Năng lượng hạt nhân , bạn hay thù

44 561 2
Năng lượng hạt nhân , bạn hay thù

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lượng hạt nhân , bạn hay thù

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ  TIỂU LUẬN MƠN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI : GVHD : TS. Lê Văn Hồng SVTH : Hà Cẩm Ân Trần Thị Hồng Giang Võ Thị Ngọc Lý Nguyễn Thị Tường Minh TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 5 năm 2009 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù LỜI GIỚI THIỆU Sức sống của nền văn minh chúng ta hiện nay đang dựa vào các quá trình không tái tạo, luôn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng cao điện năng và các dạng nhiên liệu khác nhau cho các phương tiện vận tải đủ loại. Trữ lượng khai thác các nhiên liệu này như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, dù có lớn đến đâu thì giờ đây có vẻ như cũng chỉ đảm bảo cho sự tồn tại của nền văn minh đó không quá 20 - 50 năm nữa, trong điều kiện không có những chấn động chính trị và kinh tế. Đó là chưa nói tới những thay đổi khôn lường về hoạt động của sinh quyển nói chung, các thảm họa sinh thái cục bộ và thay đổi khí hậu. Không có cuộc cải cách chính trị và kinh tế nào có thể giải quyết được những vấn đề đang đến gần nếu như chúng ta không có trong tay một ngành năng lượng hữu hiệu - trái tim của nền kinh tế. Cần nghiên cứu triển khai và áp dụng các nguyên lý và phương pháp khai thác năng lượng mà không can thiệp quy mô lớn vào các chu trình sinh quyển. Trước tình hình đó, không ít nhà khoa học tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng trên Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ngành năng lượng hạt nhân phát triển sẽ cho phép dành riêng nguồn hữu cơ cho việc thỏa mãn nhu cầu nhân loại về năng lượng hóa học, quần áo, thực phẩm, vật liệu xây dựng, v.v. Thêm vào đó là nhiên liệu hạt nhân không cháy, nó biến thành các sản phẩm phân hạch, trong số đó có những nuclêit rất giá trị cho nền văn minh kỹ thuật gien - từ các kim loại kiềm đến các kim loại quý và các chất khí. Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một quá trình tiến hóa, trong đó bao gồm cả cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ sở mới về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế. Hiện nay, năng lượng hạt nhân càng ngày càng được xem như công nghệ năng lượng cận tái tạo. Trong hệ thống năng lượng mới có thể chấp nhận cho việc sử dụng lâu dài và quy mô lớn, năng lượng hạt nhân sẽ thực hiện vai trò không chỉ của nguồn năng lượng hiệu quả cao, mà còn có chức năng kiểm soát mức phát thải CO 2 vào khí quyển và mức phóng xạ cần thiết. Trang 2 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù Ngược lại, có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng nguyên tử là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến chỗ phá hủy môi trường sống . và vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 đã là giọt nước làm tràn ly. Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm hoạ nếu có sự cố xảy ra. Vì vậy, những người ủng hộ và phản đối sử dụng năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục có những tranh luận về vấn đề này và dường như khó đạt được sự đồng thuận. Những người ủng hộ cho rằng công nghệ năng lượng hạt nhân hầu như không phát tán chất gây nhiễm không khí vì ít chất thải hơn nhiều so với các nhà máy chạy bằng nhiên liệu than, khí, dầu mà hiệu quả kinh tế lại hơn nhiều. Ngược lại, những người tham gia chiến dịch chống hạt nhân quả quyết rằng lợi ích về chi phí không là gì so với các mối lo ngại về an toàn liên quan đến chất thải hạt nhân trước mắt cũng như lâu dài, ảnh hưởng đến tính mạng con người . Tóm lại “Năng lượng hạt nhân- Bạn hay thù?” đó là câu hỏi bỏ lững. Là vấn đề cực nóng bỏng hiện nay,đã được không ít các nhà khoa học và sinh viên quan tâm. Biết được điều đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này: Năng lượng hạt nhân-Bạn hay thù. Hy vọng sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu đó của các bạn sinh viên hiện nay. Trong đề tài này nhóm chúng tôi cùng các bạn sẽ đi sâu tìm hiểu nguồn năng lượng này với 3 vấn đề lớn:  Những kiến thức cơ bản về năng lượng hạt nhân.  Vì sao năng lượng hạt nhân được đánh giá là nguồn năng lượng của tương lai.  Vì sao nó cũng là mối nguy hiểm với con người. Hy vọng sau khi cùng chúng tôi nghiên cứu 3 vấn đề trên bạn sẽ có được câu trả lời cho riêng mình về vấn đề cực hot này nhé. Tên thành viên trong nhóm: Hà Cẩm Ân Trần Thị Hồng Giang Võ Thị Ngọc Lý Nguyễn Thị Tường Minh Trang 3 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .1 KHOA VẬT LÝ 1  .1 TIỂU LUẬN MƠN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .1 ĐỀ TÀI : 1 GVHD : TS. Lê Văn Hồng 1 SVTH : Hà Cẩm Ân 1 Trần Thị Hồng Giang 1 Võ Thị Ngọc Lý 1 Nguyễn Thị Tường Minh .1 TP. HỒ CHÍ MINH .1 Tháng 5 năm 2009 .1 LỜI GIỚI THIỆU .2 MỤC LỤC 4 A. ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN 6 I. Lịch sử năng lượng hạt nhân: .6 II. Kiến thức cơ bản: .7 1./ Cấu tạo hạt nhân: .7 2./ Quan hệ giữa năng lượng và khối lượng 8 Phản ứng hạt nhân: 9 a./ Phản ứng nhiệt hạch 10 b./ Phân hạch và phản ứng dây chuyền 12 B. NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN <<DAO HAI LƯỠI>> .13 I. Năng lượng hạt nhân: Nguồn năng lượng của tương lai .13 Năng lượng hạt nhân-giải quyết các vấn đề mơi trường, kinh tế, tình trạng “khát” năng lượng 13 1./ Nhà máy điện ngun tử 15 Trang 4 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù a./ Khái niệm: 15 b./ Lịch sử phát triển điện hạt nhân(ĐHN) trên thế giới đã trải qua các giai đoạn sau: 16 c./ Tình hình phát điện bằng năng lượng hạt nhân 17 d./ Xu thế điện hạt nhân trên thế giới 18 II. Năng lượng hạt nhân-giá phải trả quá đắt: 23 1./ Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl năm 1986: 23 a./ Hậu quả: .23 b./ Hướng khắc phục: .25 Chiến tranh hạt nhân: .27 c./ Vũ khí hạt nhân 27 d./ Hậu quả: .32 C. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN: 34 I. Châu Á: .34 II. Việt Nam: 37 Cùng với xu hướng phát triển nhà máy điện hạt nhân của thế giới nói chung và châu Á nói riêng, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam càng được chú trọng để giảm bớt gánh nặng về năng lượng và ô nhiễm .37 III. QUẢN LÝ CHẤT THẢI: 40 KẾT LUẬN .43 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .44 Trang 5 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù A. ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN I. Lịch sử năng lượng hạt nhân: Lịch sử của năng lượng hạt nhân khởi đầu với việc xây dựng mô hình nguyên tử. Năm 1912, nhà vật lý Ernest Rutherford (1871 - 1937) người Anh, sau khi phát hiện ra hạt nhân nguyên tử đã cùng với nhà vật lý Niels Bohr (1885 - 1962) người Đan Mạch đề xuất một mô hình nguyên tử: Nguyên tử gồm một hạt nhân tích điện dương được bao quanh bởi các electron. Năm 1913, Rutherford phát hiện ra proton. Năm 1932, nhà vật lý James Chadwick (1891 - 1974) người Anh phát hiện ra nơtron. Năm 1939, nhà vật lý Frederic Joliot-Curie (1900 - 1958) người Pháp cùng với các trợ lý là Lew Kowaski và Hans Von Halban đã chứng minh rằng hiện tượng phân rã hạt nhân (phân hạch) urani kéo theo sự toả nhiệt rất lớn. Việc phát hiện ra phản ứng dây chuyền sau này cho phép khai thác năng lượng hạt nhân. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ II (1939-1945), các nghiên cứu về hiện tượng phân hạch được tiếp tục tiến hành ở Mỹ, với sự tham gia của các nhà khoa học từ Châu Âu di cư sang đó. Kế hoạch Mahattan được phát động với mục đích chế tạo vũ khí hạt nhân mà hệ quả là các vụ nổ hạt nhân (bom nguyên tử) ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8 năm 1945. Ngay sau chiến tranh, những nghiên cứu về năng lượng phân hạch được tiếp tục tiến hành để sử dụng vào mục đích dân sự. Ở Pháp, Ủy hội năng lượng nguyên tử Pháp (Commissariat à l'Énergie Atomique CEA) được thành lập vào năm 1945. Nhiệm vụ của Cơ quan nghiên cứu này là giúp nước Pháp làm chủ Trang 6 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù được nguyên tử trong các lĩnh vực nghiên cứu, y tế, năng lượng, công nghiệp, an ninh và quốc phòng. II. Kiến thức cơ bản: 1./ Cấu tạo hạt nhân: - Theo giả thiết của Ivanenko-Haidenbec đưa ra năm 1932 thì hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi hai loại hạt sau:  Proton (ký hiệu p) là hạt mang điện dương, về trị số tuyệt đối bằng điện tích nguyên tố e của electron (1,6.10 -19 C ), có khối lượng nghỉ m p =1,67252.10 -27 kg.  Nơ tron (ký hiệu là n) là hạt không mang điện, có khối lượng nghỉ m n =1,67482.10 -27 kg. - Hai loại hạt proton và notron có tên gọi chung là nuclon. Số proton trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng tuần hoàn Mendeleep. Điện tích của hạt nhân là +Ze. Tổng số các nuclon trong hạt nhân gọi là số khối lượng (ký hiệu A ). Như vậy số notron trong hạt nhân là N=A-Z.Người ta thường ký hiệu hạt nhân nguyên tử là A Z X . Trong nguyên tử, hầu như toàn bộ khối lượng đều tập trung ở hạt nhân vì khối lượng của các electron là quá bé so với khối lượng hạt nhân. Có thể coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu bán kính R. Người ta thấy rằng, R phụ thuộc vào số khối theo công thức: R=1,2.10 -15 A 1/3 (m) - Trong hạt nhân, các nuclon tương tác nhau bằng lực hút, gọi là lực hạt nhân. Lực hạt nhân không phài là lực tĩnh điện, nó không phụ thuộc vào điện tích của nuclon. So với lực điện từ và lực hấp dẫn, lực hạt nhân có cường độ rất lớn (còn gọi là lực tương tác mạnh) và chỉ có tác dụng khi hai nuclon cách nhau một khoảng rất ngắn, bằng hoặc nhỏ hơn kích thước hạt nhân. Điều đó có nghĩa là, bán kính tác dụng của lực hạt nhân khoảng 10 -15 m. Muốn tách nuclon ra khỏi hạt nhân, cần phải tốn năng lượng để thắng lực hạt nhân. Trang 7 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù 2./ Quan hệ giữa năng lượng và khối lượng - Bằng những kỹ thuật chính xác, người ta có thể đo khối lượng của một hạt nhân, của một proton hoặc một nơtron riêng lẻ. Người ta đã chứng minh rằng khối lượng m của hạt nhân bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng tổng của các nuclon một lượng m ∆ =Zm p +(A-Z)m n , ∆ m được gọi là độ hụt khối cùa hạt nhân. - Theo định luật bảo toàn khối lượng, đây là vấn đề không thể chấp nhận được. Vậy khối lượng thiếu hụt đó đi đâu? - Thực ra khối lượng đó không mất đi, mà tồn tại ở dạng năng lượng. Công thức nổi tiếng của Albert Einstein (1879 - 1955) E = mc 2 cho phép xác định năng lượng này. Trong công thức này, E là năng lượng, m là khối lượng, và c là vận tốc ánh sáng trong chân không (300.000 km/s). - Trong trường hợp thiếu hụt khối lượng nêu trên, năng lượng tương ứng bằng độ hụt khối nhân với c 2 . Năng lượng này được gọi là năng lượng liên kết, có giá trị bằng năng lượng cần cung cấp cho hạt nhân để tách nó ra thành các nucleon riêng rẽ. 2 lk W mc = V - Năng lượng liên kết đối với một nucleon (tương ứng với mức thiếu hụt khối lượng đối với nucleon đó) không có cùng giá trị đối với tất cả các hạt nhân. Năng lượng đó nhỏ đối với các hạt nhân nhẹ (ví dụ như: natri, nhôm), tăng dần lên cho đến các hạt nhân trung bình vào khoảng 56 (sắt), sau đó giảm dần. Sự biến đổi đó của năng lượng liên kết chứng tỏ rằng các nguyên tử liên kết chặt chẽ nhất là các nguyên tử trung bình. Mức hụt khối lượng của chúng đối với một nuclon là lớn nhất. Do đó, tất cả những biến đổi có xu hướng tạo ra các hạt nhân trung bình cho phép giải phóng năng lượng hạt nhân. Những sự biến đổi ấy gọi là phản ứng hạt nhân. Trang 8 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù Phản ứng hạt nhân: - Phản ứng hạt nhân là một quá trình vật lý, trong đấy xảy ra tương tác mạnh của hạt nhân với một hạt nhân khác hoặc với một nuclon ở khoảng cách nhỏ khoảng fm, qua quá trình này hạt nhân nguyên tử thay đổi trạng thái ban đầu (thành phần, năng lượng .) hoặc tạo ra hạt nhân mới hay các hạt mới và giải phóng ra năng lượng. Chính nhờ các phản ứng hạt nhân mà con người ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn về cấu trúc vi mô của thế giới vật chất muôn hình muôn vẻ. Ví dụ: bắn phá hạt nhân nguyên tử liti 6 Li bằng hạt hydro 2 H được 2 nguyên tử heli 4 He và giải phóng 22,4 MeV 6 Li + 2 H → 2 4 He + 22,4 MeV Lượng năng lượng giải phóng được tính theo định luật bảo toàn năng lượng - khối lượng, phương trình: E = m.c 2 : m Li = 6,015 u, m He = 4,0026 u và m H = 2,014 u chênh lệch khối lượng Δm = m Li + m H - 2.m He = 0,0238 u → năng lượng giải phóng = năng lượng chênh lệch ΔE = Δm.c 2 = 22,4MeV - Có hai loại phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng: + Tổng hợp những hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân trung bình.Vì sự tổng hợp hạt nhân chỉ có thể xảy ra ở nhiêt độ cao nên phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt hạch. Từ 30 năm nay, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu việc tổng hợp hai hạt nhân nhẹ, ví dụ các hạt nhân của đơteri và triti là hai đồng vị nặng của hyđro. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa ứng dụng được việc tổng hợp hạt nhân này vào công nghiệp để sản xuất điện năng. 1 3 4 1 1 1 2 0 H H He n+ → + Phản ứng này tỏa ra năng lượng khoảng 18 MeV. Trang 9 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù +Phân hạch hay phá vỡ một hạt nhân rất nặng thành hai hạt nhân trung bình. Trên trái đất, phản ứng phân hạch dễ thực hiện hơn phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng này phá vỡ các hạt nhân nặng như urani 235 hoặc plutoni 239. 1 235 94 140 1 0 92 38 54 0 2n U Sr Xe n+ → + + Phản ứng tỏa năng lượng khoảng 185 MeV. Năng lượng phân hạch giải phóng ra được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân. Hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân sản xuất 1/6 điện năng tiêu thụ trên thế giới, 1/3 điện năng tiêu thụ ở Châu Âu và 3/4 điện năng tiêu thụ ở Pháp. a./ Phản ứng nhiệt hạch Phản ứng nhiệt hạch hay tổng hợp nhiệt hạch là việc kết hợp các hạt nhân nhẹ để tạo nên các hạt nhân trung bình (giữa hêli, nguyên tử lượng là 4 và sắt, nguyên tử lượng là 56). Phản ứng này kéo theo sự giải phóng năng lượng rất lớn. Phản ứng này rất khó thực hiện bởi vì lực hạt nhân, có tác dụng kéo lại gần nhau và liên kết các nucleon chỉ tác động ở khoảng cách rất ngắn, trong khi đó lực điện tạo nên hàng rào đẩy, ngăn không cho các hạt nhân nguyên tử tích điện dương lại gần nhau. Muốn vượt qua được hàng rào này, các hạt nhân phải ở trong trạng thái chuyển động hết sức hỗn loạn. Đó là trường hợp khi chúng bị đưa lên nhiệt độ rất cao  Tổng hợp trong tự nhiên: Trong tự nhiên, tổng hợp hạt nhân tồn tại trong các môi trường có nhiệt độ cực cao ở các ngôi sao, ví dụ như mặt trời. Bên trong mặt trời, nhiệt độ lên tới hàng chục triệu độ cho phép xảy ra sự tổng hợp các hạt nhân nhẹ như hạt nhân Trang 10 [...]... đối với năng lượng hạt nhân và không cấm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại một số địa điểm ở nước này Các số liệu thống kê cho thấy, năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng hiệu quả nhất, hơn hẳn các nhiên liệu hóa thạch Hơn nữa, năng lượng hạt nhân phát thải lượng khí nhà kính không đáng kể Nhìn chung, châu Á là khu vực phải nhập khẩu năng lượng nên sẽ được lợi khi có sự độc lập về năng lượng Các... năng lượng hạt nhân không nhỏ nên các Chính phủ vẫn xác định năng lượng hạt nhân vẫn là nguồn năng lượng của tương lai Năng lượng hạt nhân- giải quyết các vấn đề môi trường, kinh t , tình trạng “khát” năng lượng Hiện nay giá dầu thô đạt đến mức kỷ lục từ trước đến nay Nếu nh , bước vào đầu năm 200 4, giá dầu 28 USD/1 thùng, đến tháng 8/2004 đã trên 41 USD/1 thùng thì đến nay đã là trên 50 USD/1 thùng... báo cáo của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA) đưa ra, với 18 trên 32 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng và nhiều lò đang Trang 34 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù dự kiến sẽ xây dựng tại các nước châu , khu vực châu Á đang đi đầu trong việc quan tâm sử dụng điện hạt nhân Bản báo cáo chỉ ra rằng: "Năng lượng, điện năngnăng lượng hạt nhân cho giai đoạn... B NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN I Năng lượng hạt nhân: Nguồn năng lượng của tương lai Trong khi nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng phục vụ sản xuất đời sống ngày càng cao, nguồn nguyên liệu hoá thạch, dầu th , than đ , khí đốt ngày càng khan hiếm, giá cả ngày càng tăng buộc nhiều Chính phủ tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân thay thế cho các nguồn nguyên liệu khác Giá trị kinh tế đem lại từ năng. .. về an toàn hạt nhân Tuy nhiên, theo một số nhà môi trường, mặc dù năng lượng hạt nhânnăng lượng sạch nhưng không tái tạo, vì Urani vẫn là tài nguyên có hạn Ngoài ra, không phải tất cả các nước đều có công nghệ sản xuất năng lượng hạt nhân với chi phí thấp nên không khả thi về mặt kinh tế Một số nhà khoa học cho rằng, chi phí sản xuất năng lượng hạt nhân vẫn cao hơn so với sản xuất năng lượng từ khí... Tình hình phát điện bằng năng lượng hạt nhân Năm 200 3, hai nhà máy điện hạt nhân mới ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã được kết nối với mạng lưới điện Canađa đã khởi động lại hai nhà máy đã bị đóng cửa Ấn Độ bắt đầu xây dựng một nhà máy hạt nhân mới Trang 17 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù Các nước Châu , vẫn là trung tâm mở rộng và phát triển điện hạt nhân, hiện có 20 trong số... Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ coi trọng và các nước này sẽ trở thành tâm điểm trong việc mở rộng năng lượng hạt nhân của toàn thế giới Bình luận về những nghiên cứu của báo cáo trên, nhà phân tích năng lượng hạt nhân của IAEA, Alan McDonald cho rằng, các yếu tố như nhu cầu năng lượng tăng cao, an ninh năng lượng và những quan ngại về môi trường suy thoái đang mở đường cho sự phát triển năng lượng. .. nghiệm hạt nhân, chủ yếu là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa K , Liên X , Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan Hiện có một hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, hay được biết đến với tên NPT ( viết tắt của tên tiếng Anh: Nuclear Non-Proliferation Treaty) Các nước hiện nay công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân là Hoa K , Nga, Pháp, Anh,... tổng năng lượng • Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng • Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng • Bức xạ dư Hình B.6 Vụ nổ hạt nhân (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng - Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí và môi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sau vụ n , trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức - Năng lượng. .. nhiên, quan điểm của con người hiện vẫn chia thành hai cực: ủng hộ và chống đối Trang 18 Đề tài nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù  Bức tranh điện hạt nhân toàn cầu Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA ), vào cuối năm 200 2, toàn thế giới có 441 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đang hoạt động Những nhà máy này cung cấp 16% tổng sản lượng điện toàn cầu năm 200 2, hay . khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù A. ĐẠI CƯƠNG VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN I. Lịch sử năng lượng hạt nhân: Lịch sử của năng lượng hạt nhân khởi đầu. nghiên cứu khoa học: Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù được nguyên tử trong các lĩnh vực nghiên cứu, y t , năng lượng, công nghiệp, an ninh và quốc phòng.

Ngày đăng: 15/03/2013, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan