PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 2 ppt

11 288 2
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 2 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

23 - Không triệt phá rừng cho mục đích nông nghiệp khác, ví như nuôi bò hay nuôi cá. - Cải tiến hiệu quả việc sử dụng biomass trong việc thay chất đốt cho gia đình và cho công nghiệp. - Mở rộng trồng các cây chất bột (năng lượng) - Trồng các cây đa dụng (multi-purpose tree) ở các vùng nhiệt đới bị hoang hoá. - Khôi phục hệ thống sinh thái rừng bằng cách trồng rừng và nhân rừng tự nhiên như chúng ta đang làm. Làm tăng hàm lượng và quy mô sử dụng khí cácbon bằng cách để lại các phụ phẩm cây rừng cho đất và xúc tiến hệ thống kết hợp nông - lâm nghiệp. 2. Nạn phá rừng Theo tính toán của FAO thì cho đến năm 1985, đã có tới 80 triệu ha rừng bị chặt phá (chiếm 12,6% của tổng diện tích rừng thế giới) Sự mất cân bằng môi trường do nạn phá rừng gây nên biểu hiện ở: - Sự phá vỡ chu trình gây ẩm ướt (giữ nước). - Làm mất kết cấu, độ rắn chắc và sự lọc qua của đất trồng. - Đẩy nhanh quá trình xói mòn. - Mất đa dạng sinh học. - Làm hỏng chất lượng nước và các thành phần của hệ thống sinh thái nước, do nạn cháy rừng đã sinh ra nhiều dioxit cacbon. Các ước tính sau đây cho thấy tốc độ khủng khiếp của nạn phá rừng trên trái đất. Theo FAO (2003) thì hàng năm số rừng bị tàn 24 phá lên tới 15 triệu ha, trong đó một nửa là do chặt hạ và đốt để lấy đất làm nông nghiệp. Nếu theo cách nói hình tượng của Dellere (1990) thì cứ qua một giờ đồng hồ, rừng lại bị mất đi 1400 ha. Theo tổ chức UNEP thì có 9 nước sẽ phá hết rừng vào năm 2002 và 13 nước khác sẽ mất hết rừng 25 năm sau đó. Một bài học đến nay còn nhức nhối đã diễn ra ở khu rừng nổi tiếng của đất nước Braxin - vùng Amazon. Phá rừng kết hợp với nhiễm bẩn môi trường chỉ trong 4 năm đã dẫn đến rất nhiều loại cây và động vật bị diệt vong, ước tính con số 100.000-300.000 loại. Ta biết rừng Amazon chứa đựng một kho tàng thực vật và động vật vô cùng phong phú. Có tới 500.000 loài đã được phân loại và khoảng 30 triệu loài khác chưa được xác định và phân loại. Năm 1970 Chính phủ Braxin có các chính sách tài trợ cho định cư ồ ạt và xây dựng đường xá kết hợp với phát triển chăn nuôi bò quảng canh. Nạn phá rừng đã xảy ra đặc biêt nghiêm trọng, có tới 3 triệu ha rừng bị phá hàng năm. Kết quả là nghề nuôi bò cũng không đứng vững được, do đất mất chất mầu mỡ, xói mòn và cỏ dại mọc nhanh. Rõ ràng chăn nuôi bò quảng canh ở các nước nhiệt đới cho hiệu quả rất thấp. Độ mầu mỡ của đất thường thấp, số đầu con trên mỗi ha thường không quá 1 con, để nuôi được bò thịt đạt khối lượng 450kg cần phải kéo dài tới 40 tháng tuổi, tỷ lệ chết thường cao do thức ăn thiếu vì mùa khô hạn kéo dài. Với thu nhập thấp của chăn thả bò quảng canh như vậy người nông dân thường bán số đất ít ỏi của mình cho các nhà giàu và họ lại trở lại với rừng và một quá trình chặt phá rừng lại bắt đầu một cách vô tổ chức hơn, tai hại hơn. 25 Theo tính toán của Viện IGAG, 1988; do sự mở rộng của phương thức nuôi bò quảng canh trong khoảng 100 năm nay làm cho khoảng 9 triệu ha đất bị xói mòn. Trong nhiều trường hợp tình trạng trên đã dẫn đến sự nghèo khổ ở nông thôn, đất ruộng tập trung vào một số ít người và xung đột nông thôn lại dữ dội hơn. Phương thức chăn thả bò chia ô (large cattle range) quảng canh sẽ sử dụng ít sức lao động, nguời thất nghiệp nông thôn ngày càng đông và tình hình lại thêm báo động. Ở một số nước nhỏ đông dân như nước ta tình hình có nhiều khác biêt. Có thể nói nước ta không có phương thức nuôi bò thịt dựa vào đồng cỏ, mà chủ yếu là dựa vào thức ăn từ phụ phẩm cây trồng. Không có đất cho đồng cỏ, cho chăn nuôi quảng canh. Cái ấy vừa là điều thiệt thòi, vừa là điều may mắn chăng? Thực ra những đe dọa về đất xói mòn chưa hết đối với nước ta. Tình trạng chăn thả quá mức đã xảy ra ở nhiều vùng do bãi chăn nhỏ hẹp nhưng mật độ gia súc lại cao dẫn đến sự tàn phá thảm cỏ và gây ra xói lở. Cần phát triển một hệ thống chăn nuôi bò hợp lý hơn, bền vững hơn, để không vì cái lợi trước mắt mà làm hại cái quý giá nhất- môi trường của sự sống. 3. Sự xói mòn Tổ chức bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP (Tolba, 1983) đã ước tính hàng năm có tới 6 triệu ha mặt đất chuyển thành sa mạc và thêm vào đó 14 triệu ha trở nên cằn cỗi. Cũng tổ chức này đã dự đoán cho đến cuối thế kỷ XX thế giới sẽ mất đi chừng 55 triệu ha đất trồng trọt vì xói mòn và sa mạc hoá. 26 Ở một số nước châu Phi như Tanzania chẳng hạn có thể tìm thấy ví dụ rõ rệt của sự xói mòn tại vùng Dodomo. Sự bùng nổ tăng trưởng dân số đã dẫn tới việc thu hẹp bãi chăn do phải chuyển một phần đất bãi chăn thành đất trồng trọt. Trong lúc đó đàn gia súc vẫn tăng và không tránh khỏi dẫn tới chăn thả quá mức, dẫn đến việc phá hoại tầng đất trồng làm sụp đổ toàn bộ hệ sinh thái trong vùng. Sự xói mòn kèm theo ô nhiễm nước còn ảnh hưởng xấu đến nghề nuôi cá. Rất nhiều ví dụ đã cho thấy rõ điều đó, sản lượng cá nhiều nơi giảm thấp nghiêm trọng bởi sự xói mòn và ô nhiễm các ao hồ. Nước ta ở vào vùng nhiệt đới có gió mùa, lượng mưa hàng năm tương đối lớn bình quân từ 1800-2200mm, đặc biệt là có những trận mưa lớn hàng 100 mm gây nên lũ lụt lớn cuốn trôi các vật cản kể cả nhà cửa. Ở miền Trung đất hẹp một bên là núi một bên là biển, độ dốc cao, dòng chảy nhanh, sự phá hoại của nước dẫn đến lũ quét lại càng nghiêm trọng. Kết hợp với tác hại của nạn phá rừng, sự xói mòn đã gây nên hậu quả nghiệm trọng; xói lở, sụt đất làm nghèo độ màu mỡ của đất và hậu quả là mùa màng bị thất bát và nạn nghèo khó không dứt được. Việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm cũng đưa lại những hậu quả nghiêm trọng, gây nên khô hạn đối với nhiều vùng kể cả việc sụt lở đất. 4. Sự ô nhiễm đất trồng và nguồn nước Sự phát triển của các hệ thống nông nghiệp của các công nghệ mới thường dẫn đến những hậu quả đối với môi trường. 27 Sự bùng nổ của “cách mạng xanh” với sức hấp dẫn ghê gớm của nó trong những thập kỷ 60, 70 cũng đang để lại những hậu hoạ. Hãy xem những số liệu công bố của Brayer (1990). Cùng với cách mạng xanh, người nông dân châu Âu đã dùng tới 224 kg phân hoá học/1ha; ở châu Á là 168kg, trong lúc ở châu Phi chỉ từ 8-11kg. Sở dĩ có sự khác nhau trên là vì cuộc cách mạng xanh đã có tác động với mức khác nhau ở nhiều vùng, nhiều nước. Thuốc trừ sâu cũng đã được dùng đến mức báo động do động cơ phải đạt được năng suất cao nhất. Hậu quả của sự phát triển này ngày nay đã quá rõ; mất cân bằng sinh thái, mất sự đa dạng sinh học, môi trường và cả sản phẩm làm ra bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ngầm gần mặt đất bị nhiễm thuốc trừ sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và con vật. Việc dùng thuốc trừ sâu quá mức thường làm cho các sâu bệnh phát triển khả năng kháng thuốc trong khi các loài côn trùng có ích lại bị tiêu diệt. Cũng do việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu hoá học nên một số phương thức kết hợp chăn nuôi-cây trồng-nghề cá đã biến mất, ví dụ nuôi cá trên ruộng lúa v.v. Phương thức độc canh làm mất chất hữu cơ trong đất trồng cũng góp phần làm cho tình trạng đất tồi tệ thêm. Gần đây người ta quan tâm nhiều đến việc ứng dụng các biện pháp sinh học trong nông nghiệp như: dùng loại giống kháng bệnh, luân canh giữa các cây có khả năng cắt đứt nguồn lây lan, dịch hại. Luân canh giữa lúa nước và cây trồng cạn là biện pháp có lợi khống chế dịch hại. Hơn thế các biện pháp thiên địch (ong mắt đỏ v.v.) và biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Tất cả những cái đó đang hình thành khái niệm “sạch” trong sản xuất nông nghiệp. 28 5. Vấn đề năng lượng chất đốt trong nông nghiệp và đời sống Sử dụng năng lượng chủ yếu là dầu khí trong nông nghiệp là vấn đề lớn liên quan đến hiệu quả sản xuất và cả môi trường. Ở những nước cơ giới hoá nông nghiệp đạt đến trình độ cao, người ta sử dụng một lượng dầu khí rất lớn. Việc sử dụng các gia súc cày kéo ngày càng giảm dần. Kết quả là mối kết hợp giữa chăn nuôi (động vật cày kéo) và trồng trọt bị phá bỏ. Máy cày đã thay thế trâu bò và rừng cây đã bị đốt phá để trồng cỏ cho gia súc nhai lại để sản xuất sữa và thịt. Sự đốt cháy dầu khí và than đá sản sinh ra nhiều carbon dioxit dẫn đến hiện tượng làm cho quả đất nóng lên và một loạt thảm họa sẽ xảy ra. Đáng tiếc là cho đến nay một số người vẫn không chịu nhìn nhận thảm họa đang tới gần. Nhiều nước nhất là Mỹ vẫn không chịu công nhận Nghị định thư Kyoto vì lợi ích phát triển công nghiệp ích kỷ của họ. Nước Mỹ hàng năm thải vào khí quyển một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính bằng 1/3 lượng khí của cả thế giới, cao hơn số khí thải mà 12 nước công nghiệp phát triển nhất bao gồm Nhật, Canada, các nước châu Âu cộng lại. Sau Mỹ thì Nga, rồi Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đóng góp nhiều vào việc đưa khí thải vào khí quyển. Liệu có cách gì để giảm nhẹ tình trạng trên không? Hẳn là con người sẽ biết cách giải đáp, bởi bì ngoài những tác hại đã biết còn có một vấn đề phải xem xét đó là nguồn dầu khí của trái đất không phải là vô hạn. Xem ra nó chỉ còn có đủ cho chừng dăm ba thập kỷ tới. Các nước đang phát triển trong đó có nước ta là những nước đi sau về cơ giới hoá, tự động hoá trong nông nghiệp hẳn sẽ học được bài học của Cuba khi chuyển quá nhanh nền nông nghiệp của mình sang cơ giới hoá. 29 Chất đốt cho đời sống, đến nay vẫn là một khâu căng thẳng đối với nhiều nước đang phát triển. Nguồn chất đốt dễ thấy nhất là từ củi gỗ của rừng, sau đó là các phần phụ của cây trồng kể cả phân gia súc (phơi khô để đun). Ước tính có tới 2000 triệu gia đình của thế giới thứ ba sử dụng củi gỗ làm chất đốt. Tính ra ở một số nước châu Mỹ Latin một gia đình có 8 người mỗi năm sử dụng 18 mét khối củi làm chất đốt. Con số trên thật là khủng khiếp! Cũng một tính toán khác ở Columbia thì một nửa số củi gỗ dùng cho dân nghèo thành thị và số còn lại dùng làm chất đốt cho nghề thủ công và làm than củi. Có nhiều biện pháp đang được thực hiện để đối phó với nạn khan củi gỗ hiện nay, đó là trồng rừng, sử dụng hữu hiệu hơn các phụ phẩm cây trồng (cải tiến lò đốt) và kể cả sử dụng biogas. Nước ta đã có phong trào trồng cây gây rừng từ những năm cách mạng còn non trẻ. Theo lời kêu gọi của Bác Hồ chúng ta vẫn đang làm một công việc vĩ đại, khôi phục lại đất nước, trong đó có cây rừng, sau những tàn phá của chiến tranh và của con người. Áp lực dân số vẫn đang đè nặng, công cuộc mưu sinh còn rất cấp bách số diện tích trồng rừng tuy chưa phải là nhiều nhưng đó là con đường đúng. Các nước liên minh Châu Âu đang dẫn đầu thế giới về công nghệ năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển, năng lượng hydro và năng lượng sinh học. Đây là nguồn năng lượng sạch mà EU dự định đạt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng lên 12% vào năm 2010. ( Theo những tin tức gần đây- 2009, thì EU có thể phải hạ mức này xuống 10% và để khỏi gây căng thẳng về lương thực, họ quy định năng lượng sạch đến từ alcohol và diezel thực vật chỉ được chiếm 6%). 30 Việc thử nghiệm sử dụng biogas vẫn đang được thúc đẩy. Bên cạnh một số ít hố ủ biogas xây bê tông mô phỏng theo kiểu của Ấn Độ và Trung Quốc, ta cũng đang thử nghiệm các kiểu túi ủ khí biogas bằng chất dẻo rẻ tiền tiện lợi hơn. Túi ủ biogas không những tăng thêm nguồn chất đốt cho đời sống mà còn góp phần làm sạch môi trường chăn nuôi. Nó còn có tác dụng khép kín chu trình bắt đầu từ thức ăn, vật nuôi và việc sử dụng các chất thải của chăn nuôi, tái tạo năng lượng. ( Một nguồn tin từ Na Uy cho biết, người ta đang xúc tiến dự án sử dụng biogas từ phân người để chạy xe buýt chở hành khách trong thành phố. Loại xe buýt này có giá đắt hơn nhưng lại rất có lợi vì làm sạch môi trường thành phố). 6. Sức ép dân số và nhu cầu lương thực, thực phẩm Bảng 2. Sức ép dân số và nhu cầu lương thực thực phẩm Vùng Tỷ lệ người nghèo dưới đường biểu diễn nghèo kh ổ (*) Số người nghèo (triệu) 1985 1990 2000 1985 1990 2000 Nam Á 51,8 49,0 36,9 572 562 511 Đông Á 13,2 11,3 4,2 182 169 73 Vùng Phi Sahara 47,6 47,8 49,7 184 216 304 Trung đông và Bắc Phi 30,6 33,1 30,6 60 73 89 Đông Âu** 7,1 7,1 5,8 5 5 4 Mỹ latin và vùng Caribe 22,4 25,5 24,9 22,4 25,5 - Tất cả các nước đang phát triển 30,5 29,7 24,1 10,51 1133 1107 * Tính bằng thu nhập 370 USD/đầu người/năm (theo chuẩn cũ) * Không tính Liên xô cũ. Sức ép dân số là một nguy cơ đối với toàn cầu và đặc biệt là với các nước đang phát triển, nơi đó sự tăng trưởng dân số cao gắn liền với nghèo khổ. Theo ước tính thì dân số châu Á sẽ tăng từ 2,6 31 tỷ của năm 1985 lên 4,4 tỷ trong năm 2025, riêng Đông Nam châu Á sẽ tăng đến 2,3 tỷ người chiếm tới hơn 50%. Theo công bố của Ngân hàng thế giới năm 1992 thì trong năm 1985, 65% của tổng số những người nghèo đói khoảng 714 triệu là ở châu Á, trong đó 13,2% hay 182 triệu là thuộc Đông Nam Á. Rõ ràng là một nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra cho loài người đặc biệt là cho châu Á: phải tăng lượng lương thực thực phẩm đồng thời cải tiến phẩm chất của nó. Ta biết việc tăng năng suất lương thực, thực phẩm là bắt buộc, nhưng đồng thời cũng đưa lại vô vàn rắc rối cho môi trường. Đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh đòi hỏi nhiều thực phẩm tốt. Nhưng sản phẩm thường có hạn do sự quy định của đất đai, nhân lực, vốn đầu tư v.v. Người ta phải nghĩ ngay đến thiên nhiên quanh ta, và sự khai thác quá mức thực phẩm, chất đốt, nguyên vật liệu dẫn đến phá rừng và phá hoại đất màu. Vòng luẩn quẩn ấy lại dẫn người ta tới nghèo khổ. Làm thế nào để xoá đói giảm nghèo, đồng thời lại gìn giữ được môi trường? nhiệm vụ nặng nề ấy trong tay những người của thế kỷ mới này. Thêm nữa việc phân phối lương thực cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, bởi lương thực có thể dư dật ở một số vùng, nhưng không phải ai cũng có khả năng tiếp cận vì không có tiền để mua. Những năm của thập kỷ 1950 con người đã làm nên một chiến tích vang dội - đó là cuộc cách mạng xanh. Sản lượng lương thực đã tăng lên rõ rệt cho dù lợi ích của nó phần lớn chỉ mới ở các vùng đất thấp có tưới tiêu của châu Á. Nhiều thập kỷ đã trôi qua, sự phát triển kinh tế đang đòi hỏi phải gắn liền với sự phân phối của cải, sự đáp ứng các nhu cầu 32 dinh dưỡng, giáo dục và vệ sinh. Và thế là một loạt chỉ tiêu đã gắn với sự cải thiện mức sống như tuổi thọ, tỷ lệ chết ở trẻ em, tỷ lệ trẻ con còi cọc, giáo dục tiểu học v.v Ngày nay, mức sống không chỉ được đo bằng GDP đầu người mà thường là chỉ số phát triển con người HDI. Tóm lại dân số đông hơn đòi hỏi của cuộc sống ngày càng cao hơn trong lúc tài nguyên lại đang cạn kiệt dần. Con người phải khéo sử dụng nó, tái tạo vật chất (năng lượng) để thoả mãn đòi hỏi của cuộc sống cho hôm nay và cả cho mai sau. 33 Chương 2 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUI MÔ NHỎ VÀ CÁC HỆ THỐNG KẾT HỢP A. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP NHỎ Ở CHÂU Á VÀ CÁC HỆ THỐNG KẾT HỢP TRONG CHĂN NUÔI I. CÁC ĐẶC ĐIỂM Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp được đặc trưng bởi tính chất sản xuất nhỏ của nó. Người ta hay dùng thuật ngữ hệ thống tiểu nông để gọi nó (Small farm system). Từ “Hệ thống tiểu nông” là để chỉ cả người nông dân sản xuất nhỏ (Small farmer) và cả quy mô của trang trại (small farm). FAO (1978) định nghĩa người nông dân nhỏ theo nghĩa rộng bao gồm những người sản xuất nhỏ có thu nhập thấp trong ngành trồng trọt, chăn nuôi lẫn ngư nghiệp. Đó là những người tá điền, những cố nông làm thuê và cả những người có chút công cụ sản xuất nhỏ. Wapenham (1979) định nghĩa những người nông dân sản xuất nhỏ là những người có trong tay không mấy ruộng đất và rất ít thuê nhân lực (có thể thuê ít nhiều trong lúc mùa màng bận rộn). Một đặc điểm của sản xuất tiểu nông là sự tác động giữa cây trồng, vật nuôi và gia đình nông dân, trong đó nổi rõ lên là ruộng đất ít, vốn ít, lao động cũng ít và vì thế nhiều lúc không đảm bảo đủ lương thực cho người, thức ăn cho gia súc và chỉ đưa lại được một sự thu nhập nhỏ rất hạn chế. 34 Hình thức tiểu nông là rất phổ biến ở Đông Nam Á - nơi đông dân, mà lại rất ít đất trồng tính theo đầu người. Với lợi thế của khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, những ưu điểm này đảm bảo cho cây mọc xanh quanh năm, một lượng thức ăn thô rất lớn được sản xuất ra và chắc chắn đó là nguồn thức ăn cực kỳ thuận lợi cho các loại gia súc ăn cỏ. Tất nhiên là không trông mong các loại thức ăn này có chất dinh dưỡng cao do có quá nhiều chất xơ, phần vì do đặc tính cây thức ăn xanh, phần vì do nhiều lúc, nhiều nơi thời gian sinh trưởng của chúng bị kéo dài. Trong thâm canh cây trồng, bên cạnh các sản phẩm chính như các loại hạt, người ta còn được một lượng sản phẩm phụ cực kỳ quan trọng. Nếu biết lợi dụng nó một cách thông minh, qua chế biến, qua pha trộn với các cây bộ đậu, các loại khô dầu v.v. sản phẩm có sẵn ở địa phương thì rất có điều kiện để phát triển tốt ngành chăn nuôi. Bên cạnh sự thuận lợi của khí hậu thời tiết nhiệt đới, thì một bất lợi lớn cũng đến, đó là độ ẩm không khí cao. Đây là yếu tố gây khó khăn cho sự sống của con vật cả về sức lớn lẫn bệnh tật, do nó đã tạo môi trường cho sự phát triển của ký sinh trùng và các mầm bệnh. 1. Tình hình sử dụng đất đai Ở Đông Nam Á việc sử dụng đất thể hiện như sau: (theo tài liệu FAO, 1990). 35 Bảng 5. Tình hình sử dụng đất đai Đông Nam Á Việt Nam Loại đất Diện tích (triệu ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (triệu ha) Tỷ lệ (%) Đất trồng trọt 77,7 17,8 7,1 21,5 Bãi cỏ chăn 15,9 3,7 0,3 0,01 Rừng cây 225,5 52,0 9,6 29,0 Đất khác 114,9 26,5 16,1 48,7 Tổng diện tích 4310 100,0 33,1 99,2 Qua bảng 5 ta thấy tỷ lệ rừng cây là cao (52%) sau đó là các loại đất khác (đất xây dựng, đường xá, đồi trọc v.v.) chiếm 26,55; đất trồng trọt tương đối thấp 17,8% và thấp nhất là đất bãi chăn 3,7%. Tuy nhiên một điểm chung rõ nhất khác với ở một số Châu lục, là tỷ lệ đất bãi chăn quá thấp. Nó ít nhiều ảnh hưởng đến mối kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Và từ đó ta dễ nhận ra rằng ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ hay nhai lại của các nước Đông Nam Á không phải chủ yếu là dựa trên đồng cỏ, mà dựa nhiều vào nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp, bên cạnh cây lúa là cây chủ yếu còn có một hỗn hợp các loại cây trồng khác như: ngô, lạc, đậu tương, đậu xanh. Các loại cây lâu năm có thể thấy phổ biến là cây dừa, cao su và cọ dầu. 36 Cây có củ quan trọng là cây sắn, ngoài ra còn có các loại khoai (khoai lang, khoai sọ, khoai nước v.v.) Rau cũng là hết sức quan trọng không những cho người mà còn cho gia súc trong điều kiện chăn nuôi truyền thống. Về nghề cá trước đây có nghề nuôi cá đồng, đó là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá. Phương thức này bị co hẹp dần, do ở nhiều vùng người ta đã dùng nhiều thuốc trừ sâu. Và như vậy ngành nuôi cá trông cậy nhiều vào ao hồ và cả những con sông. Rất nhiều mô hình cho thấy người nông dân có thể tạo nên một sản lượng lớn cá nuôi trong nội địa do sử dụng các nguồn nước khác nhau. Ở nước ta những năm gần đây ngành nuôi tôm và hải sản nước lợ ven biển đã phát triển với quy mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế quan trọng. 2. Hệ thống cây trồng - chăn nuôi Hệ thống kết hợp giữa cây trồng - chăn nuôi đã tồn tại từ rất lâu. Hệ thống này dễ thấy nhất trong chăn nuôi các loài nhai lại, ở đấy giữa con vật và cây cỏ, hoa màu có mối quan hệ trực tiếp. Thời tiết, đất đai đã ảnh hưởng đến rau cỏ, cây trồng, sự phân bố số lượng và chất lượng của thức ăn gia súc. Có thể dễ thấy sự tác động qua lại đó qua nhiều hình thái chăn nuôi và trồng trọt, cả thâm canh và quảng canh, cả trong loại hình trồng trọt dựa vào nước trời lẫn dựa vào tưới tiêu. 37 Hình 1. Các loại hình hệ thống chăn nuôi ở châu Á (FAO. 1980) Môi trường sinh thái NN Hệ thực vật Xu hướng dịch bệnh Số lượng Hệ thống cây trồng Chất lượng Cơ sở thức ăn phân tán Hệ thống chăn nuôi Hệ thống cây trồng- vật nuôi Hệ thống quảng canh (chăn thả) Hệ thống kết hợp cây- con NN Hệ thống kết hợp vật nuôi - cây rừng * Cột giữ * Chăn thả bãi công cộng * Cây trồng - Lợn - Ao cá * Hoa màu - loài nhai lại * Nuôi chuồng * Cây rừng và loài nhai lại nhỏ * Cây rừng và loài nhai lại lớn 38 Sự phát triển kinh tế, nhu cầu sản phẩm giá cả sẽ thúc đẩy người nông dân lựa chọn hình thức chăn nuôi để có thu nhập tốt hơn. Sự xâm nhập của chăn nuôi công nghiệp dễ thấy trong ngành chăn nuôi bò sữa, gà công nghiệp. Các hệ thống kết hợp Hệ thống sản xuất kết hợp chăn nuôi và cây trồng bao gồm sự kết hợp của một hoặc nhiều loại vật nuôi với cây trồng và cá. Có thể xác định được 2 loại hệ thống kết hợp với các đặc điểm rõ: - Loại hệ thống bao gồm cây trồng, các động vật không phải là loài nhai lại, ao hồ và cá. Lợn và vịt là 2 đối tượng động vật phổ biến trong hệ thống này. Các cây trồng quan trọng giúp cho thức ăn gia súc là mía, ngũ cốc và các cây đa dụng. - Loại hệ thống bao gồm cây trồng và loài nhai lại. Những cây quan trọng có thể điểm tới là dừa, cọ dầu, cao su và cây ăn quả. Loại hình này rất phổ biến ở Đông Nam Á. Có thể thấy được mặt tốt của hệ thống kết hợp trên là: * Sử dụng đa dạng các nguồn tài nguyên của sản xuất * Làm giảm rủi ro * Sử dụng hết lao động trang trại đảm bảo cho sản phẩm cao và thu nhập cao * Thông qua tác động giữa các thành phần kết hợp mà có được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tài nguyên. 39 * Sử dụng có hiệu quả năng lượng sinh học và hoá học trong hệ thống và ít lệ thuộc vào tài nguyên bên ngoài. * Gìn giữ một hệ thống sinh thái bền vững tái tạo năng lượng tránh ô nhiễm và gìn giữ được môi trường. * Tăng được lợi ích kinh tế (đầu ra) * Phát triển kinh tế hộ một cách chắc chắn. Sự phát triển theo hệ thống kết hợp trên đảm bảo cho một hệ thống nông lâm bền vững, với các cây thức ăn dồi dào có nhiều gỗ, cải thiện độ màu mỡ đất, tóm lại là bảo vệ được môi trường tự nhiên. 3. Đặc điểm của kinh tế hộ tiểu nông a. Quy mô của hộ Quy mô nhỏ là đặc điểm nổi bật nhất của hộ tiểu nông. Có sự khác biệt rất lớn giữa các nước. Trong lúc quy mô bình quân ở Đông Nam Á là 1-2 ha thì quy mô hộ bình quân ở nước ta chỉ vào khoảng 0,5 ha. Ở Bangladest có lẽ quy mô còn nhỏ hơn 0,3 ha/hộ. b. Hệ thống cây trồng - vật nuôi Nhiều loại gia súc tồn tại trong hộ tiểu nông: trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ v.v. nhưng ít khi thấy tất cả các gia súc trên đều xuất hiện trong cùng một hộ. Ở trong các hộ có hệ thống hỗn hợp cây trồng và con vật thì vật nuôi có nhiều vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân và cả thu nhập tiền mặt trong gia đình. Ở 40 đây vai trò vật nuôi rất sinh động nó gắn với các bộ phận khác trong hệ thống, nó lợi dụng một cách khéo léo đất đai và nguồn thức ăn sẵn có và trở thành trung tâm của sự phát triển. Nuôi gia cầm cũng để cho ít nhất 2 mục đích thịt và trứng. Lợn cho thịt, phân và da lông. Trâu bò cho sức kéo, thịt, sữa, phân bón cho đất và cả chất đốt (phân làm chất đốt). c. Đầu tư thấp Đặc điểm này xuất phát từ chỗ người tiểu nông thiếu vốn và luôn cố tránh sự rủi ro. Đó cũng là điều cắt nghĩa vì sao người tiểu nông thường rất băn khoăn mỗi khi áp dụng kỹ thuật mới. d. Hiệu quả kinh tế thấp Tính đa dạng là cốt lõi của kinh tế hộ tiểu nông. Họ hiểu rằng đa dạng hoá sản xuất, sử dụng tài nguyên có sẵn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm là hoạt động đưa lại lợi ích và chắc ăn. Sản xuất chuyên môn hoá đối với người tiểu nông nghèo chứa đựng những rủi ro, vì thế họ chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm trong nhà cũng như trồng nhiều loại cây trồng khác nhau. Cách làm manh mún này tuy chắc ăn hơn nhưng không sinh lợi bao nhiêu. 4. Đặc điểm người sản xuất nhỏ nông thôn Họ là những người nghèo ở các vùng hẻo lánh; họ vẫn là những người chịu khó nhọc và đôi khi thiếu đói ở nông thôn; họ có khả năng thích nghi và tồn tại mãnh liệt; họ thường có tâm lý dị ứng với sự thay đổi bởi vì họ ít có khả năng ứng dụng kỹ thuật mới. 41 Do sự nghèo khổ hoặc mù chữ nên họ ít được tiếp cận các hoạt động khuyến nông. Họ không phải là người sản xuất thương phẩm và thường chỉ nuôi 1-2 đại gia súc nhai lại; 5-6 cừu hoặc dê, và một ít lợn, gà, vịt. Trâu bò thường nuôi để có sức kéo, sau đó mới là thịt. Các gia súc nuôi thường là kiêm dụng, để được thực phẩm và kể cả phân, nước tiểu cho đồng ruộng. Sức lao động trong chăn nuôi chủ yếu là người trong nhà. Phụ nữ và kể cả trẻ con cũng tham gia vào việc nuôi gia súc, gia cầm và trong nhiều trường hợp phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới. Người nông dân đã sử dụng rất hợp lý nguồn tài nguyên eo hẹp để được kết quả hài hoà tốt đẹp cả về chăn nuôi và trồng trọt. Họ luôn cố giữ quyền sở hữu đối với mảnh đất của mình và truyền lại cho người trong nhà, cho con cháu họ. Tính sở hữu ruộng đất rất mạnh mẽ. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, tình hình trên có nơi đang có sự thay đổi. Hình thức sản xuất theo kiểu hợp đồng giữa các công ty và hộ chăn nuôi đang phát triển, trong đó công ty cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, người nông dân góp công lao động, chuồng trại. Ở nông thôn nước ta đang sản sinh một tầng lớp nông dân trẻ mới có văn hoá, biết làm ăn do đó quy mô chăn nuôi có lớn hơn và sản phẩm tiếp cận được thị trường. Nhưng số nông dân trên vẫn còn quá nhỏ nhoi và chủ yếu tập trung ở vùng ven thị, gần thị trường tiêu thụ lớn. 5. Tầm quan trọng của chăn nuôi hộ sản xuất nhỏ 42 Rất ít khi thấy hình thức chăn nuôi của nông hộ qui mô nhỏ nhằm một mục đích duy nhất, ví dụ như nuôi cừu lấy lông ở Úc hay nuôi bò chăn thả chia ô ở Braxin. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở hộ tiểu nông nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau về vật chất, văn hoá và cả giải trí. Có nhiều ưu điểm của hình thức này. - Thu nhập: là phương thức quan trọng để được thu nhập bổ sung. - Lao động: giải quyết được một phần quan trọng lao động nông thôn nhất là việc sử dụng các lao động phụ (người già, trẻ em) và sử dụng hợp lý thời gian nhàn rỗi. - Đảm bảo an toàn: là cách đầu tư an toàn, chắc chắn, bớt rủi ro khi giá cả lên xuống. - Sức kéo: là nguồn sức kéo quan trọng trong nông nghiệp - Thức ăn: tự cung tự cấp, nâng cao dinh dưỡng bữa ăn gia đình, cung cấp một phần nhỏ cho xã hội nguồn protein động vật quý giá (sữa, thịt) rất quan trọng cho sức khoẻ và sự thông minh của con người. - Phân bón là nguồn phân chuồng rất quan trọng (phân và nước tiểu) - Chất đốt: ở một số nơi phân trâu bò còn dùng làm chất đốt. - Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp: các con vật nhai lại có thể lợi dụng một cách hiệu quả các sản phẩm phụ của cây trồng những phụ phẩm không bán được. - Giá trị xã hội: việc phát triển ngành nuôi bò sữa chẳng hạn sẽ làm tăng tính liên kết của các hoạt động nông thôn. [...]... trí: ảnh hưởng kinh tế xã hội của chăn nuôi ở hộ tiểu nông cũng còn biểu hiện ở sự đóng góp cho giải trí của người nông dân - Chăn nuôi còn là biện pháp xoá đói giảm nghèo và chống suy dinh dưỡng hữu hiệu rất được coi trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Trong chăn nuôi ở hộ tiểu nông, bò thường được chú ý khai thác và các kỹ thuật tiến bộ đã được áp dụng trong lĩnh vực này Còn với các... thể xem ra là đối tượng rất đáng lưu ý trong chăn nuôi hộ tiểu nông Tất nhiên là phải hết sức tránh chăn thả quá mức II CƠ SỞ THỨC ĂN CỦA HỆ THỐNG CHĂN NUÔI NHỎ 1 Các loại thức ăn Mỗi một hệ thống chăn nuôi đều dựa trên những cơ sở riêng của nó, trước hết là thức ăn, sau đó là các giống vật nuôi hình thức quản lý Nói đến cơ sở thức ăn của hệ thống chăn nuôi tiểu nông là có thể thấy rõ 4 nhóm sau đây:... số loại như rơm lúa, bã mía Trong các phần dư thừa của cây trồng cũng thường thiếu phần năng lượng dễ lên men, cũng vì thế mà tỷ lệ tiêu hoá của các chất hữu cơ thấp, thành phần chất khoáng cũng nghèo c Sản phẩm phụ nông - công nghiệp (agro-industrial byproducts) Từ ngữ này là chỉ các sản phẩm phụ có từ việc chế biến các sản phẩm chính của cây trồng cũng như sản phẩm vật nuôi Các sản phẩm phụ này thường... thấy rõ 4 nhóm sau đây: - Thức ăn xanh - Phần dư thừa của cây trồng - Sản phẩm phụ nông công nghiệp - Các nguồn thức ăn không truyền thống 43 a Thức ăn xanh (forage) Bao gồm các loại cỏ (cỏ tự nhiên và cỏ trồng) và các loại lá từ cây một năm và cây lâu năm Các loại lá cây ngày càng được người nông dân chú ý tận dụng để nuôi động vật ăn cỏ b Phần dư thừa của cây trồng (crop residues) Phần dư thừa của . rất được coi trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Trong chăn nuôi ở hộ tiểu nông, bò thường được chú ý khai thác và các kỹ thuật tiến bộ đã được áp dụng trong lĩnh vực này đang phát triển trong đó có nước ta là những nước đi sau về cơ giới hoá, tự động hoá trong nông nghiệp hẳn sẽ học được bài học của Cuba khi chuyển quá nhanh nền nông nghiệp của mình sang cơ. phát triển kinh tế, nhu cầu sản phẩm giá cả sẽ thúc đẩy người nông dân lựa chọn hình thức chăn nuôi để có thu nhập tốt hơn. Sự xâm nhập của chăn nuôi công nghiệp dễ thấy trong ngành chăn nuôi

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan