Tình hình đội ngũ cán bộ y tế tỉnh hậu giang năm 2008

101 471 0
Tình hình đội ngũ cán bộ y tế tỉnh hậu giang năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ MINH HỒNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II Năm, 2009 BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ MINH HỒNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II Chun ngành: Quản lý Y tế Mã số: 62.72.76.05 Năm, 2009 3 MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………… 1 Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.……………………………………… 3 Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.……… 29 Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………… 40 3.1. Tình hình, cơ cấu cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008.….…… 40 3.1.1.Tình hình cán bộ công chức viên chức ngành y tế Hậu Giang……… 40 3.1.2. Tình hình cán bộ Y- Dược theo tuyến y tế và một số đơn vị.……… 40 3.1.3. Cơ cấu cán bộ Y-Dược theo tuyến y tế ……………… ……………41 3.1.4. Tình hình cán bộ Y- Dược bình quân theo huyện, xã.……………….42 3.1.5. Cán bộ Y- Dược trên 10.000 dân.……………………………………48 3.2. Trình độ cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008.……………………52 3.3. Tình hình học tập nâng cao tay nghề.………………………………… 57 3.4. Tỷ lệ DS, ĐD-HS và KTVYH so với Bác sỹ.……………………………60 3.5. Nhu cầu cán bộ Y – Dược từ năm 2009 – 2013.…………………………62 Chương 4 : BÀN LUẬN………………………………………………………65 KẾT LUẬN……………………………………………………………………88 ĐỀ NGHỊ………………………………………………………………………90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GHI CHÚ 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự đổi mới của đất nước, Y tế Việt Nam nói chung và Y tế tỉnh Hậu Giang nói riêng cũng từng bước đổi mới và phát triển, đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng như trong công tác xây dựng và phát triển Ngành y tế; Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ chính trị ( BCT) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định”.…Trong hơn 10 năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; Phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người ” [ 4],[71]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Nguyên nhân chính của những yếu kém này là do quản lý nhà nước trong lĩnh y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm sửa đổi hoặc bổ sung. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng[ 4 ],[ 77].Nguồn nhân lực y tế có kiến thức và kỹ thuật cao tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn, khu vực thành phố. Tỷ trọng giữa Bác sĩ và Y tá - Điều dưỡng còn chưa hợp lý [ 57 ]. Để thực hiện Quyết định 243/2005/QĐ-TTG ngày 05 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị 5 quyết 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, và Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Một trong những giải pháp chủ yếu của ngành Y tế:” Phải đào tạo, chuyển hóa đội ngũ cán bộ y tế để có đủ nhân lực với chất lượng phù hợp, cơ cấu đồng bộ để phục vụ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện chiến lược con người trong giai đoạn phát triển mới của đất nước” [ 48] và “ Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản…Phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học để cung cấp cho các cơ sở y tế ”[ 38]. Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh mới được thành lập vào tháng 1 năm 2004 là một tỉnh vùng sâu, vùng xa thuộc phía Tây Nam sông Hậu, dân số 772.239 người, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mặt bằng dân trí thấp; Nhưng thời gian qua, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế Hậu Giang đã được hình thành , ổn định và có những bước phát triển, đáp ứng phần lớn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên về phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều khó khăn do tỉnh mới thành lập, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt biên chế và hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ y tế trở nên bức xúc[80], [ 87], [ 92 ]. Cùng với quyết tâm củng cố xây dựng mạng lưới y tế cơ sở ; song song với việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu y học vào chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Sở Y tế Hậu Giang đã tham mưu và được UBND tỉnh đồng ý phê duyệt đề án đào tạo cán bộ từ nay đến 2010. Để góp phần thực hiện Đề án có hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tình hình đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Hậu Giang năm 2008 “ với mục tiêu sau: 1. Đánh giá số lượng, trình độ và cơ cấu cán bộ Y tế tỉnh Hậu Giang năm 2008. 2. Xác định nhu cầu nhân lực y tế của tỉnh Hậu Giang năm 2009 – 2013. 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC 1.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của cuộc sống cộng đồng. Từ sau năm 30 của thế kỷ 20, quản lý mang tính khoa học. Tuy vậy cho đến nay vẫn không có một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về quản lý [ 74] - Quản lý là làm cho mọi việc được thực hiện, - Quản lý là làm việc thông qua mọi người- quản lý theo kiểu quan hệ con người, - Quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực, - Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu, - Quản lý là ra quyết định. “Quản lý làm cho mọi việc được thực hiện, được quản lý và làm việc thông qua mọi người, quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực….” đồng thời cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thời gian và các thông tin [ 63] 1.1.2. Quản lý nhân lực Ngành Y tế Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ song cũng rất vinh quang. Nhiệm vụ chính trị của Ngành cũng chính là nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Quản lý là một ngành khoa học thuộc phạm trù khoa học xã hội, cung cấp cho cán bộ phụ trách các cấp những kiến thức tối thiểu để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra [ 73]. Quản lý nhân lực là một trong 5 quản lý của ngành y tế đó là quản lý kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý 7 khoa học kỹ thuật[ 73]. Nội dung quản lý nào cũng rất quan trọng, phức tạp và gặp không ít khó khăn nhưng có lẽ quản lý nhân lực là quan trọng nhất cũng như phức tạp nhất và khó khăn nhất, vì: “ Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất, quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình.”[33],[68], [95] và “ Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thành công trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước”. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và coi cán bộ, công chức là lực lượng then chốt để bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[ 45]. 1.1.3. Đặc thù riêng của lao động trong ngành y tế Nhân lực trong ngành Y tế là những đối tượng mà các cơ sở y tế thường phải tiếp xúc, đó là cán bộ công nhân viên trong đơn vị, học sinh các trường chuyên nghiệp của ngành và nhân dân[ 73]. Nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định phạm vi cũng như chất lượng dịch vụ y tế [ 54 ] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định:” Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1].Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho ngành Y tế. Lao động trong ngành Y tế mang những đặc thù riêng sau đây [13],[18],[41] - Viên chức ngành Y tế làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, vốn quí nhất của mỗi người và toàn xã hội. Trước sức khỏe con người nói chung và tính mạng của người bệnh nói riêng, đòi hỏi lao động trong Ngành Y tế phải có trách nhiệm cao, chuyên môn giỏi, cường độ lao động 8 lớn, để khẩn trương giành giật từng giây, từng phút trước tử thần cứu tính mạng người bệnh. - Đối tượng phục vụ: Những người ốm đau bệnh tật, người bệnh luôn có tâm lý không thoải mái, hay cáu gắt bực bội. Bên cạnh đó viên chức ngành Y tế còn phải chịu gánh nặng tâm lý rất lớn, nhất là trước đau thương, mất mát của người bệnh và gia đình bệnh nhân… - Môi trường làm việc: Viên chức Y tế luôn luôn phải làm việc trong điều kiện độc hại, lây nhiễm, dịch bệnh( trong đó có những bệnh tối nguy hiểm như tả, dịch hạch, HIV-AIDS, SARS….), thường xuyên phải tiếp xúc với các chất thải như phân, nước tiểu… , cùng các hóa chất độc hại, các tia phóng xạ… Trong môi trường đó cán bộ, viên chức y tế rất dễ bị lây nhiễm bệnh. - Thời gian làm việc: Ngoài 8 giờ làm việc bình thường, viên chức ngành Y tế còn phải trực đêm, trực ngoài giờ, trực ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật, đảm bảo sao cho 24/24 giờ trong ngày luôn luôn có người làm việc ở các cơ sở để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, phòng chống dịch và đảm bảo cho người bệnh luôn luôn được chăm sóc, điều trị. Khi dịch bệnh xảy ra thì không kể ngày đêm, lễ tết, viên chức y tế phải đến tận ổ dịch để làm nhiệm vụ, thường xuyên phải đi lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, nơi xa xôi hẻo lánh…để làm nhiệm vụ của mình. - Thời gian đào tạo: Nhìn chung thời gian đào tạo thường dài hơn nhiều ngành khác: Thời gian đào tạo bác sĩ là 6 năm, dược sĩ là 5 năm, bác sĩ nội trú là 9 năm, trong khi đó nhiều ngành thời gian đào tạo đại học là 4 đến 5 năm. - Tình trạng phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện thường là quá tải, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương, nhưng cán bộ y tế chưa được trả lương hoặc phụ cấp thêm. Với những đặc thù nghề nghiệp đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, đòi hỏi ngành y tế phải đào tạo một đội 9 ngũ cán bộ viên chức vừa phải có sức khỏe, vừa phải có năng lực chuyên môn, vừa phải có đạo đức nghề nghiệp. Muốn có nguồn nhân lực như thế “ Ngành y tế kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cả chuyên môn và quản lý; Cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu về y tế cộng đồng, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý ngành, cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụng và sửa chữa các trang thiết bị y tế hiện đại. Tăng cường đào tạo bác sĩ theo địa chỉ và có chính sách khuyến khích để có nhiều cán bộ y tế về công tác tại các vùng sâu, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhưng phải đảm bảo chất lượng. Quy hoạch mạng lưới đào tạo cán bộ y tế, có kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo mới, đào tạo lại hàng năm. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ y tế, nhất là cán bộ đi công tác tại các vùng có nhiều khó khăn [68]. 1.2. CÁC HỆ THỐNG Y TẾ 1.2.1. Hệ thống y tế trên thế giới [50] Có thể phân loại 5 mô hình hệ thống y tế trên thế giới như sau: 1.2.1.1. Hệ thống y tế dựa trên thuế Hệ thống y tế dựa trên thuế, còn gọi là hệ thống y tế kiểu Semasko. Hệ thống này đã được ứng dụng ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chăm sóc sức khỏe dựa chủ yếu vào tài chính và cung ứng công cộng. Người tiêu dùng không phải trả chi phí khi sử dụng. Hệ thống này hoàn toàn đáp ứng với những tiêu chí của công bằng, nhưng có một số vấn đề về chất lượng và hiệu quả do thiếu nguồn lực[50]. Trung Quốc, sau cải cách 1976, từ nền y tế được bao cấp hoàn toàn chuyển sang cơ chế lấy thu bù chi bên cạnh nguồn ngân sách chính quyền cấp. Mô hình y tế 3 cấp ở đô thị và ở nông thôn đảm bảo cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và phòng bệnh cho toàn dân[ 72 ]. 1.2.1.2. Hệ thống y tế dựa trên bảo hiểm[50] 10 [...]... Sở Y tế, • Bệnh viện Đa khoa tỉnh, • Trung tâm chuyên khoa tỉnh, • Tuyến thị xã, • Tuyến huyện, • Tuyến xã phường, • Toàn tỉnh - Cơ cấu cán bộ Y – Dược theo tuyến y tế • Tuyến tỉnh, • Tuyến huyện thị xã, • Tuyến xã phường, • Toàn tỉnh 34 - Cán bộ Y – Dược sơ học theo tuyến y tế • Tuyến tỉnh, • Tuyến huyện thị xã, • Tuyến xã phường, • Toàn tỉnh - Cán bộ Y – Dược trung học theo tuyến y tế • Tuyến tỉnh, ... nghiên cứu: ng y 30 tháng 12 năm 2008 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1.Nghiên cứu về cơ cấu cán bộ Y – Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008 - Tỉnh hình cán bộ Y – Dược so với cán bộ công chức viên chức tòan ngành y tế Hậu Giang + Hệ quản lý nhà nước, + Hệ điều trị, + Hệ dự phòng, + Tuyến xã phường, + Toàn tỉnh • Cán bộ Y – Dược, • Cán bộ khác - Tình hình cán bộ Y - Dược Hậu Giang theo tuyến y tế và một số đơn... Tuyến tỉnh, • Tuyến huyện thị xã, • Tuyến xã phường, • Toàn tỉnh - Cán bộ Y – Dược đại học ( ĐH) – cao đẳng( CĐ) và sau đại học theo tuyến y tế • Tuyến tỉnh, • Tuyến huyện thị xã, • Tuyến xã phường, • Toàn tỉnh - Cán bộ Y – Dược bình quân theo huyện, thị xã và xã phường • Tuyến thị xã, • Tuyến huyện, • Tuyến xã phường - Cơ cấu cán bộ Y – Dược trên 10.000 dân theo chuyên môn + Số lượng cán bộ Y – Dược trên... tổng số cán bộ y tế ( %) 4,2 Nguồn: Bộ y tế 2006 Tương quan cán bộ trong ngành y tế [ 21] Tỷ lệ / bác sỹ Y tá- điều dưỡng / bác sỹ 1,70 Kỹ thuật viên y / bác sỹ 0,37 Nữ hộ sinh / bác sỹ 0,25 Tỷ lệ chung 2,32 Nguồn: Bộ y tế - Niên giám thống kê y tế 2005 Tương quan Cán bộ y tế phân bổ không đều Tỷ lệ cán bộ y tế/ 10.000 dân tăng ở một số vùng như Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và T y Nguyên, nhưng... 73,94% Tỷ lệ cán bộ y tế trên 10.000 dân năm 2005[ 21] - Số cán bộ y tế/ 10.000 dân 31,2 - Số bác sỹ/10.000 dân 6 - Số dược sỹ đại học/10.000 dân 0,8 - Số y sỹ/10.000 dân 6,27 - Số điều dưỡng/10.000 dân 1,8 - Số hộ sinh trung học/10.000 dân 3,8 - Tỷ lệ cán bộ y tế trong hệ điều trị/ tổng số cán bộ y tế( %) 72,9 - Tỷ lệ cán bộ y tế trong hệ dự phòng/tổng số cán bộ y tế ( %) 12,9 - Tỷ lệ cán bộ y tế trong... 1,21 1.4.2.2 Tình hình cán bộ y tế ở một số tỉnh thành phố - Số lượng, trình độ và cơ cấu cán bộ y tế Tình hình cán bộ y tế ở các tỉnh miền Trung T y Nguyên (vào thời điểm 30/10/2006) [ 60] Số lượng cán bộ Y tế : Thanh Hóa dân số 3.684.786 người, tổng số cán bộ 3.599: Bs 1.452( 40,34%), Ds các loại 258(7,17%), ĐD 1.669( 46,38%), KTVYH 220(6,11%); Ninh Thuận dân số 582.000 người, tổng số cán bộ 702: Bs... tại tuyến xã + Dân số dự kiến năm 2013 của tỉnh Hậu Giang, + Tỷ lệ cán bộ y tế trên 10.000 dân, + Tỷ lệ dược sỹ, điều dưỡng – hộ sinh và kỹ thuật viên y học so với bác sỹ, + Số lượng cán bộ đại học và sau đại học nghỉ hưu từ nay đến năm 2013, + Căn cứ Quyết định số 338/QĐ-UBND ng y 12 tháng 02 năm 2007 của y ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực Y tế tỉnh Hậu Giang. .. việc tuyến xã 715(25,30%), tuyến huyện 870(30,79%) và tuyến tỉnh 1.241(43,91%) + Tỉnh Gia Lai: tổng số cán bộ 2.962, làm việc tuyến xã 839(28,32%), tuyến huyện 1.012( 34,17%) và tuyến tỉnh 1.111(37,51%) + Tỉnh Vĩnh Long: tổng số cán bộ 2.247, làm việc tuyến xã 584(25,99%), tuyến huyện 764(34%) và tuyến tỉnh 899(40,01%) 28 + Tỉnh Trà Vinh: tổng số cán bộ 2170, làm việc tuyến xã 566(26,08%), tuyến huyện... Thông tư số 42/BYT-TT hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 15/CP ng y 14/1/1975 của Chính phủ về việc cải tiến tổ chức y tế địa phương, qui định tổ chức y tế địa phương có 3 tuyến là tuyến y tế cơ sở, tuyến y tế khu vực, huyện, thị xã và tương đương, tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[30],[94] Tổ chức y tế tuyến huyện bao gồm phòng y tế và các đơn vị sự nghiệp là bệnh viện huyện, bệnh viện... thiện bộ m y tổ chức y tế cơ sở theo xu hướng chung về phân cấp chính quyền, ng y 29/9/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 171/2004/NĐCP[36] và 172/2004/NĐ-CP[37], ng y 12/4/2005 liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ có Thông tư số 11/2005/TTLT – BYT-BNV[25] xác định mô hình tổ chức y tế tuyến huyện bao gồm Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện là 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; Phòng y tế huyện . 3.1. Tình hình, cơ cấu cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008. ….…… 40 3.1.1.Tình hình cán bộ công chức viên chức ngành y tế Hậu Giang …… 40 3.1.2. Tình hình cán bộ Y- Dược theo tuyến y tế và một. BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ MINH HỒNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II Năm, 2009 BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ. TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ MINH HỒNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008 LUẬN ÁN CHUN KHOA CẤP II Chun ngành: Quản lý Y tế Mã số: 62.72.76.05 Năm, 2009 3 MỤC

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:44

Mục lục

  • Năm, 2009

  • MỤC LỤC

  • ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………..1

  • Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.………………………………………..3

  • Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.………....29

  • Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………...40

  • 3.1. Tình hình, cơ cấu cán bộ Y- Dược tỉnh Hậu Giang năm 2008.….…….....40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan