Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới pot

5 440 1
Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới Nếu không tính đến tình hình nghiên cứu văn học ở các tỉnh phía Nam trước 1975 thì có thể nói, khoa nghiên cứu văn học ở nước ta chỉ thực sự trưởng thành từ khi thành lập Viện Văn học vào năm 1959. Kể cả thời gian ở Ban nghiên cứu Văn – Sử - Địa thì Viện Văn học đã 55 năm hình thành và phát triển cùng với các ngành khác của khoa học xã hội và nhân văn. Nhìn lại 55 năm qua, có thể khẳng định, khoa nghiên cứu văn học nói chung, Viện Văn học nói riêng đã có những bước phát triển nhanh, để lại nhiều thành tựu cả về nghiên cứu khoa học và đội ngũ chuyên gia. So với nhiều ngành khác của khoa học xã hội, khoa nghiên cứu văn học có thể xem là con chim đầu đàn. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, Viện Văn học cũng có những bước thăng trầm đáng ghi nhớ, có thể rút ra nhiều bài học cho cả hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hội Nhà văn Việt Nam, trên một bài viết, tôi có nói đôi điều nhớ lại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện Văn học, có thể hôm nay vẫn còn là vấn đề thời sự cần nhắc lại. Đó là mối quan hệ giữa Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam thông qua chức năng phê bình văn học của Viện. Chúng ta còn nhớ, khi thành lập Viện Văn học vào năm 1959, chức năng phê bình văn học đã thuộc Viện Văn học. Vì thế, Hoài Thanh, một nhà phê bình nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, đồng thời là một Uỷ viên Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa, đã được điều về làm Phó viện trưởng Viện Văn học. Nhưng, đến năm 1969, nghĩa là 10 năm sau khi thành lập Viện Văn học, 2 năm sau khi Viện Khoa học xã hội Việt Nam ra đời, chức năng phê bình văn học của Viện Văn học đã được lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam lúc đó trình lên Trung ương đề nghị “trao" cho Đảng đoàn văn hoá, văn nghệ. Vì thế, Hoài Thanh vốn đang rất cần cho Viện Văn học bỗng nhiên bị điều sang Hội Nhà văn Việt Nam nhận nhiệm vụ khác; Vì thế, nhà thơ Hoàng Trung Thông được điều về làm Viện trưởng Viện Văn học thay Đặng Thai Mai đến tuổi nghỉ hưu; Và cũng vì thế, một thời gian dài hầu như có sự khủng hoảng trong lãnh đạo Viện Văn học, do không chỉ hẫng hụt người lãnh đạo mà do cả việc xác định nhiệm vụ chức năng của Viện. Và, có lẽ cũng vì thế, quan hệ giữa Hội Nhà văn Việt Nam với Viện Văn học không còn gắn bó như thời kỳ đầu. Nhân dịp kỷ niệm 55 ra đời Viện Khoa học xã hội Việt Nam kể từ khi hình thành Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa vào năm 1953, Viện Văn học cũng kỷ niệm 55 năm thành lập. Thiết tưởng, đây cũng là dịp cần nhìn lại và bàn thêm về chức năng phê bình nhằm khẳng định một lần nữa chức năng nhiệm vụ của Viện Văn học trong mối quan hệ với phê bình văn học thời kỳ mới của đất nước. Nhắc lại chức năng phê bình văn học theo cách hưởng thụ cảm tính khi đánh giá đơn giản một sáng tác văn chương vào lúc này có lẽ là không cần thiết, hơn nữa cũng là việc đã qua lâu rồi quan niệm về chức năng phê bình văn học theo cảm xúc. Song nhắc lại chức năng nghiên cứu văn học, nhất là nghiên cứu văn học cận hiện đại của Viện Văn học với chức năng phê bình và có thể cả với lý luận văn học nữa, chắc chắn không phải là việc thừa. Bởi lẽ, dù Viện Văn học chỉ tập trung vào nghiên cứu, song không thể nghiên cứu đơn thuần theo chủ nghĩa kinh viện mà phải gắn với phong trào sáng tác, với thực tiễn đất nước hôm nay, nhất là với đông đảo bạn đọc không chỉ cần biết lịch sử văn học mà cũng cần biết quan điểm của Viện đối với những sáng tác đương đại và cả những vấn đề lý luận văn nghệ vốn gắn liền với thời cuộc, với cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đã có những bài viết tìm nguyên nhân vì sao chúng ta chưa có tác phẩm hay xứng tầm với thời đại; cũng có cả bài viết nhắc đến những tác phẩm có ý kiến khác nhau, và nhà văn được hâm mộ ở nước ngoài lại không được đề cao ở trong nước Và, còn rất nhiều vấn đề lý luận, phê bình văn học và mỹ học có quan hệ đến sáng tác, giảng dạy, nhất là với đông đảo bạn đọc hâm mộ, thưởng thức văn học nghệ thuật đang dòi hỏi được giải đáp. Hơn nữa, có nhiều tác phẩm cụ thể, khen chê trái ngược nhau, cả ở trong nước và ngoài nước, thậm chí có sáng tác bị cấm lưu hành chẳng lẽ Viện Văn học không cần biết. Thiết tưởng những vấn đề đó không phải không có quan hệ đến chức năng của khoa nghiên cứu văn học mà Viện Văn học là đại diện. Đó là chưa nói đến thuộc tính của khoa nghiên cứu văn học không thể không kể đến chức năng phê bình như một thuộc tính đương nhiên. Vậy thì nên quan niệm như thế nào về việc lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam trước đây “trao" chức năng phê bình văn học cho Đảng đoàn văn hoá, văn nghệ tức Hội Nhà văn Việt Nam ngày nay. Tôi còn nhớ trong 10 đề nghị của lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam lúc đó trình lên Trung ương thì có 9 nhiệm vụ yêu cầu được nhận thêm, chỉ có một nhiệm vụ là phê bình văn học bị thoái thác xin được “trao" sang Hội Nhà văn Việt Nam. Vì sao lại có sự thoái thác này, phải chăng do Viện Văn học yếu kém không đảm đương được nhiệm vụ này? Hoàn toàn không phải như thế; trái lại, mười năm phê bình văn học gắn với Viện Văn học không chỉ khiến cho phê bình văn học thêm khởi sắc mà Viện Văn học cũng nhờ đó thêm trưởng thành, nhất là trưởng thành về đội ngũ các nhà khoa học. Mười năm phê bình văn học gắn với Viện Văn học cũng là mười năm phê bình gắn với khoa nghiên cứu văn học, vừa tạo cơ sở khách quan và phương pháp luận khoa học cho phê bình văn học, vừa tạo điều kiện cho khoa nghiên cứu văn học gần với thực tiễn sáng tác và cả thực trạng đất nước. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là đối tượng không chỉ của phê bình văn học mà cả của nghiên cứu văn học nói chung. Không có tác phẩm văn học, nghĩa là không có sáng tác thì không chỉ không có phê bình mà chắc chắn cũng không có nghiên cứu văn học. Do đó, có thể khẳng định, sáng tác văn học gắn với phê bình văn học bao nhiêu thì nó cũng gắn với nghiên cứu văn học bấy nhiêu. Cũng do đó, có thể khẳng định, phê bình văn học bao giờ cũng gắn liền với nghiên cứu văn học. Hơn nữa, theo tôi biết, việc “trao" này cũng không phải do lãnh đạo Viện Văn học đề ra mà là do yêu cầu của lãnh đạo Viện khoa học xã hội Việt Nam lúc đó. Tại sao lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam lúc đó lại nhạy cảm với phê bình văn học đến thế. Đây có thể là việc không bình thường, vì nó ẩn chứa một điều gì đó khiến cho việc “trao" này chỉ là cái cớ không cần thiết. Với động thái “trao" chức năng phê bình văn học này có thể khiến cho Viện Văn học có suy nghĩ không còn trách nhiệm gì với phê bình văn học nữa. Trong thực tế hoàn toàn không phải như thế. Như đã nói trên, phê bình văn học vốn gắn với khoa nghiên cứu văn học như hình với bóng. Do đó, tước đi chức năng phê bình văn học của một viện nghiên cứu văn học cũng có nghĩa là tước đi phần quan trọng nhất của bản chất khoa nghiên cứu văn học vốn gắn với thực tiễn sáng tác và thực tế cuộc sống đương đại. Nếu có sự khác biệt giữa phê bình văn học trong mối quan hệ với khoa nghiên cứu văn học và phê bình văn học trong mối quan hệ với sáng tác đương đại, thì chỉ là ở phương thức, phương tiện hay phương pháp chứ tuyệt nhiên không phải ở chức năng. Không ai có quyền tuyên bố “trao" chức năng của một lĩnh vực khoa học này sang một lĩnh vực khoa học khác. Càng không thể “trao" chức năng phê bình vốn thuộc bản chất lĩnh vực nghiên cứu văn học sang cơ quan sáng tác. Cho nên, không thể coi việc “trao" chức năng phê bình văn học này như việc từ bỏ chức năng phê bình của Viện Văn học mà nên hiểu chức năng phê bình văn học theo cách khác, có thể như cách phân biệt thành hai loại phê bình: phê bình hàn lâm và phê bình truyền thống như ý kiến của Trịnh Bá Đĩnh trên báo Văn nghệ gần đây để thấy nó vẫn không chỉ còn gắn bó với Viện mà có thể cũng là chức năng muôn thuở của khoa nghiên cứu văn học mà Viện Văn học là trung tâm. . Mấy suy nghĩ lại về chức năng phê bình của khoa nghiên cứu văn học trong thời kì mới Nếu không tính đến tình hình nghiên cứu văn học ở các tỉnh phía Nam trước. chức năng phê bình văn học này như việc từ bỏ chức năng phê bình của Viện Văn học mà nên hiểu chức năng phê bình văn học theo cách khác, có thể như cách phân biệt thành hai loại phê bình: phê. bình văn học vốn gắn với khoa nghiên cứu văn học như hình với bóng. Do đó, tước đi chức năng phê bình văn học của một viện nghiên cứu văn học cũng có nghĩa là tước đi phần quan trọng nhất của

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan