Hạch tóan nghiệp vụ tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu -4 pptx

7 369 0
Hạch tóan nghiệp vụ tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu -4 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

+ Trong trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thiếu hàng xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu thì phải truy thu tiền trong thời hạn một năm kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn, kế toán ghi: Nợ TK 511 (trong niên độ có hàng xuất khẩu được bán) Nợ TK 811 (trong niên độ không có hàng xuất khẩu được bán) Có TK 3333 : thuế xuất nhập khẩu Khi dùng tiền nộp thuế do truy thu được, kế toán ghi: Nợ TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu Có TK 111,112 + Trường hợp được miễn giảm thuế nhập khẩu theo chế độ quy định, nếu doanh nghiệp sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm, kế toán ghi: Nợ TK 152,153,156,211 Có TK 3333 :Thuế xuất nhập khẩu 3. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất nhập khẩu: - Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Phản ánh doanh thu tiêu thụ. Nợ TK 111,112,131 Có TK 511,512 - Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Nợ TK 511,512 Có TK 333 (3332) - Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế, phản ánh số thuế phải nộp. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nợ TK 151,152,156 Có TK 333 (3332) - Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách Nợ TK 333 (3332) : Số thuế TTĐB đã nộp Có TK 111,112,131 - Lưu ý một số trường hợp sau: + Hàng tạm nhập khẩu đã nộp TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB tương ứng với hàng tái xuất hay số thuế TTĐB của hàng nhập khẩu đã nộp theo khai báo lớn hơn số thực nhập (do mất mác, hư hỏng, có lý do xác đáng) Nợ TK 3332, 111,112: Trừ vào số phải nộp hay nhận lại Có TK 632: nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng xuất Có TK 711: Nếu đã kết chuỷen giá vốn hàng xuất + Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB vì lý do nào đó phải xuất trả nước ngoài thì số thuế đã nộp sẽ được hoàn lại. Nợ TK 331: Trừ vào số phải trả người bán theo giá nhập khẩu (giá mua) Nợ TK 3332,111,112: Sóo thuế được hoàn lại Có TK 151,153,156: Giá thực tế hàng xuất trả + Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai được xét giảm, miễn thuế TTĐB thì số thuế được miễn giảm sẽ trừ vào số phải nộp kỳ tới (nếu được giảm) hay trừ vào số không có khả năng nộp (nếu được miễn) Nợ TK 333 (3332): số thuế được giảm, miễn Có TK 511: Nếu được giảm, miễn trong cùng niên độ Có TK 711: Nếu được giảm, miễn vào niên độ kế toán sau Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ SUY NGHĨ ĐỐI VỚI THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG I. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN GIÁ TRỊ GIÁ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một thương vụ giao dịch. Nó bao gồm nhiều công đoạn tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải am hiểu nghiệp vụ cao cũng như phải am hiểu những thông lệ, luật quốc gia, luật quốc tế Như chúng ta đã biết hiện nay đa số các công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Do đó để hoàn thiện hơn công tác thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu Nhằm không tạo ra những sơ hở để đối phương nắm bắt, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các công tác sau: * Công tác mở L/C: Việc mở L/C đúng hạn sẽ tăng thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Thật vậy, trong hợp đồng thường không quy định điều này nhưng mở L/C là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu thực hiện đúng lúc sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những trường hợp bên đối tác không mi\uốn nhận hàng sớm, nên kéo dài thời hạn mở L/C. Việc xay ra do nhiều lý do như: Do dự báo về hàng hoá của bên nhập khẩu trong năm không chính xác, do các điều kiện về thời tiết, khí hậu hoặc do hàng trong kho chưa xuất đi không có chỗ cho hàng nhập về vì những cân nhắc này nên khách hàng lưỡng lự trong việc mở L/C. Một yêu cầu đúng lúc sẽ giúp khách hàng quyết định rõ ràng hơn, nhắc nhở khách hàng thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hơn nữa trong hợp đồng thường không qui định ngày mở L/C cũng như một số điều kiện ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dùng các ừơng tiện liên lạc như: Điện thoại, điện tín, Fax hay các phương tiện liên lạc nhanh chóng khác để đôn đốc khách hàng mở L/C. * Công tác kiểm tra thư tín tín dụng và tu chỉnh thư tín dụng: -Kiểm tra thư tín dụng: Như chúng ta đã biết tiến trình thanh toán L/C luôn đi theo một quy trình và một nguyên tắc nhất định, thủ tục thanht oán thì phức tạp và cứng nhắc, đôi khi máy móc một cách tiêu cực gây khó khăn cho tiến trình thanh toán. Vì vậy tất cả mọi chứng từ liên quan đến L/C đều được yêu cầu chính xác một cách tuyệt đối từng chữ, từng từ một và nếu có sự khác biệt nào dù nhiều hay ít nhiều đều bị ngân hàng từ chối thanh toán vì căn cứ để mửo L/C là hợp đồng. Nhưng sau khi được mở L/C sẽ độc lập với hợp đồng và tất cả hoạt động sau này đều căn cứ vào L/C không căn cứ trên hợp đồng nữa. Kiểm tra L/C tại doanh nghiệp là công việc bắt buộc và quan trọng đối với nghiệp vụ thanh toán tiền hàng tại doanh nghiệp. Vì lợi dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đối tác có thể dựa vào L/C những nội dung bất lợi cho doanh nghiệp. Do những vấn đề trên, việc yêu cầu kiểm tra L/C tại doanh nghiệp phải dựa trên những căn cứ sau: + Kiểm tra L/C trên căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết với bên nhập khẩu có phù hợp với hợp đồng hay không, vì khi mở L/C đối phương có thể thêm bớt hoặc sửa đổi nội dung làm cho các quy định trong L/C không phù hợp với các quy định khi ký kết. Nếu doanh nghiệp không chú ý phát hiện để yêu cầu sửa đổi L/C thì sẽ bị khiếu nại, mà thi hành hợp đồng không đúng với L/C thì sẽ không thu được tiền. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Căn cứ trên cơ sở pháp lý quốc tế để điều chỉnh việc thực hiện thư tín dụng giữa doanh nghiệp và người nhập khẩu và bản quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ 1993 (UCP 500). Luật quốc gia, luật nước nhập khẩu điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Việc kiểm tra L/C trước tiên phải kiểm tra tính chân thật của L/C, đã được tiến hành bởi ngân hàng thông báo trước khi gởi cho doanh nghiệp. Nhưng khi nhận được L/C doanh nghiệp cần kiểm tra để biết ngân hàng đã xác nhận là đã kiểm tra tính chân thật của L/C hay chưa. Để tránh sự lừa đảo của ngân hàng và người nhập khẩu cũng như xem xét trách nhiệm của ngân hàng thông báo đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, trong L/C còn có những điểm không rõ ràng nên khi thi hành rất khó khăn. Chính vì thế khi kiểm tra L/C phải chú ý kỹ lưỡng các vấn đề sau: + Kiểm tra loại thư tín dụng: loại thư tín dụng mà hợp đồng quy định là trả ngay không huỷ ngang, nên nhất thiết trong L/C mở cho doanh nghiệp phải in chữ "irrevocable" và "at sight". Nhưng nếu trong quá trình kiểm tra, L/C không ghi rõ thuộc loại nào thì coi như là không huỷ ngang. + Kiểm tra ngân hàng mở L/C: là ngân hàng đảm bảo cho việc trả tiền cho doanh nghiệp. Do đó cần kiểm tra tính chân thực và thực hiện của ngân hàng mở là việc cần thiết. + Kiểm tra ngày phát hành L/C: ngày phát hàng thư tín dụng cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C. Doanh nghiệp xem xét để có kế hoạch giao hàng cũng như thủ tục thanh toán trong thời hạn hiệu lực của L/C. + Kiểm tra ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C: đây là điểm đáng quan tâm trong khi kiểm tra L/C vì tại nơi đó, thời điểm đó doanh nghiệp sẽ không nhận được sự Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh nghiệp phải dựa vào khả năng của mình và tính chất của từng thương vụ để quyết định ngày này sao cho hợp lý. - Tu chỉnh thư tín dụng: Tu chỉnh khâu tín dụng là khâu công việc chỉ xuất hiện khi nội dung của thư tín dụng không thoả mãn yêu cầu của một trong hai bên đối tác. Thông thường bên nhập khẩu ít khi đề nghị ngân hàng tu chỉnh L/C. Phần lớn việc đề nghị tu chỉnh là từ bên xuất khẩu. Trên thực tế thư tín dụng thường qua ít nhất một lần sửa đổi. Khi tiến hành tu chỉnh tín dụng, công ty cần nắm rõ các nguyên tắc sau: + Người bán và người mua muốn tu chỉnh L/C phải thông báo cho phía đối tác biết ý định, nội dung các quy định cần tu chỉnh và L/C chỉ được tu chỉnh khi bên kia đồng ý và yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi. + Sự tu chỉnh phải thông qua ngân hàng và được xác nhận cuối cùng của ngân hàng mở. Nếu không việc tu chỉnh không có giá trị hợp pháp. + Sửa đổi L/C phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của nó. + Các nội dung liên quan đến nội dung tu chỉnh thì phải thực hiện bằng văn bản. + Sau khi thực hiện thông báo tu chỉnh L/C thì nội dung tu chỉnh L/C trở thành một bộ phận của L/C, có giá trị pháp lý đầy đủ và có nội dung cũ liên quan hoặc ý nghĩa chống lại nó. 2. Suy nghĩ về hoàn thuế GTGT hàng xuất nhập khẩu và giải pháp để hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT: Trong những năm gần đây Nhà nước ta với chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu và tăng cường đẩy mạnh sự phát triển của nền sản xuất trong nước đã thực hiện chính sách không đánh thuế đối với những mặt hàng xuất khẩu hoặc là đánh thuế với thuế suất rất thấp đối với những mặt hàng như nblj nhập khẩu để phục vụ cho hoạt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đây là một chính sách đúng đắn của Nhà nước ta, nhưng bên cạnh đó một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi này để hoàn thuế nhiều hơn so với quy định nhưng vẫn được hưởng một mức thuế suất thấp. Chính điều này đã làm cho ngân sách Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng trong những năm qua, đây là vấn đề nan giải mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết triệt để, theo em để phần nào đó giải quyết được vấn đề này thì Nhà nước nên đưa ra phương thức thanh toán mới đó là toàn bộ số tiền mà công ty xuất nhập khẩu phải thanh toán với bên đối tác, tuyệt đối không nên để các doanh nghiệp trực tiếp thanh toán với nhau. Và khi hoàn thuế doanh nghiệp đến cơ quan thuế cùng với những hoá đơn chứng từ ghi rõ số tiền mà ngân hàng đã thanh toán (có xác nhận của ngân hàng), điều này sẽ giúp cho việc hoàn thuế được chính xác hơn. KẾT LUẬN Hiện nay Việt Nam đang ngày càng cố gắng để trở thành một thành viên của WTO. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Xuất nhập khẩu là xương sống để doanh nghiệp phát triển mạnh cũng như hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà việc "Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá" phải thực hiện một cách chính xác và có hiệu quả cao trong doanh nghiệp. Do kiến thức của em còn hạn chế, chưa tìm hiểu sâu kỹ về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cho nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ bảo góp ý của cô giáo cùng bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . 3333 :Thuế xuất nhập khẩu 3. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất nhập khẩu: - Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Phản ánh doanh thu tiêu thụ. Nợ TK. THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NÓI RIÊNG I. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN GIÁ TRỊ GIÁ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU: Nghiệp vụ thanh toán. WTO. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Xuất nhập khẩu là xương sống để doanh nghiệp phát triển

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan