Vẽ kỹ thuật - Chương 2 docx

12 891 3
Vẽ kỹ thuật - Chương 2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 2 Chương 2 Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật 1 Khái niệm về tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnh vực đó phải tuân theo. Các tiêu chuẩn thường gặp: - Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN - Tiêu chuẩn vùng: TCV - Tiêu chuẩn ngành: TCN - Tiêu chuẩn cơ sở: TC - Tiêu chuẩn quốc tế: ISO Ví dụ về số hiệu tiêu chuẩn: TCVN 8-20:2002 2 Khổ giấy (TCVN 7285:2003) Bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất, đảm bảo sự rõ ràng và độ chính xác cần thiết. Khổ giấy khổ ISO-A gồm khổ A0 có diện tích 1m 2 và các khổ có được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước. Bảng kích thước của các tờ giấy đã xén (mm) Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 a 1 841 594 420 297 210 b 1 1189 841 594 420 297 VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 3 3 Cách trình bày (TCVN 7285:2003) 3.1 Lề và khung bản vẽ Tất cả các khổ giấy phải có lề. Lề trái rộng 20 mm, lề này thường dùng để đóng bản vẽ thành tập. Các lề khác rộng 10 mm. Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ được vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm. VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 4 3.2 Dấu định tâm Để dễ dàng định vị bản vẽ khi sao chép, mỗi bản vẽ phải có 4 dấu định tâm. Các dấu này đặt ở cuối của hai trục đối xứng của tờ giấy đã xén với dung sai đối xứng là 1 mm. Dấu định tâm nên vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm bắt đầu ở mép ngoài của lưới tọa độ và kéo dài 10 mm vượt qua khung bản vẽ. 3.3 Lưới tọa độ (hệ thống tham chiếu lưới) Tờ giấy phải được chia thành các miền, Mỗi miền được tham chiếu bằng các chữ cái viết hoa từ trên xuống dưới (không dùng chữ I và O) và các chữ số viết từ trái qua phải, đặt ở cả hai cạnh của tờ giấy. Đối với tờ A4 chỉ đặt ở cạnh phía trên và bên phải. Chiều cao các chữ cái và chữ số là 3,5 mm. Chiều dài mỗi miền là 50 mm bắt đầu từ trục đối xứ ng của tờ giấy đã xén (dấu định tâm). Lưới tọa độ vẽ bằng nét liền có chiều rộng 0,35 mm. 3.4 Dấu xén Để tiện xén giấy, phải có dấu xén đặt ở bốn góc tờ giấy. Các dấu này có dạng hai hình chữ nhật chồng lên nhau với kích thước 10 mm x 5 mm. 3.5 Khung tên Đối với khổ giấy từ A0 đến A3, khung tên nằm ở góc phải phía dưới vùng vẽ. Định dạng này chỉ cho phép đối với các tờ giấy đặt nằm ngang. Khổ A4, khung tên đặt ở cạnh ngắn hơn của vùng vẽ. Hướng đọc bản vẽ là hướng của khung tên. Nội dung và hình thức của khung tên do nơi thiết kế quy định. Sau đây là mẫu khung tên dùng trong học tập: Nội dung các ô trong khung tên: 1- Người vẽ 1’- Tên người vẽ 1”- Ngày hoàn thành bản vẽ 2- Kiểm tra 2’- Để trống 2”- Để trống 3- Trường, lớp, mã số sinh viên 4- Tên bài vẽ, tên vật thể 5- Vật liệu chế tạo 6- Tỉ lệ bản vẽ 7- Ký hiệu bản vẽ Chữ số ghi trong khung tên dùng chữ thường, theo quy định của TCVN về chữ và chữ s ố trên bản vẽ kỹ thuật. Ô số 4 dùng chữ hoa, khổ chũ phải lớn hơn các ghi chú khác. Ô số 5 chữ thường khổ lớn hơn các ghi chú khác. VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 5 4 Tỉ lệ (TCVN 7286:2003) Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài của một phần tử thuộc vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước thực của chính phần tử đó. Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật: - Tỉ lệ nguyên hình: 1:1 - Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1: 100; 1:200; 1: 500; 1:1000; 1:2000; 1: 5000; 1:10000 - Tỉ lệ phóng to: 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1 Ký hiệu gồm chữ “TỈ LỆ” và tiếp theo là tỉ số ví dụ: TỈ LỆ 1:2. Nếu không gây hiểu nhầm có thể không ghi từ “TỈ LỆ”. Khi cần dùng nhiều tỉ lệ khác nhau trên một bản vẽ, tỉ lệ chính được ghi trong khung tên, các tỉ lệ khác được ghi bên cạnh chú dẫn của phần tử tương ứng. 5 Đường nét (TCVN 8-20:2002) 5.1 Kiểu đường nét Số hiệu Hình biểu diễn Tên nét 01 Nét liền (contnuous) 02 Nét đứt (dash) 03 Nét đứt rộng (dash space) 04 Nét gạch dài chấm (long dash dot) 05 Nét gạch dài hai chấm (long dash double dot) 06 Nét gạch dài ba chấm (long dash trible dot) 07 Nét chấm chấm (dot) 08 Nét gạch dài gạch ngắn (long dash double short dot) 09 Nét gạch dài hai gạch ngắn (long dash double short dash) 10 Nét gạch chấm (dash dot) 11 Nét hai gạch chấm (double dash dot) 12 Nét gạch hai chấm (dash double dot) 13 Nét hai gạch hai chấm (double dash double dot) 14 Nét gạch ba chấm (dash triple dot) 15 Nét hai gạch ba chấm (double dash trible dot) VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 6 5.2 Kích thước của nét vẽ 5.2.1 Chiều rộng nét vẽ Tùy thuộc vào lọai và kích thước của bản vẽ, chiều rộng d của tất cả các nét vẽ phải chọn theo dãy số sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2mm Chiều rộng các nét rất đậm, đậm, và mảnh tuân theo tỉ lệ 4:2:1 Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải như nhau trên suốt chiều dài của đường đó. 5.2.2 Khoảng cách Phần tử Chấm Khỏang hở Gạch ngắn Gạch Gạch dài Khỏang hở lớn Chiều dài ≤ 0,5 d 3 d 6 d 12 d 24 d 18 d 5.3 Các loại đường nét thường gặp TT Tên gọi Hình dạng Chiều rộng Áp dụng 1 Nét liền đậm Đậm Đường bao, cạnh thấy 2 Nét đứt Mảnh Đường bao, cạnh khuất 3 Nét gạch dài chấm mảnh Mảnh Đường trục, đường tâm … 4 Nét liền mảnh Mảnh Đường dóng, đường kích thước, đường dẫn và chú dẫn, đường gạch gạch mặt cắt, đường bao mặt cắt chập, giao tuyến tưởng tượng, đường tâm ngắn … 5 Nét lượn sóng Mảnh Đường giới hạn hình biểu diễn 6 Nét dích dắc Mảnh Đường giới hạn hình biểu diễn 7 Nét gạch dài chấm đậm Đậm Vị trí mặt phẳng cắt … 8 Nét gạch dài hai chấm mảnh Mảnh Đường trọng tâm, vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động, đường bao ban đầu trước khi tạo hình. VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 7 5.4 Cách vẽ Đường nét phải thống nhất trên cùng bản vẽ Khoảng cách tối thiểu giữa các đường song song là 0,7 mm. Các nét vẽ cắt nhau, tốt nhất là cắt nhau bằng nét gạch. 6 Chữ và chữ số (TCVN 7284:2003) 6.1 Khổ chữ danh nghĩa Là chiều cao h của kiểu chữ hoa. Dãy khổ chữ danh nghĩa được quy định (mm): 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20. 6.2 Các kích thước (kiểu chữ B) Chiều cao chữ: h Chiều cao chữ thường c 1 = 7/10 h Đuôi chữ thường c 2 = 3/10 h Khoảng cách các ký tự 2/10 h Khoảng cách từ 6/10 h Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường cơ sở • Chữ hoa và chữ thường có dấu 19/10 h • Chữ hoa và chữ thường không dấu 15/10 h • Chữ hoa 13/10 h 6.3 Kiểu chữ Là loại nét trơn, viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với phương ngang. Chiều rộng d của tất cả các nét chữ đều bằng nhau, d = 1/10 h (kiểu chũ B). 6.4 Cấu tạo chữ Chữ hoa VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 8 Chữ thường Chữ số 6.5 Cách viết chữ Khi viết chữ phải kẻ đường dẫn. Chia chữ thành nhiều phần rời rạc, chỉ vẽ thuận tay (trên xuống, trái qua phải) 7 Ghi kích thước (TCVN 7583-1:2006) VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 9 7.1 Quy định chung Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỉ lệ của các hình biểu diễn. Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ. Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần. Các kích thước nên đặt ở vị trí sao cho nó thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan. Các kích thước có liên quan nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc. Đơn vị đo: • Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đo • Khi có nhiều đơn vị đo kích thước được dùng trong một tài liệu, phải ghi một cách rõ ràng đơn vị. • Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc (Ví dụ 30°20’10”) 7.2 Đường kích thước Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường kích thước phải được vẽ trong các trường hợp sau: • Kích thước dài song song với đoạn cần ghi kích thước. • Kích thước góc hoặc kích thước của một cung. • Các kích thước xuất phát từ tâm hình học của bán kính. Khi không đủ chỗ, đường kích thước có thể kéo dài và đảo chiều mũi tên. Khi một bộ phận bị cắt lìa, đường kích thước phải vẽ như không bị cắt Nên tránh không cho đường kích thước giao nhau với bất kỳ đường nào khác nhưng nếu không tránh được, đường kích thước phải vẽ liên tục. Các đường kích thước có thể không vẽ đầy đủ khi: • Vẽ các đường kích thước cho đường kính và chỉ vẽ cho một phần của yếu tố đối xứng trong hình chiếu hoặc hình cắt. • Một nửa là hình chiếu và một nửa là hình cắt. VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 10 7.3 Dấu kết thúc Đường kích thước phải kết thúc bằng một dấu kết thúc (mũi tên, vạch xiên, chấm) thống nhất trên cùng bản vẽ Nếu không đủ chỗ có thể thay các mũi tên đối nhau bằng một chấm hay vạch xiên 7.4 Đường dóng Đường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước một khoảng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. Đường dóng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước. Đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng chúng phải song song với nhau VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 11 Ở chỗ có vát góc hay có cung lượn, đường dóng được vẽ từ giao điểm các đường bao. Đường kéo dài của các đường bao phải vượt quá giao điểm một khoảng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. Đường dóng có thể bị ngắt quãng nếu khi vẽ liên tục sẽ gây mập mờ khó hiểu. 7.5 Giá trị kích thước Các giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, ở gần điểm giữa đường kích thước và ở phía trên đường kích thước một chút. Không cho bất kỳ đường nào cắt hoặc tách đôi giá trị kích thước. Các giá trị kích thước phải có hướng ghi theo hướng đọc bản vẽ theo hình sau: Nếu không đủ chỗ ghi, giá trị kích thước có thể đặt trên phần kéo dài của đường kích thước hoặc ghi trên đường chú d ẫn. 7.6 Ghi kích thước đặc biệt 7.6.1 Đường kính Ký hiệu ⌀ phải đặt trước giá trị kích thước. Khi một đường kính có thể minh họa bởi một đầu mũi tên thì đường kích thước phải vượt qua tâm. [...]... thước tiết diện vật thể tròn xoay trên hình chiếu song song với trục tròn xoay 7.6 .2 Bán kính Có ký hiệu R trước giá trị bán kính Khi ghi các kích thước bán kính, chỉ được dùng một đầu mũi tên, đầu mũi tên đặt vào giao điểm của đường kích thước với cung Khi tâm của bán kính vượt ra ngoài phạm vi vẽ, đường kích thước phải vẽ hoặc là bị cắt bớt hoặc là bị ngắt vuông góc tùy theo việc có cần hay không cần... được ghi kích thước trên một cạnh 7.6.6 Các yếu tố lập lại và cách đều nhau Các yếu tố có cùng giá trị kích thước có thể ghi kích thước bằng cách chỉ rõ số lượng nhân “x” với giá trị kích thước Trang 12 VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM 7.6.7 Các chi tiết đối xứng Các kích thước của các yếu tố phân bố đối xứng chỉ phải ghi một lần Trang 13 . 1- Người vẽ 1 - Tên người vẽ 1 - Ngày hoàn thành bản vẽ 2- Kiểm tra 2 - Để trống 2 - Để trống 3- Trường, lớp, mã số sinh viên 4- Tên bài vẽ, tên vật thể 5- Vật liệu chế tạo 6- Tỉ lệ bản vẽ. gặp: - Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN - Tiêu chuẩn vùng: TCV - Tiêu chuẩn ngành: TCN - Tiêu chuẩn cơ sở: TC - Tiêu chuẩn quốc tế: ISO Ví dụ về số hiệu tiêu chuẩn: TCVN 8 -2 0 :20 02 2 Khổ. Ký hiệu A0 A1 A2 A3 A4 a 1 841 594 420 29 7 21 0 b 1 1189 841 594 420 29 7 VKT1 – LNT – HHVKT BKHCM Trang 3 3 Cách trình bày (TCVN 728 5 :20 03) 3.1 Lề và khung bản vẽ Tất cả các khổ

Ngày đăng: 24/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan