Quy trình trồng nấm linh chi trên gỗ khúc

7 4.7K 68
Quy trình trồng nấm linh chi trên gỗ khúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng nấm linh chi trên gỗ khúc là một kỹ thuật mới, được áp dụng nhiều trên địa bàn tỉnh quảng Ninh. Loại gỗ chủ yếu được dùng là gỗ keo, kỹ thuật này rất phù hợp với người dân vùng rừng núi, có nhiều diện tích đất trồng gỗ keo. Trồng nấm linh chi trên gỗ khúc ưu việt hơn nhiều so với trồng trên mùn cưa. Trong khi trồng trên mùn cưa thu hoạch được 3 đến 4 đợt thì trồng trên gỗ thu hoạch 1012 đợt, kéo dài hơn một năm do đó giảm chi phí và công lao động rất nhiều, hơn nữa trồng trên gỗ rất gọn nhẹ, bà con nông dân có thể linh động trồng tại gia đình để sử dụng mà không cần diện tích lớn. Trong thời điểm hiện nay, đề án 1956 dậy nghề cho lao động nông thôn đang được thực hiện thì đây là tài liệu dành cho giáo viên và học viên trong quá trình dậy và học nghề 3 tháng cho người nông dân.Tài liệu đã được áp dụng giảng dậy tại trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc và điệm lại hiệu quả cao cho hoạt động dậy và học, đồng thời người nông dân đã áp dụng và xây dựng được nhiều mô hình trong thực tiễn.

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI TRÊN GỖ KHÚC Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thắm Hồng 2 A. Đặc điểm sinh học của nấm linh chi Tên khoa học: Ganoderma lucidum * Hình dạng và màu sắc: - Quả thể nấm linh chi gồm hai phần: phần cuống và phần mũ - Phần cuống có thể dài hoặc ngắn, hình trụ đường kính 0,5-3cm - Cuống nấm ít phân nhánh đôi khi uốn khúc cong queo, lớp vỏ cuống màu đỏ nâu, bóng không có lông phủ - Mũ nấm còn non hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm. Màu sắc mũ nấm đỏ nâu nhẵm bóng. Mũ có đường kính 2-10cm, dày 0,8-1cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm xuống. B. Kỹ thuật trồng nấm linh chi I. Điều kiện nuôi trồng nấm linh chi 1. Nhà xưởng 1.1. Khu vực đóng túi nguyên liệu: - Sân hoặc nhà rộng - Là nơi tập kết nguyên liệu (gỗ), cưa, đóng túi. 1.2. Phòng khử trùng - Phòng khử trùng gồm 1 nồi hấp khử trùng công suất lớn, nhiệt độ và áp suất có thể đạt 121 0 C và 1,1atm - Chức năng: để hấp nguyên liệu đảm bảo vô trùng trước khi cấy giống 3 1.3. Phòng cấy - Tủ cấy: cấy giống vào túi nguyên liệu sau khi đã hấp vô trùng - Đèn UV tiêu diệt bào tử nấm khuẩn trong phòng trước khi cấy (bật đèn uv trong phòng trước khi cấy 30 phút, sau khi tắt đèn uv 20 phút mới được vào phòng cấy - Điều hoà: đảm bảo phòng cấy ổn định nhiệt độ, góp phần giúp phòng cấy sạch sẽ, thông thoáng. - Tủ lạnh: bảo quản giống khi chưa sử dụng hết. 1.4. Phòng ươm sợi. - Thiết bị gồm các giàn giá nhiều tầng tiết kiệm tối đa diện tích đặt các bịch nấm - Phòng có cửa để điều chỉnh ánh sáng 1.5. Phòng nuôi. - Có hệ thống giàn giá hoặc dây treo để tiết kiệm diện tích - Có hệ thống tưới nước tự động - Điện thắp sáng 2. Các yếu tố tự nhiên. - Nhiệt độ nuôi trồng nấm linh giai đoạn ươm sợi: 20-30 0 C, giai đoạn nuôi quả thể 22-28 0 C - Độ ẩm cơ chất: 60-62%, độ ẩm không khí phòng nuôi quả thể: >80% - Độ thông thoáng: độ thông thoáng tốt - Ánh sáng: giai đoạn ươm sợi không cần ánh sáng, giai đoạn nuôi quả thể ánh sáng yếu, cường độ ánh sáng chiếu đều từ mọi phía. - Độ pH: linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu. - Dinh dưỡng: sử dụng trực tiếp xellulo. 3. Thời vụ nuôi trồng Thời gian bắt đầu cấy giống từ 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch. II. Kỹ thuật nuôi trồng 1. Nguyên liệu - Thân cây gỗ keo đường kính 5-20cm đều có thể trồng được linh chi - Gỗ keo cắt về dùng ngay, nếu để quá 10 ngày thấy hiệu quả giảm rõ rệt. - Gỗ để nơi giâm mát, nếu trời nắng phải che đậy, tưới nước lên 4 2. Xử lý nguyên liệu 2.1. Chuẩn bị - Gỗ keo đã cưa thành đoạn 15-20cm, loại bỏ những đoạn đầu, đoạn cuối bị khô, bẩn. - Túi nilon chịu nhiệt 25x35cm hoặc 30x40cm - Dây chun nịt - Bông nút, cổ nút 2.2. Phương pháp đóng túi - Lồng hai túi nilon vào nhau, khi lồng chú ý lồng khít để đựng được nhiều nhất và dễ buộc nút. - Nhẹ nhàng cho từng khúc gỗ đã cưa vào túi, khi cho dựng túi đứng, cho nhiều nhất có thể, tuyệt đối không để túi châm kim. - Túm đầu túi cho cổ nút vào kéo căng túi và buộc chun, không để túi bị rộng. - Đậy nút bông - Dùng một mảnh nilon đậy trùm qua nút bông rồi buộc chun. - Vận chuyển túi đến khu vực khử trùng - Túi sau khi đóng song phải đảm bảo: + Đựng được nhiều gỗ nhất, túi không bị rộng + Không bị châm kim túi + Túi có độ tròn + Một túi có trọng lượng trung bình 1,5-2 kg 2.3. Hấp khử trùng - Kiểm tra nồi hấp đã sẵn sàng, xếp nhẹ nhàng các túi gỗ vào nồi sao cho được nhiều nhất - Kiểm tra, đóng nồi, và khởi động nồi - Đặt nồi ở chế độ 121 0 C, thời gian kéo dài 3 tiếng - Khi hết thời giân để nồi hạ nhiệt độ và áp suất tự động, không xì hơi nồi vì xì mạnh sẽ làm túi bị bục. - Khi nồi đã hạ nhiệt độ đến mức an toàn, lấy túi ra và vận chuyển sang phòng cấy 3. Cấy giống 3.1. Chuẩn bị 5 - Phòng cấy, tủ cấy: phòng cấy, tủ cấy đảm bảo sạch, đã bật đèn uv trước 20 phút - Dụng cụ cấy: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, cồn - Giống: thường dùng giống trên thóc đựng trong chai thuỷ tinh. Giống phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: a) Không nhiễm bệnh: tức là không nhiễm nấm, khuẩn. Quan sát ngoài bao bì thấy giống có màu trắng đồng nhất đều từ trên xuống, không có đốm đen, đốm vàng, nắm nhẹ không thấy nhão. b) Giống có mùi thơm dễ chịu: Khi cấy thấy giống có mùi thơm, không chua hôi, nếu có mùi chính tỏ nấm nhiễm khuẩn hoặc nấm khác. c) Không già, không non: Nếu thấy có mô sẹo hoặc cây nấm mọc bên trong, chai nấm chuyển sang màu vàng là nấm già. Giống chưa ăn kín đáy bao bì là giống non. Giống già và giống non khi cấy đều cho năng suất thấp. Sử dụng tốt nhất ngay sau khi giống ăn kín đáy. Khi chưa cấy được ngay có thể bảo quản giống ở nhiệt độ lạnh. Giống linh chi bảo quản ở nhiệt độ 2-5 0 C kéo dài được 30-45 ngày. Khi đã có nguyên liệu nhưng giống còn non có thể cấy mặt trên các chai giống, phần còn non tiếp tục để thêm thời gian. - Nguyên liệu đã khử trùng để nguội hẳn, không cấy trên túi còn ấm. 3.2. Cấy giống - Lau sạch tủ cấy trước khi cấy giống - Lau sạch chai giống bằng cồn trước khi chuyển vào tủ cấy - Bật đèn cồn, hơ đốt panh kẹp, que cấy trên ngọn lửa đè cồn - Mở nút chai giống, dùng panh gắp bỏ phần mô sẹo trên chai giống - Dùng que cấy gạt nhẹ nhàng giống vào túi nguyên liệu qua cổ nút - Đóng túi bằng nút bông mới đã hập khử trùng (vì nút cũ qua khử trùng bị ướt rất dễ bị mốc). Sau khi cấy không phải đậy nilon bên ngoài nút. - Lắc nhẹ cho giống vừa ở phía trên vừa ở phía dưới túi. - Ghi ngày cấy, lô cấy. - Mỗi túi cấy 10-20g giống (một chai giống 300g cấy khoảng 25-30 túi) - Vận chuyển các túi đã cấy giống sang khu vực ươm sợi 4. Phương pháp ươm túi 4.1. Chuẩn bị phòng ươm 6 - Phòng ươm được dọn sạch sẽ, xông lưu huỳnh sau mỗi vụ nuôi trồng - Phòng nuôi đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ ánh sáng không cần thiết, nhiệt độ 20-30 0 C. - Diệt trừ chuột tránh để chuột vào cắn giống 4.2. Phương pháp ươm - Vận chuyển nhẹ nhàng các túi đã cấy giống đặt lên các giàn giá. - Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển - Kiểm tra hàng ngày, hạt giống bắt đầu xù ra sau 24 tiếng các ngày tiếp theo giống bắt vào gỗ, các hạt giống càng rải đều thì thời giam ươm sợi càng ngắn. - Kiểm tra nếu thấy có nấm mốc (màu đen, trắng, xanh) hoặc nấm đỏ thì loại trừ ngay khỏi khu vực ươm. Nếu túi bị nhiễm phía trên bề mặt có thể do thao tác cấy, còn bị nhiễm phía giữa túi có thể do khử trùng chưa đảm bảo, hoặc do túi bị thủng. Chú ý: Quá trình bóng túi, hấp, cấy, vận chuyển sang phòng ươm sợi tuyệt đối nhẹ nhàng đảm bảo túi không bị bục. 5. Chăm sóc và thu hái 5.1. Chuẩn bị phòng nuôi (chăm sóc) - Nhà đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, chống dộtvà chủ động được các điều kiện sinh thái: kín gió, độ ẩm >80%, nhiệt độ 22-28 0 C, ánh sáng khuếch tán chiếu đều từ mọi phía. 5.2. Chăm sóc và thu hái a) Tưới nước - Khi sợi nấm ăn trắng túi, vận chuyển nấm sang khu vực nuôi và tưới nước - 5-7 ngày đầu sau khi thay nút bông chủ yếu tưới nước nền nhà đảm bảo độ ẩm >80%. - Khi quả thể nhú ra từ cổ nút và qua các vết rach thì tưới phun sương nhẹ vào túi nấm ngày 3-4 lần tuỳ điều kiện thời tiết. - Duy trì chế độ chăm sóc như trên liên tục - Khi viền trắng trên quả thể nấm không còn nữa là thu hái được b) Thu hái - Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi, chú ý tránh chạm phải cây nấm bên cạnh - Không cầm hoặc chạm vào phiến nấm (mặt dưới quả thể nấm). 7 c) Bảo quản - Nấm thu hoạch xong rửa sạch - Nấm được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-45 0 C, nấm khô đạt độ ẩm 12% - Nấm khô đóng túi nilon 2 lần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. * Một số điểm cần lưu ý: - Sau khi cấy nếu phát hiện bịch bị nhiễm, bỏ ra khỏi khu vực cấy, tháo bỏ túi, rửa qua bằng nước, đóng túi và hấp lại (các bịch nhiễm sau cấy không quá 5 ngày có thể khử lại vẫn đạt hiệu quả) - Đặc biệt chú ý giai đoạn chăm sóc nấm đã ra quả thể nếu để quá khô quả thể nấm sẽ nhỏ và hiệu quả không cao. . ĐÔNG BẮC KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI TRÊN GỖ KHÚC Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thắm Hồng 2 A. Đặc điểm sinh học của nấm linh chi Tên khoa học: Ganoderma lucidum. xuống. B. Kỹ thuật trồng nấm linh chi I. Điều kiện nuôi trồng nấm linh chi 1. Nhà xưởng 1.1. Khu vực đóng túi nguyên liệu: - Sân hoặc nhà rộng - Là nơi tập kết nguyên liệu (gỗ) , cưa, đóng túi Kỹ thuật nuôi trồng 1. Nguyên liệu - Thân cây gỗ keo đường kính 5-20cm đều có thể trồng được linh chi - Gỗ keo cắt về dùng ngay, nếu để quá 10 ngày thấy hiệu quả giảm rõ rệt. - Gỗ để nơi giâm

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan