LÚA GẠO VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

10 389 1
LÚA GẠO VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. MỞ ĐẦU Đời sống xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (?BSCL) gắn liền với con nước thủy triều và được gọi là một nền văn minh sông nước. Hơn 200 năm qua con người đã thay đổi toàn bộ c?nh quan từ việc giải tỏa đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống nước, đã biến nơi này thành một vùng nông nghiệp sông nước. Những vùng đất mới đã phát triển mạnh nền sản xuất lúa nhờ chọn lọc canh tác các giống ngắn ngày năng suất cao. Ở vùng ?BSCL có hai vụ lúa trong năm nhưng cũng có một số vùng trồng ba vụ lúa cũng được trồng luân canh với các loại cây trồng khác, ở những khu vực ven biển lúa được trồng vào mùa mưa và khi đến mùa khô người ta sử dụng các ruộng lúa này để nuôi tôm. ĐBSCL được mệnh danh là bát gạo của Việt Nam, trong năm 2005 vùng này có sản lượng gạo chiếm 54% sản lượng gạo ? Việt Nam (cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo chiếm vị trí thứ hai với kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 4,5 triệu tấn cung cấp 23% thị trường thế giới. ĐBSCL có thể được chia thành 3 khu vực nông nghiệp thủy lợi, vùng được phân chia tùy theo loại đất. Thời vụ của lúa khác nhau từ vùng này sang vùng khác và bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn thủy lợi, đặc biệt là lũ lụt, nguồn nước và độ mặn của nước. Khu vực 1: khu vực bị ngập sâu (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần của Cần Thơ). Thời vụ gieo trồng được xác định bởi chế độ nước của sông Mekong. Trong hai thập kỷ qua người nông dân đã thay đổi lịch gieo trồng để tránh lũ lụt. Tiến hành xuống giống lúa vào mùa khô và đầu mùa mưa, trước khi nước lũ tràn về. Về cơ sở hạ tầng (đê bao, đê lấn biển và kênh mương) ở khu vực đất ruộng và cả khu sinh sống cộng đ?ng cũng đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thời vụ gieo trồng. Khu vực 2a: khu vực trung gian đất phù sa (Cần thơ, Vĩnh Long, một phần của An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang). Sản xuất trên đất phù sa là nơi cung cấp lúa gạo chủ chốt của ĐBSCL, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, vì thế nếu có biến đổi nhỏ sẽ gây tác động mạnh đến nền kinh tế. Khu vực 2b: khu vực trung gian đấ

LÚA GẠO VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Gs.Ts. Nguyễn Thị Lang Viện lúa ĐBSCL 1. MỞ ĐẦU Đời sống xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (?BSCL) gắn liền với con nước thủy triều và được gọi là một nền văn minh sông nước. Hơn 200 năm qua con người đã thay đổi toàn bộ c?nh quan từ việc giải tỏa đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống nước, đã biến nơi này thành một vùng nông nghiệp sông nước. Những vùng đất mới đã phát triển mạnh nền sản xuất lúa nhờ chọn lọc canh tác các giống ngắn ngày năng suất cao. Ở vùng ?BSCL có hai vụ lúa trong năm nhưng cũng có một số vùng trồng ba vụ lúa cũng được trồng luân canh với các loại cây trồng khác, ở những khu vực ven biển lúa được trồng vào mùa mưa và khi đến mùa khô người ta sử dụng các ruộng lúa này để nuôi tôm. ĐBSCL được mệnh danh là "bát gạo" của Việt Nam, trong năm 2005 vùng này có sản lượng gạo chiếm 54% sản lượng gạo ? Việt Nam (cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo chiếm vị trí thứ hai với kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 4,5 triệu tấn cung cấp 23% thị trường thế giới. ĐBSCL có thể được chia thành 3 khu vực nông nghiệp thủy lợi, vùng được phân chia tùy theo loại đất. Thời vụ của lúa khác nhau từ vùng này sang vùng khác và bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn thủy lợi, đặc biệt là lũ lụt, nguồn nước và độ mặn của nước. Khu vực 1: khu vực bị ngập sâu (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và một phần của Cần Thơ). Thời vụ gieo trồng được xác định bởi chế độ nước của sông Mekong. Trong hai thập kỷ qua người nông dân đã thay đổi lịch gieo trồng để tránh lũ lụt. Tiến hành xuống giống lúa vào mùa khô và đầu mùa mưa, trước khi nước lũ tràn về. Về cơ sở hạ tầng (đê bao, đê lấn biển và kênh mương) ở khu vực đất ruộng và cả khu sinh sống cộng đ?ng cũng đã được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thời vụ gieo trồng. Khu vực 2a: khu vực trung gian/ đất phù sa (Cần thơ, Vĩnh Long, một phần của An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang). Sản xuất trên đất phù sa là nơi cung cấp lúa gạo chủ chốt của ĐBSCL, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, vì thế nếu có biến đổi nhỏ sẽ gây tác động mạnh đến nền kinh tế. Khu vực 2b: khu vực trung gian/ đất phèn (Long An, Hậu Giang). Đất acid sulfat (ASS) được phân bố rộng ở vùng ĐBSCL bởi vì là vùng đã từng bị nước biển xâm nhập. Nông nghiệp của vùng này chủ yếu phụ thuộc vào thủy triều và hệ thống thủy lợi; ASS thường tập trung ở khu vực bị nhiễm mặn như là vùng bán đảo Cà Mau. Khu vực 3: khu vực bị nhiễm mặn (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau). Sự nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn (khoảng 40km từ biển) dọc theo bờ biển của ĐBSCL. Có nhiều dự án quản lý nước được thực hiện trong hai thập kỉ qua với mục đích (i) điều khiển độ mặn trong suốt mùa khô, (ii) cung cấp nước từ thượng ngu?n để tưới tiêu. Hiện nay những khu vực nằm ngoài quy mô của dự án quản lý nước chủ yếu là nuôi tôm nước lợ. Chỉ có một vùng nhỏ vẫn còn trồng lúa vào mùa mưa. Lợi thế so sánh của Việt Nam đã và đang được chứng minh trong sản xuất nông nghiệp, với 60 triệu người đang sinh sống ở khu vực nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng nhì thế giới. Việt Nam đã từng chiếm lĩnh thị trường thế giới về thanh long xuất khẩu, hạt điều; có thứ hạng cao trong xuất khẩu cá basa, cá tra, tôm, cao su, chè. Kết qu? hiển nhiên này cho thấy thực tế về thế mạnh của Việt Nam đang nằm ở lĩnh vực nông nghiệp. Nếu chúng ta không có tiềm năng mạnh như vậy thì ít nhất các nước khác cũng đã buông "mảng nông nghiệp" cho chúng ta. Hãy khai thác trọn chuỗi giá trị nông nghiệp mang lại. Đó là đầu tư vào công nghệ sinh học, công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, công nghiệp thủy lợi, công nghiệp chế biến nông sản. Các ngành kinh tế khác như phần mềm, ô tô, hóa dầu, bán lẻ, tiếp thị, nên hướng vào phục vụ nông nghiệp, khai thác tối đa lợi thế so sánh của chúng ta trong quá trình hội nhập ban đầu. 2. THÁCH THỨC CHO SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Thay đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, xâm nhập mặn + diện tích đất nông nghiệp giảm + thiếu nước trong mùa khô + ảnh hưởng của khủng hoảng lương thực và năng lượng trên thế giới. Năm 2009 đánh dấu sự kiện 1,002 tỷ người đói do hạn hán, lũ lụt. Hơn 1 tỷ người rơi vào tình cảnh nghèo khó. Thách thức trước mắt: đất nông nghiệp giảm, thiếu nước, giá đầu vào tăng (chủ yếu là nhiên liệu và phân bón), sự thoái hóa đất trồng, đói nghèo và thiếu dưỡng chất. Khả năng cạnh tranh kém của bộ giống lúa đang sản xuất trên đồng ruộng hiện nay, độ bạc bụng tăng theo xu hướng ấm lên của trái đất, hàm lượng amylose cao, giá trị độ bền thể gel thuộc nhóm cứng cơm là thách thức lớn cho nhà chọn giống. Công nghệ hạt giống (seed technology) ít được chú ý đầu tư và chưa có chính sách hợp lý để thúc đẩy sự phát triển công nghệ hạt giống. Sự bộc phát sâu bệnh hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta rất thiếu những nghiên cứu cơ bản về di truyền làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng bố mẹ và chọn lọc con lai, trên cơ sở đa dạng sinh học. Chúng ta còn thiếu các nghiên cứu tương tác giữa ký chủ và ký sinh, hệ thống truyền tín hiệu và sự thể hiện gen mục tiêu, tương tác giữa kiểu gen và môi trường, tiêu chuẩn chọn lọc cần thiết và các thông số di truyền khác như chỉ số chọn lọc, hiệu quả chọn lọc. Thiếu thông tin lẫn nhau trên mạng đặc biệt là data base về bảo tồn tài nguyên di truyền động thực vật. Chúng ta đầu tư nhiều tiền của trong sưu tập, bảo quản, nhưng thiếu đầu tư cho đánh giá kiểu hình và đánh giá kiểu gen, dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên này rất thấp (thí dụ cây lúa chỉ mới khai thác được 0,03% ngân hàng gen đang được bảo quản tại ĐBSCL). Mức thu nhập của người làm ruộng thấp + khả năng thiếu lao động cao trong thời vụ tập trung + xu hướng di dân ra đô thị, bỏ ruộng đồng. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), đang đứng trước sức ép đòi giảm bớt trợ cấp nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nông sản. Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, nơi đó lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao. Những nước đang phát triển như Việt Nam, nền kinh tế còn nhiều yếu kém, doanh nghiệp nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp, hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, các yếu tố của thị trường chưa hình thành đầy đủ, trình độ cán bộ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hội nhập quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn khó khăn và thách thức, thậm chí rất lớn; nhất là đối với nông dân trồng lúa. Những sản phẩm có tính chất thay thế nhập khẩu như lúa, cây ăn quả,… sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh mạnh hơn so với hàng nhập khẩu, khi hàng rào bảo hộ không còn nữa. Doanh nghiệp, địa phương không có khả năng cạnh tranh sẽ phá sản, ảnh hưởng dây chuyền đến nguồn thu nhập của người sản xuất, thậm chí dẫn đến mất việc làm nghiêm trọng. Hiện tượng tiêu cực do phân chia không công bằng với người nông dân sản xuất nhỏ chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong nội dung an sinh xã hội. Do đó, vấn đề đưa công nghệ sinh học vào cây trồng thật sự hết sức cần thiết cải thiện các khâu giống tạo tốt hơn các sản phẩm, mẫu mã, bảo vệ môi trường, ĐBSCL l trung tâm văn hóa và cầu nối với các nước lân cận, cần nghĩ tới những điểm mạnh đang có, những yếu tố kế thừa nay đã được thử thách, những cơ hội đang tới để tập trung nhiều hơn, nhận biết được sự thay đổi xung quanh để thích ứng và thay đổi, xây dựng và triển khai cho được lĩnh vực công nghệ sinh học với xu thế phát triển. Xây dựng chuỗi cung hàng hóa trong nông nghiệp. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nông nghiệp công nghệ cao có cơ hội phát triển do tiếp cận với trung tâm khoa học và trung tâm kinh tế. 3.1. Xây dựng và quy hoạch Từ những đặc điểm nói trên, An Giang và các tỉnh ĐBSCL dù muốn hay không, chúng ta chắc chắn phải thực hiện nông nghiệp đô thị theo xu thế tất yếu của nó. Nếu chúng ta có qui hoạch tốt, có định hướng đúng đắn, chúng ta sẽ giảm bớt những nhược điểm của nông nghiệp đô thị và thúc đẩy phát triển ổn định hơn. 1. Mô hình nông nghiệp sinh thái rất được ưa chuộng ở các nước Tây Âu. Thoạt tiên, nó được xây dựng ở ven đô, sau đó mở rộng ra ở các vùng khác. Nó tôn trọng qui luật tự nhiên, coi trọng bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có của thiên nhiên và sau cùng là chất lượng sản phẩm tốt, vệ sinh. 2. Mô hình cung ứng nông sản cho đô thị, cho các thành phố lớn, với hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt. Với dân số khá khiêm tốn hiện nay của Tp. Long Xuyên, chúng ta khó có thể xây dựng mô hình này, nhưng trong tương lai không xa, đây sẽ là mô hình rất phát triển. Mô hình này còn đòi hỏi một sự chuẩn hóa nghiêm khắc với hệ thống luật lệ khá hoàn chỉnh, một hệ thống kiểm tra thật tốt. 3. Mô hình quản lý chất lượng đầu ra là mô hình thường được tìm thấy ở Hà Lan. Người ta xây dựng mạng lưới các chợ rau xanh ở thành phố, kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ nơi tiêu thụ. Nó giống như mô hình 2, nhưng qui mô giới hạn trong một sản phẩm, thí dụ rau xanh, hoặc lúa gạo. Điều này tác động tích cực đến sản xuất, buộc các nhà nông phải không ngừng cải tiến qui trình. 4. Mô hình nông nghiệp công dân là mô hình ở Pháp. Mô hình này giải quyết rất tốt vấn đề ô nhiễm, bản thân một ngành hàng, một người khó có thể giải quyết được. Lúc bấy giờ, trách nhiệm thuộc về tất cả mọi công dân không phân biệt ngành nghề, vị trí xã hội và giới. Họ đứng trong cùng đội ngũ với nông nghiệp giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Đối với An Giang, chúng tôi nghĩ rằng mô hình số 1 và 3 có tính khả thi cao. Đặc biệt, sản xuất gạo cung cấp cho các siêu thị không những chỉ phục vụ An Giang, mà còn cho nhiều thành phố khác như Tp. Hồ Chí Minh, 5. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong đó, ĐBSCL còn rất thiếu nội dung cơ khí hóa, công nghệ sau thu hoạch, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất. 6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. 7. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái: việc thiếu nước sạch sinh hoạt, sự ô nhiễm kim loại nặng trên các dòng sông ven đô thị vẫn còn là bài toán lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ĐBSCL. Mặt khác, dường như các công trình nông thôn chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong đầu tư của Nhà nước và địa phương. Môi trường ô nhiễm là vấn nạn chưa có giải pháp đồng bộ và căn cơ. Hàng ngày không biết bao nhiêu nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất hóa học được nông dân sử dụng trên đồng ruộng, chảy theo kênh rạch, tải ra sông biển. Tài nguyên thủy sản nước ngọt trong tự nhiên giảm nghiêm trọng. 3.2. Các chiến lược về kỹ thuật * Cải tiến năng suất vượt trần, tạo nền tảng đa dạng di truyền. Để làm được điều ấy, người ta phải thực hiện nghiên cứu trình tự genome, xây dựng quỹ gen (genetic stocks) và cải tiến phương pháp đánh giá kiểu hình. Việc đầu tư nghiên cứu tập trung vào cây lúa mới có tính kháng bền vững với sâu bệnh hại, có bộ gen mở rộng (thuật ngữ GW: wide genome). * Chiến lược nghiên cứu cây lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày) ở ĐBSCL đã góp phần thúc đẩy gia tăng diện tích gieo trồng xấp xỉ 4 triệu ha ở đây. Với giống lúa sớm như vậy, nông dân có thể tránh lũ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, phát triển toàn khu vực giống cao sản thay thế giống lúa mùa một vụ, năng suất thấp. Chiến lược này sẽ được tiếp tục thực hiện với mọi n? lực khắc phục tính trạng rạ yếu liên kết với tính chín sớm. * Chiến lược nghiên cứu lúa chống chịu ổn định với rầy nâu, bệnh đạo ôn, đã góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả IPM trong cả nước. Chiến lược này sẽ được tiếp tục với sự hỗ trợ tích cực của phương pháp ứng dụng marker phân tử trong chọn giống (MAS). * Chiến lược sử dụng đúng nguồn vật liệu bản địa và nguồn bên ngoài (exotic) trong qui mô quần thể hồi giao cải tiến (advanced backcross) đang được khuyến khích đối với cây trồng, đặc biệt là những tính trạng số lượng có tương tác với môi trường vô cùng phức tạp (như tính chống chịu khô hạn, chống chịu mặn, chống chịu thiếu lân,…). Bên cạnh đó, các vật liệu làm nhiệm vụ bắc cầu với khả năng tiếp hợp (compatibility) cao cần được xác định trong trường hợp lai xa, lai khác loài, khác sub-species (dưới loài), hoặc khai thác tính trạng thơm ngon từ cây cổ truyền, năng suất thấp, vào cây trồng cao sản. * Chiến lược tạo đột phá về năng suất thông qua khai thác ưu thế lai của cây lúa, hoặc tạo giống lúa có dạng hình mới đang gặp nhiều thách thức ở ĐBSCL. Đối với lúa ưu thế lai, ĐBSCL sẽ trở thành nơi sản xuất hạt lai có tiềm năng cho cả nước. * Chiến lược tạo giống lúa hạt dài, hàm lượng amylose #20%, ít bạc bụng là ưu tiên số 1, kế đến là mùi thơm. Phương pháp chọn tạo giống truyền thống vẫn còn nguyên giá trị của nó trong cải tiến giống lúa theo mục tiêu chiến lược này. Tuy nhiên, nó cần được kết hợp với các phương pháp hiện đại để thúc đẩy hiệu quả tốt hơn. * Phát triển công nghệ hạt giống. Cái yếu nhất của ĐBSCL chúng ta là công nghệ hạt giống, phát triển công nghệ hạt giống có hệ thống bao gồm: (1) kỹ thuật sản xuất hạt giống, (2) kiểm tra chất lượng hạt giống và cấp chứng chỉ, (3) hệ thống pháp luật hạt giống (seed legislation), (4) chính sách hạt giống của chính phủ (bao gồm quyền tác giả, tổ chức sản xuất, quản lý thị trường,…) là những hoạt động cải tiến có ý nghĩa khả năng cạnh tranh hạt gạo Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. * Phát triển các nội dung chủ yếu của công nghệ sau thu hoạch bên cạnh những tiến bộ về giống. Phơi, sấy, bảo quản trong kho, xay chà, đánh bóng, bao bì, dán nhãn và thương hiệu cần được tiến hành có hệ thống với tiêu chuẩn rõ ràng, kiểm tra chặt chẽ. Phát triển hệ thống dự báo thị trường, giá cả, cung cầu, giúp nông dân và doanh nghiệp trong quyết định chọn lựa phương thức sản xuất kinh doanh. Cả ĐBSCL, hệ thống kho tàng dự trữ lúa gạo của nông dân chỉ có khả năng giữ trung bình 2 tháng/năm là con số đáng lo ngại. * Công nghiệp hóa ngành trồng lúa: là tiến trình sản xuất lúa gạo, trong đó đa số hoạt động được cơ giới hóa, làm tăng năng suất trên đơn vị đất, tăng năng suất lao động, lợi tức cao. Kinh nghiệm của các nước trồng lúa tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc,… điều kiện cần thiết phải có là kinh tế quốc gia phải phát triển liên tục; tổ chức lại sản xuất theo qui mô ruộng đất tập trung ngày càng cao: khâu làm đất, quản lý nước, quản lý phân bón, thuốc BVTV, thu hoạch và sau thu hoạch. Mức độ cơ giới hóa được xem xét theo mức đầu tư tính bằng "mã lực/ha"; thí dụ Hàn Quốc: 4,11, Trung Quốc: 3,88, Pakistan: 1,02, Ấn Độ: 1,0 và Thái Lan: 0,79 (Bộ NN và PTNT 1994). Điều quan trọng sau cùng là thu hẹp được khoảng cách chênh lệch năng suất lúa trên diện rộng [narrowing yield gap]. * Tưới tiết kiệm nước: chiến lược canh tác trong điều kiện môi trường đã và đang thay đổi rất nhiều. Nếu như trong quá khứ, việc tăng sản lượng cây trồng dựa trên việc gia tăng hai nhân tố cùng một lúc: năng suất và diện tích; thì tương lai sẽ chỉ phải nhấn mạnh một nhân tố năng suất. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường ngày càng bị ô nhiễm là thách thức to lớn. Trong đó, thiếu nước, nhiệt độ dưới mức tối hảo cho sinh lý cây trồng sẽ làm hạn chế gia tăng năng suất lớn nhất. Giải pháp khắc phục phải được tiến hành cả hai lĩnh vực cùng một lúc: di truyền và kỹ thuật canh tác. Viện Lúa Quốc tế cũng phát triển kỹ thuật tưới tiết kiệm đang được khảo nghiệm tại An Giang. * Quản lý phân bón theo hướng ICM: kỹ thuật quản lý phân bón mới so với cách làm truyền thống của nông dân. Kỹ thuật mới có thể tiết kiệm được 20 - 40% N, năng suất tăng 2 - 12%, tăng 10-15% mức độ hồi phục N và giảm 10 - 50% lượng phân N mất đi. Khoa học cây trồng tương lai với sự phát triển của mô phỏng học (crop modelling). Thế kỷ 21 sẽ nhanh chóng trở thành thế kỷ của "tổng hợp" nhiều hơn là phương pháp theo chính luận (holistic), nó sẽ là sự giao thoa của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc điểm của thế kỷ 21: (i) Dân số tăng, sự thịnh vượng tăng; (ii) thiếu nước ngọt, thiếu năng lượng; (iii) thay đổi khí hậu toàn cầu; (iv) cạnh tranh giữa lương thực và năng lượng sinh học; (v) Đô thị hóa gia tăng, mật độ dân số trên diện tích tăng. Chúng ta sẽ phải đổi mới bằng cách thiết kế mô hình (innovation by design). Công nghệ sinh học ngày càng thỏa mãn yêu cầu cuộc sống và mang tính xã hội hóa. Hai chức năng của "mô phỏng cây trồng" là: (i) khám phá mang tính giáo dục và (ii) tìm hiểu sâu hơn về di truyền cây trồng. Trong đó, tương tác G x M x E phải được xác định (G: giống, E: môi trường, M: quản lý kỹ thuật canh tác). Mô hình đang được tập trung nghiên cứu là: - Phát triển từ mức độ phân tử của bộ gen đến mức độ cây trồng cụ thể, đến hệ thống sinh học cây trồng. - Phát triển cây lúa C3 sang cây C4 theo mô hình GECROS (2008). - Mô phỏng cầu nối giữa sinh học hệ thống, sinh lý cây trồng, chọn giống cây trồng và kỹ thuật quản lý thích ứng. - Từ mô phỏng hệ thống cây trồng đến đánh giá sự tổn thương khi thay đổi khí hậu. - So sánh 12 models về khí hậu của hai giai đoạn 2081-2100 với 1981- 2000, nhằm tìm kiếm một sự quản lý tốt đối với rủi ro, tránh đổ lỗi cho khách quan. Hiệu quả sử dụng phân đạm đã giảm nghiêm trọng trên nhiều vùng trồng lúa. Nghiên cứu xu hướng năng suất lúa N giảm dần (dự án yield declining) của Cassman và ctv. 1996 và tài liệu của Li 1991, cho thấy ở Philippines, để sản xuất được 1kg gạo, cần bón 15-18kg N, ở Trung Quốc là 15-20kg N trong giai đoạn 1958-1963, nhưng giảm xuống 9,1kg N ở giai đoạn 1981-1983, và hiện nay là 5,0kg N. * Kỹ thuật canh tác mới : những kỹ thuật mang tính chất cơ bản là: (i) cấy mạ non, tuổi mạ 8-12 ngày, (ii) cây thưa, mật độ 16 cây/m2, nhằm khai thác tiềm năng lớn nhất của giống lúa. Kỹ thuật canh tác hiện đại phải chú ý hiệu quả sử dụng phân N và mức độ phục hồi N. Đối với kỹ thuật sạ thẳng, người ta khuyến cáo nội dung áo bên ngoài hạt thóc bằng một lớp sắt (iron-coated seeds), máy áo hạt sẽ giúp nông dân thực hiện 500kg hạt trong 2 giờ để trộn với bột sắt. Điều này sẽ làm cho hạt nặng hơn, chìm sâu xuống đất để tránh chim ăn (đề nghị của Yamauchi và ctv). Trung tâm Aichi đề xuất kỹ thuật cày hình chữ V để sạ thẳng. * Nội dung khuyến nông với địa phương nên tập trung vào 9 nội dung phải kiểm soát trong quá trình canh tác lúa. Đó là: (1) chuẩn bị đất, nền tảng của thành công; (2) thời gian gieo sạ đúng thời vụ; (3) đảm bảo 150-300 chồi/m2 và đồng đều; (4) sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc BVTV khi cần thiết; (5) bón phân căn bản, đặc biệt phân N; (6) bón N đúng lúa nhờ kỹ thuật phân tích cận hồng ngoại (near-infra red), (7) bón lân căn bản khi đất có hàm lượng lân thấp hơn 20ppm; (8) giữ nước trên ruộng tối thiểu 20-25 cm trong lúc hình thành hạt phấn (tránh bất thụ do nhiệt độ lạnh, nóng ); (9) thu hoạch càng sớm càng tốt khi hạt lúa chín sinh lý. * Thích ứng khí hậu : Thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi mức thiệt hại của khô hạn, ngập úng, mặn, nhiệt độ cao và phổ gây hại của sâu bệnh. Chiến lược phát triển trong tương lai cần và sẽ tập trung vào nội dung: (1) thích ứng sự thay đổi khí hậu: Cải thiện khả năng chống chịu khô hạn, ngập và mặn của các giống lúa địa phương và các dòng ưu tú nghiên cứu phát triển nguồn gen cây trồng sẽ bao gồm xác định các giống lúa cải tiến hiện nay có khả năng chống chịu ngập (trong quá trình nảy mầm, lũ ngập một phần, và ngập hoàn toàn) và chống chịu mặn. Từ đó tạo chọn các giống mới và các dòng triển vọng, đáp ứng các mối đe dọa mới. Những thách thức cho an ninh lương thực toàn thế giới và Việt Nam tập trung vào các sự kiện như sau: (i) sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm ấm lên khí quyển trái đất, (ii) thiếu nước tưới cho cây trồng, (iii) nguy cơ thiếu hụt lương thực trước tình trạng đất nông nghiệp giảm và dân số tăng, (iv) stress phi sinh học ngày càng biểu hiện nghiêm trọng, đặc biệt khô hạn. Bên cạnh đó, sâu bệnh hại ngày càng phát triển do cách thức ứng xử của con người trong nông nghiệp thâm canh theo xu hướng kém bền vững, cân bằng sinh học trên đồng ruộng bị phá vở. Có nơi tính hệ thống trong nông nghiệp không còn nữa. Ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống đang là giải pháp được khuyến khích. * Quản lý tổng hợp cây trồng và nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với môi trường thay đổi một cách nhanh chóng. Phân tích hệ thống canh tác và kinh tế - xã hội trong các nghiên cứu ở từng địa phương. Đánh giá chuyên sâu về khu vực ven biển và phát triển kế hoạch tổng thể để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực để đánh giá phát thải khí nhà kính. 4.3. Xây dựng nguồn lực cho công nghệ cao * Đào tạo nguồn nhân lực cho thế hệ trẻ biết trồng lúa, một thế hệ mới của giống lúa chống chịu tốt kết hợp nhiều tính trạng chống stress cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, làm giảm rủi ro của người nông dân và khuyến khích đưa vào sử dụng thích hợp. Kế hoạch chiến lược với một đội ngũ chuyên gia đa ngành kiến thức và sự hình thành cầu nối sản xuất và nghiên cứu. Sự thành thạo thuộc về khoa học được tăng cường và sự công nhận quốc tế. Khả năng làm vững mạnh và phát triển đội ngũ thông qua đào tạo có bằng cấp và không bằng cấp. Sự liên kết và trao đổi kiến thức mạnh mẽ hơn thông qua sự kết nối và cuộc họp của dự án, đề tài. Cập nhật kiến thức và kinh nghiệm các kỹ thuật cho nông dân trồng lúa. * Cuối cùng tăng cường hợp tác quốc tế. KẾT LUẬN Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cần chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, trong chọn tạo giống; bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh thái. Mục tiêu hướng đến nông nghiệp chất lượng cao với nông sản thoả mãn yêu cầu hội nhập, phục vụ nội tiêu, xuất khẩu, có sức cạnh tranh tốt, tiến đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề trong nông thôn, giảm hiện tượng di dân tạo sức ép quá lớn cho thành thị. Sản xuất nông nghiệp cao không phải chỉ bằng kinh nghiệm của nông dân mà bằng kiến thức khoa học, thực hiện nội dung "trí thức hóa nông dân" với vai trò vô cùng quan trọng của công tác khuyến nông. Vùng ĐBSCL có những đặc thù phải bằng con đường công nghệ cao trong hướng nông nghiệp với quy trình khép kín sẽ có những hướng đặc thù riêng. Tài liệu tham khảo David, C.C. and Otsuka, K., eds. 2006. Modern rice technology and income distribution in Asia. Lynne Rienner Publisher and International Rice Research Institute, Boulder, Colorado, and Manila. FAOSTAT (FAO Statistical Service). 2010. http://faostat.fao.org, Food and Agriculture Organization of the United Nations. Accessed June 2010. Hazell, P.B.R. 2010. The Asian Green Revolution. In D. J. Spielman and R. Pandya-Lorch (eds) Proven Successes in Agricultural Development: A Technical Compendium to Millions Fed, International Food Policy Research Institute, Washington, D.C., 67-97. Nguyen Thi Lang G.S.Khush, N.Huang and Bui Chi Buu(2001).Rice breeding for advese soil and irrigated areas through dialel analysis. 0monrice (9)133- 137. Nguyễn Thị Lang 2010. Nghiên cứu chọn giống phẩm chất phục vụ xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo nghiệm thu đề tài.

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan