngắn, sử dụng lực trong các đòn đá, đánh, cầm nã… phải rõ ràng, công thủ chỉnh tề, trong ngoài kết hợp chặt chẽ, thống nhất. Nó chú trọng việc đánh đá đúng cách, không chấp nhận sự mập mờ giữa 2 động tác khác nhau, phương pháp không rõ, lờ mờ không rõ ràng. Toàn bộ động tác phải có nhòp điệu phân minh, thể hiện rõ sự phối hợp nhanh – chậm, động – tónh, cương – nhu, khởi – phục. 3) Thủ pháp : tay cần mau lẹ, “quyền như sao băng”, không chỉ yêu cầu khi vung tay múa quyền cần phải cấp tốc, mau mắn, có lực, mà trong các động tác tinh tế ở chưởng, cổ tay cũng yêu cầu giống như vậy. 4) Thân pháp : thân cần linh hoạt. Thân pháp trong Trường quyền có thể chia làm né, chuyển, mở ra, rút lại, gập, vặn, cúi, ngửa. Sự biến hóa của các thân pháp này chủ yếu là ở eo. Do đó thân pháp yêu cầu “eo như rắn đi”, cần mềm dẻo, một mặt là yêu cầu cá kiểu thân pháp trong lúc vận động phải linh hoạt giống như rắn đi, có sự biến hóa khúc khuỷu; mặt khác lại yêu cầu tăng cường tính mềm dẻo của đốt sống ngực và eo, làm cho động tác vừa mềm mại lại dẻo dai. file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (3 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN Mềm mại thì linh hoạt, dẻ dai thì có lực. Cần đem hoạt động của thân mình kết hợp khắn khít với các biến hóa nuốt (thu, rút, hóp lại), nhả, lách tránh, giang ra, xông ra, thúc tới, chèn lấn, tì vào khi tấn công và phòng thủ, trong ngoài ăn khớp, được như ý muốn, hình thành một thể hoàn chỉnh. 5) Bộ pháp : cần vững chắc, dính cứng như keo lại nhẹ nhàng nhanh nhẹn. Bộ pháp tạo nên tác dụng trọng yếu trong Trường quyền, “Bộ bất ổn tắc quyền loạn, bộ bất khoái tắc quyền mạn” (Bộ tấn không vững thì quyền cước rối loạn, bộ không nhanh thì quyền ra chậm). Bởi vậy cần phải làm cho các kiểu bộ pháp trong khi vận động cần nhẹ nhàng nhanh nhẹn, lại vững chắc giống như keo bám dính trên mặt đất, “không nhấc chân, không nhón gót”. 6) Nhãn pháp : Mắt cần sắc sảo, phải “mắt sáng như điện”, cần sáng sủa, sắc sảo. Nhãn pháp trong động tác của môn Trường quyền không hoạt động đơn độc, mà cần đầu chuyển động theo thân, thực hiện “tay – mắt theo nhau”, “tay đến mắt đến”, “tay tới đâu, mắt cũng tới đó”, chiêu thức từ ý nghó chuyển ra ánh mắt, dồn ánh mắt nhìn theo thế đánh. Thông qua cái thần của mắt mà diễn đạt ra được đầy đủ ý thức nội tại của mỗi chiêu mỗi thức. 7) Tinh thần : cần tập trung toàn bộ tinh thần, biểu hiện nên chí khí dũng cảm, nhanh khéo, không hề lo sợ. Lúc đi quyền phải tập trung tư tưởng, thể hiện vẻ mạnh mẽ, linh mẫn, không sợ hãi gì cả. Tinh thần cần sung túc, đầy đủ, dồn vào trong sự động hay tónh lúc vận động. 8) Kình lực : lực cần thông suốt. Nếu vận kình phát lực không thông thuận, cũng sẽ làm cho vận động bò cứng đơ cứng ngắc. Trường quyền tối kỵ “kình lực cứng ngắc”, nhấn mạnh “lực càn thông suốt”. Cần có cương có nhu (cứng và mềm), khi phát kình phải có sức bột phát, cần cứng mà không ngay đơ, mềm mà không lỏng lẻo, cương nhu giúp nhau, lại còn cần dùng ý thức để chi phối động tác phát lực, đem hơi thở phối hợp khi phát lực, đạt đến sự hợp nhất giữa trong và ngoài. Ra đòn phát lực phải có sức công phá, tuy cương mà không ngay đơ, nhu mà không mềm rũ, lại còn lấy ý thức chi phối việc phát lực, trong ngoài hợp nhất. 9) Kỹ thuật : công phu cần thuần thục. “Công” ở đây là chỉ cho các tố chất của cơ thể như sức lực, tốc độ, sức bền và các kỹ xảo vận động. Sở dó gọi là “thuần” là yêu cầu đề ra đối với chất lượng kỹ thuật của Trường quyền. Muốn làm cho chất lượng kỹ thuật đạt đến mức thuần thục, một điều kiện trọng yếu chính là tăng cường rèn luyện và thực tiễn dưới tiền đề của tiêu chuẩn kỹ thuật. 10) Hơi thở : khí cần hạ chìm, “khí trầm Đan điền”, ấy là bởi quan hệ có tính lâu dài của hơi thở trong Trường quyền, cũng quan hệ tới sự thúc đẩy kình lực, tức chỗ gọi là dùng khí thúc đẩy lực. Phương pháp hô hấp của Trường quyền ngoài “trầm” ra, còn có 3 phép là “đề”, “thác”, “tụ”, hợp thành 4 cách là : “đề”, “thác”, “tụ”, “trầm”. Nói chung, trong tình huống khi từ động tác ở dưới thấp tiến vào động tác trên cao, lúc vọt nhẩy thì dùng “phép đề khí” (nâng khí lên); khi xuất hiện động tác có tính tónh lặng từ dạng cao thành dạng thấp thì cần dùng “phép thác khí” (bưng, đẩy khí); lúc xuất hiện động tác có tính mạnh mẽ, dứt khoát, ngắn gọn thì cần dùng “phép tụ khí”; ở động tác từ trên cao đổ xuống thấp thì lại dùng “phép trầm khí”. Hô hấp phải điều hòa, lúc nhảy lên phải “đề khí”, lúc dừng phải “thác khí”, động tác cứng mạnh phải “tụ khí”, động tác hạ xuống phải “trầm khí”. Những phương pháp này trong lúc biến hóa tùy theo file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (4 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN động tác, từ đầu tới cuối vẫn tuân theo yêu cầu cơ bản của “khí nên hạ chìm”. 11) Tiết tấu : trong lúc diễn luyện, có nhiều kiểu đối chọi mâu thuẫn giữa nhanh và chậm, động và tónh, cứng và mềm, cất lên và sụp xuống làm cho càng thêm rõ rệt, càng bất ngờ, tính tiết tấu càng mạnh. Do Trường quyền di chuyển rộng, sử dụng 2 chân nhiều nên rất chú trọng cước lực. Tục ngữ nói “Luyện quyền không luyện cước, đến già cũng chẳng được gì”, “Quyền đánh 3 phần, cước đá 7 phần”, … là nói tầm quan trọng của 2 chân trong Trường quyền. Đời Minh, Đường Thuận Chi viết trong “Võ diên” nói về quyền pháp rằng “Phàm muốn học cước pháp, trước tiên phải học hư”. Chữ “hư”ở đây là chỉ các công phu cơ bản về tấn pháp, bộ pháp, thoái pháp. Về sau lại có nhiều phương pháp luyện tập binh khí, càng chú trọng đến cước pháp. Nổi tiếng nhất là phép luyện “Mai hoa trang công”, dùng 5 trụ gỗ dài 7 thước chôn xuống 3 thước, nhô trên mặt đất 4 thước, đường kính đầu trụ gỗ khoảng 2 tấc, mỗi trụ cách nhau 2 thước thành hình hoa mai. Đầu tiên luyện mã bộ trên trụ, dùng lòng bàn chân, rồi gót chân, mũi bàn chân tiếp xúc với đầu trụ gỗ. Sau quen dần tùy ý nhảy nhót, luyện quyền hay binh khí trên trụ gỗ. Dưới đây là một số động tác minh họa tiêu biểu trong môn Trường quyền: 1. Đằng không phi cước 2. Đề tất thôi chưởng file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (5 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN 3. Thượng bộ tuyền phong cước 4. Mã bộ tạp quyền B- Những Môn Võ Nằm Trong Hệ Thống Trường Quyền 1. TRA QUYỀN Tra quyền là một môn quyền thuật của Trung quốc, Còn gọi là “Xoa quyền”, “Sáp quyền”. Trong “Quốc kỹ luận lược” của Từ Chấn có nói: “Tra quyền cũng có tên là Xoa quyền, vì 2 âm “xoa”, “tra”gần giống nhau”. Có lẽ môn Tra quyền thường dùng xoa chưởng, xoa bộ rồi từ chỗ đó mà gọi môn này là “Xoa quyền”. Cũng có người cho rằng nên gọi là “Tra quyền”, bởi môn võ này dùng nhiều phép “tra”, chú trọng xuất thủ tức là “tra” (xòe ngón tay ra, bóp, nặn, nhúm lấy), trong khẩu quyết đánh thương của môn này có câu “nhất tra nhò nã (bắt) tam trát (đâm)”. Gọi Tra quyền, có thể là lấy tên một người họ Tra sáng tạo ra môn này. Hiện nay thống nhất gọi nó là Tra quyền. Môn này thònh hành ở các miền Thượng Hải, Sing Piang, Kansu (Quảng tây), miền tây và nam Trung hoa, ở các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, nhất là trong lớp người Hồi và được họ vô cùng yêu thích, gọi nó là “Giáo môn quyền”. Các bài bản binh khí cũng được tăng thêm. Do truyền ở các khu vực khác nhau nên chia ra các môn Tra quyền của họ Trương, họ Lý, họ Mã, họ Sa. Nguồn gốc của nó không biết được sáng lập từ đời nào, có 2 cách nói: file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (6 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN − Một là vào thời Đường (hoặc nói cuối đời Minh hay cuối đời Thanh gì đó), có người dân Hồi giáo ở Tây Vực là Tra Mật Nhó từ phía đông đến truyền môn võ này ở một dải huyện Lỗ Tây Quan. Người đời sau lấy họ của người này để đặt tên cho môn võ; Theo những võ sư của môn này thì Tra quyền cùng một nguồn gốc với 10 lộ Đàn thoái, cả 2 đều được truyền từ Tây Vực. Phát sinh ở Quan Huyện, tỉnh Sơn Đông, do Tra Mật Nhó truyền lại cho nên mới có tên như vậy. Tương truyền, vào giữa đời Minh, có người thanh niên là Tra Mật Nhó sống ở Tây vực, vâng theo lời của hoành đế tới phương Đông, xuống phương Nam để đánh dẹp giặc lùn Nhật Bản, trên đường đi qua làng Trương Doãn ở Quan Huyện (còn có tên là thôn Nhất Lý) thì mắc phải bệnh nặng phải ở tạm trong nhà người Hồi, được sự tận tình chữa trò và chăm sóc mà hết bệnh khỏe mạnh trở lại. Hết lòng cảm kích, người này bèn truyền lại cho họ một bài quyền để biểu thò sự cảm tạ. Để kỷ niệm sự việc này, người dân Hồi ở trong vùng bèn đặt tên cho môn võ ấy là Tra quyền. Sa Đàm Phúc ở Quan Huyện là người truyền thụ môn Tra quyền sớm nhất. Sa Lượng, con trai của ông là tiến só võ năm Ung Chính đời Thanh, đã từng đem quân tới trấn giữ ở Tây an. Sau ông, môn Tra quyền ngày càng khuếch đại, truyền nhân chủ yếu có Lý Lão Sùng, Thái Trường Thanh, Hoàng Bích Tân, Trương Kim Đường, Trương Kiền, Trương Kỳ Duy. Đến cuối đời Thanh, đầu đời Dân quốc lại xuất hiện các hào kiệt võ lâm như Dương Hồng Tu, Trương Anh Chấn, Trương Anh Kiệt, Thường Chấn Phương. − Hai là do phái Thiếu lâm diễn hóa mà thành (xem thêm trong “Quốc thuật sử” của Hứa Vũ Sinh). Gần đây, theo khảo chứng của tác giả cuốn “Trung quốc Tra quyền” thì truyện Tra Mật Nhó truyền dậy môn võ này thật sự không phù hợp với lòch sử mà cho rằng vò tiến só võ khoảng năm Ung Chính đời Thanh, người ở huyện Sơn Đông quan là Sa Lượng (người đương thời tôn xưng là Sa Mật Nhó. “Mật Nhó” là ngôn ngữ Ba tư còn lưu giữ trong dân Hồi. Có ý nghóa là “Trưởng quan”. Tên “Tra Mật Nhó” nghi là cách gọi nhầm của “Sa Mật Nhó” mà ra) sáng tạo nên, hình thành trong khoảng đời Thanh, ban đầu thònh hành ở Sơn Đông. Về sau có danh gia Tra quyền là Dương Hồng Tu mở lớp dậy ở Tế Nam, Hoàng Bính (Minh) Tinh truyền bá ở Hà Nam; Vu Chấn Thanh, Mã Kim Tiêu, Mã Vónh Thắng, xuống miền Nam truyền dạy ở một dải Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu. Trung ương quốc thuật quán năm xưa cũng đã từng xếp Tra quyền vào khóa trình, hiện nay, môn này lưu truyền khắp nước (T.quốc). Môn võ này sở trường về luyện bước đi, chuyên luyện cách tiến lui cho nhanh nhẹn, dùng chiến đấu ở nơi rộng rãi hay khoảng đất trống trải. Sách “Kỷ hiệu tân thư” nói nhà họ Ôn có 72 đường hành quyền, cùng một dụng ý như Tra quyền. Mấy chục năm về trước, các võ sư thuộc phái Tra quyền là Dương Phụng Chân, Trương Học Sinh được mời đến dạy tại dinh quan trấn thủ đất Tế Nam. Sau đó Dương Phụng Chân được mời xuống dạy võ ở Trung hoa võ thuật hội tại Thượng Hải. Về sau, học trò của Học Sinh là Vu file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (7 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN Chấn Thanh được mời dạy võ tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Kinh. Bạn đồng môn của Vu Chấn Thanh là Mã Cẩm Tiêu dạy quyền thuật tại trường Đệ ngũ tỉnh lập ở Giang Tô. Tra quyền còn chia ra luyện khí giới dài và ngắn, đơn hoặc song, cùng với đối luyện đối luyện tay không, đối luyện khí giới, đối luyện tay không với khí giới. Bài bản quyền cước tổng cộng chia ra 10 đường (thập lộ Tra quyền) làm gốc, mỗi đường có 30 ~ 60 động tác. Ở mỗi đường thứ nhất và 2 còn có một đường quyền chính và phụ. Đường thảo phụ lại có yêu cầu kỹ thuật theo một lối cương và một lối nhu, chủ yếu có: Nhất lộ Mẫu tử, nhò lộ Hành thủ, tam lộ Phi thoái, tứ lộ Thăng (Khai) bình, Ngũ lộ Quan đông, lục lộ Mai phục, thất lộ Mai hoa, bát lộ Liên hoàn, cửu lộ Long bãi vó, thập lộ Xuyến quyền. Ngoài ra còn có tam lộ Họat quyền, tam lộ Pháo quyền, Tứ lộ Hồng quyền và lưỡng lộ Thoái quyền. Tra quyền coi trọng Đàn thoái, Thập lộ đàn thoái cùng với Pháo quyền, Hoạt quyền, Hồng quyền, Thoái quyền là công phu cơ bản. Trong bài bản quy đònh môn Trường quyền đã từng hấp thu nội dung bộ phận Tra quyền. Môn này cũng được thu nhập vào trong hệ thống tài liệu thông dụng của học viện thể dục toàn quốc. Khí giới có nhiều loại dài ngắn đơn song khác nhau : Tra đao, Xuân thu đại đao, Tra thương, Song đầu kỳ thương, Tra câu, Tra kiếm, Long hình kiếm, Côn ngô kiếm, Ngũ lang côn. Trong hệ thống Tra quyền, các kiểu động tác cơ bản của bài bản quyền thuật và kỹ thuật diễn luyện phần lớn giống với các môn Trường quyền khác. Phong cách diễn luyện và kỹ thuật có đầy phong thái và sức thu hút đặc biệt. Hệ thống kết cấu động tái cơ bản và phương pháp kỹ thuật chiến đấu của Tra quyền có: bộ hình, bộ pháp, thủ hình, thủ pháp, thoái pháp, giữ thăng bằng, nhẩy nhót, xoay chuyển, đánh, chọc, bổ, chặt. Thủ pháp có: phách (bổ), cách (đỡ), thôi (đẩy), xuyên (luồn), trừu (kéo), băng (bắn), kháo (tì), triền (quấn), xung (phóng), cái(phủ), điêu (khuấy). Thoái pháp (đòn chân) có: thích (đá), đàn (búng), điểm, đăng (đạp), tảo (quét), sản (sắn), sủy (đạp ngang), câu (móc), đề (nhấc), lan (chặn), chàng(thúc). Nhiều động tác chạy luồn, băng mình, vọt nhẩy, lạng lách tránh dạt, di dời bốc lên, tư thế duỗi dài, động tác gọn gàng, chuyển động cấp tốc, tónh lặng yên ổn, tiết tấu rõ ràng, lực phát ra thông đạt, cứng và mềm giúp nhau, nhòp nhàng, hoàn chỉnh, bố cục rộng thoáng, tuyến đường vận động đầy biến hóa. Trong thực tế chiến đấu có mười chữ khẩu quyết là: súc (rút lại), tiểu (nhỏ), miên (liên tục), nhuyễn (mềm dẻo), xảo (khéo léo), thác (tránh, né), tốc (mau), ngạnh (cứng), thúy (dứt khoát), hoạt (linh hoạt). Môn Tra quyền chú trọng lối đập, bung, gẩy, đánh, tránh dạt mở khép, động tác linh hoạt, mau lẹ vững chắc. Nó có lối đánh nhảy cao, đá lẹ thật nhanh nhẹn. Những thế căn bản là nhảy, đá, xoay trở lẹ làng. Khi luyện cần đạt tới mức tâm ổn, mắt sáng rõ, tinh thần và hình thái hòa hợp làm một. Tâm ý hòa hợp với mắt nên thường sáng tỏ. Tâm ý hòa hợp với đôi tay nên thường linh hoạt, tâm ý hợp với cánh tay nên thường có lực, tâm hợp với thân nên thường ở chỗ tinh. Nắm tay cuộn lại như chiếc bánh cuốn, bàn tay (chưởng) tựa như ngói xếp. Tay đấm ra như hổ rời hang, thu tay về thì ôm vào trong lòng. Trong quá trình vận hành bài bản môn Tra quyền, động tác của thượng chi yêu cầu khi xung quyền, đánh chưởng, cùi chỏ hơi co, làm cho cánh tay thành dạng hình vòng cung, mặt file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (8 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM WWW.MAISONLAM.COM [...]... g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%2 01. htm (16 of 19 7)7/5/2007 9 :17 :07 PM TRƯỜNG QUYỀN là “Nhất lộ Hoa quyền , “Nhò lộ Hoa quyền , “Tam lộ Hoa quyền và “Tứ lộ Hoa quyền Bài “Nhất lộ Hoa quyền và “Tứ lộ Hoa quyền Thái Long Vân (sinh tháng 11 năm1928), người ở Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông biểu diễn đạt huy chương vàng trong đại hội thi đấu và biểu diễn hình thức thể dục dân tộc toàn quốc (Trung quốc) năm 19 53 Thái Vân Long... trên cơ sở kế thừa của Hoa quyền đã có sự phát triển đổi mới thêm 2) Kỹ thuật cơ bản của Hoa quyền : Hình thức múa tập luyện của môn Hoa quyền có khá nhiều bài bản, nội dung có: đánh tay không, khí giới (đao, thương, kiếm, côn), đơn luyện, đối luyện Bài bản quyền thuật có 3 cấp là sơ, trung và cao cấp, với 18 bài sơ, trung cấp quyền thuật v 12 bài cao cấp (tức các đường quyền từ 1 ~ 12 ) Đây là những bài... g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%2 01. htm (25 of 19 7)7/5/2007 9 :17 :07 PM TRƯỜNG QUYỀN trò bệnh tật, kéo dài tuổi thọ Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Bí tông quyền được xếp vào là hạng mục thi đấu và biểu diễn của võ thuật toàn quốc 11 MÊ TUNG MÔN Là môn võ gia truyền của nhà họ Hoắc, đến đời Hoắc Nguyên Giáp đã truyền thụ được 7 thế hệ Tinh võ hội ở Thượng Hải là do Hoắc Nguyên Giáp sáng lập, nhưng nay quyền thuật. .. “lục hợp”, “thập yếu” (tức là 10 chữ yếu quyết tấn công và phòng thủ : súc, tiểu, miên, nhuyễn, xảo, thố, tốc, ngạnh, thúy, hoạt) Trong bài quyền có nhiều động tác luồn chạy, nhảy, vọt lên cao, cất lên sụp xuống gập chuyển 2 HOA QUYỀN : 1) Nguồn gốc của môn Hoa quyền : Võ thuật Trung quốc có hai môn võ đều có nguồn gốc khác nhau nhưng đều có tên gọi là Hoa quyền Một môn Hoa quyền thuộc loại Đoản đả, được... hợp làm một trên đỉnh đầu), đạo thủy thành dã (bắt đầu thành đạo)”, Hoa quyền giả, tam hoa quán nhất chi vò dã (Tam hoa dồn vào một chỗ ấy là Hoa quyền) ” Như vậy có thể thấy, sở dó gọi môn này là Hoa quyền , ấy là do nó lấy triết lý “tam hoa quán đỉnh” của cổ đại dùng làm chỉ đạo lý luận cho quyền pháp, “thần dựa vào hình hài, do tâm mà phát, tiến tới mà làm thành công” Cách nói này chính xác hơn... Vân Long đã xuất bản cuốn Hoa quyền (19 56), “Tứ lộ Hoa quyền và Nga My kiếm” (tháng 2 năm 19 91) 3 TAM LỘ PHÁO QUYỀN Theo tên gọi, có nghóa đây là một môn võ chú trọng đến sức lực, hình dung tư thế oai phong tựa như một khẩu đại pháo ngoài chiến trận, uy lực công kích của môn võ này giống như đạn pháo Trong võ thuật, có vài môn dùng chữ “pháo” làm tên gọi bài quyền hoặc bài quyền dùng chữ “pháo” làm... pháo quyền này thuộc loại Trường quyền, khi xưa thuộc môn Thiếu lâm, do Vương Tử Bình truyền lại, nằm trong 4 môn võ lớn cùng với các môn là Tra quyền, Hoạt quyền, Hồng quyền (lại có người còn gộp thêm cả Đàn thoái, thành ra 5 loại, đều nhập vào môn Tra quyền) Trong tài liệu võ thụât” của học viện thể dục Trung quốc hiện nay, nó cũng được đưa vào loại Trường quyền, và còn được xếp vào loại bài bản Trường. .. Gia Tónh đời Minh (15 22 – 15 65), Thái Vãn, người ở Tế Ninh, đã viết ra cuốn Hoa WWW.MAISONLAM.COM file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%2 01. htm (10 of 19 7)7/5/2007 9 :17 :07 PM TRƯỜNG QUYỀN quyền bí phổ”, dần dần đã làm cho Hoa quyền trở nên hoàn chỉnh Trong cuốn “bí phổ” của ông, đã cho tinh, khí, thần gọi là “tam hoa , còn nói : “Tam hoa quán nhất (quán... họ Thái ở Hoa sơn của vùng Tế Ninh đến đây dần dần bò mất Do tập thể dân ở thôn Thái Hành, huyện Hưng Phúc, ở Tế Ninh có cùng họ giống với họ Thái ở Hoa sơn, nên được truyền thụ cho môn quyền pháp này, làm cho Hoa quyền lưu truyền ở Thái Hành, rồi truyền bá rộng ra ngoài Người kế thừa toàn diện kỹ thuật môn Hoa quyền thời cận đại là Thái Quế Cần, tức là khoảng năm Quang tự đời Thanh (18 93 – 19 08), năm... luyện thường dùng của Pháo quyền có : thương, kiếm, đao, côn WWW.MAISONLAM.COM file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%2 01. htm (18 of 19 7)7/5/2007 9 :17 :07 PM TRƯỜNG QUYỀN Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Pháo chùy được chọn là tiết mục biểu diễn và thi đấu của võ thuật toàn quốc Đường thảo thứ 2 của Thái cực quyền Trần gia cũng được gọi . QUYỀN QUYỂN I A- Khái Quát Về Môn Trường Quyền I - Giới thiệu môn Trường quyền Trường quyền là một phái võ của Trung Quốc, người ta gọi Trường quyền là những môn quyền thuật ở phương Bắc Trung. 19 7)7/5/2007 9 :17 :07 PM WWW.MAISONLAM.COM TRƯỜNG QUYỀN là “Nhất lộ Hoa quyền , “Nhò lộ Hoa quyền , “Tam lộ Hoa quyền và “Tứ lộ Hoa quyền . Bài “Nhất lộ Hoa quyền và “Tứ lộ Hoa quyền Thái Long. xuống gập chuyển. 2. HOA QUYỀN : 1) Nguồn gốc của môn Hoa quyền : Võ thuật Trung quốc có hai môn võ đều có nguồn gốc khác nhau nhưng đều có tên gọi là Hoa quyền. Một môn Hoa quyền thuộc loại Đoản

Ngày đăng: 24/07/2014, 17:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Local Disk

    • TRÖÔØNG QUYEÀN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan