Biện pháp tăng cường quản lý thu chi tại huyện Triêu Phong - Quảng Nam - p2 pps

7 147 0
Biện pháp tăng cường quản lý thu chi tại huyện Triêu Phong - Quảng Nam - p2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thứ nhất, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định cho các huyện nguồn thu được phân chia giữa các cấp ngân sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp huyện. Thứ hai, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức kinh tế huyện được thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí cho ngân sách huyện và ngược lại ngân sách huyện cũng phải chi trực tiếp, gián tiếp cho tổ chức này. Thứ ba, quan hệ giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trong huyện được thể hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí uỷ quyền, chuyển giao cho ngân sách huyện thực hiện. Đó là chương trình quốc gia như chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, Chương trình phổ cập giáo dục……. Thứ tư, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Đó là mối quan hệ thông qua việc biếu tặng giúp đỡ tài trợ của các tổ chức cá nhân đó đối với huyện và là một khoản thu của ngân sách huyện. Thứ năm, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Quan hệ này được thể hiện ngân sách cấp kinh phí cho các hoạt động của Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong huyện. Tất cả các mối quan hệ được trình bày ở trên phản ánh các nội dung thu và chi của ngân sách cấp huyện. Tóm lại, Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện. 1.4 Quản lý ngân sách cấp huyện Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi của huyện. Vì vậy, ngân sách huyện nhất thiết phải được phân cấp quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ quy định của nhà nước. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện thu, chi ngân sách cấp huyện. 1.4.1 Khái quát nội dung quản lý ngân sách huyện Quản lý ngân sách cấp huyện là gì??? 1.4.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện Việc phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp tỉnh quy định theo luật NSNN. Về nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau: Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với ngân sách xã, phường, thị trấn. Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: thuế tiêu đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng: bài lá, vàng mã, hàng mã, và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh casino, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp… Thứ hai, các khoản thu được bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thứ ba, các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc huyện quản lý; Thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp do cấp huyện quản lý; Các khoản viện trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện, cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định; Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu kết dư ngân sách huyện; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tuỳ theo trình độ phát triển của từng địa phương mà nguồn thu từ nội lực kinh tế chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện. Về khoản chi ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi chủ yếu sau: Một là, chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội theo phân cấp quản lý của tỉnh. Hai là, chi thường xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế theo sự phân cấp của tỉnh; Sự nghiệp kinh tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, xã hội và sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Chi quản lý nhà nước đảng, đoàn thể cấp huyện; Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xã hội- nghề nghiệp cấp huyện; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung ngân sách xã, phường, thị trấn. 1.4.3 Chu trình quản lý ngân sách cấp huyện Công tác quản lý ngân sách huyện được thể hiện bằng chu trình quản lý thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Nội dung từng khâu thể hiện như sau: Khâu I: Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huỵên Một chu trình NSNN được bắt đầu khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá trình phân tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp huyện để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi dự toán ngân sách hàng năm một cách phù hợp. Lập dự toán ngân sách thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và quyết toán ngân sách huyện. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán ngân sách là phải tính toán đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu chi của ngân sách huyện trong kỳ kế hoạch. Trong quá trình lập ngân sách phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong từng yếu tố như sau: + Với kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Dự toán ngân sách của huyện phải phản ánh đầy đủ các khoản thu chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay; + Với dự toán ngân sách của huyện phải đảm bảo tính cân đối theo nguyên tắc: Dự toán ngân sách của các năm trong thời kỳ ổn định phải cân bằng giữa thu, chi trên cơ sở các khoản thu, chi đã được quy định; + Với báo cáo dự toán ngân sách phải kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các cơ sở, căn cứ tính toán. Để dự toán ngân sách của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phải dựa vào những căn cứ sau đây: Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước trong năm kế hoạch; Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo; Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi ngân sách năm. Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách cho huyện; Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố; Thứ sáu, lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo; Quá trình lập dự toán ngân sách huyện đựơc tuân thủ theo các bước chuẩn bị và lập dự toán. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Về chuẩn bị: Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo. Về quá trình lập dự toán ngân sách: phòng tài chính xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện gồm: Dự toán thu do chi cục thuế lập; Dự toán thu, chi ngân sách của các phường, xã; Dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện. Dự toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm dự toán thu, chi của tất cả các phường, xã và dự toán ngân sách cấp huyện. Dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền ( nếu có) trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND huyện xem xét, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi sở tài chính, sở kế hoạch - đầu tư, cơ quan quản lý chương trình quốc gia của thành phố ( phần dự toán chương trình mục tiêu quốc gia) Sau khi các huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh, phòng tài chính có trách nhiệm tham mưu và giúp UBND huyện, trình HĐND nghị quyết dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán và các cấp xã phường. Đây là dự toán chính thức để phân bổ cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện. UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, sở tài chính dự toán thu, chi ngân sách huyện và kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết nghị. Khâu II Chấp hành ngân sách huyện Chấp hành ngân sách là một trong ba khâu của chu trình ngân sách: đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm của huyện trở thành hiện thực. Sau khi ngân sách được phê chuẩn, năm ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách huyện cũng được triển khai. + Đối với vấn đề thu: mục đích chấp hành dự toán thu là không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu, tìm mọi bịên pháp động viên, khai thác nguồn thu sao cho đạt và Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vượt tỷ lệ đã được HĐND huyện phê chuẩn. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý có chia ra từng khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu( Thu trực tiếp tại kho bạc nhà nước, thu qua chi cục thuế) gửi phòng tài chính. Chi cục thuế lập dự toán thu thuế, phí- lệ phí và các khoản thu thuộc phạm vi quản lý. Phòng tài chính và các cơ quan khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại. + Đối với vấn đề chi: Mục đích chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi quý( có chia ra tháng),chi tiết theo các mục chi của mục lục NSNN gửi phòng tài chính trước ngày 10 của tháng cuối quý trước. Phòng tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành ngân sách quý, báo cáo UBND huyện.Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và dự toán ngân sách, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, phòng tài chính tiến hành phân bổ dự toán theo nguyên tắc phân bổ trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ và người nhận thầu. Để đạt được các mục tiêu trên, việc chấp hành dự toán chi ngân sách huyện thực hiện theo nguyên tắc sau: Thứ nhất: Thực hiện phân bổ dự toán trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn; Thứ hai: Đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch được duyệt. Cần quy định rõ chế độ lập, duyệt kế hoạch cấp phát sao cho đơn giản, khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm tra nhưng đúng chính sách, chế độ; Thứ ba: Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nứơc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi; Thứ tư: Thường xuyên đổi mới phương thức cấp phát vốn của NSNN theo hướng nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần thường xuyên kiểm soát thu, chi NSNN: Công tác kiểm soát thu, chi NSNN là một trong những nội dung quan trọng trong việc chấp hành ngân sách. Đây là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị, trong đó đặc biệt là cơ quan thanh tra tài chính, cơ quan thu ngân sách, kho bạc nhà nước. Chỉ có phòng tài chính, chi cục thuế và các cơ quan khác được uỷ quyền giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách( gọi là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN trên điạ bàn huyện mình quản lý. Việc phân bổ dự toán NSNN được thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Căn cứ dự toán NSNN được giao đơn vị sử dụng lập kế hoạch chi gửi phòng tài chính. + Bước 2: Phòng tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí mức chi tài chính hàng tháng, quý, thông báo cho các đơn vị thực hiện. + Bước 3: Căn cứ vào mức chi do phòng tài chính thông báo, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát, thanh toán. Khâu III quyết toán ngân sách huyện Quyết toán ngân sách huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách khi năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân sách tiếp theo. Ngoài kết quả quyết toán NSNN, công tác quyết toán còn giúp UBND huyện đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn và có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Lập báo cáo quyết toán năm cần tôn trọng các nguyên tắc, quy định sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . tượng thu chủ yếu và hình thức thu( Thu trực tiếp tại kho bạc nhà nước, thu qua chi cục thu ) gửi phòng tài chính. Chi cục thu lập dự toán thu thuế, ph - lệ phí và các khoản thu thuộc phạm vi quản. thu c huyện gồm: Dự toán thu do chi cục thu lập; Dự toán thu, chi ngân sách của các phường, xã; Dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện. Dự toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm dự toán thu, chi. hiện thu, chi ngân sách cấp huyện. 1.4.1 Khái quát nội dung quản lý ngân sách huyện Quản lý ngân sách cấp huyện là gì??? 1.4.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện Việc phân cấp quản

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan