TRỨNG VÀ ẤP TRỨNG GIA CẦM part 6 ppt

21 415 2
TRỨNG VÀ ẤP TRỨNG GIA CẦM part 6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

104 sáng 14 h. Các tác giả đã kết luận là với số lượng ánh sáng chiếu như nhau thì chiếu sáng ngắt đoạn hiệu quả hơn so với chiếu sáng liên tục. Boimen và Jonse đã khẳng định lại kết luận này trong các thí nghiệm của họ khi so sánh ảnh hưởng của sáu giờ chiếu sáng ngắt đoạn (sáu lần trong một ngày đêm, mỗi lần chiếu sáng một giờ còn ba giờ là hoàn toàn tối) và sáu giờ chiếu sáng liên tục. Lanson và Starky cũng đưa ra kết luận và không ngắt đoạn của chiếu sáng 14 h. Tất cả các trường hợp ngắt đoạn theo chu kỳ hay không theo chu kỳ đều đạt kết quả tốt. Dưới đây xin đưa ra một vài sơ đồ chiếu sáng ngắt đoạn (đối với gà). Mặc dầu có thời gian chiếu sáng trong một ngày đêm khác nhau và sự phân chia các giai đoạn chiếu sáng và bóng tối cũng không giống nhau nhưng theo Morris chúng đều thu được những kết quả tương tự. Hệ thống chiếu sáng ngắt đoạn không được áp dụng rộng rãi trong sản xuất vì nó đòi hỏi nhiều công sức, cũng như phải thay đổi chương trình chiếu sáng. Ngoài thời gian chiếu sáng ra, sự chiếu sáng mãnh liệt trong một thời gian ngắn cũng thu hút được chú ý. Sự chiếu sáng này còn gọi là sự gây choáng bằng ánh sáng. Vào ban đêm người ta chiếu sáng bằng những bóng đèn có công suất lớn (300 – 1500W) trong thời gian 6 đến 36 giây. Tác động gây choáng cũng dẫn đến kết quả như chiếu sáng 14 giờ đối với sự đẻ trứng. Phương pháp gây choáng bằng ánh sáng được Staffe tuyên truyền nhiều. Chiếu sáng mạnh trong thời gian ngắn không làm cho gà bay khỏi dàn dậu và kiếm thức ăn hay nước uống. Điều này cũng là một bằng chứng cho tác động thần kinh tiết của tác động ánh sáng, vì trong trường hợp này khả năng ăn hoặc uống thêm hoàn toàn bị loại bỏ. Khi áp dụng chiếu sáng gây choáng có điều quan trọng là phải xác định thời gian chiếu sáng. Staffe đã chiếu sáng hai lần dài 20 giây với các bóng đèn có công suất 1500W vào lúc 4.00 giờ và 4.45 giờ. Mathew chiếu ba lần vào 3.00 giờ và 4.00 giờ, 5.00 giờ với bóng đèn có công suất như trên đã đạt được năng suất sản xuất cao nhất. Chiếu sáng thêm một lần phụ nữa ở lúc sáu giờ không có kết quả gì. Những nghiên cứu khác thay đổi số lần chiếu sáng vào ban đêm từ 3 đến 18 lần với bóng có công suất từ 60 đến 1500W, mỗi lần chiếu từ 3 đến 35 gy. Mener và Zommefeld đã xác định rằng tăng thời gian chiếu sáng từ 3 đến 10 gy làm tăng sức sức đẻ trứng của gà. Trong thí nghiệm của Mener và Vogt đã xác định thêm sự áp dụng chiếu sáng lần thứ tư dài từ 10 giây đến 15 phút đã nâng cao khả năng sản xuất, kết quả này không có được khi chiếu sáng với khoảng cách một giờ. Ngoài ra khối lượng trứng cũng tăng lên. Những sự rút ngắn bớt thời gian giữa các lần chiếu sáng không làm tăng thêm khả năng đẻ trứng. Các tác giả kể trên đã giải thích hiệu quả choáng ánh sáng theo tinh thần của giả thuyết tác động ánh sáng đã nêu trên của Morrin. Họ cho rằng chiếu ánh sáng mạnh với quãng ngắt một giờ đã được gà cảm thụ như là “một ngày”. Theo ý kiến của các tác giả này thì sự rút 105 ngắn quãng ngắt cần phải được điều chỉnh như là một ngày dài hay “sáng hơn”. Do đó quãng ngắt 15 phút giữa các lần chiếu sáng được coi là một ngày hoàn chỉnh và là một ngày kéo dài đầy đủ. Khối lượng quả trứng tăng lên được giải thích bằng sự tăng cường tiết hocmon FSH gây ra do sự tăng số lượng ánh sáng vì rằng khối lượng quả trứng liên quan chặt chẽ với khối lượng lòng đỏ. Cũng như tất cả các phương pháp chiếu sáng được áp dụng trong mùa thu đông có ngày ngắn, sự gây chóang bằng ánh sáng không phải là làm tăng khả năng đẻ trứng quanh năm mà chỉ trong mùa thu đông mà thôi. Hiệu quả cao nhất của sự gây choáng bằng ánh sáng chỉ có tác dụng trong thời gian đầu, khi mới áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là ở chỗ nó không kéo dài ngày của gà, nhưng do đẻ nhiều trứng hơn nên ban ngày gà ăn nhiều thức ăn hơn. Theo các tài liệu của nhiều tác giả thì chi phí cho tiền điện trong phương pháp này là không đáng kể. Nếu trong thời gian nuôi gà mà không chiếu sáng thì để kích thích sự rụng trứng trong cuối mùa đẻ có thể áp dụng bất cứ phương pháp chiếu sáng nào. Như đã biết, gà sống trong ngày chiếu sáng ổn định, thí dụ khi chiếu sáng 13 – 14 giờ, sẽ giảm dần khả năng đẻ trứng theo thời gian và trở nên ít nhạy cảm với các kích thích của ánh sáng. Chiếu sáng thường xuyên 17 giờ một ngày là điều nên tránh vì không làm cho sản lượng trứng tăng thêm mà thường lại gây hậu quả tai hại. Hiệu quả rõ rệt của sự thường xuyên chiếu sáng lâu sẽ giảm xuống nếu hàng tuần cứ tiếp tục chiếu sáng dài thêm. Khả năng sản xuất của gà mái đẻ cũng được tăng cường bằng cách chiếu sáng toàn bộ ban đêm trong hai đến ba tuần lễ hay chiếu sáng 14 giờ ban đêm thay cho chiếu 14 giờ ban ngày. Sự thay đổi định kỳ thời gian chiếu sáng kéo dài bằng thời gian chiếu sáng ngắn hơn đã tránh được sự giảm sút khả năng sản xuất gây ra bởi sự chiếu sáng kéo dài liên tục. Cần phải tránh một sự thay đổi mạnh mẽ ngày chiếu sáng của gà đã bắt đầu đẻ trứng (đặc biệt là sự rút ngắn thời gian chiếu sáng). Điều này luôn luôn gắn liền với sự giảm sức sản xuất. Mức độ giảm liên quan với các đặc điểm di truyền của gà và mức độ chiếu sáng. Kéo dài sự chiếu sáng ở phần lớn các trường hợp làm nâng cao sức đẻ trứng. Hơn 30 năm về trước, người ta đã biết rằng sự thay đổi ngày chiếu sáng có một ý nghĩa quan trọng đối với sự kích thích đẻ trứng ở gà, nhưng ngày chiếu sáng thực tế trong một thời gian nhất định ảnh hưởng rất ít đến sức sản xuất. Nhưng trong vòng 20 năm nay người ta không chú ý một chút nào đến sự thực đó, chỉ mới gần đây vấn đề này mới lại được đưa trước vào kế hoạch. Thời gian chiếu sáng thay đổi bằng cách chiếu sáng nhân tạo sao cho gà hậu bị, những gà này sẽ thay thế cho đàn mái đẻ vào mùa thu được giữ trong điều kiện chiếu sáng nhân tạo 10 giờ một ngày. Mỗi tuần lễ tăng thời gian chiếu sáng thêm 15 – 20 phút, cho đến khi gần kết thúc thời gian đẻ, chiếu sáng hầu như là cả ngày đêm. Phương pháp tăng dần thời gian chiếu sáng trong thời gian gà đẻ phần lớn đạt kết quả tốt. Khác với những phương pháp đã nêu trên, phương pháp này có thể được sử dụng không những ở các tháng mùa thu và mùa đông mà có thể trong suốt thời kỳ gà đẻ trứng. Những người ủng hộ phương pháp này khẳng định rằng khi sử dụng có thể tính đến sự tăng khả năng sản xuất trứng cả năm lên 3 – 5%, nhưng sự tăng lên này không phải sẽ diễn ra một cách tự động. Có những trường hợp tăng thời gian chiếu sáng không có kết quả gì. Nguyên nhân của điều đó là do trước đó đã chiếu sáng quá dài cho tới thời kỳ nuôi dưỡng cuối. Khi tăng thời gian chiếu sáng, sức đẻ trứng tăng lên lúc đầu không thoả mãn như khi chiếu sáng ngắt đoạn. Nhưng sau khi đạt tới đỉnh cao, sức đẻ trứng lại giảm xuống từ từ. Dù sao thì chúng cũng cho số lượng trứng cả năm cao hơn. Do đó trong thực tế, điều quan trọng là làm sao kéo dài thêm thời gian chiếu sáng trong một tuần lễ là 15 – 20 phút cho tới khi kết thúc thời kỳ đẻ trứng, nếu không trong điều kiện chiếu sáng suốt ngày đêm sẽ làm cho gà không cảm thụ với ánh sáng nữa, chúng trơ với các kích thích của ánh sáng và bắt đầu giảm sức đẻ trứng. Mặt khác, kéo dài thời gian có điều chỉnh ở thời gian đầu sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức đẻ trứng ở nửa thời gian sau đẻ trứng. Điều này đã được chứng minh: ở gà mái được chuyển từ thời gian chiều sáng 17 giờ một ngày trong một thời gian dài sang ngày chiều sáng 106 dài hơn 42 tuần tuổi. Sự thay đổi thời gian chiếu sáng không có ảnh hưởng tốt gì đến những gà này. Do đó, để thực hiện được tất cả những ưu điểm của phương pháp này phải nuôi gà hậu bị đã được chuyển lên gà mái trong điều kiện ngày chiều sáng ngắn (không quá 10 giờ), sau đó mỗi tuần tăng thêm 15 – 20 phút cho tới khi kết thúc đẻ trứng. Trong các sách chuyên môn, phương pháp này mang tên “mùa xuân nhân tạo”, nhưng theo ý kiến chúng tôi gọi thế không nên, vì nó không phản ánh bản chất sinh lý của tác động của ánh sáng. Theo như trên thì không phải thời gian tuyệt đối của sự chiếu sáng mà biến động của sự chiếu sáng đã kích thích sự đẻ trứng và hình như hậu quả của sự hoạt động nhiều hơn của gà khi ánh sáng được chiếu dài hơn đã không làm cho gà phải chịu đựng quá mức và ngừng đẻ trứng. Kruger và những người cộng tác đã thử áp dụng phương pháp chiếu sáng lên xuống. Trong thời gian hai tuần lễ, thời gian chiếu sáng tăng từ 10 giờ lên 14 giờ sau đó ở hai tuần lễ sau lại giảm xuống 10 giờ. Nhịp điệu này được giữ trong các tuần lễ tiếp sau đó. Thời gian chiếu sáng trung bình là 12 giờ một ngày đêm để đảm bảo cho gà được nghỉ yên. Nhịp điệu này cũng được áp dụng với thời gian chiếu sáng trung bình dài hơn. Phương pháp chiếu sáng lên xuống này được áp dụng trong suốt thời kỳ đẻ trứng. Có thể có khả năng sự thay đổi ngày chiếu sáng được thực hiện theo hướng ngược lại, tức là giảm bớt thời gian chiếu sáng. Nhưng trong các thực nghiệm giảm bớt ngày chiếu sáng, thấy sức đẻ trứng bị giảm xuống và đó cũng là một nguyên nhân loại trừ khả năng áp dụng phương pháp này. d.Chương trình chiếu sáng Trong mấy năm gần đây chương trình chiếu sáng đã được đưa ra với mục đích tăng sức sản xuất trứng của gia cầm trong các điều kiện chiếu sáng được điều chỉnh. Khác với các phương pháp chiếu sáng đã nêu ở trên, sự áp dụng các chương trình chiếu sáng không chỉ hạn chế trong mùa thu đông mà là toàn bộ thời gian đẻ trứng. Nhưng chương trình này xác định chế độ chiếu sáng từ ngày tuổi thứ nhất cho tới khi gà mái ngừng đẻ. Chương trình chiếu sáng trong giai đoạn phát triển của gà mái choai được quy định bởi ảnh hưởng của ánh sáng đến sự thành thục sinh dục và khả năng đẻ trứng tiếp sau đó. Người ta cho rằng ảnh hưởng này rất mãnh liệt sau khi gà được mười tuần tuổi. Theo King thì thời gian bắt đầu thành thục của gà được xác định bởi, ngoài các nhân tố di truyền ra, trước hết là chế độ chiếu sáng (số lượng ánh sáng) trong thời gian nuôi dưỡng. Sự chiếu sáng càng dài thì càng sớm bắt đầu thành thục và ngược lại. Các nhà nghiên cứu người Anh Morris và Fox trái lại cho rằng không phải số lượng ánh sáng mà là sự biến động của chiếu sáng trong thời gian nuôi là một yếu tố quyết định của thời điểm bắt đầu thành thục, tức là sự thay đổi thời gian của ngày chiếu sáng. Bằng con đường thực nghiệm đã chứng minh được rằng giảm ngày chiếu sáng sẽ kìm hãm sự thành thục, nếu tăng ngày chiếu sáng thì ngược lại sẽ thúc đẩy sự thành thục. Theo tài liệu của những tác giả khác, độ dài tuyệt đối của ngày chiếu sáng chỉ có ý nghĩa khi trong thời gian nuôi gà hậu bị ngày chiếu sáng đã dài rồi, sự thành thục của chúng bắt đầu sớm hơn so với gà đã được nuôi trong ngày chiếu sáng ngắn mặc dầu ở giai đoạn gà mái chúng có ngày chiếu sáng ngắn. Thí dụ gà mái được nuôi trong ngày chiếu sáng giảm từ 22 giờ xuống 16 thành thục sớm hơn gà mái được nuôi trong ngày chiếu sáng giảm dần từ 16 giờ xuống 9 giờ. Nếu không bởi nguyên nhân di truyền thì sự thành thục sớm phụ thuộc vào môi trường, do đó điều kiện không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến thời gian bắt đầu thành thục. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có thể xác định được tuổi bắt đầu thành thục thích hợp nhất, mà chỉ biết rằng tuổi gà khi đạt được 30 – 40% số lượng trứng đẻ có liên quan rõ rệt với toàn bộ sức đẻ trứng của chúng. Mỗi tương quan này được thực hiện giữa đặc điểm chiếu sáng trong thời gian nuôi trước đó và sức đẻ trứng. Người ta nhận thấy rằng chế độ chiếu sáng trong thời kỳ hậu bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn chế độ chiếu sáng trong thời kỳ đẻ trứng. Hiện nay có nhiều chương trình chiếu sáng có khi khác nhau khá xa nhưng lại có một hiệu quả tốt giống nhau. Trong số đó cũng có những chương trình chưa đạt được yêu cầu đề ra. Hiện nay 107 vẫn chưa biết nên chọn chương trình nào là tốt nhất vì tất cả đều còn trong giai đoạn nghiên cứu. Dưới đây chúng tôi xem xét hai chương trình chiếu sáng chính khác nhau theo cách nuôi. a) Chương trình chiếu sáng cho nhà nuôi không có cửa sổ; b) Chương trình chiếu sáng cho nhà nuôi có cửa sổ Cách nuôi thứ nhất có nhiều khả năng thay đổi chương trình hơn vì rằng ở đây không có một sự hạn chế do thiên nhiên nào. Chương trình chiếu sáng cho nhà nuôi không có cửa sổ (ánh sáng hoàn toàn nhân tạo, không dùng ánh sáng tự nhiên). Có thể phân biệt chương trình ngày ngắn và chương trình có thời gian chiếu sáng rút ngắn dần. Chương trình trên có một thời gian chiếu sáng tương đối ngắn và ổn định trong thời gian nuôi hậu bị. Sắp tới thời gian bắt đầu thành thục (hay hơi sớm hơn nữa) thời gian chiếu sáng tăng lên dần dần. Được biết nhiều nhất là chương trình chiếu sáng của King. Chương trình này chiếu sáng cho gà 18 tuần tuổi sáu giờ một ngày đêm. Sau 18 tuần tuổi mỗi tuần tăng thêm thời gian chiếu sáng 15 – 20 phút, cho đến khi thời gian chiếu sáng đạt tới 17 giờ. Ngoài chương trình này còn có các chương trình khác cơ bản cũng dựa trên sự cải biến chương trình King. Ngoài chương trình chiếu sáng của King còn có một vài chương trình khác của các tác giả khác. Theo chương trình của Boumen và những người cộng tác, thời gian chiếu sáng cho gà choai ở 18 tuần tuổi cũng là 6 giờ, sau đó thời gian chiếu sáng tăng lên 45 phút mỗi tuần. Trong 21 tuần tuổi đã đạt đến 9 giờ chiếu sáng một ngày. Sau đó mỗi tuần tăng lên 20 phút. Về kết quả thì chương trình này cũng như chương trình mà King đề nghị. Nhưng khi từ thời gian chiếu sáng 6 giờ nhảy vọt lên 14 giờ cũng được giữ thời gian chiếu sáng dài này trong suốt thời kỳ đẻ trứng sẽ làm cho sức đẻ trứng giảm đi nhiều. Các tác giả đã kiểm tra những ý kiến về vấn đề này và nhận thấy rằng thời gian chiếu sáng 6 h cho tới lúc bắt đầu thành thục là không đủ. Điều này sẽ làm cho gà kiệt sức và thay lông từng phần, hạn chế sức đẻ trứng cao. Nhưng, như các kết quả của các nghiên cứu đã cho biết, những gà mái nhận được nhiều ánh sáng trong thời gian bắt đầu thành thục là những gà mái đẻ kém so với chương trình chiếu sáng của King. Từ đây có thể rút ra kết luận là khi sử dụng chương trình này ngắn trong thời kỳ hậu bị gà mái khó chịu đựng được sự tăng thời gian chiếu sáng nhảy vọt trước lúc thành thục. Boumen, Morris và những người cộng tác đã thử một chương trình ngày ngắn khác với mười giờ chiếu sáng trong thời kỳ hậu bị tăng dần 20 phút một tuần cho tới khi đạt được 17 h chiếu sáng. So với chương trình của King, chương trình này cũng không đạt được sức đẻ trứng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng cho phép rút ra kết luận là thời gian chiếu sáng sáu giờ tăng dần lên mỗi tuần 15 – 20 phút cho tới khi đạt được 17 h vào thời gian bắt đầu đẻ trứng đã đảm bảo cho sức đẻ trứng cao. Sigel và những người cộng tác đã áp dụng sự chiếu sáng 14 h một ngày cho tới 50 tuần tuổi sau đó chỉ tăng lên rất từ từ. Sơ đồ chiếu sáng cho nhà nuôi không có cửa sổ với thời gian chiếu sáng ổn định trong giai đoạn hậu bị 108 Hình 7: Sơ đồ chiếu sáng từ 1-72 tuần tuổi của Sigel 1. Theo Boumen và những người cộng tác; 2. Theo Sigel; 3. Theo Morris; 4 theo King; 5. theo Boumen và những người cộng tác. Ở Anh, người ta đặc biệt tuyên truyền sự chiếu sáng ổn định trong giai đoạn hậu bị nuôi trong chuồng không có cửa sổ. Ngày nay chúng ta vẫn chưa có thể nói thời gian chiếu sáng nào trong giai đoạn hậu bị là tốt nhất vì rằng ngày chiếu sáng 6, 10 và 14 giờ đều có kết quả như nhau. Thời gian chiếu sáng 6 giờ liên tục sẽ làm cho gà thay lông khi mới bắt đầu đẻ, nhiều gà đẻ trứng ngoài ổ đẻ. Đây là một nhược điểm của chương trình chiếu sáng. Bởi vậy người ta chọn thời gian chiếu sáng ổn định là 8 – 10 h. Một loại chương trình chiếu sáng khác đối với nhà nuôi không có cửa sổ là chương trình giảm thời gian chiếu sáng. Hình 8: Sơ đồ chiếu sáng giảm đi trong giai đoạn hậu bị 1. Theo Kingber; 2. Theo Morris và những người cộng tác; 3. Theo Sten Daun; 4. Theo Macclar; 5. Theo Schutz và những người cộng tác. Tất cả những chương trình đều có thời gian chiếu sáng dài lúc bắt đầu nuôi gà con, sau đó giảm ngay trong những tuần lễ đầu tiên, ở 18 -20 tuần tuổi giảm xuống thấp nhất, sau đó thời gian chiếu sáng lại tăng lên dần dần (15 – 20 phút) hay mạnh mẽ (hai giờ). Gà mái khó chịu đựng một sự thay đổi nhảy vọt ở lứa tuổi này. Thời gian chiếu sáng thấp nhất (sáu giờ) đã gây tác hại xấu như đã nêu ở trên. Vì vậy thường thường người ta không hạ thấp thời gian chiếu sáng đến mức đó. Các nhà khoa học Anh không thích chương trình chiếu sáng này đối với chuồng nuôi không có cửa sổ vì họ cho rằng chương trình chiếu sáng ngày ngắn luôn luôn cho kết quả tốt hơn. Chương trình chiếu sáng cho chuồng nuôi có cửa sổ Chương trình chiếu sáng cho chuồng nuôi có cửa sổ lợi dụng thời gian chiếu sáng thiên nhiên và đặc điểm của ánh sáng này. Thời gian chiếu sáng khi gà mới một ngày tuổi rất dài, sau đó giảm xuống trong các tuần lễ đầu, tới gần thời kỳ bắt đầu đẻ trứng thì giảm xuống thấp nhất. Từ lúc bắt đầu đẻ trứng thời gian chiếu sáng thường thường tăng lên dần dần với những bước nhảy không lớn lắm theo từng tuần lễ nhưng vẫn liên hệ với điều kiện chiếu sáng tự nhiên. Như vậy ở đây sự biến động của thời gian chiếu sáng theo hướng giảm đi trong thời gian nuôi gà con và hậu bị. Nếu tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn nuôi này và trong giai đoạn đẻ trứng sẽ dẫn đến sự đẻ sớm và giảm sức đẻ trứng trong giai đoạn đẻ trứng sau. Trong hình vẽ dưới đây đưa ra chương trình chiếu sáng do cơ quan chọn giống của Thuỵ Điển đề nghị áp dụng cho giai đoạn từ lúc mới nở cho tới thời kỳ đẻ trứng. Trong sơ đồ Deleted: ¶ 109 ngày nở của gà choai được chia từng quãng 15 phút một ngày, còn của gà mái đẻ là một tháng. Theo sơ đồ này có thể điều chỉnh chế độ chiếu sáng nhân tạo cho gà có ngày nở khác nhau. Nên chú ý là đối với những gà nở muộn phương pháp chiếu sáng rút ngắn dần chỉ áp dụng được đối với những ngày dài nhất trong năm (đến 21 tháng 6). Bắt đầu từ ngày này ánh sáng giảm xuống được thực hiện qua ánh sáng tự nhiên. Trong thời gian hai tháng đẻ trứng đầu không áp dụng chiếu sáng nhân tạo vì rằng sức đẻ trứng của gà có thể tăng lên nhanh chóng mà không cần sự chiếu sáng đó. Chỉ sau đó mới áp dụng chiếu sáng nhân tạo theo sơ đồ. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số sơ đồ nữa về sự chiếu sáng cho các chuồng nuôi có cửa sổ được đề nghị bởi một trong các cơ sở giống nước ngoài. Thời gian ngày chiếu sáng, bao gồm cả chiếu sáng nhân tạo, được biểu diễn bằng giờ, khi mang sử dụng cần phải tính toán tương ứng với thời gian của một ngày đêm. Pigarev đã thành công trong việc nâng cao rõ rệt sức đẻ trứng và khối lượng trứng được áp dụng chương trình chiếu sáng theo thời gian chiếu sáng tự nhiên. Hình 9: Sơ đồ chiếu sáng chuồng nuôi có cửa sổ trong thời gian nuôi gà con (cơ quan giống của Thuỵ Sĩ). Giải thích trong sách Hình 10: Sơ đồ chiếu sáng chuồng nuôi có cửa sổ trong thời gian gà đẻ trứng (cơ quan giống của Thuỵ Sĩ). Giải thích trong sách Formatted: Font: 2 pt Deleted: ¶ Deleted: ¶ 110 Chế độ tối sáng: Các nhà khoa học trường Đại học Cornell đã xác định rằng, đối với gà đẻ, trong vòng 24 g, chiếu sáng 8 g, tắt 10 g, chiếu 2 g, rồi tắt 4 g, sẽ cho sản lượng trứng tương tự như chiếu liên tục 24 g nhưng tiết kiệm 40 % tiền điện. Khi nuôi gà con, có 2 loại là nuôi đúng vụ và trái vụ Nuôi đúng vụ: gà con nở cuối mùa xuân, hè, giai đoạn nuôi gà hậu bị vào mùa thu đông, ngày ngắn, phù hợp với nguyên tắc hạn chế ánh sáng trong giai đoạn hậu bị… không cần tác động gì cả. Nuôi trái vụ, gà con nở vào cuối đông, đầu xuân, giai đoạn hậu bị diễn ra vào mùa hè, ánh sáng rất mạnh và ngày dài. Khi đó, lấy thời gian chiếu sáng ban ngày dài nhất làm chuẩn và vào những ngày khác, chiếu thêm ban đêm cho đủ như giờ chuẩn đó, như vậy, suốt thời gian hậu bị, chiếu sáng 12-13 g, miễn là thời gian chiếu sáng phải thật ổn định, đến cuối giai đoạn hậu bị mới tăng thời gian chiếu sáng để kích thích gà đẻ trứng. Nguyên tắc cần chú ý là: khi gà vào đẻ, tăng giờ chiếu sáng từ từ, mỗi ngày 30’, liên tục, đề đặn cho đến khi đủ 16-17 h/ngày. Khi gà đẻ, không được giảm thời gian chiếu sáng dưới 16- 17 h với cường độ chiếu sáng thích hợp… Khi tăng giờ chiếu sáng, tăng vào sáng sớm có tác dụng hơn là tăng vào buổi chiều tối. Cường độ chiếu sáng: đối với chuồng kín, dùng ánh sáng nhân tạo hoàn toàn, 3 tuần đầu chiếu sáng 24/24, sau 3 tuần tuổi, giảm xuống chỉ còn 8 h/ ngày, cường độ ánh sáng là 5-10 lux hoặc 1 watt/m2; khi gà vào đẻ, tăng lên 20 - 40 lux hoặc 3-4 watt/m2, duy trì cường độ này đến khi kết thúc nuôi gà đẻ. 2.4.6. Lớp độn chuồng Nuôi trên lớp độn chuồng dày, lớp độn chuồng có rất nhiều tác dụng quan trọng: 1. Hút ẩm từ phân gà, bằng cách này từ 115g phân/ gà sẽ giảm xuống còn 28,75g (115g-75% nước) Formatted: Font: 14 pt Deleted: ¶ Deleted: ¶ 111 2. Trộn và làm giảm mức độ đậm đặc của phân. Điều này không những giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và phân mà còn làm giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng (thức ăn chưa tiêu hoá trong phân gà) Nhờ vậy, nhiều vi sinh vật không sinh sản được, một số con không sống sót được, số lượng vi sinh vật giảm đi. 3. Sự kết hợp giữa lớp độn chuồng dày và phân gà dẫn đến lên men ở mức độ thấp tạo ra một lượng nhỏ amoniac diệt khuẩn. Quá trình phân huỷ hoá học này biến lớp độn chuồng thành nguyên liệu tương đối vô hại với gà. 4. Chức năng khác của lớp độn chuồng là điều hoà độ ẩm và nhiệt độ của môi trường. Lớp độn chuồng hút ẩm từ không khí khi không khí quá ẩm và giải phóng hơi nước khi không khí quá khô. Vào những ngày lạnh gà thích thú với sự ấm áp của lớp độn chuồng và vào những ngày nóng chúng thải bớt nhiệt cơ thể bằng cách chúng vùi mình trong lớp độn chuồng. Nói tóm lại, nếu chăm sóc tốt lớp độn chuồng với nguyên liệu đúng yêu cầu thì nuôi gà trên nền hoàn toàn hay 2/3 là sàn thì vấn đề phân gà được giải quyết gần như là tuyệt vời. Mặt khác, nếu quản lý lớp độn chuồng không tốt, nó có thể trở thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà. Ví dụ: khi lớp độn chuồng quá quá ẩm hoặc đóng bánh lại, vi sinh vật sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Do vậy, không chỉ chân gà bị tấy lên, nứt ra và bị nhiễm khuẩn (do phân luôn dính vào phân gà làm sưng chân, dị dạng ngón chân và viêm khớp do tụ cầu khuẩn), mà vi sinh vật do gà nuốt vào có thể gây bệnh ỉa chảy, cầu trùng, nội ký sinh trùng và bệnh samonellosis, điều này làm ô nhiễm lớp độ chuồng sẽ dẫn tới các bệnh khác. Nếu lớp độn chuồng quá khô, không khí trong chuồng bụi gây viêm đường hô hấp và nhiễm khuẩn làm cho đường hô hấp giảm sức đề kháng. Những bệnh đó là bệnh Newcastle, viêm khí quản truyền nhiễm, AIV, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Reo virut, Adeno virut, bệnh Marek, TRT, P. multccida, H. paragallinarum, chlamydia, E. coli, nấm phổi, Mycoplasma, (MG/MS)…Hơn nữa, khi đường hô hấp bị viêm nhiễm kết hợp đáp ứng của cơ thể với vaccin làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ đàn gà. Đôi khi do không có nguyên liệu độn chuồng tốt phải dùng nguyên liệu đứng hàng thứ hai, cần biết rõ đặc điểm của loại nguyên liệu đó để có thể sử dụng cho đúng. Loại nguyên liệu độn chuồng hút ẩm chỉ tốt khi ẩm độ có thể được giải phóng khỏi lớp độn trong điều kiện chuồng được thông thoáng tốt và không khí trong chuồng bị khô. Đảm bảo giải phóng ẩm độ rất tốt, nhưng than bùn và vỏ lạc lại rất kém. Những loại đó giữ ẩm và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Tính chất không đóng bánh là một yêu cầu quan trọng của lớp độn chuồng. Dăm bào, trấu, mùn cưa khô, thoáng tốt; rơm cắt ngắn và giấy cắt nhỏ rất dễ đóng bánh. Nhiều khi, kết hợp các loại nguyên liệu cho phép bổ sung những điểm yếu của chính các nguyên liệu đó. Ví dụ: trấu không hút ẩm nhiều nhưng lại nhẹ và chống đóng bánh trong điều kiện bình thường. Nếu dùng trấu kết hợp với rơm cắt nhỏ thì sẽ tốt hơn khi sử dụng riêng từng loại. Khi lớp độn chuồng quá khô môi trường trong chuồng gà sẽ bụi. Bụi gây kích thích đường hô hấp, do vậy gà dễ bị bệnh. Độ ẩm phù hợp cần đảm bảo trong lớp độn chuồng là 25 - 30%. Độ ẩm này cần thiết để tránh không khí trong chuồng quá khô, duy trì quá trình lên men chậm trong lớp độn chuồng và giảm tới mức phù hợp quá trình phát triển của noãn nang cầu trùng. Số lượng lớn vi sinh vật trong lớp độn chuồng có thể là các loại có khả năng gây bệnh hoặc loại không. Khi còn ở ngoài cơ thể vật chủ, chúng có thể sinh sản được hoặc không sinh sản được. Những loại không sinh sản được ở bên ngoài cơ thể vật chủ là động vật nguyên sinh, trứng giun, virut, mycoplasam và chlam mydia. Những loại vẫn sinh sản bên ngoài cơ thể vật chủ là vi khuẩn và nấm. Những vi sinh vật này có thể do gà đang nuôi trong đàn thải ra hoặc mang đến chuồng gà từ ngoài qua con người, chuột, chim hoang, quần áo, dụng cụ chăn nuôi, thiết bị, không khí ô nhiễm, nước hoặc thức ăn…Thời gian sống sót của vi sinh vật được 112 kéo dài thêm nhờ ẩm, PH trung tính, protein, và nhiệt độ thấp nhưng bị rút ngắn lại do khô, PH quá cao hoặc quá thấp, bề mặt sạch sẽ, nhiệt cao, làm đông lạnh, làm tan đá và tia cực tím. Trong điều kiện thông thường thời gian sống sót trung bình của một số mầm bệnh như sau: Sống sót nhiều ngày: Mycoplasma, Hemophilus, Sprochaete, virut bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, virut bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Sống sót hàng tuần: Pasteurella, Campylobacter, Erysipelothrix, AIV, virut bệnh Newcatsle, virut bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm. Sống sót hàng tháng: Tụ cầu khẩn, Salmonellae, E. coli, virut bệnh Gumboro, virut bệnh Marek, virut bệnh đậu, Reo virut, Adeno virut, bào tử nấm, cầu trùng, Crypto sporidia. Sống sót hàng năm: M. avium, trứng giun, nha bào vi khuẩn, bào tử nấm. Như chúng ta đã thấy nhiều loại trong số vi sinh vật nói trên sống khá lâu. Do vậy, cọ rửa sạch sẽ, sát trùng và thời gian để trống chuồng dài là cần thiết để cắt đứt vòng đời của chúng. Lớp chuồng tốt, vệ sinh, diệt trừ côn trùng và bệnh hại, an toàn sinh học, dùng clo sát trùng nước, vệ sinh thức ăn là cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sạch hơn cho gà. Trong điều kiện trại quản lý kém, vi sinh vật luôn đe doạ sức khoẻ đàn gà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt lớp độn chuồng, vi sinh vật sẽ bị ức chế và môi trường chăn nuôi gà sẽ được cải tiến, kết quả là đàn gà sẽ có sức khoẻ, tỷ lệ nuôi sống và sức sản xuất cao hơn. Lớp độn chuồng ảnh hưởng đến trạng thái chung và sức khoẻ của gà và là một trong những nhân tố quan trọng của môi trường. Nhờ các quá trình phân huỷ của men xảy ra trong lớp độn chuồng, gà nhận được một nguồn bổ sung các chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là vitamin B 2 , B 12 và các chất kháng sinh. Nếu chú ý tốt đến lớp độn chuồng có thể đẩy mạnh sức đẻ trứng. Nếu giữ lớp độn chuồng được tốt thì chúng không dính bết vào nhau, người đi vào chuồng không bị lớp độn chuồng dính vào giầy và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn. Rơm rạ chặt nhỏ, trấu, lá khô để nguyên hay chặt nhỏ, vỏ bào, than bùn … có thể dùng làm lớp độn chuồng. Rơm rạ chưa chặt nhỏ không dùng làm lớp độn chuồng vì chúng hút ẩm và đóng bánh rất nhanh. Rơm rạ đại mạch cũng không dùng làm chất độn chuồng vì có nhiều gai cứng làm hỏng màng nhầy của gà. Than bùn hấp thụ hơi nước trong không khí gấp ba lần so với mùn cưa và vỏ bào, hai lần nhiều hơn rơm rạ, nhưng để thoát nước lại kém hơn. Khả năng chứa nước của than bùn tăng lên nếu giữ chúng trên trần nhà trong mùa đông, ở đó nó được giữ lạnh. Cần phải xem mùn cưa có bị nấm mốc không trước khi đưa vào sử dụng để tránh cho gà khỏi bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Rơm rạ cắt nhỏ qua máy cắt sẽ trở thành các sợi mảnh và có khả năng hấp thụ rất tốt. Tốt hơn cả là dùng lớp độn chuồng hỗn hợp. Có thể hỗn hợp các nguyên liệu độn chuồng kể trên. Lớp độn chuồng gồm có 1/3 là than bùn và 1/3 là vỏ bào, 1/3 là rơm rạ cắt nhỏ. Cũng có thể hỗn hợp các nguyên liệu sẵn có để làm lớp độn chuồng. Nhiều thành phần vỏ bào quá trong hỗn hợp độn chuồng sẽ làm giảm các quá trình phân huỷ của lớp độn chuồng và các quá trình sinh tổng hợp. Trong tất cả các chuồng nuôi có thông khí tự nhiên, người ta rải lớp độn chuồng mới vào mùa hè vì rằng trong những ngày mùa thu lạnh rất khó giữ lớp độn chuồng được khô. Độ dầy của lớp độn chuồng phụ thuộc vào nguyên liệu được dùng và mật độ nuôi. Lớp độn chuồng phải có thể hấp thu và biến đổi được các chất do gà thải ra mà không bị hư hỏng về cấu trúc. Với mật độ nuôi bình thường, lớp độn chuồng dầy vào khoảng 20 -25cm. Để giữ được khô suốt năm, nền chuồng phải được cách ly tốt với hơi ẩm của đất. Nền chuồng phải có lớp trên cứng, làm bằng bê tông, bằng gỗ và các nguyên liệu khác. Nền chuồng làm bằng gỗ không cần phải tráng gì thêm trên bề mặt vì lớp độn chuồng không làm hỏng được gỗ. Những năm gần đây ở nước ngoài đã xuất hiện những chuồng nuôi ở đó người ta rải lớp độn chuồng trên lớp đá răm dầy 30 cm ngăn cách với đất bằng một tấm nhựa nhân tạo. 113 Vôi khô không phải là chất cách ẩm tốt, nhưng cũng có thể cần vôi trong trường hợp không giữ được lớp độn chuồng khô. Thường gà cũng làm xốp lớp độn chuồng khi bới tìm mồi. Nếu không đủ thì phải xới lớp độn chuồng đều đặn. Có thể dùng một cào đặc biệt chạy bằng điện. Số lần xới lớp độn chuồng phụ thuộc vào nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng và điều kiện tiểu khí hậu. Về mùa đông lớp độn chuồng hấp thụ ẩm nhiều phải xới thường xuyên hơn, có khi làm hằng ngày để cho sự bốc hơi nước được nhanh chóng. Nếu lớp độn chuồng quá ẩm, kết bánh lại với nhau thì phải thay thế. Thêm vôi vào (0,6 – 1kg/m 2 ) có thể hút ẩm nhiều nhưng không làm cho cấu tạo của lớp độn chuồng được tốt hơn. Dùng supephosphat có hiệu quả tốt hơn (0,5kg/m 2 ) vì nó làm cho cấu tạo của lớp độn chuồng được tốt hơn. Điều quan trọng là phải làm xốp lớp độn chuồng ở tất cả các độ sâu để làm cho sự hoạt động sinh học được thực hiện ở tất cả các lớp. Nếu lâu không xới lớp độn chuồng thì những vi sinh vật yếm khí sẽ phát triển cạnh tranh với sự phát triển của quần thể các vi sinh vật háo khí. Ngoài ra lớp độn chuồng sẽ trở nên rất ẩm và mục nát. Nếu thường xuyên xới lớp độn ở dưới sẽ làm cho chúng luôn luôn khô. Một lần nữa, chúng tôi muốn nhắc lại rằng cấu tạo của lớp độn chuồng chịu ảnh hưởng quyết định của tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Chỉ có thể giữ cho lớp độn chuồng được khô trong mùa đông nếu có hệ thống thông khí tốt đảm bảo đẩy hơi ẩm ra ngoài chuồng nuôi. Ở nước ta, tình trạng sử dụng lớp độn chuồng không đảm bảo diễn ra rất phổ biến. Hầu hết các nông hộ sử dụng lớp độn chuồng mỏng từ 3-5 cm, sau đó 2-4 tuần lại thay một lần, làm như vậy sẽ thường xuyên gây stress, nhiều bụi và ảnh hưởng rất xấu đến năng suất của đàn gà. 2.5. Mật độ nuôi và độ lớn của đàn Khả năng sản xuất của gà phụ thuộc vào mật độ nuôi (số lượng gà mái trên 1m 2 diện tích chuồng nuôi). Nuôi càng dầy sức đẻ trứng của từng gà mái càng giảm xuống mặc dù số trứng tính trên một đơn vị diện tích sản xuất của chuồng nuôi có thể tăng lên. Tăng mật độ nuôi cũng giảm vốn đầu tư cho một cơ sở nuôi, vì vậy người ta đang cố gắng tăng mật độ nuôi gà mái đẻ hơn nữa. Tăng mật độ nuôi cũng tạo điều kiện cho tăng năng suất lao động. Mật độ nuôi do nhiều yếu tố quyết định, nhưng chủ yếu là cách nuôi, trang bị kỹ thuật của chuồng nuôi và giống gà. Ngày nay có những loại chuồng nuôi gà mái đẻ trong đó gà được nuôi trên lớp độn chuồng và trên sàn gỗ với mật độ 12 – 14 con trên 1m 2 nền chuồng mà sức đẻ trứng vẫn cao. Muốn được kết quả tốt như vậy chuồng nuôi phải có tiểu khí hậu điều chỉnh được và thức ăn phải có nhiều chất có hoạt tính sinh học. Tiêu chuẩn mật độ nuôi phụ thuộc vào cách nuôi và kỹ thuật được áp dụng. Khi nuôi hơn bốn con trên 1m 2 với lớp độn chuồng cần phải có hệ thống thông khí tốt. Muốn nuôi dầy hơn nữa phải có hố phân lớn (một hay vài hố phân cho 50% diện tích nền chuồng). Nuôi mật độ dầy thì không gian để gà vận động bị hạn chế, đặc biệt là không có đủ trang bị hay trang bị không tốt sẽ làm cho gà dễ xuất hiện trạng thái bị kích động, ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng. Có thể giảm nhẹ kích động này bằng cách cho gà ăn thêm các chất có hoạt tính sinh học (vitamin và kháng sinh). Nuôi nhiều sẽ sinh ra mổ nhau, để hạn chế điều này người ta thành lập đàn từ những gà mái choai có mỏ bị cắt đi một phần. Tiêu chuẩn mật độ theo các phương pháp nuôi (đầu con/1m 2 ) Nuôi chăn thả (thông khí tự nhiên): 3 – 4. Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí nhân tạo): 3 – 4 Nuôi trên lớp độn chuồng (thông khí tốt): 5 – 7 Nuôi trên sàn gỗ: 5 – 7 Nuôi dầy hơn tiêu chuẩn này còn phải có đủ điều kiện thông khí và các trang bị kỹ thuật trong chuồng nuôi. Formatted: Level 1 Formatted: Font: 14 pt [...]... phòng bệnh 1 Mỗi cơ sở phải có vành đai cách ly bao gồm - Vành đai trắng có bán kính 500 – 1000 mét Trong khu vực này không chăn nuôi gia cầm khác ngoài số gia cầm nuôi trong trại - Vành đai an toàn có bán kính 3 – 5km Gia c trong khu vực này đựơc tiêm phòng ầm chống Newcastle theo định kỳ 2 Hàng rào vây quanh phải kín, người và gia súc không được vào trong vực rào 3 Cổng ra vào phải được đóng kín, có... được dải dăm bào và sát trùng Mật độ không quá 5 gà /1 ngăn ổ, ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra sức đẻ trứng cá thể 12 Khi gà để phải kiểm ta tối thiểu 4 lần /ngày, trứng được ghi rõ tên dòng, số mái, số ô chuồng và ngày đẻ rồi ghi vào biểu Theo dõi kiểm tra trứng Loại thải kịp thời những gà có tính ấp bóng, gà trống quá béo, lười đạp mái 13 Phải đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 14 – 16 giờ Cường độ... hàng ngày, hàng tu ần, hàng tháng và hàng quý như sau: - Công việc hàng ngày + Thay chất sát trùng ở các hố hoặc khay sát trùng trước cửa chuồng nuôi + Quan sát đàn gà, nhặt trứng trên nền, trong sào đậu, nhặt xác chết cho vào thùng có nắp kín và giao cho cán bộ thú y xử lý + Lau máng ăn và đổ thức ăn vào máng theo quyđịnh + Rửa, sát trùng máng uống và đổ nước sạch vào máng, hót dăm bào bị ướt ở nền... khô đều, bông và sạch, màu sắc lông và chân đúng với màu sắc chuẩn của lông và chân từng dòng, giống; cánh áp sát và thân, bụng thon và mềm, rốn khô và kín; phản xạ nhanh nhẹn 2.7.2.2 Chọn lọc gà con giai đoạn 42 hoặc 49 ngày tuổi (tuỳ theo từng dòng, giống) 1 Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chọn lọc được nhanh và tốt như quây gà, cân kỹ thuật, thước đo, sổ sách, biểu mẫu cần thiết và nhân lực... phương pháp riêng 2 Sau khi gà mái và gà trống được chọn ghép vào gia đình, lấy các cá thể được xếp từ cao đến thấp, gà trống chỉ giữ lại 4-5% so với 1 ngày tuổi, tương tự gà mái chọn khoảng 2530% Mỗi gia đình được ghép với tỷ lệ 1 trống với 10-12 và có 1 -2 trống dự trữ cùng huyết thống ( kỹ thuật ghép gia đình có hướng riêng) 3 Mỗi dòng phải đảm bảo tối thiểu có từ 25 gia đình trở lên 2.7.3 Kỹ thuật... theo dõi sức đẻ trứng và khối lượng trứng cá thể từ tuần tuổi 23-24 đến 37-38 tuần tuổi Gà được chọn phải có đầy đủ các số liệu theo các chỉ tiêu sau: - Khối lượng cơ thể sống 42 hoặc 49 ngày tuổi, 140 ngày tuổi - Sống lượng trứng đẻ từ 23-37 tuần tuổi - Khối lượng trứng ở các tuần 36- 37 ( mỗi gà mái có ít nhất 7 quả trứng) - Tình trạng sức khoẻ của từng cá thể Các chỉ tiêu trên được đưa vào xác định... lại 4 Trước lúc vào làm việc phải tắm và thay quần áo, dày dép nhúng vào khay sát trùng và rửa tay bàng dung dịch desinfectol 0,2% hoặc foormol 1% + Trước các nhà gà và các ô chuồng gà phải có hố sát trùng bằng dung dịch crêzin 3% 121 + Sát trùng vào sào đậu, ổ đẻ, chất dộn chuồng một tuần 1 lần, luân phiên bằng thuốc Dipterex và foormol 2%/ 5 Quét nước vôi nồng độ 20% lên trường lửng và bệ hố thoát... khí phải sạch và đảm bảo vô trùng •Cùng loại hình chăn nuôi: Chỉ nuôi 1 loại gia cầm; Áp dụng cùng lứa, cùng vào – cùng ra cho từng dãy chuồng để có thời gian vô trùng, diệt mầm bệnh lây lan Sau mỗi lứa, cần có thời gian trống chuồng ít nhất 7 ngày để tẩy uế, vệ sinh toàn hệ thống và khu vực •Quản lý về chất độn chuồng: ủ trước khi bán hay bón ruộng 123 Sau mỗi lần xuất chuồng, vệ sinh và tẩy trùng... 80 - 81 Formatted: Font: 16 pt Bảng 33 Lịch tiêm phòng cho đàn gà đẻ trứng Thuốc và vacxin Cách dùng Marec-HVT-FC chủng 1 26 Tiêm cơ Phòng bệnh hô hấp:Farmasin 1g/1l H20+vitamin bổ Uống xung vacxin đậu C Chủng cánh lasota lần 1 Nhỏ mắt, mũi, miệng Phòng bệnh t.hoá: Nitrofurazolidon 125 g/1t n hay Trộn vào TĂ, nước uống ấ cloramfenicol 0,5 g/1lít nứơc vacxin gumboro CT hoặc D78 vào lúc 14 ngày Theo chỉ... Khi mua đàn gia cầm mới Chỉ mua từ cơ sở giống có danh tiếng và có trách nhiệm Có hợp đồng mua bán có xác nhận nhận là đàn giống sạch bệnh, đã được tiêm phòng đầy đủ Đàn gia cầm mua đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh phổ biến nhất Cách ly tốt •Dụng cụ chuyên chở con giống và sản phẩm: xe chỉ được đi 1 chiều, sau đó phải phun thuốc khử trùng triệt để, cho cả xe và dụng cụ trên . thời gian chiếu sáng theo hướng giảm đi trong thời gian nuôi gà con và hậu bị. Nếu tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn nuôi này và trong giai đoạn đẻ trứng sẽ dẫn đến sự đẻ sớm và giảm. nhặt trứng trên nền, trong sào đậu, nhặt xác chết cho vào thùng có nắp kín và giao cho cán bộ thú y xử lý. + Lau máng ăn và đổ thức ăn vào máng theo quy định. + Rửa, sát trùng máng uống và đổ. 500 – 1000 mét. Trong khu vực này không chăn nuôi gia cầm khác ngoài số gia cầm nuôi trong trại. - Vành đai an toàn có bán kính 3 – 5km. Gia cầm trong khu vực này đựơc tiêm phòng chống Newcastle

Ngày đăng: 24/07/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan