"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner _2 ppsx

8 467 2
"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner _2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner 1.3. Lưu đày và cầm tù Môtíp bỏ tù (Imperisonment), là một trong những môtíp phổ biến của văn học Gothic, các nhân vật bị giam trong các hầm bí mật, trên các gác chuông, ngọn tháp… để trừng phạt. Môtíp này nhằm góp phần thể hiện sự độc ác của những nhân vật theo tuyến cai trị và góp phần gây thương cảm cũng cho người đọc đối với các nạn nhân và một trong những đóng góp quan trọng cho thể loại tiểu thuyết Gothic đó là yếu tố rùng rợn, ma quái nhằm gây tâm lý sợ hãi cho người đọc. Mặc dầu vậy, môtíp cầm tù trong tiểu thuyết Gothic châu Âu chỉ dừng lại ở việc miêu tả nỗi đau có tính chất cá nhân, còn William Faulkner sử dụng môtíp cầm tù và lưu đày như biểu tượng của thân phận con người. Nhân vật Benji thường xuyên bị nhốt trong khu nhà của gia đình Compson, hình ảnh cái hàng rào thường xuyên trở đi trở lại trong tâm tưởng của nó, cuối cùng nó bị bỏ tù thực sự trong nhà thương điên. Nếu như nhân vật Emily trong Bông hồng cho Emily tự giam hãm chính trong ngôi nhà của mình thì nhân vật Benjy bị người khác bỏ tù. Và nếu như nhân vật Emily là một ẩn số về tâm lý với mọi người dân vùng Jefferson, thì ở Âm thanh và cuồng nộ chúng ta sẽ hiểu hơn về tâm lý của những nhân vật bị bỏ tù và những nhân vật tự bỏ tù. Các nhân vật của William Faulkner đều bị giam hãm trong quá khứ và chính điều này làm cho họ không thể đối mặt với thế giới hiện tại, bởi hiện tại của họ cũng chính là quá khứ. Trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu của mình về William Faulkner, William Faulkner sự sáng tạo tính hiện đại (William Faulkner the making of Modernist), Daniel J. Singal cho rằng, “với Faulkner, quá khứ được xem là không tồn tại mà tiếp tục sống trong hiện tại”(13). Sự di chuyển môtíp bị cầm tù về xác cho đến sự cầm tù về mặt tâm linh và từ những nhà tù hữu hình thành vô hình cho ta thấy được những điều mà Faulkner dự định khi diễn tả nỗi sợ phổ quát của nhân loại hay cũng chính là bi kịch của nhân sinh. Từ nỗi đau về những điều không thể nói được của nhân vật Benjy (nhân vật này bị câm), rào cản không thể vượt qua được trong quan hệ của người da trắng và người da đen của nhân vật Dilsey cho ta thấy được rằng mỗi con người ta khi sinh ra đều bị cầm tù trong chính giới hạn về thể xác của mình và sau đó chính là những giới hạn về địa vị xã hội, và cuối cùng đó là nhà tù của chính các ham muốn và dục vọng. Khi đọc phần độc thoại nội tâm của nhân vật Jason ta nhận thấy rõ điều này. Đó là từ gia đình cho đến công sở và xã hội, tất thảy đều là nhà tù, là những chốn lưu đày. Hắn thường xuyên bị căn bệnh đau đầu ám ảnh. Ta thấy như đâu đây thấp thoáng bóng dáng nhân vật Hamlet của Shakespeare, “thế gian là một ngục thất, mà Đan Mạch là cái ngục thất ghê tởm nhất”. 2. Con tem thư Yoknappatawpha Con tem thư của nơi chôn nhau cắt rốn – “little postage stamp of native soil”(14) – đó là cụm từ thể hiện thế giới nghệ thuật của Faulkner, gắn chặt Faulkner với vùng quê miền Nam của mình. Chính con tem thư này đã thể hiện bản sắc và phong vị miền Nam trong tiểu thuyết của Faulkner. Một trong những thành công của tiểu thuyết Gothic chính là không gian ma quái, rùng rợn mà tác giả đã sử dụng để làm nền cho những câu chuyện nhằm tạo nên sự hoang vu, bí ẩn và tác động đầu tiên về mặt tâm lý đối với người đọc, gây cảm giác sợ hãi. Tiểu thuyết Gothic Hoa Kì cũng tiếp nhận kỹ thuật xây dựng bối cảnh này để gây tâm lý sợ hãi, nhưng không gian rùng rợn, hoang vu, ma quái được di chuyển vào chốn văn minh của cuộc sống hiện tại, mang hơi thở của hiện tại. Nỗi sợ hãi không còn bắt nguồn từ những hiện tượng siêu nhiên kỳ bí mà từ những điều quen thuộc trong cuộc sống thường nhật, không có ác quỷ hay bạo chúa mà chỉ có những con người với nhau, cũng không có chiến tranh hay bạo lực nhưng trong thâm tâm mỗi nhân vật đều bị ám ảnh bởi những nỗi sợ hãi (như phần trên đã trình bày). Khi đọc tiểu thuyết Gothic miền Nam, điều đầu tiên mà chúng ta cảm nhận được đó chính là bản sắc vùng (the sense of place), từ hệ thống nhân vật, ngôn ngữ cho đến không thời gian. Hầu hết tất cả bạn đọc, kể cả ở Hoa Kì, nếu không là người gốc miền Nam thì khi đọc những tiểu thuyết của Faulkner, sẽ cảm thấy bị bối rối ngay lập tức bởi hệ phương ngữ mà tác giả sử dụng, thậm chí tác giả còn chế tạo ra những từ mới bằng cách bắt chước thổ ngữ của những người da đen, da đỏ sống ở vùng này. Có lẽ vì vậy mà ở trung tâm nghiên cứu Faulkner ở đại học Misouri, Hoa Kì đã có luôn bộ môn “Faulkner học” chuyên nghiên cứu về cách sử dụng ngôn từ của Faulkner và đưa ra một bộ từ điển cho chính những tác phẩm của ông. 2.1. Bi kịch dưới lớp vỏ ngôn từ Cái khó khi đọc Fauklner chính là hệ thống từ ngữ trong tác phẩm của ông: hệ thống phương ngữ miền Nam mà người đọc cứ vừa phải đọc vừa phải tra cứu, hệ thống nhân vật có quan hệ chồng chéo lên nhau mà khi đọc cũng lại phải tra cứu và cách diễn ngôn của tác giả. Âm thanh và cuồng nộ là một trong số những tiểu thuyết thuộc vào loại khó đọc nhất của Faulkner bởi lẽ toàn tiểu thuyết là bốn câu chuyện mà hai câu chuyện đầu một được kể bởi thằng khờ - loạn trí và câu chuyện thứ hai là tâm trạng của một sinh viên năm nhất trong ngày cuối cùng của cuộc đời, đầy đắn đo và cân nhắc để tự hủy hoại cuộc đời mình, tâm trạng của một kẻ có tiềm năng điên. Cả hai câu chuyện là hệ thống ngôn từ được diễn đạt một cách chồng chéo, đứt gãy và giàu tính biểu tượng. Trong câu chuyện của Benjy và Quentin, hệ ngôn ngữ thông thường đã bị phá vỡ và bẽ gãy, nhất là trật tự từ ở trong câu, câu nọ gối lên câu kia, và câu nọ nằm trong câu kia, hai từ nằm ngay bên cạnh nhau trong một câu lại diễn tả hai ý khác nhau. Khi đem bản thảo cho nhà xuất bản, Faulkner cũng đã có chủ ý là in bằng hai màu mực khác nhau để độc giả dễ dàng phân biệt giữa những từ, câu diễn đạt quá khứ và những từ hoặc câu diễn tả những sự kiện đang xẩy ra ở hiện tại. Nhưng khi tiếp xúc với văn bản, đặc biệt là trong câu chuyện của Benjy thì có những đoạn không được in nghiêng vẫn diễn đạt những hình ảnh diễn ra trong quá khứ. Trong phần giới thiệu câu chuyện Khi tôi hấp hối, tác giả Bahm đã nhận xét rằng: “Hai tiểu thuyết, Âm thanh và cuồng nộ và Khi tôi hấp hối đều là những cố gắng của Faulkner nhằm giải thích những điều không thể giải thích được trong nội tâm nhân vật”(15). Vậy nên, khi tiếp xúc với thế giới nội tâm của nhân vật không thể nói được như Benjy và nhân vật không thể nói với ai được như Quentin thì hệ thống ngôn từ đứt gãy, va chạm giữa những sự kiện trong quá khứ và sự kiện trong hiện tại đã thể hiện thế giới nội tâm phong phú, đa dạng nhiều tầng lớp hay cũng chính là lớp ngôn từ để diễn đạt một tâm hồn và trái tim tan nát. Sự đổ vỡ trong tâm hồn được gây ra từ những đỗ vỡ và đứt gãy trong quan hệ gia đình. Một người bố thì nghiện rượu không quan tâm đến con cái, một người mẹ thì bị ám ảnh bởi bệnh tật và lúc nào cũng nghĩ là mình có bệnh. Nhưng, căn bệnh nặng nhất của bà ta có lẽ chính là sự ích kỷ, bà chỉ yêu mình, yêu gia đình Bascomb mà không yêu con mình. Trong bốn đứa con, bà chỉ yêu Jason, vì Jason giống bà ta nhất. Ba đứa con còn lại bà đều cho rằng “đó là kết quả của sự trừng phạt vì bà đã lấy một người chồng bao giờ cũng nghĩ rằng ông ta cao hơn mình”. Quentin và Jason đều có những mối quan tâm riêng. Chỉ có Caddy là nhân vật nữ có sự mạnh mẽ, dũng cảm nhất để chăm lo cho cả mấy anh chị em, đặc biệt là chăm sóc và dạy dỗ Benjy. Với Quentin và Benjy, có lẽ Caddy vừa đóng vai trò là bố (ở sự mạnh mẽ) vừa đóng vai trò làm mẹ (ở sự yêu thương và chăm sóc), đặc biệt là có khả năng xoa dịu những nỗi đau trong tâm hồn. Thế rồi Caddy cũng ra đi. Sự không còn trinh trắng nữa của Caddy như một giọt nước làm tràn đầy cốc nước và là giới hạn cuối cùng của những bi kịch đã tiềm ẩn lâu nay trong gia đình Compson. Kéo theo sự ra đi của Caddy là sự đổ vỡ về giá trị hay chính là sự đổ vỡ về tâm linh trong tâm hồn Quentin. Một điều rất ngẫu nhiên là nếu như câu chuyện của Benjy bắt đầu ngay lúc nó đang chơi với Luster ở gần sân golf, chợt nghe thấy tiếng người chơi golf gọi C-a-d-d-i-e để gọi tên đứa bé nhặt bóng, âm thanh này đã đánh thức câu chuyện về chị Caddy của nó, cùng với bao nhiêu bi kịch đã xẩy ra trong gia đình, thì, với Quentin, đám cưới của Caddy, sự không còn trinh trắng nữa của Caddy đã đánh thức những bi kịch lâu nay đã âm ỉ trong tâm hồn anh ta và chỉ hóa giải các bi kịch này bằng cái chết. Bi kịch của Quentin là bi kịch của một người đàn ông quí tộc miền Nam da trắng bất lực. Sự bất lực thể hiện ở chỗ anh ta không thể thực hiện được những việc mà đáng lẽ một quí ông da trắng ở miền Nam phải làm đó là chăm sóc và bảo vệ những người nhỏ bé và yếu đuối hơn trong gia đình mình, như mẹ, em gái và nô lệ, và cao hơn nữa đó là việc giữ nếp nhà, bảo vệ những truyền thống của gia đình. Quentin yêu quá khứ, và yêu tất cả những gì thuộc về quá khứ, chết cũng là quá khứ và vì thế anh ta tìm cái chết để mãi mãi thuộc về quá khứ. Điều này có lẽ cũng gần giống với bi kịch của cô Emily trong Bông hồng cho Emily khi cô ta không công nhận cái chết của bố mình và đầu độc luôn người yêu để cho tất cả thành quá khứ. Khái niệm chết và quá khứ dường như không có ở hai nhân vật này, hiện tại của họ là hiện tại của quá khứ và cũng đồng nghĩa với cái chết. Không những với Quentin và Benjy mà với Jason, mặc dầu là người tương đối thực tiễn, hắn ta đối diện với những đổi thay của thời cuộc theo thế chủ động và nhập cuộc, nhưng qua những dòng tâm tư của hắn, ta thấy đó là nhãn quan của sự đổ vỡ, của việc nhận ra những ngục tù của cuộc sống. Trong một căn nhà lạnh giá, thiếu tình yêu thương và những kẻ loạn trí, hắn không muốn lấy vợ, mà thực ra hắn không có niềm tin. Sự đổ vỡ về giá trị bắt đầu từ sự đổ vỡ về phụ nữ, về Caddy và Quentin. Niềm vui duy nhất của hắn là tích góp tiền bạc và hành hạ kẻ khác – hắn là một con quái vật trong xã hội hiện đại. Nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, hắn là một người cô độc. Sự cô độc của hắn cũng gần giống với sự cô độc của Benjy, đó là bi kịch của một kẻ xa lạ, xa lạ cả trong cuộc đời, trong gia đình và xa lạ với cả chính bản thân mình. Từ sự đứt gãy và đổ vỡ của ngôn từ, thông qua việc diễn đạt một cách trực tiếp nội tâm của nhân vật, ta thấy được thành công của Faulkner trong việc thể nghiệm một phương thức trần thuật mới. Ông khám phá ra diễn ngôn độc đáo, phù hợp với tôn chỉ của chủ nghĩa hiện đại như phát biểu của Ezra Pound: Hãy làm cho nó mới đi! (“Make it new”). Trong Âm thanh và cuồng nộ, hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong câu chuyện của các nhân vật chính là cái cửa sổ, cả Caddy và sau này là Quentin đều trốn đi bằng lối cửa sổ, khung cửa sổ tồn tại như chứng nhân cho những hành động mạnh mẽ mà Caddy và Quentin thể hiện. 2.2. Cửa sổ - sự giải thoát Không gian cửa sổ xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết Gothic như một biểu tượng đầy bí ẩn, đằng sau những cửa sổ nhỏ bé là cả một thế giới âm u, đầy tội lỗi và cũng có khi đó lại là lối thoát cho các nhân vật muốn vượt thoát khỏi sự tù đày. Tiểu thuyết Gothic miền Nam cũng vay mượn biểu tượng cửa sổ với nghĩa như vậy trong các tiểu câu chuyện của Edga Poe, nhân vật cũng trốn thoát bằng lối cửa sổ (Con quạ). Trong truyện ngắn Bông hồng cho Emily, khung cửa sổ luôn là tâm điểm và gây sự tò mò cho người dân vùng Jefferson, vì người ta chỉ trông thấy cô Emily xuất hiện đằng sau cánh cửa sổ. Với văn hóa miền Nam, cửa chính bao giờ cũng dùng trong những việc đón tiếp trọng thể, nên thường ngày vẫn đóng kín, còn nô lệ và người làm thì đi bằng lối cổng sau. Với chức năng như vậy của cửa chính nên cửa sổ trở thành lối thoát cho các nhân vật giao lưu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là bênh vực cho những điều cấm kỵ. Trong đám tang của bà nội Daddmudy, tất cả bọn trẻ con đều bị cấm vào nhà, “vì chúng quá nhỏ để biết đến cái chết”. Nhưng Caddy, với sự chủ động và dũng cảm của mình đã dám trèo lên cây và nhìn qua cửa sổ trong khi các anh trai của cô vẫn đứng ở dưới. Chính cô là người duy nhất và đầu tiên trong số mấy anh chị em phát hiện ra cái chết. Cửa sổ còn bênh vực cho những khát vọng bản năng của cả hai nhân vật, Caddy và Quentin để chạy theo tiếng gọi của dục vọng. Đằng sau những hành động bị buộc tội là “hư hỏng”, là “đồ đĩ” thì hành động của Caddy và Quentin là biểu tượng của sự vượt thoát, trốn chạy những ràng buộc của lễ giáo, chạy khỏi căn nhà lạnh lẽo và thiếu tình thương và hơn thế nữa, vượt thoát khỏi quá khứ. Vì thế, trong chừng mực nào đó, cửa sổ là biểu tượng của sự giải thoát. Mặc dầu chỉ thông qua những câu chuyện của gia đình Compson, nhưng toàn bộ bi kịch của miền Nam được thể hiện một cách chân thực thông qua những hình tượng có tính chất ẩn dụ. Âm thanh và cuồng nộ là tiểu thuyết Gothic của thời hiện đại, mang đậm hơi thở của Hoa Kì trong nỗi đau của buổi giao thời. Không còn những yếu tố rùng rợn, trong một không gian rùng rợn, nhưng khi đọc Âm thanh và cuồng nộ ta vẫn cảm nhận được những nỗi sợ hãi của nhân vật và nỗi sợ hãi, nỗi lo âu của chính độc giả khi tiếp xúc với câu chuyện. Thông qua Âm thanh và cuồng nộ, ta thấy được đóng góp của Faulkner trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết Gothic. Ông đã kết hợp với những yếu tố của tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết lịch sử tạo cho câu chuyện thành công ở nhiều phương diện, không những đóng góp cách tân đối với văn chương, nghệ thuật mà còn ở phương diện lịch sử và tư tưởng . "Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic của William Faulkner 1.3. Lưu đày và cầm tù Môtíp bỏ tù (Imperisonment), là một trong những môtíp phổ biến của văn. hãi, nỗi lo âu của chính độc giả khi tiếp xúc với câu chuyện. Thông qua Âm thanh và cuồng nộ, ta thấy được đóng góp của Faulkner trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết Gothic. Ông đã kết. tra cứu và cách diễn ngôn của tác giả. Âm thanh và cuồng nộ là một trong số những tiểu thuyết thuộc vào loại khó đọc nhất của Faulkner bởi lẽ toàn tiểu thuyết là bốn câu chuyện mà hai câu chuyện

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan