Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tóan - 2 ppsx

8 410 0
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tóan - 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ? Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòng một năm . Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng một niên độ kế toán. 1.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. TSLĐ & ĐTNH được lấy từ loại A, mục I - nguồn vốn mã số 310 của bảng cân đối kế toán . Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ.Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh. Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2 : 1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và TSLĐ & ĐTNH Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com điều kiện khác nhau của doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý loại trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền: Nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, các thiệt hại chờ xử lý…Vì thực chất những tài sản này chúng ta khó, thậm chí không thể sử dụng nó để trả nợ chúng ta không chắc chắn rằng các khoản nợ khó đòi sẽ đòi được, thời gian đòi được là bao lâu, hàng kém phẩm chất chúng ta chưa chắc chắn bán được, thậm chí bán hạ giá… 1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh. Tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền so với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản tương đương tiền được xem là những tài sản có tốc độ luân chuyển thành tiền nhanh: Đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn. Cần lưu ý khi tính chỉ tiêu này cũng nên loại bỏ những tài sản tồn kho, vì đây là bộ phận phải dự trữ thường xuyên đảm bảo cho quá trình kinh doanh mà giá trị cũng như thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn. TSLĐ & ĐTNH – Hàng tồn kho Tỷ lệ thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu = Nợ ngắn hạn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên Bảng cân đối kế toán. Nợ phải thu được lấy từ mã số 130 Bảng cân đối kế toán. Tỷ lệ này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này cho thấy có bao nhiêu đồng TSLĐ tài trợ cho 1 đồng nợ ngắn hạn và đánh giá xem có bao nhiêu đồng TSLĐ có đủ khả năng thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. 1.3.Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất, đó là vốn bằng tiền. Chỉ tiêu vốn bằng tiền được lấy từ loại A mục I – Tài Sản mã số 110. Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư chứng khoán là thuận lợi và nhanh chóng. Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng nó khong cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không còn ý nghĩa, vì việc xác định thời gian cấp thiết để trả nợ cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền không rõ ràng, không chắc chắn. Thời gian vòng quay vốn thực sự của nợ ngắn hạn là không thể xác định, cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền của một số tài sản, hàng tồn…rất khó đánh giá. Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểm nào xem doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay Vốn bằng tiền Tỷ lệ thanh toán bằng tiền = Nợ ngắn hạn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com không. Nguyên tắc cơ bản có thể để đưa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay bằng tiền mặt là 0,5 : 1, nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời mới đảm bảo. Tuy nhiên tỷ lệ này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân động, như vậy sẽ lãng phí 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn. Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.1.Hệ số thanh toán lải nợ vay. Chỉ tiêu hệ số thanh toán lải nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lải nợ vay so với lải nợ vay Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được lấy từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lải nợ vay, đối với LNTT + Lãi nợ vay Hệ số thanh toán lải nợ vay = Lãi nợ vay Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng. Khả năng trả nợ lải nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 ( khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1 ) chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hưu để trả lãi nợ vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tỷ xuất nợ các doanh nghiệp nhà nước là rất cao có doanh nghiệp lên tới 80% đến 90% đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng này xuất phát từ việc doanh nghiệp sủ dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi nợ vay chính là lơi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ. Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu hình thành từ hai nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.  Đối với nguồn vốn vay nợ: Thì doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ gồm nợ gốc và lãi vay nợ theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com  Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Tỷ lệ tự tài trợ. Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng.  Tỷ lệ nợ. Tỷ lệ nợ biểu mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ tự tài trợ + tỷ lệ nợ = 1 Nguồn vốn chủ sở hữu được lấy từ mã số 400, loại B. Phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Tổng nguồn vốn được lấy từ mã số 430 trên bảng cân đối kế toán. Nợ phải trả được lấy từ mã số 300, loại A. Nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, khi khả năng tự tài trợ cao ( tỷ lệ nợ thấp ) cho thấy năng lực tự chủ về tài chính của NVCSH Tỷ lệ tự tài trợ = * 100% Tổng nguồn vốn Nợ phải trả Tỷ lệ nợ = * 100% Tổng nguồn vốn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com doanh nghiệp cao, ít bị sức ép từ các chủ nợ, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ càng cao cho thấy hoat động kinh doanh của doanh nghiêp ngày càng phu thuộc vào các chủ nợ và khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay ngày càng khó khăn hơn, một khi mà tỷ lệ nợ quá cao doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản. PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG 1. Quá trình hình thành và phát triển và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công Ty Kim Khí Đà Năng và Công Ty Vật Tư Thứ Liệu Đà Nẵng theo quyết định số 1065 QĐITCCBDT ngày 20/12/1994 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 01/01/1995 theo giấy đăng ký kinh doanh 109669 của uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cấp ngày 29/12/1994. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đặt trụ sở chính tại 16 Thái Phiên – Đà Nẵng. công ty có tên giao dịch đối ngoại là: Central Viet Nam Metal And General Materials Company viết tắt là CEVIMETAL. Hoạt động kinh doanh của công ty thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty thép Việt Nam. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã triển khai được mạng lưới tiêu thụ trên khắp thị trường Miền Trung, mở các chi nhánh ở thị trường Miền Nam, Miền Bắc và Tây Nguyên. Doanh số tiêu thụ hàng năm của công ty ngày càng tăng. Công ty đã và đang duy trì và mở rộng được thị phần, từng bước tạo được vị thế của mình trên thị trường. Điều đó cũng nhờ vào điều kiện thuận lợi do sự sát nhập mang lại, cũng như sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công ty. Bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhất định cũng như bao đơn vị khác, vấn đề nan giãi hiện nay là tình hình chiếm dụng vốn kéo dài của khách hàng và tình trạng cạnh tranh quyết liệt trên thương trường. Do tính đặc trưng của mặt hàng và ngành hàng của công ty nên nhu cầu vốn của công ty rất lớn, trong đó công nợ bị chiếm dụng cũng không nhỏ dẫn đến giảm kết quả kinh doanh và làm giảm lợi thế cạnh tranh, làm giảm thị phần. Đây là một vấn đề nan giải của công ty. Đúng với quá trình chuyển biến của nền kinh tế Quốc Gia, trong những năm 1996 và 1997 thụ trường có nhiều iến động trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do sự có mặt của sản phẩm kên doanh thông qua hệ thống các đại lý tại khu vực Miền Trung. Vì thế công ty đã kinh động tổ chức kinh doanh thêm các mặt sắt thép sản xuất trong nước của các công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó những mặt hàng sắt thép nhập Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . chính để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp có khả năng phá sản. PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH. trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân động, như vậy sẽ lãng phí 2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn. Bên cạnh nhữnh chỉ tiêu phân tích khả. nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 2. 1.Hệ số thanh toán lải nợ vay. Chỉ tiêu hệ số thanh toán lải nợ vay biểu

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan