Nhà nghèo, không bằng cấp, ít mối quan hệ,…không thể ngăn cản bạn thành công ! pot

16 298 0
Nhà nghèo, không bằng cấp, ít mối quan hệ,…không thể ngăn cản bạn thành công ! pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Nhà nghèo, không bằng cấp, ít mối quan hệ,…không thể ngăn cản bạn thành công! Nhiều người nghĩ rằng cần phải có xuất phát điểm cao, nhiều bằng cấp, những mối quan hệ đặc biệt mới có thể thành công. Hoàn toàn sai lầm! Hãy đọc những câu chuyện dưới đây bạn sẽ hiểu rõ điều đó… Chung Ju-Yung: Biến điều không thể thành có thể. Từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, vượt lên những khó khăn, đương đầu với thử thách, biến điều không thể thành hiện thực, Chung Ju-Yung - người sáng lập tập đoàn Huyndai - đã góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục. Tuổi thơ và ba cuộc trốn chạy Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Asan nghèo khó, trong một gia đình nông dân đông anh em, quanh năm cần cù lao động cũng chỉ đủ ăn, tuổi thơ của Chung Ju-Yung gắn liền với chế độ thống trị của Nhật Bản, nhân dân Hàn Quốc lúc đó sống trong cảnh dè sẻn "sáng cơm, tối cháo" từng ngày. Asan là vùng quê khí hậu khắc nghiệt: mùa khô thì hạn hán như muốn đốt cháy tất cả, mùa mưa thì mang đến những trận hồng thủy, mùa đông thì dìm tất cả ngập trong tuyết. Tuyết rơi dày hơn một mét, có khi đến hai mét, người dân phải đào đường hầm mà đi. Chỉ cần mưa đến muộn một chút vào mùa xuân, hay một cơn mưa đá trong mùa hè hoặc sương muối sớm vào mùa thu là cả năm mất mùa. Mười bốn tuổi Chung Ju-Yung tốt nghiệp tiểu học, ngay lúc ấy giấc mơ học tiếp để trở thành thầy giáo tiểu học đã ấp ủ trong đầu ông. Người cha thì luôn muốn con trai trở thành một nông dân giỏi, nhưng ông chỉ muốn thoát khỏi vùng quê nghèo đó, dù làm công nhân nhà máy cũng chẳng sướng hơn làm một nông dân. Thế là ý chí thúc giục ông lên thủ đô Seoul, tự học, vượt qua kỳ thi để trở thành một luật sư như những gì ông đọc được trong một trong báo. Lần đầu tiên cùng một người bạn trốn nhà đi, đường lên thành phố khá xa nên ông phải đi xin cơm. Vận may đến với ông và người bạn khi họ được nhận làm công nhân xây dựng đường xe lửa Bình Nhưỡng - Gowon. Ý đồ gom góp tiền đi Seoul chưa thành thì cha ông tìm thấy và đưa về. Trở về nhà nhưng ông vẫn bực tức trong lòng: "Những đồng tiền quý giá mà mình làm được chẳng là bao nhưng đó là công sức của chính mình. Nếu có thể cho mình tiếp tục công việc thì mình có đủ tự tin để khám phá cái thế giới mới mẻ và rộng lớn bao la này". Lần thứ hai trong tay, ông lại bị một người đàn ông đứng tuổi lừa hết tiền. Cũng chính vì tin rằng ông ta sẽ kiếm cho mình một công việc trong khách sạn ở Seoul nên ông lại một lần nữa trắng tay. Sau chuyến đi 10 ngày ấy, ông lại bị một người bà con đưa về. Ông chấp nhận trở lại làm nông dân vì cảm thấy có lỗi khi làm cha đau lòng. Nhưng tâm trí ông chỉ hướng về Seoul, ý chí thoát nghèo trong ông vẫn không thay đổi. Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Suy nghĩ kỹ lưỡng, lần thứ ba ông trộm 70 won bán bò của bố để lên Seoul học kế toán. Ông rất khâm phục Napoleon, người sinh ra trong một gia đình nghèo, nhờ tinh thần bất khuất, dũng cảm cuối cùng đã trở thành Hoàng đế Pháp. Ông cũng thấy tuổi thơ mình có nhiều nét giống Lincoln - xuất thân nông dân, rồi ra thành phố lao động và sau đó trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Mới học được hai tháng, bất ngờ người cha lại xuất hiện trước mặt ông, nhưng không giận cũng không mắng, cha ông chỉ nói vài lời: "Con phải nhớ con là một thằng nhà quê học hết cấp 1, ở Seoul người ta học hết trường Cao đẳng còn thất nghiệp đầy cả đống. Cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà sẽ thành bầy ăn mày". Lời cha cứa vào trong lòng ông, hình ảnh người mẹ và các em hiện lên trước mắt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc. Và ông lại thất bại trong chuyến đi lần này. Ý chí có kiên cường, con người có mạnh mẽ thế nào, vẫn không vô tình và bỏ mặc những người thân yêu. Từ khuân vác thành giám đốc Sau ba lần lên Seoul không thành, Chung Ju-Yung vẫn không từ bỏ giấc mơ thoát khỏi cái nghèo khổ của vùng quê heo hút và khắc nghiệt ấy. Dường như may mắn đã mỉm cười với ông trong lần thứ tư trốn nhà, ông xin được một chân khuân vác ở công trình xây dựng trường học Bosung (ĐH Hàn Quốc bây giờ). Sau hai tháng tìm tòi công việc, ông trở thành nhân viên phân phối gạo lẻ cho của hàng gạo "Phục hưng Thương hội". Do có kiến thức kế toán học được trước đó, ông được chủ cửa hàng rất tin tưởng. Sau 4 năm làm việc ở đây, sự kiên trì, say mê, cần cù, chịu khó, thật thà của Chung Ju-Yung đã khiến ông chủ Phục hưng Thương hội quyết định trao lại cửa hàng cho ông thay vì đứa con trai ông ăn chơi, trác táng của mình. Ông đổi tên cửa hàng thành "Kinh nhất Thương hội". Từ một kẻ không xu dính túi, Chung Ju-Yung đã có trong tay một cửa hàng phân phối gạo lớn khi mới 22 tuổi nhờ uy tín tích lũy được trong bốn năm trời. Năm 1939 chiến tranh xảy ra, chế độ phân phối gạo được ban bố, tất cả các cửa hàng buôn bán gạo trong cả nước bị đóng cửa. Trước cú sốc lớn đó, ông vẫn vững lòng tin: nếu toàn tâm, toàn ý dốc sức thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công. Ông về quê mua cho cha thêm 660 mét vuông đất và biếu cha một khoản tiền vốn. Đầu năm sau, hoài bão làm giàu lại thôi thúc ông lên Seoul, mảnh đất mà người trượng phu có thể vật lộn với số mệnh. Khi đang lang thang với số vốn ít ỏi, ông được một người bạn cho biết một nhà máy sửa chữa ôtô đang có ý định chuyển nhượng. Ông mù tịt về ôtô nhưng người bạn khẳng định ngành này cần ít vốn mà kiếm nhiều tiền, còn hứa sẽ tập hợp thợ giỏi cho ông, cần nhất là có 3.500 won để chuyển nhượng. Nhờ uy tín thời buôn bán gạo, ông vay được 3.000 won từ một người cho vay lãi mà không cần thế chấp, chỉ bằng uy tín. Gom góp cả vốn, vay và được hai người bạn giúp đỡ, ông có 5.000 won để tiếp quản nhà máy sửa chữa ô tô Ado Service vào năm 1940. Ông bắt đầu công việc mới với tràn trề hy vọng. Mọi việc ban đầu đều trôi chảy, khách đến ngày càng đông. Nhưng không may, một buổi sáng, một công nhân sơ ý để dầu bén lửa trong khi rửa tay khiến cả nhà máy bốc cháy, trong đó có cả những chiếc xe đắt tiền vừa sửa xong của khách. Tất cả thành tro bụi, ông đứng trước nguy cơ phá sản, nợ chồng chất. Ông lại tìm đến người cho vay nặng lãi, không phải để trả nợ mà là vay thêm, vẫn không thế chấp cái gì ngoài uy tín. Ông nhanh chóng xây dựng lại nhà máy, công việc ngày càng nhiều, làm cả ngày lẫn đêm. Ông cũng làm việc như một công nhân. Cạnh tranh với các xưởng sửa Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com chữa hàng đầu trong thành phố thời đó, ông đề ra tiêu chí sửa nhanh gấp 2 - 3 lần. Vì thế mà xe hơi của thành phố Seoul cứ ùn ùn kéo về xưởng của ông. Ông mở rộng mặt bằng, tìm thêm khách hàng: người ngoại quốc, quân đội, ngoại thành Bản thân ông dần nắm vững mọi nguyên lí hoạt động của tất cả các loại máy móc, xe cộ. Và Công ty công nghiệp xe hơi Huyndai ra đời ngày 25/5/1947, ông là giám đốc. Người ta khi thành công thì nghĩ là do may mắn, còn khi công việc không suôn sẻ thì lại đổ cho là không may. Nhưng đối với Chung Ju-Yung thì: “Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ”. Ý tưởng độc đáo, tự tin vào chính mình Chiến tranh với Nhật ngày càng khốc liệt buộc ông phải sát nhập, rồi nhượng lại công ty cho người khác. Bắt đầu lại từ số không, ông xin vào làm ở xưởng chế luyện Choksan và chờ đợi cơ hội. Ông dần khôi phục lại công ty của mình. Một lần lên cơ quan hành chính nhận tiền, ông gặp các nhà thầu xây dựng. Ông nhận được 100 won thì họ lãnh mấy ngàn won - cũng một khoảng thời gian và công nhân như nhau mà tiền công lại chênh lệch một trời một vực. Ngay lập tức ông treo thêm tấm biển “Công ty xây dựng cơ bản Huyndai”. Ông trúng một hợp đồng sửa chữa trị giá 1.530.000 won ngay trong năm đầu tiên. Có kinh nghiệm về xây dựng cơ bản, lại tự tin vào quyết định đúng đắn của mình, ông không thấy cái gì là khó khăn. Ông luôn tuân theo một nguyên tắc: "Tin tưởng 90 phần trăm sẽ thành và 10 phần trăm tự tin mình nhất định làm được". Nhưng cuộc sống chẳng khi nào có thể đoán trước, chính trị lại chi phối tất cả, nhất là trong thời chiến tranh loạn lạc. Hỗn loạn 25/6 nổ ra, ông cùng em trai phải li tán gia đình. Qua quen biết, ông nhận được một công trình của quân đội Mỹ. Dự án phủ xanh nghĩa trang của quân đồng minh trong mùa đông tuyết giá rất gấp về thời gian, ai cũng cho là không thể làm được. Vậy mà ông vẫn làm được hoàn hảo bằng cách mua cây lúa ở nơi khác, vận chuyển cả gốc về phủ lên. Dự án được hoàn thành còn ông được Tổng thống Mỹ Eisenhower khen hết lời. Với công trình Koriong (cầu đường bộ bắc qua sông Hàn) sau đó, ông học được một bài học quan trọng là: "Việc học hỏi những người trẻ hơn, có địa vị thấp hơn mình những điều mà mình không biết, không có gì là xấu hổ". Ông đã học được rất nhiều từ các chuyên gia kiến trúc trẻ người Mỹ, từ thiết kế đến quản lý chất lượng công trình. Chung Ju-Yung thu được thành công từ sửa chữa ôtô đến xây dựng nhà ở, cầu đường, những lĩnh vực khó khăn cần ý tưởng và kinh nghiệm cũng như sự sáng suốt. Đối với thành bại trong đời, ông quan niệm chìa khoá chính là hành động và thời gian. Cũng chính phương trâm này đã giúp ông cạnh tranh được với các công ty xây dựng nước ngoài. Trước sự ngạc nhiên của người thân và công nhân, ông lại có thêm một quyết định táo bạo là chuyển sang lĩnh vực đóng tàu. Là người luôn tìm tòi cái mới, ông coi "cái gọi là đóng tàu nào có khác việc xây dựng là mấy". Việc cắt thép ra, hàn lại và đặt máy lên, tất cả chẳng phải là những việc ông vẫn thường làm đó sao? Suy nghĩ của ông biến mọi thứ từ phức tạp thành giản đơn, từ khó trở thành dễ. Thế là công ty đóng tàu Huyndai tại Ulsan ra đời và phát triển như vũ bão. Đến thập niên 70 của thế kỷ XX, công ty của ông là công ty đóng tàu lớn nhất thế giới. "Doanh nghiệp Hàn Quốc và nền kinh tế Hàn Quốc phát triển như ngày hôm nay là dựa vào ý chí bất khuất của con người sáng tạo, vào tinh thần tiến thủ, sự cống hiến hết sức mình của tầng lớp công nhân cần cù và ưu tú. Tất cả chỉ bằng sức người". Biến đổi lịch sử Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Tình cảm của cha ông, cũng như những nông dân hiền lành và chất phác, dành cho đất, khao khát có được một mảnh đất của riêng mình, cũng ấp ủ trong Chung Ju-Yung ước muốn khai hoang đất đai. Với người Hàn Quốc, việc khẳng định và mở rộng đất đai trong hoàn cảnh dân số tăng cao và thiếu lương thực cũng là điều cực kỳ quan trọng. Giấc mơ biến vùng biển lồi lõm phía Tây Nam thành đồng bằng đã nhen nhóm trong ông từ thửa ấu thơ. Đây là công trình dân sự lớn nhất cho đến năm 1983. Vùng biển này nổi tiếng nguy hiểm bởi đá ngầm và nước mạnh, tốc độ nước đến 6m 3 /s, khiến những tảng đá to bằng xe hơi vừa ném xuống đã tức khắc biến mất. Chính trong khó khăn, con người sẽ nảy sinh sáng tạo: Ông dùng đến sự trợ giúp của những chiếc tàu chở dầu nặng 230.000 tấn, dài 300m, rộng 45m và cao 27m. Phương pháp này tiết kiệm được 29 tỷ won. Ông đã phải đục lỗ những tảng đá 4-5 tấn, lấy dây sắt cột 2-3 tảng vào với nhau rồi dùng phà ném xuống. Với công trình hơn đê chắn thủy triều dài 6.400m này, Chung Ju-Yung đã mang lại cho Hàn Quốc hơn 100 triệu mét vuông đất nông nghiệp. Sau đó ông tiếp tục khử mặn đất trong vòng 7 năm và bắt tay trồng thử nghiệm 13 giống lúa ở các khu vực khác nhau. Ông ôm giấc mơ biến mảnh đất này thành nơi sản xuất lương thực nhiều hơn cả Califonia (nơi sản xuất lương thực lớn nhất nước Mỹ). Năm 1988, khu vực khai hoang Sosan đã lột xác thành mảnh đất nông nghiệp cơ khí hóa với quy mô lớn. Ngoài hiệu quả trực tiếp là mở rộng lãnh thổ và tăng thêm nguồn lương thực, nó còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 6,6 triệu người mỗi năm. Ý tưởng khai hoang mở rộng đất đai và kiến thiết đắp đê chắn thủy triều của Chung Ju-Yung còn được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Steve Jobs: Từ không bằng cấp đến triệu phú rồi mất hết mọi thứ rồi gây dựng lại cơ nghiệp rồi bị ung thư rồi trở thành tỷ phú. Steve Jobs là người sáng lập ra hãng Apple. Apple ngày nay là 1 trong những công ty công nghệ thành công nhất trên thế giới, với vị trí dẫn đầu về điện thoại (Iphone), máy tính bảng (Ipad), máy tính xách tay (Macbook), máy nghe nhạc cầm tay (Ipod). Steve Jobs là 1 trong những doanh nhân công nghệ thành công và giàu có nhất thế giới và được đề cử là CEO của thập kỉ. Tuy nhiên, để có được thành công như ngày nay, ông đã phải vượt qua những khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Ngay từ khi sinh ra, mọi thứ dường như đã không mỉm cười với ông. Ông được sinh ra bởi 1 nữ sinh và do hoàn cảnh không cho phép, bà đã “đem ông bỏ chợ”. Ban đầu có 1 gia đình luật sư nhận nuôi ông. Tuy nhiên vào phút chót, gia đình đó đã quyết định rằng họ không muốn 1 cậu bé do đó rồi ông được 1 gia đình nghèo khó nhận nuôi. Mặc dù ông học hành rất chăm chỉ ở trường và được nhận vào trường Reed College (1 trường tư thục rất nổi tiếng ở miền Đồng Nam Portland, bang Oregon nước Mĩ). Ông buộc phải bỏ học chỉ sau 1 năm vì cha mẹ nuôi của ông không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải học phí. Ông thậm chí không có tiền để ăn, phải mang trả lại những cái vỏ chai đã dùng rồi để đổi lấy 5 cent (đơn vị tiền tệ của Mĩ, 100 cent = 1 dollar) mua bim bim để sống qua ngày. Ông chỉ có 1 bữa ăn ngon Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com mỗi tuần tại thánh đường Hari krishna nơi mà cách nhà ông đến 7 dặm. Khi đi học đại học, ông không có tiền thuê nhà nên ông buộc phải ngủ ở nền nhà tại các phòng ngủ tập thể của bạn bè trong trường. Vì ông bỏ học giữa chừng và không có bằng cấp, ông hình thành thói quen tự giáo dục bản thân qua việc đọc sách miễn phí trong thư viện và có 1 khát khao thành công mãnh liệt. Việc không được giáo dục đúng đăn buộc ông phải trở thành 1 thiên tài sáng tạo. Bắt đầu từ ga-ra của bố mẹ với những mẩu vật liệu thừa, ông thiết kế và phát triển 1 chiếc máy tính có tính cách mạng với tên gọi Apple. Tuy không có gì trong tay nhưng với đam mê và sự khát khao thành công của mình, Steve Jobs lập ra 1 công ty cùng với người bạn của ông là Steve Wozniak. Từ 1 công ty ban đầu chỉ có 2 người, ông phát triển nó thành 1 công ty với 6000 nhân viên và có giá trị lên tới hành tỉ đô-la chỉ trong vài năm. Tuy nhiên một sự việc bất ngờ xảy ra: Ông bị xa thải bởi vị CEO mới được bổ nhiệm (người này lại được chính Steve Jobs mời từ Pepsi về). Bạn có thể tượng tưởng được sự nhục nhã và hổ thẹn khi bị đuổi khỏi nơi mà mình dã sáng lập ra chứ? Thay vì bỏ cuộc, ông lập ra 1 công ty máy tính mới với tên gọi NEXT. Công ty này phá sản vài năm sau đó và Steve mất rất nhiều tiền. Tuy nhiên, ông vẫn không từ bỏ và tiếp tục thành lập 1 công ty khác với tên gọi Pixar Animation. Về sau, Pixar sản xuất ra bộ phim “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi) và được Disney mua lại, đem lại một khối tiền lớn cho Steve Jobs. Khi mọi thứ đang diễn ra 1 cách tốt đẹp, Steve lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ và chỉ còn sống được vài tháng nữa. Ông quyết không từ bỏ, chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, tiếp tục sự nghiệp gây dựng lại công ty và danh tiếng cho mình. Khi mọi thứ trở nên vô vọng, cuộc đời ông lại chứng kiến 1 bước ngoặt mới. Ông chiến thắng căn bệnh ung thư sau khi khối u được gỡ bỏ và tiếp tục là kiến trúc sư cho Apple khi ông trở lại nắm quyền. Apple vào lúc này đang trên bờ vực phá sản do những quyết định sai lầm của ban điều hành. Công nghệ mà ông đã phát triển từ chiếc máy tính NEXT và Pixar giúp ông có khả năng biến Apple thành 1 công ty siêu thành công 1 lần nữa, biến ông trở thành 1 trong những CEO vĩ đại nhất trong mọi thời đại. Soichiro Honda: Tôi không biết đến hai từ “thất bại”! Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Năm 1938, khi Soichiro vẫn đang là sinh viên, ông bắt đầu một xưởng sản xuất nhỏ nghiên cứu về vòng piston, với ý định bán lại sản phẩm cho Toyota. Chàng thanh niên trẻ tuổi làm việc 7 ngày một tuần, thậm chí ngủ lại ở xưởng. Khi tiền cứ cạn dần mà thành công thì chẳng xuất hiện, Soichiro đành cầm cố nốt số nữ trang của vợ mình để lấy vốn đầu tư. Cuối cùng, ngày mà ông hoàn thành vòng piston để có thể bán lại cho Toyota đã đến. Đáng buồn thay, người ta nói với ông rằng vòng piston của ông không phù hợp với tiêu chuẩn của họ! Soichiro đành quay trở lại trường học trong 2 năm để cải tiến phát minh của mình, đồng thời chịu đựng sự chế giễu của các kĩ sư khi thấy bản thiết kế của ông. Ông vẫn kiên quyết không bỏ cuộc. Thêm 2 năm nữa tiếp tục tranh đấu và cải tiến, ông đã thành công khi dành được hợp đồng với Toyota. Ông cần xây dựng một nhà máy để cung ứng sản phẩm cho Toyota. Rủi thay, số phận lại không mìm cười với ông. Thời điểm đó, chính phủ Nhật đang ráo riết chạy đua vũ trang và cần bê tông cho các công trình phòng thủ. Vì vậy, ông không có được số vật tư cần thiết cho việc xây dựng nhà máy của mình. Vẫn không đầu hàng, ông đã phát minh ra một quy trình sản xuất bê tông giúp ông xây dựng được nhà máy. Khi nhà máy được xây xong, mọi chuyện xem chừng đã thuận lợi để ông có thể bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên, một lần nữa, vận ông lại gặp hạn. Nhà máy của ông bị máy bay Mĩ oanh kích 2 lần và sắt thép càng trở nên là vật “xa xỉ phẩm”. Quyết không bỏ cuộc, ông thu lượm những can xăng thừa bị quân đội Mĩ bỏ lại –“ Món quà từ Tổng thống Truman”, ông đã gọi chúng như vậy. Xăng giờ trở thành thứ vật liệu mới giúp ông tái thiết lại xưởng sản xuất của mình. Có lẽ, ông Trời muốn thử lửa lòng Soichiro. Một trận động đất xảy ra và nhà máy lần thứ 3 bị phá hủy. Sau chiến tranh, sự thiếu thốn về xăng dầu đã buộc mọi người phải đi bộ hoặc sử dụng xe đạp. Soichiro nhận thấy cơ hội và chế tạo ra một động cơ nhỏ, gắn vào xe đạp của mình. Những người hàng xóm của ông cũng muốn một cái, nhưng mặc cho cố gắng, ông vẫn không thể có được vật liệu cần thiết cho việc sản xuất. Ông cũng chẳng đủ vốn liếng mà xây dựng thêm một cái nhà máy nữa để chế tạo “xe đạp gắn máy”. Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Ông viết thư cho 18.000 cửa hàng kinh doanh xe đạp và hỏi họ xem có thể ứng trước tiền ông xây dựng xưởng sản xuất của mình hay không. Đổi lại, họ sẽ được cung ứng những sản phẩm mới nhất về “xe đạp gắn máy”- xe máy. Không may, mẫu chế tạo đầu tiên quá nặng nề để hoạt động hiệu quả, vậy nên ông lại tiếp tục cải tiến và thay đổi. Cuối cùng, chiếc xe “Super Cub” cũng thành công và gây nên một cơn dư chấn thực sự ở Nhật. Thành công ở Nhật thôi thúc Honda xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường như châu Âu và châu Mĩ. Đấy là câu chuyện về việc hình thành tập đoàn Honda. Liệu khó khăn đó có phải là khó khăn cuối cùng của Soichiro không? Không bạn à! Khi điều hành công ty, có vô số vấn đề tài chính Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com mà ông phải đối mặt. Honda gần bên bờ vực phá sản tổng cộng 5 lần, chỉ cứu được ở phút chót nhờ xoay chuyển tài tình. Mỗi lần thất bại, Soichiro vẫn đứng lên, học hỏi từ thất bại và không lùi bước. Larry Ellison - Tỷ phú vượt lên số phận Joseph Lawrence Larry Ellison là đồng sáng lập và CEO của Oracle, một công ty phần mềm doanh nghiệp lớn. Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, ông vươn lên xếp thứ tư trong bảng danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes (tính đến 11/3/2009) và là tỷ phú giàu thứ ba của Mỹ với tài sản ước tính khoảng 22,5 tỉ USD. Bén duyên với công nghệ phần mềm Larry Ellison sinh ra ở The Bronx, New York. Theo yêu cầu của mẹ mình, ông đã được trao cho chú dì ở Chicago nuôi dưỡng ngay từ khi ông mới có 9 tháng tuổi. Cuộc sống thiếu thốn tình cảm ruột thịt đã theo ông suốt quãng đời niên thiếu và cho đến khi ông 48 tuổi, ông mới được gặp mặt đấng sinh thành. Ellison lớn lên trong một căn hộ hai phòng ngủ ở giữa bờ biển Nam Chicago và khu phố Do Thái. Ông tốt nghiệp Trường tiểu học Eugene Field vào tháng Giêng năm 1958 và đã tham dự Trung học Sullivan cho tới mùa thu năm 1959 trước khi chuyển đến South Shore. Ông đã từng hai lần theo học đại học nhưng đều không “đến nơi, đến chốn” như bao sinh viên khác. Lần thứ nhất, ông theo học trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign. Tại đây, ông được nhiều thầy cô và bạn bè đánh giá là một sinh viên thông minh và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Nhưng dòng đời quá nghiệt ngã, ông phải thôi học vào năm thứ hai sau khi mẹ nuôi qua đời. Lần thứ hai, ông theo học tại trường Đại học Chicago. Nhưng ông cũng chỉ tham dự được 1 khóa học tại đây bởi kinh tế gia đình khó khăn. Trước đó, cha ông, một nhân viên làm việc cho chính phủ, đã bị thiệt hại nặng nề khi đem tài sản, vốn liếng đầu tư bất động sản đúng vào thời điểm cuộc Đại suy thoái kinh tế 1930. Nhìn lại quãng đời thơ ấu của mình, Larry Ellison nói, chính cuộc sống khó khăn đã tôi luyện cho tôi sức bền trước những thách thức, sự tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và điều may mắn hơn cả, tôi đã tìm ra được nguồn sống của cuộc đời mình. Chẳng ngờ, niềm vui, nguồn sống ấy lại “quẩn” lấy cuộc đời ông đến tận bây giờ. Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Thời gian ông tham dự Đại học Chicago, Ellison đã có một mùa hè chuyển tới bắc California, nơi ông sống với người bạn Chuck Weiss. Chính tại nơi đây, ông đã lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với máy tính và khơi dậy trong ông niềm đam mê mãnh liệt. Vào lúc 20 tuổi, ông chuyển tới miền bắc California. Gây dựng sự nghiệp Trong suốt những năm 1970, Ellison từng làm việc cho Ampex Corporation. Một trong các dự án của ông là xây dựng một cơ sở dữ liệu cho CIA, mà ông đặt tên là “Oracle”. Đến năm 1977, ông mạnh dạn thành lập Oracle, với số vốn ban đầu vỏn vẹn 2.000 USD, số tiền ông dành dụm được sau một thời gian dài tích góp, nhưng dưới tên “Phát triển phần mềm phòng thí nghiệm (Software Development Laboratories - SDL)”. Đến năm 1990, Oracle sa thải 10% (khoảng 400 người) lao động của mình nhằm cân đối tiền mặt và doanh thu. Khủng hoảng này của Oracle bắt nguồn từ việc hoạch định sai chiến lược marketing cho công ty. Ông đã lập ra kế hoạch tiếp thị “marketing lên phía trước” trong đó cho phép người bán thúc giục khách hàng tiềm năng để mua số lượng lớn nhất của phần mềm có thể cùng một lúc. Và những người bán hàng sau đó đặt giá trị của giấy phép bán hàng trong tương lai ở quý hiện tại, nhằm tăng tiền thưởng của họ. Song thực tế lại thấp xa so với tương lai được đặt trước này. Vì thế gần như Oracle đã phải kinh doanh không công. Ellison sau này nói rằng, Oracle đã được thực hiện “một sai lầm kinh doanh đáng kinh ngạc”. Khủng hoảng này đã khiến cho Oracle đối mặt với nguy cơ phá sản, song Ellison vẫn bền chí, vực dậy công ty từng bước, từng bước. Làm CEO với mức lương 1 USD/năm Larry Ellison đã thực sự gây bất ngờ với mọi người khi tuyên bố mình sẽ làm việc cho Oracle với mức lương cơ bản 1 USD. Thật ra, đây là một quyết định được bắt nguồn từ việc trước kia Steve Jobs, người mà ông đã từng quen biết khi được mời về làm cho Apple Computer, đã làm việc cho Apple Computer với mức lương 1 USD/năm trong năm 2000 khi công ty này tung ra dòng sản phẩm “iPod” làm thay đổi vận mệnh của mình. Lịch sử kinh tế thế giới cũng đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp các CEO tuyên bố sẽ làm việc với mức lương 1 USD/năm như Lee Iaccoca của Chrysler vào năm 1978, Edward Liddy của AIG Câu chuyện “CEO- 1 USD” thường xuất hiện vào thời điểm công ty đang đối mặt với khó khăn. Oracle cũng giống như rất nhiều công ty khác đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong vấn đề tài chính, giá cổ phiếu sụt giảm, nhiều người lao động bị mất việc làm. Cũng như nhiều cổ đông khác, Ellison hiểu được tình cảnh của họ và sẵn sàng dùng tiền của mình để điều hành hoạt động công ty, điều mà hầu hết các CEO không sẵn sàng để làm. Larry Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Ellison hiện đang làm việc với mức lương 1 USD/ năm. Ban lãnh đạo có thể chi trả cho ông nhiều hơn nữa. Nhưng ông làm điều này vì chính những cổ đông của mình. Lý Gia Thành - Tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng Với khối tài sản trị giá 26,5 tỷ USD, năm 2008, Lý Gia Thành có tên ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng “Những người giàu nhất thế giới” của Forbes. Trước đó, năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á. Năm 2006, tại Singapore, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc có và cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh. 82 tuổi, Lý Gia Thành vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của hai tập đoàn lớn là Hòa Ký Hoàng Phố và Trường Giang Thực Nghiệm. Đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn khao khát được cống hiến hết sức mình như thời còn trai trẻ. Dù hai tập đoàn của Lý Gia Thành luôn chiếm tới hơn 10% giá trị thị trường chứng khoán Hồng Kông và có mặt ở hơn 50 quốc gia, nhưng tiền bạc dường như không còn là mối quan tâm lớn nhất với ông. Lịch làm việc hàng ngày của vị tỷ phú họ Lý lúc nào cũng kín tới mức… “một con kiến cũng không chui lọt”. Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1941, do ảnh hưởng từ cuộc kháng chiến chống Nhật, ông cùng cha mẹ và hai em đến định cư tại Hồng Kông. Nhưng thật trớ trêu, cũng vào năm đó, cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ, nó khiến cho thị trường Hồng Kông tụt dốc thảm hại và những gia đình nhập cư nghèo khổ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào đúng cái lúc khó khăn nhất, cha ông bệnh nặng, đến mùa đông năm 1943 thì qua đời. Vậy là gánh nặng áo cơm dồn lên vai người con cả, không còn cách nào khác, Lý Gia Thành đành phải bỏ học để bươn trải – năm đó ông mới 15 tuổi. Ông bắt đầu với việc học nghề để trở thành công nhân trong tiệm đồng hồ, sau đó vào làm công trong xưởng sản xuất đồ nhựa. Lý Gia Thành làm việc rất chăm chỉ và thật thà, chính điều đó đã giúp ông được tín nhiệm với vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi 20 tuổi. Hai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình, đặt tên là Trường Giang, đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của Công ty Trường Giang 7 năm sau đó, chuyên sản xuất đồ chơi, hoa nhựa… Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành từng bước thử sức trong ngành kinh doanh bất động sản và ra đời hai tòa nhà công nghiệp tầm cỡ khu vực chỉ hai năm sau đó. Những năm tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để Trường Giang Thực Nghiệp từng bước trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới. Cũng trong giai đoạn này, ông đã gây dựng nên Tập đoàn Phạm Đình Tuấn www.sachdaythanhcong.com Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng… Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”. Richard Branson - Tỷ phú học dở Khi người bà kính yêu của Richard Branson bước sang tuổi 99, bà đã viết thư cho ông và nói rằng 10 năm qua là thời gian tuyệt vời nhất của cuộc đời bà. Bà khuyên ông phải đọc cuốn sách “A brief story of time” của Stephen Hawking. Đó là cuốn sách hay nhất của bà. “Con chỉ có một cuộc đời, do vậy hãy vận dụng nó một cách tốt nhất.” Những lời nói đó có ý nghĩa vô giá đối với Richard, đã thẳm sâu vào trái tim và niềm tin gây dựng sự nghiệp độc lập của ông. Hiện là chủ nhân của hơn 150 tổ chức kinh doanh mang thương hiệu Virgin, với số tài sản cá nhân trên 3 tỉ đô la Mỹ, Richard Branson đã chung thành với ước mơ của cuộc đời mình. Ông đã khắc ghi lời khuyên của người bà kính yêu, không ngừng phấn đấu để tận dụng triệt để từng khoảng khắc vô giá của cuộc đời mình. Richard Branson không “lướt qua” trường học. Đó không phải là sự thách thức đối với ông, đó là cơn ác mộng. Với đôi mắt bị cận thị, cộng thêm khuyết tật viết sai chính tả đã làm ông xấu mặt bao lần trước bạn bè khi luôn phải nhớ và đọc thuộc từng chữ một trước lớp. Ông biết rõ rằng đợt kiểm tra IQ chỉ để vạch ra những điểm yếu của ông. Rồi còn nhiều đợt kiểm tra khác nữa, tất cả đều chống lại ông. Tất cả những thứ đó không thể đo được năng lực của ông, lòng đam mê thể thao, tính cầu tiến hay ngọn lửa đang thiêu đốt trong tâm trí giúp tìm ra con đường dẫn đến thành công. Làm sao đo được những yếu tố thành đạt quan trọng nhất: là tài năng kết nối mọi người cả ý trí lẫn tâm hồn, [...]... khăn, sáng kiến hoặc hoài bão cá nhân… Nhân viên thường làm điều đó … và cứ như thế thành Michael Dell - Tỉ phú không bằng đại học Trong giới công nghệ thông tin, không ít tỉ phú làm nên sự nghiệp khi không có bằng cấp trong tay Một trong số đó là Michael Dell Ông đã chứng minh rằng, để thành công, không nhất thiết phải có bằng đại học Những ý tưởng vàng Michael Dell sinh ngày 23.2.1965, trong một gia... chất 100% Virgin Tới dự buổi lễ họp báo chí quốc tế, ông đã hóa thân thành một phi công quân đội thực thụ để công bố Virgin Airlines Chỉ có thương hiệu Virgin mới gắn liền với những kỷ lục như bay vòng quanh trái đất bằng kinh khí cầu, vượt Đại Tây Dương bằng thuyền…Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ông thành công “Tất cả mọi thứ đều từ con người” – ông đã nhấn mạnh trong cuộc... theo lời khuyên của bố mẹ để trở thành bác sĩ, thì thế giới sẽ không có thêm một nhà tỉ phú Nhưng may mắn thay Dell đã không làm như thế Thay cho một tấm bằng đại học, là các dòng sản phẩm của một thương hiệu Thế giới công nghệ cao sẽ buồn tẻ biết bao, nếu không có Michael Dell www.sachdaythanhcong.com Phạm Đình Tuấn Sylvester Stallone: Từ một “chàng ngốc” vươn lên thành diễn viên nổi tiếng nhất nước... IBM hùng mạnh Với những người lớn tuổi như bố mẹ của Michael thì đó là điều không tưởng Cuối cùng thì cả gia đình Dell thỏa thuận: Vào kỳ nghỉ hè, nhà tỉ phú tương lai sẽ “thử” thành lập hãng, nếu www.sachdaythanhcong.com Phạm Đình Tuấn không thành công thì phải quay trở lại trường đại học Michael rút hết số tiền tiết kiệm và thành lập hãng Dell Computer Corp Đó là ngày 3.5.1984, khi Michael mới 19 tuổi... kinh doanh máy vi tính của các nhà sản xuất khác để quyết định tự sản xuất các sản phẩm của riêng mình Làm cuộc cách mạng trong marketing bằng cách bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Sản xuất mặt hàng mà thị trường cần, chứ không phải sản xuất xong mới thuyết phục người tiêu dùng sử dụng nó Michael Dell trở thành một trong những nhà kinh doanh tài ba nhất Thành lập hãng riêng vào năm... những thú vị không ngờ tới trong lĩnh vực hàng không Đó là dịch vụ In-flight mát xa, ăn kem và xem phim, tiếp đó là phòng tắm có vòi hoa sen và những phương tiện www.sachdaythanhcong.com Phạm Đình Tuấn tập thể dục Với tất cả những đổi mới không ngờ tới đó, Virgin Airlines đã trở thành bộ máy in tiền khổng lồ Tuy có hơn 150 chi nhánh, công ty ngày ngày vẫn “in tiền” nhưng Richard Branson không phải giám... đồng ý chi 75.000$ mua bản thảo kịch bản và quyền để dựng thành phim Điều đó làm ông vui mừng khôn xiết nhưng ông muốn trở thành diễn viên chứ không phải tác giả kịch bản Ông can đảm đòi thêm điều kiện đó là trở thành diễn viên chính trong bộ phim, tất nhiên họ đều từ chối Ông nói rằng nếu không được đóng phim thì không bán kịch bản Mặc dù nhà sản xuất nâng số tiền mua kịch bản lên đến 1 triệu $ nhưng... còn lại, ông đã hoàn thành bộ phim Bộ phim đã mang về doanh thu khổng lồ 171 triệu $ và 10 giải Oscar Sylvester Stallone nhanh chóng nổi danh như một siêu sao phim hành động và nhận được nhiều lời mời đóng phim Nếu tất cả những minh chứng trên còn chưa đủ để bạn tin rằng: “dù xuất phát điểm hiện tại của bạn như thế nào thì bạn vẫn có cơ hội thành công vượt bậc trong cuộc sống”, bạn hãy vào ĐÂY để tìm... cho tờ báo Houston Post của thành phố nơi cậu sống Khi đó, Michael nghĩ ra một nguyên tắc như kim chỉ nam của đời mình: Không quan trọng là bán thứ hàng hóa gì mà là bạn làm điều đó như nào” Cậu nghĩ ra phương pháp marketing trực tiếp, dùng số tiền thuê các bạn của mình ghi tên tuổi, địa chỉ các cặp đang chuẩn bị kết hôn rồi nạp danh sách đó vào máy vi tính Sau đó Michael không gửi thư mời mua báo như... trường học lại gần nhau hơn Tờ báo sẽ quan tâm nhiều hơn đến sinh viên chứ không phải trường học Nó sẽ bán quảng cáo cho các công ty lớn, sẽ đăng bài viết của các nghị viện, các ngôi sao nhạc Rock, những nhân vật tiêu biểu và các ngôi sao màn bạc Tờ báo chắc chắn sẽ mang lại những thành công thương mại - đó là business plan của chàng trai trẻ 17 tuổi đã viết cùng người bạn của mình, Jonny Gems Hai người . Nhà nghèo, không bằng cấp, ít mối quan hệ, không thể ngăn cản bạn thành công! Nhiều người nghĩ rằng cần phải có xuất phát điểm cao, nhiều bằng cấp, những mối quan hệ đặc biệt mới có thể thành. cách nhà ông đến 7 dặm. Khi đi học đại học, ông không có tiền thuê nhà nên ông buộc phải ngủ ở nền nhà tại các phòng ngủ tập thể của bạn bè trong trường. Vì ông bỏ học giữa chừng và không có bằng. thường làm điều đó … và cứ như thế thành Michael Dell - Tỉ phú không bằng đại học Trong giới công nghệ thông tin, không ít tỉ phú làm nên sự nghiệp khi không có bằng cấp trong tay. Một trong

Ngày đăng: 24/07/2014, 10:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan