Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 3 pptx

10 233 0
Luận văn ngân hàng thương mại với họa động cho vay tiêu dùng - 3 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

b. Điều kiện vay. Khách hàng muốn vay phải có: - Hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng (nơi cho vay) - Mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp. - Nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả góp hàng tháng. - Có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh (đối với khách hàng vay là cá nhân). - Thời gian công tác tính đến ngày vay trên 12 tháng và có bảo lãnh của đơn vị (đối với khách hàng vay là CBCNV đang công tác tại các đơn vị như: DNNN, công ty cổ phần, trường học, bệnh viện, các cơ quan đoàn thể ). c. Mức vốn vay, Thời hạn vay, Lãi suất vay vốn: - Mức vốn vay: + Trường hợp vay có tài sản thế chấp: mức vay phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nhưng không vượt quá 18% giá trị tài sản thế chấp. + Trường hợp vay không có đảm bảo tài sản thế chấp ( các CBCNV): tối đa là 10 triệu đồng. - Thời hạn vay: + Cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng (1 năm). + Cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 36 tháng (3 năm). - Lãi suất vay vốn được thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà Nước. Lãi suất hiện nay ngân hàng Á Châu đang niêm yết đối với hình thức Vay tiêu dùng là 0,85% / tháng đối với tất cả các thời hạn vay. d. Hồ sơ vay vốn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng có xác nhận của cơ quan làm việc, chữ ký của vợ hoặc chồng của người vay vốn và chữ ký của chính người vay vốn. - Phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay, trong đó phải chứng minh được các nguồn thu nhập (chính và phụ) đủ khả năng trả nợ vay ( vốn vay và lãi vay). - Các hồ sơ, chứng từ về tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giấy tờ khác có liên quan như Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay/ người bảo lãnh, hợp đồng lao động e. Trình tự vay vốn và trả nợ vay. - Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn Khách hàng liên hệ Phòng Tín dụng ACB để được hướng dẫn chi tiết về thể lệ cho vay và nhận hồ sơ vay vốn. - Bước 2: Thẩm định tín dụng Trong vòng 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), sau khi thẩm định nhân viên Tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết kết quả xét duyệt cho vay. - Bước 3: Ký kết Hợp đồng Tín dụng Sau khi thống nhất các thoả thuận được nêu trong Hợp đồng Tín dụng, khách hàng và nhân viên tín dụng đại diện cho ngân hàng sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng Tín dụng. Trong Hợp đồng có ghi rõ mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay. Nếu khách hàng trả nợ không đúng thời hạn trong một khoảng thời gian theo qui định của ngân hàng, thì khách hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn. Số tiền vay sẽ được giải ngân tại Quầy Giao dịch. - Bước 4: Trả nợ vay (vốn vay + lãi) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Việc trả nợ vay được ghi rõ trong Hợp đồng Tín dụng. Vốn và lãi vay được trả góp hàng tháng tại Phòng Giao dịch của ACB. - Bước 5: Thanh lý Hợp đồng Ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, ACB sẽ lập thủ tục thanh lý Hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộ chứng từ sở hữu tài sản cầm cố/ thế chấp cho khách hàng. Trên đây chỉ là những qui định chung có tính chất cơ bản, ngoài ra tuỳ thuộc vào từng loại hình của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách tín dụng của ngân hàng Nhà Nước hoặc có sự thay đổi trong chính sách tín dụng của ACB mà những qui định này sẽ khác nhau. 2. Tình hình Cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói chung tại ngân hàng Á Châu Đà Nẵng. Hoạt động của mảng tín dụng càng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng lợi nhuận càng lớn, đồng thời qui mô và chất lượng hoạt động tín dụng cũng thể hiện được sức mạnh của ngân hàng đó. Trong năm qua, qui mô tín dụng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Qua bảng 2, ta có thể thấy được sự tăng trưởng về qui mô tín dụng trong 2 năm 2001 - 2002 là 7,64%, tương đương 9117 triệu đồng. Tuy tốc độ tăng không cao nhưng đây cũng là một kết quả đáng kể, vì trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng có nhiều ngân hàng quốc doanh có lợi thế cạnh tranh hơn mà ngân hàng vẫn phát hoạt động tín dụng của mình trên địa bàn, điều này đã chứng tỏ được vị thế của ngân hàng đối với khách hàng. Trong khi đó, doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong năm 2001 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com là 13725 triệu đồng nhưng sang năm 2002 đã tăng lên 15918 triệu đồng, với tốc độ tăng 15,98%. Tuy với tốc độ tăng khá nhưng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp. Năm 2001 tỷ trọng cho vay này là 11,49%, sang năm 2002 tỷ trọng này có tăng nhưng không đáng kể 12,39%. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng doanh số cho vay là do: + Đối tượng vay vốn của ngân hàng bị hạn chế: chỉ giới hạn ở khu vực kinh tế quốc dân hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người lao động cao, khá ổn định. Song với đặc điểm của người miền Trung thì việc vay để tiêu dùng là ít phổ biến, chỉ trường hợp là người lao động rất cần thiết để tạo phương tiện làm việc hoặc nhu cầu tiêu dùng là cấp bách thì họ mới có ý tưởng vay. Trong khi đó, phương châm của ngân hàng là tối đa hoá hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, vì vậy ngân hàng chưa mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng . + Trong năm 2001 ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã áp dụng cách tính lãi Add-on cho các khách hàng trả góp. Giả sử khách hàng vay một khoản tiền là V, thời hạn vay là n, lãi suất là i và khi trả nợ cho ngân hàng khách hàng phải trả một phần vốn và lãi do ngân hàng qui định theo công thức sau: Vgóp = V × (1 + n × i)/ n . Như vậy lãi trả hàng tháng tính trên dư nợ ban đầu, mặc dầu khách hàng đã trả bớt nợ dần qua các tháng. Trong khi tại các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì lãi suất cho vay tiêu dùng được tính trên dư nợ thực tế với lãi suất cạnh tranh, nghĩa là vốn trả đến đâu thì lãi cũng giảm đến đó. Nắm được nhược điểm này các ngân hàng trên địa bàn liên tục giảm lãi suất làm cho việc cho vay tiêu dùng tại ngân hàng gặp không ít khó khăn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Ngân hàng ACB Đà Nẵng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn trong vấn đề lãi suất, do ngân hàng phải tuân theo qui chế của Hội sở nên không chủ động trong hoạt động của mình. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn được phép thay đổi lãi suất trong khung lãi suất qui định của ngân hàng Nhà Nước. Và chính nguyên nhân này cũng phần nào giải thích được hai nguyên nhân trên. Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay , doanh số thu nợ cũng tăng lên. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 136162 triệu đồng tăng 27045triệu đồng so với năm 2001, trong đó doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tăng từ 8020 triệu đồng năm 2001 lên 11997 triệu đồng, trong năm 2002 với tốc độ tăng 49,59%, một tỷ lệ tăng trưởng khá trong việc thu nợ đã nói lên chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã được nâng cao rõ rệt. Một mặt là nhờ có sự cố gắng đáng kể của các cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc tiếp tục thu nợ từ số dư nợ năm trước chuyển sang, và thu nợ các món vay mới được thực hiện phát vay trong năm. Mặt khác, nhờ sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan, ban ngành trong việc hối thúc thu hồi nợ đối với những khách hàng trả nợ vay trễ hạn. Số dư nợ bình quân biểu hiện số tiền mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu nợ gốc trong một khoảng thời gian nhất định, vì nhu cầu của khách hàng không giống nhau tại các thời điểm nên có tháng số dư nợ rất cao nếu trong tháng đó phát vay nhiều, và số dư nợ sẽ rất thấp nếu trong tháng ít phát vay, có nhiều hợp đồng thanh lý. Vì vậy, để đánh giá được tổng quát tình hình dư nợ của ngân hàng thì ở đây chúng ta phân tích Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com số dư nợ dưới hình thức là một chỉ số thời kỳ, đó là bình quân số tiền mà các khách hàng vay còn nợ ngân hàng trung bình trong tháng của một năm. Số dư nợ của ngân hàng đã tăng 27,23% từ 6725 triệu đồng lên 10219 triệu đồng trong năm 2002. Kết hợp với việc phân tích doanh số cho vay, ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng thực sự có hiệu quả, vì tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng tương ứng với dư nợ bình quân tăng. Cùng với sự gia tăng dư nợ bình quân nói chung, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng theo. Dư nợ tiêu dùng bình quân năm 2001 là 6725 triệu đồng chiếm 17,92% trong tổng số dư nợ bình quân chung, sang năm 2002 con số này đạt 9063 triệu đồng chiếm 17,14%. Số dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng tăng không phải do nợ quá hạn tăng mà do việc tăng doanh số cho vay tiêu dùng trong năm đã đẩy số dư nợ cuối tháng tăng và dư nợ bình quân từ đó cũng tăng lên. Mặc dù tỷ trọng dư nợ tiêu dùng bình quân trong tổng dư nợ bình quân ở các năm vẫn còn thấp, nhưng với tốc độ tăng khá cao (37,77%) năm 2002 cũng đã thể hiện sự tích cực tìm kiếm đầu ra trong mảng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng trong tình hình cạnh tranh hiện nay giữa các ngân hàng thương mại. Ngoài các chỉ tiêu trên, nợ quá hạn là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn quyết định chất lượng tín dụng, một vấn đề có tính sống còn đối với ngân hàng. Xuất phát từ nhận thức trên, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thu nợ, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Điều này được thể hiện qua nợ quá hạn bình quân, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân/ dư nợ bình quân có chiều hướng giảm rõ rệt. Năm 2001 nợ quá hạn bình quân đạt 93 triệu đồng, sang năm 2002 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giảm xuống còn 34 triệu đồng. Tuy trong năm 2002 nợ quá hạn giảm mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, trên 47% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ trọng này không gây rủi ro cho ngân hàng trong việc không thu hồi được nợ, nhưng cũng làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng chậm hơn. Nợ quá hạn này tập trung phần lớn vào các khách hàng là CBCNV đang công tác tại các trường học. Nguyên nhân một phần là do khách hàng chây ì trong việc trả nợ, một phần là do nhu cầu chi tiêu của khách hàng phát sinh ngoài dự tính khi ký hợp đồng vay với ngân hàng. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến nợ quá hạn, là do việc giải toả làm đường trên địa bàn thành phố đã làm gián đoạn kinh doanh sản xuất của một số khách hàng có vay vốn của ngân hàng, trực tiếp làm giảm thu nhập của họ, vì vậy họ phải xin gia hạn nợ với ngân hàng. Tóm lại, qua việc phân tích trên đã cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng tuy gặp một số khó khăn nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Từ đó, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cũng như mở rộng loại hình cho vay này. II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG. 1. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay. Cho vay tiêu dùng là thể loại vay với hình thức bảo đảm là tiền lương hay thu nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh hưởng gián tiếp đến việc chi trả món nợ vay. Tuỳ thu nhập hàng tháng của người lao động cao hay thấp mà họ quyết định thời hạn vay dài hay ngắn nhằm đảm bảo được sau khi trích thu nhập để trả Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com số tiền gốc và lãi mỗi tháng, người lao động vẫn còn lại được một khoản tiền đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế thời hạn vay là vấn đề được cả hai phía: người đi vay và ngân hàng quan tâm. Đối với tín dụng tiêu dùng, ngân hàng Á Châu đã qui định thời hạn vay bao gồm cả ngắn hạn và trung hạn. Nhưng trên thực tế đại đa số các món vay là trung hạn (từ 12 đến 36 tháng), chỉ có một vài khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn ngắn (12 tháng) do đó số lượng món vay ngắn hạn xem như là không đáng kể. Vì vậy khi phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của từng món vay thì ta phân tích theo 2 khoảng thời gian vay chủ yếu đó là từ 12 tháng trở lên đến 24 tháng và từ 24 tháng đến 36 tháng. Qua bảng 3 cho thấy doanh số cho vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng chiếm một tỷ lệ rất cao, đến hơn 70% còn lại là vay ở thời hạn từ 13 đến 24 tháng. Năm 2001, doanh số cho vay từ 13 đến 24 tháng đạt được là 3623 triệu đồng chiếm 26,4% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và tỷ trọng này giảm đi trong năm 2002 chỉ còn 15,1% với doanh số là 2404 triệu đồng. Các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng đến 36 tháng thì lại tăng lên về tỷ trọng trong tổng qui mô cho vay sau 2 năm, nếu năm 2001 nó chiếm 73,6% thì năm 2002 tăng lên đến 84,9% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Trong năm 2002, sự gia tăng của doanh số cho vay chủ yếu nằm trong các khoản vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng, tăng 3412 triệu đồng (tức 33,78%) và doanh số cho vay đạt được 13514 triệu đồng. Các khoản vay với thời hạn 13 đến 24 tháng giảm xuống, thấp hơn 1219 triệu đồng so với năm 2001 (giảm 33,65%) và doanh số cho vay chỉ còn 2404 triệu đồng. Năm 2002 có xu hướng chuyển đổi thời hạn vay từ 13 đến 24 tháng sang 25- 36 tháng, vì thế nên tỷ trọng về doanh số cho vay trên 25 đến 36 tháng tăng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com lên (từ 73,6% trong năm 2001 tăng 84,9% trong năm 2002), còn từ 13 đến 24 tháng lại giảm xuống (26,4% năm 2001 giảm còn 15,1% trong năm 2002). Hiện tại với thu nhập thường xuyên hàng tháng của CBCNV chỉ ở mức trung bình, cộng thêm tâm lý muốn vay món tiền lớn nên họ thường có xu hướng chọn vay với thời hạn dài hơn để chủ động trong việc chi trả và hơn nữa vẫn đảm bảo được cuộc sống. Một lý do nữa để giải thích cho sự chuyển hướng này là nếu như những khoản tín dụng với các mục đích khác nhau như kinh doanh, vay đầu tư thì món vay càng dài hạn sẽ phải chịu lãi suất càng cao vì nó chứa đựng trong nó rủi ro tiềm ẩn lớn, nhưng đối với vay tiêu dùng thì món vay của bạn có ngắn hay dài hạn cũng chịu một mức lãi suất bằng nhau như hiện nay là 0,85% tháng. Chính vì thế mà những người đi vay mà chủ yếu là những người vay có tài sản thế chấp đã chuyển dần sang vay với thời hạn dài hơn, để số tiền trả mỗi tháng là phù hợp với họ, trong khi lãi suất lại không thay đổi và khi có điều kiện họ vẫn có thể trả trước hạn để tắt toán hợp đồng sớm hơn thời hạn đã thoả thuận. Khách hàng có xu hướng vay với thời hạn dài để không phải ràng buộc bởi thời gian trả nợ, từ đó họ linh động hơn cho chi tiêu tài chính của mình. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng sẽ hướng khách hàng của mình đến thời hạn vay tối đa là 36 tháng, vừa đảm bảo khả năng trả nợ, hạn chế tối đa trường hợp không trả được nợ trong hạn từ đó phải gia hạn nợ. Trong năm qua, doanh số thu nợ cũng tăng nhanh với tốc độ tăng 49,59% tương đương 3977 triệu đồng; nguyên nhân là do các khoản thu nợ ở thời hạn vay từ 25-36 tháng tăng. Năm 2001 doanh số thu nợ là 5566 triệu đồng chiếm 69,4% trong tổng doanh số thu nợ tiêu dùng đến cuối năm 2002 con số này tăng cả về quy mô lẫn tỷ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trọng là 8914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,3% với tốc độ tăng khá cao (60,15%) doanh số thu nợ thời hạn vay 25-36 tháng góp phần đáng kể vào việc nâng cao tổng doanh số cho vay. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng cho vay từ 25-36 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất do đó tỷ trọng thu nợ của nó cũng cao là điều dễ hiểu. Năm 2002 thu nợ cả hai khoảng thời gian vay từ 12-24 tháng và từ 25-36 tháng đều tăng thể hiện công tác thu hồi nợ tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro do người vay thất nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập giảm từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Nắm bắt những khó khăn hạn chế này, ngân hàng luôn đề cao trách nhiệm thẩm định, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và bản thân người vay ngay từ đầu, nên ít nhiều đã giúp ích cho ngân hàng trong việc thu nợ sau này. Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay đối với các món vay 13-24 tháng ngày càng giảm trong khi doanh số cho vay từ 25-36 tháng lại tăng lên. Vì thế nên tỷ trọng dư nợ bình quân của các năm theo thời hạn vay cũng thay đổi theo tỷ lệ tương ứng. Cụ thể, dư nợ bình quân trong năm 2002 trong thời hạn 13-24 tháng chiếm 14,9% nhưng năm 2001 thì chiếm 19,5%. Trong khi dư nợ bình quân của 25-36 tháng chiếm 85,1% cao hơn năm 2001 chiếm 80,5%. Nhưng về số tuyệt đối thì dư nợ của cả hai thời hạn vay đều tăng, chứng tỏ trong năm qua ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho vay. Dư nợ bình quân ở thời hạn vay 12-24 tháng tăng 39 triệu đồng (2,97%) so với năm 2002, còn ở thời hạn vay 25-36 tháng tăng 24,46% (ứng với 2299triệu đồng). Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong năm 2002 việc mở rộng thêm doanh số cho vay cho ngân hàng tiếp tục gia tăng nên số dư nợ mới gia tăng. Chủ yếu vay từ 25 đến 36 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . kiện vay. Khách hàng muốn vay phải có: - Hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng (nơi cho vay) - Mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp. -. tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay. Cho vay tiêu dùng là thể loại vay với hình thức bảo đảm là tiền lương hay thu nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh. (60,15%) doanh số thu nợ thời hạn vay 2 5 -3 6 tháng góp phần đáng kể vào việc nâng cao tổng doanh số cho vay. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng cho vay từ 2 5 -3 6 tháng chiếm tỷ trọng cao

Ngày đăng: 24/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan