Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

43 5.9K 25
Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã bình nguyên, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, đây là bệnh lý phổ biến và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi. Trên thế giới hằng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó 5 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tính ra cứ 8 giây có một trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp đến là tiêu hoá (26,4%), bệnh máu (4,3%), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%), còn lại là các nguyên nhân khác, là một trong những vấn đề cần quan tâm đặc biệt trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tổ chức y tế thế giới đã nhận thức được vai trò quan trọng của bệnh này, nên từ năm 1981 đã đưa chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, với trẻ dưới 5 tuổi tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cũng không nằm ngoài khả năng ấy. Hằng năm, tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh hô hấp cấp vào nhập viện tại các bệnh viện là rất cao và tỷ lệ tử vong cũng rất lớn, xếp hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở trẻ em và một điểm đặc biệt của bệnh này là thường mắc nhiều lần trong năm trên một trẻ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và ảnh hưởng nhiều đến ngày công lao động của cha mẹ. Theo số liệu điều tra chung của toàn quốc thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ( NKHHCT) chiếm 1/3 so với trẻ em vào khám và chữa bệnh tại các bệnh viện. Ước tính hàng năm có khoảng 20.000 - 25.000 trẻ chết vì bệnh lý đường hô hấp. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới sớm triển khai chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, từ năm 1984 đến nay chương 1 trình đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc và hiệu quả của chương trình mang lại cũng rất rõ rệt, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảm đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc vẫn còn cao và việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý vẫn chưa được cải thiện. Bình Nguyên là một xã của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộc vùng Duyên Hải Miền Trung, là một trong những xã của huyện mà kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hằng năm trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính vào bệnh viện huyện cũng rất cao. Việc tiếp nhận, triển khai thực hiện chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em cũng khá sớm từ những năm 1985. Nhưng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh do nhiều yếu tố liên quan gây nên như: trẻ em suy dinh dưỡng, cai sữa sớm, tiếp xúc khói, bụi, môi trường nhà ở chật hẹp, đặc biệt là sự hiểu biết của bà mẹ và Bình Nguyên chưa có đề tài nghiên cứu xem xét vấn đề này. Do vậy tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. Với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên. 2. Mô tả sự hiểu biết và cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ xã Bình Nguyên 3. Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP TRÊN THẾ GIỚI Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là mối quan tâm hàng đầu của tổ chức y tế thế giới ( TCYTTG) vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất cao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của TCYTTG hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong, trong đó có khoảng 4-5 triệu chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi nặng hoặc rất nặng. Tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao, theo số liệu nghiên cứu của một số nước thì tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh NKHHCT đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế như sau: Theo số liệu của Wajula (1991) tỷ lệ đến khám vì NKHHCT ở Irak là 39,3%, Brazil 41,1%, Anh 30,5%, Autralia 34,0% và Việt Nam 30-40 % theo Nguyễn Đình Hường. Năm 1991 tại hội nghị Washington đã thông báo số lần mắc bệnh viêm phổi trẻ em mỗi năm trên 100 trẻ ở Gadchiroli Ấn Độ là 13,0; Gambia 17,0; Maragua Kenia là 18,0; Thái Lan là 7,0; Hoa Kỳ 3,6 . Số lần mắc NKHHCT hàng năm ở Coxta Rica là 5,9 (trẻ dưới 1 tuổi) và 7,2 (trẻ từ 1-2 tuổi), ở Nigeria là 7,5; Ấn Độ là 5,6 và 5,3; ở Seattle Hoa Kỳ là 4,5 và 5,0 [5]. Chúng ta thấy số lần mắc NKHHCT mọi thể (nhẹ, nặng) không chênh lệch nhiều gữa các quốc gia, nhưng số lần mắc viêm phổi là thể bệnh nặng dễ đưa đến tử vong thì giữa các nước nghèo, đang phát triển gấp 5 lần so với các nước giàu [5]. Các số liệu trên chứng tỏ NKHHCT là bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, đầu năm 1983 TCYTTG đã có chương trình phòng chống NKHHC ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt 3 là các nước đang phát triển, với mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và sau đó giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưói 5 tuổi. Vào năm 1984, theo số liệu của Pio, Leowsky và Ten Dam báo cáo tại hội nghị Sydney, hội nghị khu vực Nam Á đầu tiên về NKHH, số trường hợp mắc bệnh viêm phổi mỗi năm trên 100.000 trẻ < 5 tuổi như sau: Tại Đông Quan (Trung Quốc) là 74,6; tại bang Punjab (Ấn Độ) là 94,1; tại vùng Tari Basin, Papua Niu Ghinê là 256% ở trẻ < 1 tuổi và 62 ở trẻ từ 1-4 tuổi [6]. Mặc dù NKHHC có tỷ lệ mắc cao, nhưng hơn 70 % các trường hợp chỉ là NKHH trên (ho, sốt đơn thuần), tức là không viêm phổi. Chỉ còn khoảng 25- 30% trường hợp là viêm phổi theo phân loại của TCYTTG. Theo số liệu thông báo tại hội nghị Washington (1999 chương trình NKHHC trẻ em). 1.2. TÌNH HÌNH NKHHCT TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam NKHHCT ở trẻ em cũng là bệnh có số lần mắc nhiều nhất trong năm, trung bình 3-5 lần/trẻ/năm. Hàng năm, tính trên 100.000 trẻ có khoảng 3.000-5.000 trẻ mắc bệnh. Theo cập nhật của Phạm Quốc Vưọng thì hàng năm ở Việt Nam có hơn 30 triệu lượt trẻ em mắc bệnh NKHHC các thể, trong đó khoảng hơn 6 triệu lượt trẻ bị viêm phổi hoặc viêm phổi nặng. Tại thành phố Hồ Chí Minh theo bác sỹ Thái Thành Nhơn (1992) tổng hợp số liệu năm 1991đã thấy tình hình như sau: số trẻ khám do bệnh hô hấp 138.020, do tiêu chảy 31.092, và vào điều trị do bệnh hô hấp 29.258 và ỉa chảy 12.182. về tử vong, có 236 trẻ do hô hấp, xếp số 1; 82 do SDD, số 2 và 45 do tiêu chảy, số 3 [6]. Một điều tra khá quy mô qua thăm hỏi tại gia đình, tiến hành ở 5 tỉnh phía nam ( Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai) Với 13.245 trẻ, số liệu tổng hợp của Bs. Lê Văn Nhi tỷ lệ mắc bệnh trong 2 tuần trước đó là 47%, tỷ lệ tử vong chung 12,7/1000, tử vong do hô hấp 5,2/1000, chiếm 40,8% [6]. 4 Theo Nguyễn Tấn Viên và cộng sự viêm phổi chủ yếu xảy ra trẻ nhỏ dưói 12 tháng tuổi, trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong càng cao, chủ yếu dưới 1 tuổi 72,28% [18], trẻ có thể mắc nhiều lần trong một năm . Trên cơ sở thu thập số liệu của một số nghiên cứu, Phạm Quốc Vưọng đưa ra số lượt mắc ở trẻ em là: Bảng1.1. Số lượt mắc NKHHCY tại Việt Nam Người nghiên cứu Năm nghiên cứu Lượt mắc NKHHCT ở trẻ < 5 tuổi Đỗ Hứa và cộng sự 1989 1,6 lượt/trẻ/ năm (trẻ < 2 tuổi) Hoàng thị Hiệp và cộng sự 1995 3,3 lượt,trẻ/ năm Lê Văn Nhi 1995 7,8 lượt/ trẻ/ năm Hoàng Việt Nên 1998 7,8 lượt/ trẻ/ năm Theo nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, NKHHC ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong. Theo Nguyễn Đình Hường tỷ lệ NKHHCT đến khám ở các cơ sở y tế là 30- 40 %. Theo báo cáo của viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em thì tỷ lệ mắc NKHHCT vào điều trị là 44%, và tử vong do bệnh hô hấp là 37,6 % ( cao nhất) [6] . Một điều tra 5 tỉnh phía nam cho biết trẻ mắc NKHHCT là 47 % . Tại bệnh viện Nhi Đồng II, theo GS Tạ Thị Ánh Hoa và BS Đoàn Vân (1989), tỷ lệ trẻ vào bệnh viện điều trị do bệnh hô hấp trong 3 năm (1983-1985) là 38,7% ; 29,5% ; và 27,9 %, so với vào viện do tiêu chảy là 16,6 % ; 15,6 %; 14,4% và do SDD nặng là 5% ; 5,4% ; 5,2%. Qua số liệu trên cho thấy NKHHCT được xếp hàng số 1 [6]. 5 1.3. TÓM TẮT GIẢI PHẨU SINH LÝ BỘ PHẬN HÔ HẤP TRẺ EM 1.3.1. Mũi Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm: Các biểu mô hình trụ, giàu mạch máu và bạch huyết, tổ chức này là hàng rào của niêm mạc mũi còn yếu do khả năng sát trùng và niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng, sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu còn tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi ống hẹp. 1.3.2. Họng - hầu Ở trẻ dưới một tuổi, vòng bạch huyết thanh quản ít phát triển, hai hạt nhân còn bé, cuối năm đầu mới nhìn thấy rõ nên trẻ nhỏ ít bị viêm hạt nhân mạnh (amidan). Ngược lại vòng bạch huyết quanh hầu mũi lại phát triển mạnh dễ bị viêm VA (amidan vòm), đến lúc lớn tuổi vòng bạch huyết này nhỏ dần. Niêm mạc họng được phủ một lớp biểu mô rung hình trụ. Vòng bạch huyết waldayer phát triển mạnh đến tuổi dậy thì. Ở trẻ nhỏ hơn một tuổi tổ chức bạch huyết ít phát triển, thường thấy VA mà chưa thấy amidan phát triển, từ 2 tuổi trở lên amidan mới phát triển rõ và nhìn thấy được. Khi tổ chức bạch huyết này bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức phận ngoài của hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ không sâu, không khí sẽ không được sưởi ấm. 1.3.3. Thanh- khí - quản Đặc điểm chung của thanh - khí - phế quản ở trẻ em là tương đối hẹp tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Vì vậy trẻ em dễ bị bệnh đường hô hấp, niêm mạc thanh – khí - phế quản dễ bị phù nề, xuất huyết và biến dạng trong quá trình bệnh lý. 1.3.4. Phổi Phổi ở trẻ em lớn dần theo tuổi, trọng lượng phổi trẻ sơ sinh từ 50-60g (1/34 – 1/54 trọng lượng cơ thể). Đến 6 tháng tuổi tăng gấp 3 lần và đến 12 6 tuổi tăng gấp 10 lần so với lúc sinh. Thể tích phổi trẻ em phát triển tăng lên rất nhanh (trẻ sơ sinh là 65-75 ml đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần). Ở trẻ sơ sinh có 30 triệu phế nang đến 8 tuổi số phế nang tăng lên gấp 10 lần. Phổi trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có rất nhiều mạch máu, các bạch huyết và sợi cơ cũng nhiều hơn. Vì vậy, phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế nang và thành mao mạch. 1.4. KHÁI NIỆM VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) ở trẻ em là bao gồm các trường hợp nhiễm trùng ở: - Đường hô hấp trên gồm: - Tai giữa - Mũi - họng. - Nắp thanh quản, mốc chia đường hô hấp trên và dưới. - Đường hô hấp dưới gồm: - Thanh quản - Phế quản - Phế nang. 1.5. ĐỊNH NGHĨA NKHHCT là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc virus gây nên trên toàn bộ đường hô hấp bao gồm từ mũi, họng, thanh khí phế quản đến nhu mô phổi. 1.6. NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM [22] Tác nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em là virus và vi khuẩn, trong đó ghi nhận phần lớn là do virus vì: - Phần lớn các virus có ái lực với đường hô hấp. - Khả năng lây lan của virus dễ dàng. - Tỷ lệ người lành mang virus cao. - Khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn. Các virus thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em xếp thứ tự như sau [22], [5], [23]: 7 - Respiratory SyncitralVirus. - Virus cúm ( Influenzae virus). - Virus á cúm. (Para influenzae virus) - Virus sởi. - Virus hạch (Adeno virus). - Virus mũi (Rhino virus) . - Virus ruột (Entero virus) . - Corona virus. - Virus H1N1 [4]. Virus gây NKHH chủ yếu là NKHHCT trên, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Virus là căn nguyên gây NKHHCT làm giảm sức đề kháng, gây tăng xuất tiết, giảm thực bào, giảm hoạt động của lông mao, gây phù nề và viêm loét niêm mạc nơi tổn thương tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bội nhiễm. Vi khuẩn thường gây NKHHCT thứ phát sau virus. Các vi khuẩn gây NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi theo thứ tự thường gặp là: Haemophilus Influenzae và Streptococus Pneumoniae là chủ yếu. Ngoài ra có thể gặp Staphylococus Aureus, Bordetella pertussis, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia tracomatis, các vi khuẩn khác [22], [5], [23]. 1.7. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CHỦ YẾU ĐẾN NKHHCT Hiện nay trên thế giới người ta đã nghiên cứu và xác định nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến NKHHCT và xếp chúng vào 3 nhóm sau: 1.7.1. Yếu tố cơ địa ( hay yếu tố nội sinh) Tỷ lệ trẻ thiếu cân (dưới 2.500 kg) ở các nước đang phát triển là 20-40 % so với 5-7% ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu khi sinh nặng dưới 2.500g là 26,4/1.000 trẻ sống, trong lúc nếu sinh nặng trên 2.500g thì chỉ là 6,8/1.000 [5]. 8 Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, khoảng 42% tổng số trẻ dưới 5 tuổi sống là bị SDD, mà viêm phổi thường ở nhóm này rất cao (457,8/1.000) so với nhóm trẻ bình thường (37,0/1.000) [5]. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ: Theo một nghiên cứu ở Brazin (1995) cho thấy nếu nguy cơ tương đối của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ là 1 thì trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cộng sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ nuôi bằng sữa bò là 3,3 [5]. Tiêm chủng không đầy đủ: Theo Bùi Đức Lương và Tô Anh Toán (2001) nhóm trẻ TCMR đầy đủ mắc NKHHCT là 22,4 %, nhóm trẻ TCMR không đầy đủ là 25,5 % đối với trẻ dưới 5 tuổi 1.7.2. Yếu tố môi trường: ( khói, bụi, khói thuốc lá, khí hậu lạnh….) Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nội thất, tiếp xúc với khói, bụi, khói thuốc lá, khói bếp, nơi ở chật hẹp, khí hậu lạnh Theo nghiên cứu của Leeder (1976) cho biết trẻ mắc viêm phổi hàng năm nếu bố mẹ không hút thuốc lá là 6,2 %, nếu một người hút thì tăng lên là 9,7 %, nếu cả hai người cùng hút thì tăng lên là 15,4 % [5]. 1.7.3. Các yếu tố kinh tế văn hoá, xã hội và tập quán (học vấn thấp, chăm sóc kém, thiếu hiểu biết về chăm sóc, đông con, thu nhập thấp ….) Nhà đông con, khoảng cách sinh dày, tập quán hoặc thói quen chăm sóc trẻ lạc hậu, bà mẹ lớn tuổi, thu nhập thấp, học vấn thấp hoặc mù chữ. Ở những nơi đời sống kinh tế xã hội thấp kém như ở các nước đang phát triển thì ở đó cơ sở hạ tầng cũng giảm sút, gây tác động lớn vào cơ sở thượng tầng nhất là chăm sóc sức khoẻ con người. Đặc biệt chăm sóc trẻ em bị giảm sút, sẽ là nguy cơ cho bệnh tật, tử vong tăng trội ở trẻ em, trong đó đáng kể là viêm phổi cấp. 9 1.8. CÁC DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP KHI TRẺ MẮC NKHHCT Những dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh NKHHCT là: ho, sốt hoặc hạ thân nhiệt, chảy mũi nước, thở nhanh, khó thở, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, tím tái, co giật, thở rít khi nằm yên, bỏ bú hoặc bú kém, ran ẩm, ran nổ tuỳ vào bệnh nặng nhẹ, vào lứa tuổi và vị trí tổn thương. Qua nghiên cứu của Trần Quỵ và cộng sự [24] cho thấy các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị NKHHCT như sau: - Ho: 83,7%. - Sốt : 78%. - Chảy mũi nước: 60,8%. - Thở khò khè: 43,9% - Thở nhanh : 38,5%. - Thở rít : 15,5% - Co rút lồng ngực 12,4% - Cánh mũi phập phồng 12,1% - Tím tái : 3,2% . 1.9. PHÂN LOẠI NKHHCT 1.9.1. Phân loại theo vị trí tổn thương Lấy nắp thanh quản làm ranh giới, nếu tổn thương trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và tổn thương dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới [23]. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chiếm phần lớn các trường hợp NKHHCT trẻ em, khoảng 70-80 % và thường nhẹ, bao gồm các trường hợp ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi, họng [23]. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường ít gặp hơn 20-30 % những trường hợp này thường là nặng, bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, viêm thanh - khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi - màng phổi [23]. 10 [...]... hình mắc bệnh và tử vong do bệnh NKHHCT đã gây cho trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ duới 5 tuổi và ở các nước đang phát triển Năm 1982 TCYTTG đã đề nghị chương trình phòng chống NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, phòng chống các bệnh cấp tính đường hô hấp Mục tiêu chương trình là: - Giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi - Sau đó là giảm tỷ lệ mắc viêm phổi nặng -... xã văn hoá, hạ thấp tỷ lệ đói nghèo hàng năm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 15, 5% (năm 2008), và luôn phấn đấu đạt chỉ tiêu các chương trình y tế quốc gia, trong đó chương trình ARI cũng được triển khai khá sớm và duy trì hàng năm 14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, ... 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang 2.2.2 Chọn mẫu Chọn các bà mẹ và con dưới 5 tuổi của xã Bình Nguyên 2.2.3 Cỡ mẫu Chọn tất cả 3 35 em dưới 5 tuổi của xã đều được đưa vào nghiên cứu cùng với 3 35 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chọn để phỏng vấn 2.2.4 Liệt kê biến số và định nghĩa các biến số - Giới của trẻ - Tuổi của mẹ - Nghề nghiệp của mẹ: Là nghề... vấn của bà mẹ Mù chữ, cấp I n Số bị bệnh % bị bệnh 24 14 58 ,33 Ý nghĩa thống kê χ 2 = 8 ,51 5 25 Cấp II trở lên Tổng số Nhận xét: 311 3 35 92 106 29 ,58 31,60 Nhóm bà mẹ có học vấn mù chữ và cấp I có con bị NKHHCT khá cao là 58 ,33%, so với nhóm cấp II trở lên là 29 ,58 % ( p < 0, 05) 3.4 MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC 3.4.1 Tuổi mẹ Bảng 3.13 Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ < 5 tuổi phân bố theo tuổi của bà mẹ Tuổi của bà mẹ < 30 >... NKHHCT là 42 ,5% , co với nhóm nhà ở kiên ố là 30,17% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 30 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 4.1.1 Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT Qua kết quả nghiên cứu (bảng 3.1) khảo sát 3 35 trẻ dưới 5 tuổi, có 106 trẻ bị NKHHCT chiếm tỷ lệ 31,6%.Với tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Đức Dương [13] bệnh viện Lao và bệnh phổi TW, tại huyện Chương... hiện mắc là 31,8% Và nghiên cứu này thấp hơn so với Phạm Sỹ Hoà [23] điều tra tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tỷ lệ hiện mắc NKHHCT là 38,82%, Hà Văn Thiệu - Nguyễn Hữu Kỳ [33] tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 39, 75% , Lê Hữu Giỏi [18] Nghiên cứu tại xã Ngư Lộc - Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá tỷ lệ hiện mắc là 40% Nhìn chung, tỷ lệ hiện mắc NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi là rất cao,... bảng câu hỏi không đạt yêu cầu 19 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Bảng 3.1 Tỷ lệ NKHHCT của trẻ < 5 tuổi Thông tin NKHHCT Không NKHHCT Tổng cộng Nhận xét: Tần số 106 229 3 35 Tỷ lệ % 31,6 68,4 100 NKHHCT với tỷ lệ 31,6% 3.2 HIỂU BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG NKHHCT CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ TRẺ DƯỚI 5 TUỔI 3.2.1 Truyền thông về NKHHCT tại địa phương Bảng 3.2 Nguồn thông tin chính... Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi không có mặt tại địa phương trong giai đoạn điều tra, những bà mẹ bị bệnh nặng hay một lý do nào khác không thể tham gia phỏng vấn 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Bình nguyên 2.1.4 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện vào ngày 2- 14 tháng 3 năm 2009 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1... số 3 35 106 31,60 Ý nghĩa thống kê χ 2 = 0,039 p > 0, 05 Nhận xét: Ở nữ giới tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT chiếm 31,08% thấp hơn nam giới 32,09% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 27 3.4.4 Tình trạng dinh dưỡng Bảng 3. 15 Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ < 5 tuổi phân bố theo tình trạng dinh dưỡng của trẻ Tình trạng dinh dưỡng SDD Không SDD Tổng số Nhận xét: n Số bị bệnh % bị bệnh 51 284 3 35 25 81 106 49,02 28 ,52 31,60... theo mức độ nặng nhẹ [24], [26] Ngưỡng thở nhanh của trẻ được xác định như sau: - Trẻ < 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần / phút trở lên - Trẻ 2- 12 tháng tuổi : nhịp thở từ 50 lần/ phút trở lên - Trẻ từ 1 -5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần / phút trở lên Đếm nhịp thở phải đếm trong vòng một phút, đếm trong lúc trẻ nằm yên + Phân loại theo mức độ như sau [24], [26]: - Không viêm phổi ( ho hoặc cảm lạnh): ho, . hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam . Với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Nguyên. 2. Mô. chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, với trẻ dưới 5 tuổi tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp cũng không nằm ngoài khả năng ấy. Hằng năm, tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh hô. khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết, trong đó 5 triệu trẻ em chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tính ra cứ 8 giây có một trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu thường gặp ở các nước

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan