VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6 ppt

30 657 1
VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

148 2.2. Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp) Biểu hiện lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp (BRNN) bao gồm rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Cơn bệnh diễn biến làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu là thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt. Gây cảm giác lạnh và tê cóng. - Giai đoạn hai báo hiệu bằng triệu những đau và d ấm dứt các ngón tay. Các ngón đỏ bừng rồi có khi tím lại. Đau và cảm giác nàng có thể mãnh liệt không chịu được. Cơn bệnh phát không phải là khi tiếp xúc với rung mà do lạnh. Lạnh toàn thân dù tay không lạnh, làm phát cơn mạnh hơn là lạnh cục bộ hai bàn tay. Yếu tố thuận lợi làm phát cơn là vi chấn thương rung chuyển liên tục, thời gian lao động dài, co cơ, mệt mỏi quá sức, tư thế lao động bắt buộc, uống rượ u Cơn thiếu máu cục bộ trong BRNN không bao giờ dẫn đến tình trạng hoại thư trong giai đoạn co mạch, thiếu máu cục bộ nhiệt độ các ngón tay giảm nhiều. Nghiệm pháp lạnh thường dương tính. Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn nơi lạnh, thời gian hồi phục nhiệt độ da chậm trở lại bình thường. Các ngón tay có rối loạn rõ rệt là ngón giữa và ngón nhẫn. Ngón cái không bị ảnh hưởng. Có thể có teo cơ ở mô út và khoảng liên cất. Tay bị tổn thương sớm hơn là tay để dùng điều khiển máy hơi nén, gần nguồn phát sinh hơi nén. Soi mao mạch thấy tình trạng co hay giãn mao mạch. Tuần hoàn chậm lại, nhiều mao mạch biến dạng, số lượng mao mạch giảm, mất hình ảnh bút kim gài tóc. Có một số nguyên nhân khác cũng gây những triệu chứng lâm sàng tương tự các cơn choáng cục bộ ở ngón tay, ngón tay trắng lạnh, có hoặc không kèm theo giai đoạn ngạt, ngón tím, đau và sau cơn, ngón tay lại trở về bình thường. Cơn cũng xuất hiện do tác động của lạnh. Các nguyên nhân khác đó là giang mai, thấp khớp, rối loạn giao cảm hoặc nội tiết (giáp trạng, buồng trứng), chứng cứng ngón tay, viêm động mạch (hoại thư khu trú thành những vết loét rất nhỏ), xơ tắc động mạch, nghẽn mạch. Còn gặp cơn bệnh ở các tổn thương thần kinh như viêm tuỷ xám, chứng rỗng tuỷ sống (syringomyélie), liệt nửa người hoặc hội chứng chèn ép quanh vai (shoulder girdle compression syndrome). Hội chứng Raynaud còn gặp trong nhiễm độc nicotin và trong chứng tiêu xương đầu chi. Đặc điểm lâm sàng của BRNN là không bao giờ bị hoại thư, tổn thương chỉ khu trú ở ngón tay và thường ở một bên. Trong các rối loạn vận mạch, ngoài BRNN, người ta còn g ặp (tuy hiếm) bệnh teo Sudex. Bệnh gặp ở công nhân tiếp xúc với rung chuyển của búa máy. Da cẳng tay, bàn tay mỏng ra nhợt nhạt. Ngón tay thứ 2 - 5 chỉ cử động khớp đốt 1, bàn tay ở tư thế gấp. 149 Trên phim có hình ảnh mất vôi, xơ hoá, có hốc, do rối loạn tuần hoàn, co thắt mạch. Đầu dưới xương trụ, xương quay và tất cả xương cổ tay bị mất vôi. 2.3. Tổn thương cân cơ, thần kinh Tổn thương này do rung tần số trên 300Hz gây nên. Các biểu hiện xuất hiện rất sớm, sau khi tiếp xúc 1 - 3 tháng. Các tổn thương có thể gặp là teo cơ ở mô trái bàn tay hay mô út. Các cơ liên cốt, cơ cẳng tay cũng bị tổ n thương. G.Bcurguingon đã theo dõi một trường hợp teo cơ nhị đầu, mất phản xạ, không có rối loạn cảm giác. Rung chuyển tần số cao còn gây một số triệu chứng như đau kiểu bỏng rát, kèm theo tê cóng và dị cảm. Biến đổi khách quan hay gặp là da đỏ hay tím, sưng phồng. Một số trường hợp bị đau ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và bả vai Người ta còn thấy trương lực mạnh có thể t ăng hoặc không kèm theo các biểu hiện lâm sàng khác. Thời gian hồi phục nhiệt độ đa thường kéo dài. Có hiện tượng chuột rút, các thớ cơ bị đứt, đặc biệt là cơ delta. Trong bệnh A ram - Duchenne, cơ teo và tiến triển nhanh bắt đầu từ nơi tiếp xúc với rung. Rung chuyển còn gây bệnh Dupuytren. Năm 1910, Palatter công nhận có hiện tượng co gấp ngày càng tăng, không hề thuyên giảm ở 4 ngón tay cuối. Ngay từ 1831, người ta đã xác định đó là hậu quả của bệnh xơ cứng co rút cân gan tay giữa, do chấn thương cục bộ. Ngày nay, ngoài nguyên nhân di truyền nguyên nhân chấn thương đã được công nhận. Đó là những vi chấn thương hay sự cọ xát liên tục ở lòng bàn tay. Năm 1963, Chanut đã nghiên cứu trên 35.000 người, cho thấy tỷ lệ các bệnh ở công nhân tiếp xúc với rung chuyển khá cao, lên đến 18,9%. Trong số 174 trường hợp mà viện y học lao động cho chụp X quang xương và khớp x ương, 46 trường hợp có tổn thương, tỷ lệ 26,7%, với các loại tổn thương gai xương, mất vôi mỏm trâm trụ, vôi hoá dây chằng, phản ứng màng xương, hốc xương, biến dạng đầu dưới xương cánh tay, xương quay và xương trụ, hư khớp xương quay - trụ, thưa xương. Trong số 289 công nhân tiếp xúc rung chuyển được soi mao mạch, 84 trường hợp có biến đổi mao mạch, tỷ lệ 29%. III. CÁC PHƯƠ NG PHÁP CHẨN ĐOÁN 3.1. Chụp X quang Đây là một phương pháp không thể thiếu được để xác định các tổn thương xương khớp và là cơ sở để giám định bệnh. 3.2. Đo cảm giác rung(pallesthésiométrie) 150 Đây là kỹ thuật dùng để xem thời gian tiếp thu rung chuyển ở các vùng tiếp xúc như bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối Bình thường, thời gian tiếp thu rung chuyển kéo dài 1 6 giây. 3.3. Đo ngưỡng cảm giác (Sensory thresholds) Thao Anna Maria Seppalainen, năm 1975 dùng máy Neuroton 626 (Siemens) đo ở đầu các ngón thứ 2 và thứ 4 và đo ở cổ tay phía lưng bên ngón cái Các điểm đo ứng với các vùng da được các dây thần kinh giữa, quay và trụ chi phối. Cường độ kích thích được tăng dần để xác định các ngưỡ ng. Kết quả đo, theo viện YHLĐ Henxinki, ngưỡng cảm giác tối thiểu ở các điểm đo ở phạm vi cường độ 2,0 - 2,2 mA, ngưỡng cảm giác tối đa ở 7,5 - 8,0 mA và ngưỡng đau ở 40 - 45mA. 3.4. Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh Tốc độ dẫn truyền thần kinh được đo bằng phương pháp điện cơ - thần kinh. Đo tốc độ dẫ n truyền thần kinh vận động tối đa của thần kinh quay, trụ ở hai bên và đo cả tốc độ dẫn truyền cảm giác tối đa. Giới hạn thấp bình thường của thần kinh cánh tay là 50m/s, của thần kinh trụ là 40m/s, dẫn truyền cảm giác là 48m/s. Phương pháp này có giá trị trong việc đánh giá các tổn thương thần kinh ngoại biên. Nhược điểm của phương pháp là tính nhạy cảm cao và không đặc hiệu vì các bệnh đau thần kinh cũng hay gặp ở công nhân không tiếp xúc với rung. 3.5. Soi mao mạch Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán rối loạn co mạch ở Liên Xô. Kết quả được xếp loại thành các giai đoạn co mạch - mất trương lực, tuỳ thuộc mức độ co động mạch và mức độ co hoặc mất trương lực mao mạch. 3.6. Đo nhiệt độ da Dùng nhiệt kế đặc biệt đo nhiệt độ ngoài da ở các ngón tay của cả hai bàn tay, đo phía lòng và lưng các ngón. Nơi có rối loạn vận mạch, nhiệt độ da chênh lệch trên 20 0 c So Với nơi lành. Bình thường, trong thời gian lao động, nhiệt độ da ở phía lưng ngón giữa tăng 50 0 c - 60 0 c. 3.7. Nghiệm pháp lạnh Nghiệm pháp lạnh có tác dụng chẩn đoán dễ dàng kể cả trong điều kiện mới phát bệnh. Nghiệm pháp lạnh khi dương tính có liên quan với cả số ngón tay bị tổn thương. Do đó, khi nghiệm pháp lạnh dương tính có giá trị quan trọng và lúc này có ý nghĩa như một nghiệm pháp gây hội chứng Raynaud. 3.8. Đo thời gian hồi phục trung bình nhiệt độ da Nghiệm pháp này có tác dụng nghiên cứu thời gian nhiệ t độ các ngón tay trở về bình thường nhanh hay chậm, sau khi ngâm lạnh. Nghiệm pháp này chính xác và nhạy, 151 nó cho phép đánh giá sớm các rối loạn vận mạch, biểu hiện của bệnh Raynaud nghề nghiệp. Đặc biệt, nó còn có thể nhạy hơn nghiệm pháp lạnh đơn thuần. 3.9. Chụp động mạch ở cẳng tay, bàn tay và ngón tay Chụp động mạch là một phương pháp có giá trị chẩn đoán, cho phép phát hiện tình trạng bệnh lý của hệ thống mạch. Chụp hệ thống động mạch phải tiến hành sau khi làm ấm bàn tay lên (nhiệt độ da trên 30 0 c) Và Chụp một loạt phim, tốc độ nhanh. Nói chung, các tác giả đều mô tả rất giống nhau những tổn thương phát hiện được. Các tổn thương chủ yếu ở các động mạch ngón tay: các động mạch co thắt, không đều, cong queo, có khi bị tắc cụt. Các tổn thương có thể lan đến cung động mạch gan tay nông và sâu và cả đến động mạch quay, trụ. Các tổn thương động mạch không phải chỉ thấy ở các ngón tay có triệu chứng bệnh, mà còn thường gặp ở cả những động mạch tưới máu cho các ngón cái trong khi đó ngón này rất hiếm thấy có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, người ta còn có thể đo thể tích ngón tay, sinh thiết động mạch ngón tay IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG Nhìn chung, điều trị các bệnh do rung chuyển khó khăn đặc biệt là các tổn thương ở xương khớp. Tổn thương rối loạn vận mạ ch chủ yếu là điều trị phục hồi bằng mọi phương pháp có thể như thuốc và vật lý trị liệu. Các vitamin, kích thích làm ấm kết hợp với thuốc giãn mạch. Trong phòng bệnh cần chú ý các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động đồng thời với tiêu chuẩn hoá và giám sát môi trường có rung chuyển với các loại tần số khác nhau. Khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ theo quy định để phát hiện các rối loạn b ệnh lý kịp thời giúp cho điều trị sớm và sắp xếp lao động phù hợp. 152 BỆNH DO ÁP LỰC CAO CỦA KIIÔNG KHÍ hông khí ở áp lực cao dưới sâu mực nước biển hoặc dòng sông hay do áp lực tăng nhân tạo gây ra những biến đổi về lý hoá, cơ học, sinh học trên cơ thể con người có thể gây ra những tai biến cấp tính hoặc các bệnh nghề nghiệp mạn tính. Người lao động phải thở không khí nén ở áp lực cao ở các hòm chìm dưới lòng sông hoặc trong những bộ quần áo lặn với số lượng ngày càng tăng trong quá trình phát triể n kinh tế quốc dân. áp lực cao tác động lên cơ thể gây cản trở hoạt động cơ trong đó có ngực, bụng gây cản trở hô hấp sẽ gây cảm giác bất thường và bắt người ta phải cố gắng hơn mới thở được cũng làm tăng khó thở cho người lao động. Trong hỗn hợp khí thở nào là sản phẩm đáng ngại nhất vì chúng có số lượng nhiều (79%) trong không khí bất thường. Ở áp lực bình thường của khí quyển nào là khí trơ có dạng vật lý là khí. Song khi ở áp lực cao hơn khí quyển Nhỏ dần dần chuyển sang dạng lỏng có thể hoà đồng, thấm vào mạch máu đi khắp cơ thể chúng ta, cơ thể không hấp thụ và nói chung không ảnh hưởng nhiều, song nếu đột ngột giảm áp chúng sẽ trở thành bọt khí và đây là mối nguy hiểm nhất và lại rất thường trực ở ng ười thợ. Nếu giảm áp chậm, nitơ sẽ được loại ra khỏi các tổ chức dần dần, vào máu và thoát ra qua các phế nang theo lẽ thường ở dạng khí trơ nếu áp lực là 760mmHg. Trường hợp giảm áp nhanh, nitơ trở thành các bọt khí ngay trong tổ chức và máu. Các bọt khí nhỏ này, sẽ gây tắc hay chèn ép, làm ngừng lưu thông máu, phát sinh các tai biến ở mạch máu đặc biệt là não hoặc tim. ảnh hưởng sinh lý của một hỗn hợp khí hô h ấp phụ thuộc vào thành phần và nồng độ từng loại khí và áp lực không khí hô hấp. ảnh hưởng đó bộ đổi theo áp lực riêng phần của thành phần hỗn hợp Áp lực riêng phần = Nồng độ khí trong hỗn hợp x áp lực tuyệt đối. Do đó, một chất khí vô hại ở áp lực khí quyển trở thành độc hại ở một áp lực nào đó. Với oxy ở áp lực bình thường kế t hợp với Hemoglobin hoặc khi hoà tan trong huyết tương oxy được tiêu thụ dễ dàng. Nhưng dưới một áp lực nào đó oxy trở nên độc hại. Nếu thở hít oxy nguyên chất nhiều giờ, các tổ chức phổi bị kích thích gây co giật, cơn co giật xuất hiện khi áp lực riêng phần của oxy là 2KG/cm 2 . Nitơ không độc ở áp lực khí quyển và trở thành độc bắt đầu từ áp lực riêng phần là 5KG/cm 2 với tính chất gây ngủ, nên phải giới hạn sử dụng Ngơ khi lặn sâu 40- 50 mét. Khi lặn sâu hơn nữa, phải thay nitơ bằng hai Khí cacbonic chứa trong không khí hô hấp không gây nên những biểu hiện bệnh lý ở áp lực khí quyển bình thường nhưng trở nên độc hại ở khí quyển cao áp. áp lực riêng phần của CO 2 trong không khí hô hấp ở áp lực sử dụng phải thấp hơn 0,01 bar/cm 2 . Khí cacbonic ở dạng axit giữ một vai trò đáng kể trong tai biến giam áp. K 153 I. MỘT SỐ TAI BIẾN CẤP TÍNH 1.1. Tai biến cơ học Những tai biến do tác động cơ học thường là do ảnh hưởng trực tiếp của áp lực trong màng nhĩ được thông với ngoài bằng vòi Eustache. Chính nhờ vòi này mà có sự liên thông áp lực trong và ngoài màng nhĩ để màng nhĩ được cân bằng và tự do rung chuyển. Màng nhĩ đàn hồi, chịu đựng được tới áp lực 150 - 200 millibar, nếu áp lực cao hơn nữa, màng nhĩ sẽ rách, gây đau, phải ngừng ngay việc tăng áp hay ngừng lặn. Tăng áp đột ngột hoặc do không biết đến tai biến này, có thể xảy ra tình trạng rách màng nhĩ, với triệu chứng đau tai, chảy máu tai, giảm thính lực thậm chí là điếc cấp tính, mất thăng bằng. Tai trong và đặc biệt là mê đạo có thể là nơi bị tổn thương nghiêm trọng khi tăng hay giảm áp. Biểu hiện lâm sàng rõ nhất là: giảm thính lự c, đau tai, ù tai, chóng mặt, nôn. Các đường thông giữa các vách mũi, hốc mũi, các xoang, có thể bị tắc do viêm mũi, viêm xoang, pôlyp Do đó khi tăng áp lực sẽ làm mất thăng bằng, đau đớn, đôi khi làm bong niêm mạc của xoang, vỡ mao mạch, tụ máu và sau đó có thể nhiễm khuẩn. Khi lặn, thợ lặn nuốt không khí, không khí đó giãn nở khi giảm áp làm tăng giãn nở đường tiêu hoá, gây nên những cơn đau bụng dữ dộ i. Các cơn đau bụng này cũng thường mất đi đột ngột. Khi tăng áp lực, thể tích phổi thay đổi ít nhưng khối lượng khí chứa trong phổi tăng theo áp lực. Khi giảm áp, khí giãn nở và lượng khí quá nhiều thoát ra do quá trình thở ra, nếu gặp trở ngại hoặc bị tắc, phổi căng giãn tới hết giới hạn đàn hồi. Các dấu hiệu lâm sàng hay xuất hiện khi ra khỏi nước. Đ ôi khi chỉ có những triệu chứng về phổi: khó thở, đau ngực có khi ho ra máu. Thường có phối hợp với các dấu hiệu thần kinh: dị cảm, liệt, rối loạn thính - thị giác. 1.2. Nhiễm độc Một người thở không khí nén có thể bị nhiễm độc do oxy, nitơ, khí cacbonic. Các dấu hiệu nhiễm độc thay đổi theo hỗn hợp khí mà người đó thở hít. 1 2.1 Khí nitơ (buồn ngủ do nitơ) Tai biến thay đổi tuỳ theo từng người (50 - 70m là ngưỡng độ sâu đối với người thở hít không khí khí quyển). Người bệnh có cảm giác mất thăng bằng và rối loạn tâm thần. Nếu thay đổi không khí thở bằng hỗn hợp heli- nitơ, sự xuất hiện các triệu chứng sẽ giảm cho phép lặn sâu tới 300m mà chưa thấy cơn buồn ngủ, nhưng quá áp lực đó lại xuất hiệ n triệu 154 chứng thần kinh như say, buồn ngủ. 1.2.2. Khí cacbonic Cacbonic có thể gây nhiễm độc khi lưu lượng không khí hô hấp không đủ hay khi không khí không tinh khiết. Cùng một lượng CO 2 các dấu hiệu lâm sàng càng nặng nếu độ sâu càng lớn. Các triệu chứng thường gặp là nhức đầu, mặt bị sung huyết, nôn 1.2.3. Oxy Oxy trở nên độc khi áp lực riêng phần là 2KG/cm 2 khi sâu hơn tới mỏm, các tai biến kiểu động kinh xuất hiện, với các triệu chứng ban đầu như chuột rút, buồn nôn, chóng mặt, mạch nhanh, rồi đến co giật với giai đoạn co cứng rồi giật rung, kèm theo là mất chi giác chốc lát. Cơn co giật này trở nên nguy hiểm, khi tăng áp lực phổi, chấn thương 1.3. Tai biến cấp tính do giảm áp nhanh Những tai biến này là bênh giảm áp (Caisson disease hay Decompression sickness). Có tỷ lệ 1 - 2% trong số l ần làm công việc giảm áp, nguyên nhân của tai biến là do các bọt khí nitơ hình thành trong cơ thể trong quá trình giảm áp quá nhanh, lúc trở lên mặt nước. Điều kiện lao động giữ vai trò quan trọng: như thời gian lao động ở áp lực cao lâu, giảm áp nhanh. Khi đang mắc một bệnh nào đó ở thể tiềm tàng, mệt mỏi hoặc uống rượu thì người thợ lặn dễ mẫn cảm với việc lặn và dễ bị bệnh. 1.3.1. Thể tối cấp Thể này tương đối ít gặp, có thể do bọt khí tình cờ đến khu trú vào một vùng cực kỳ quan trọng của sự sống như động mạch vành hoặc do các bọt khí lan toả khắp cơ thể. Biểu hiện lâm sàng của thể tối cấp là sốc kèm với trụy tim mạch. 1.3.2. Thể cấp Tai biến cấp có thể xảy ra ngay sau khi giảm áp, nhưng thông th ường có thời gian tiềm tàng, có thể kéo dài tới 24 giờ, việc chẩn đoán khó khăn. Khoảng 50% các tai biến xuất hiện trong nửa giờ đầu. Tai biến cấp biểu hiện ở nhiều cơ quan, tình trạng tổn thương cũng khác nhau: - Cơ quan vận động dễ bị tổn thương nhất. Khi giảm áp quá nhanh, sẽ gây tổn thương cơ - xương - khớp. Ở thợ lặn hay đau khớp vai, nh ất là ở vai phải. Ở công nhân hòm chìm, đau khớp háng, cổ tay, khuỷu tay và khớp gối. Cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối, có khi kèm theo sưng, đỏ, khi cử động kêu lắc rắc, có thể chữa khỏi, không để lại di chứng. - Da và tổ chức tế bào dưới da: 155 Đây là nơi khu trú các tai biến cấp trong gần nửa số trường hợp. Biểu hiện của tai biến là các triệu chứng chủ quan như ngứa, cảm giác kiến bò ở một vùng hoặc toàn thân. Có thể thấy các triệu chứng khách quan: phát ban đỏ, sản. Các tai biến ngoài da xuất hiện sớm và nói chung các dấu hiệu mất đi nhanh: Hệ thần kinh: Trong tai biến thần kinh, có thể gặp liệt hai chi dưới, liệt mềm, mất phả n xạ, dấu hiệu Babinski có cả hai bên và rối loạn cơ tròn. Tiến triển từ liệt mềm sẽ chuyển sang co cứng nếu không điều trị sớm bằng cách tăng áp lực trở lại. - Hệ hô hấp: Có thể bị tổn thương với các biểu hiện khó thở, đau ngực, đôi khi bị phù phổi cấp. - Hệ tim mạch: ít gặp nhưng có thể bị truỵ tim, do hơi khí vào tâm thất. - Hệ tiêu hoá: Đau thượng vị, các hơi khí trong ruột giãn nở, đẩy cơ hoành lên, gây khó thở nghiêm trọng. Các tai biến cấp tính trên nói chung có kèm theo các dấu hiệu toàn thân, dấu hiệu chính là cực kỳ mệt mỏi. Thực vậy, trong toàn bộ các trường hợp tai biến cấp, nạn nhân than phiền tình trạng mệt mỏi rã rời, nhức đầu, chóng mặt, run rẩy, đôi khi vã mồ hôi. Ngày nay, người ta chia bệnh hòm chìm cấp tính ra làm hai thể bệ nh. Sự phân loại này không liên quan đến cơ chế sinh bệnh, nhưng có giá trị tiên lượng và điều trị. Trong mọi thể bệnh, chế độ điều trị vẫn là tăng áp lực ngay lập tức trong một phòng tăng áp lực thích hợp. * Nạn nhân đau dữ dội ở một hay nhiều chi, thường ở vùng khớp lớn. Có thể đau nhẹ hoặc đau nhiều, cần đ iều trị cấp cứu giảm đau. Đau xuất hiện bất kỳ lúc nào, từ khi kết thúc giảm áp đến 12 giờ sau. Phải phát hiện bệnh để sớm chuyển họ đến điều trị ở phòng tăng áp lực. Da đốm vằn hay ngứa hoặc thấy có bọt khí ở những vùng khớp, có thể xuất hiện sau khi giảm áp. * Thể bệnh nặng thường xảy ta sau khi gi ảm áp, tương đối ít gặp. Điều trị cấp cứu có thể cứu sống bệnh nhân. Triệu chứng nổi bật nhất là liệt các chi (liệt nửa người hoặc liệt cả 4 chi). Các triệu chứng thần kinh có thể là do sự hình thành các bọt khí ở tổ chức của hệ thần kinh trung ương. Nạn nhân có thể hôn mê và tử vong nếu không được tăng áp lực lại một cách nhanh chóng. Sốc sau khi gi ảm áp với tình trạng máu cô đặc là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Các rối loạn giác quan, các tổn thương ở mắt, các triệu chứng về tim xuất hiện và dễ chẩn đoán nhầm nếu không biết là lao động trong điều kiện khí nén trước khi cơn bệnh phát sinh. Nguyên nhân các tai biến là các bọt khí trơ thoát ra trong các tổ chức, gây nên tình trạng thiếu máu. Do đó, mục đích điều trị là hồi phục tu ần hoàn máu ở vùng thiếu máu, trong một thời gian ngắn nhất cùng với việc tăng áp lực trở lại. Ngay từ cuối thế 156 kỷ 19, người ta đã biết rằng điều trị bằng tăng áp lực lại nhằm mục đích tạo cho bọt khí gây bệnh đó một áp lực lớn hơn áp lực đang có xung quanh, do đó làm giảm thể tích và làm tăng áp lực khí chứa trong bọt, khí sẽ hoà tan lại. Như vậy, giải quyết được sự thiếu máu, nhưng để giải quyết có hiệu quả hơn sự thiếu oxy huyết, ta có thể dùng hoặc là hỗn hợp khí có tỷ lệ oxy cao, hoặc oxy nguyên chất. Hiệu quả của cách điều trị này phụ thuộc vào việc điều trị sớm, vào áp lực sử dụng, vào lượng oxy đem lại tăng dần trong thời gian sử dụng điều trị. II. BỆNH KHÔNG KHÍ NÉN NGHỀ NGHIỆP Bệnh không khí nén nghề nghiệp này do giảm áp lực gây nên và xuất hiện nhi ều tháng hay nhiều năm sau với các tổn thương xương khớp, dẫn tới viêm xương khớp là chính. Những công nhân lao động ở hòm chìm bị tổn thương nhiều hơn thợ lặn. Sở dĩ như vậy vì thợ lặn chịu đựng tốt hơn những biến đổi về áp lực do có sức đẩy của nước. Thông thường, các tổn thương khớp chỉ xuất hiện sau th ời gian tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh nhiều tháng. Đôi khi gặp những trường hợp bệnh xuất hiện rất sớm, hoặc nặng ngay nếu vỡ tổ chức xương, khớp. Các tai biến thường nhẹ, không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Ở thợ hòm chìm, thợ lặn hay gặp hư khớp háng, khớp vai và thời kỳ tiềm tàng lâu dài. Dễ đó, các tổn thương được phát hiện bất ng ờ, các dấu hiệu cơ năng kín đáo lúc đầu: cử động hơi khó chịu, đau âm ỉ. Chẩn đoán phải dựa vào hình ảnh X quang. Ở thợ hòm chìm hoặc thợ lặn trước kia không phát hiện thấy, nhưng về sau do chụp phim trong các đợt khám định kỳ, có hệ thống hoặc chụp để thì nguyên nhân đau xương khớp và bệnh được phát hiện. Tình trạng viêm xương khớp được xác định sau nhi ều tai biến nhẹ, bình thường, không có biểu hiện rõ rệt hoặc là sau một tai biến cấp tính tưởng là đà khỏi, hoặc chuyển từ tai biến cấp tính sang tai biến mạn tính. Trên phim X quang vết sáng ở tổ chức xương, biến dạng hình củ khoai gai xương xuất hiện, vỏ xương còn nguyên vẹn. Điều đặc biệt là thân xương biến đổi. Về mặt này người ta có thể chia ra 4 loại biế n đổi về xương: loại dưỡng can xi, tiêu xương, phản ứng màng xương và biến đổi cấu trúc. Các tổn thương gặp chủ yếu ở các gốc chi: tổn thương vai thợ lặn, háng ở thợ hòm chìm. Nói chung, người ta thấy tổn thương ở đầu và thân xương cầm tay, đầu trên và dưới xương đùi, đầu xương chày. Tổn thương có chiều hướng đối xứng hai bên. Sự hoại tử vô khu ẩn phá huỷ xương và làm mất khả năng lao động nếu tổn thương ở các diện khớp đầu xương đùi và xương cánh tay. Lúc đầu các dấu hiệu lâm sàng kín đáo như: cảm giác khó chịu đôi thuần, rồi sau 157 thành đau rễ thần kinh, cử động khó do cứng khớp teo cơ dần. Trong bệnh không khí nén nghề nghiệp có thể gặp trang thái giản Tiến triển của bệnh không lường trước được. Một số tổn thương ngay cả khi nặng cũng có thể ổn định. Nhưng lại có những tổn thương tuy kín đáo, nhưng vẫn cứ tiến triển ngay cả khi bệnh nhân đã ngừng tiếp xúc. Hoại tử vô khuẩn xương nói chung có thể do sự thiếu máu một số vùng ở xương bởi bọt khí nhờ làm tắc mạch, nhưng cho đến nay chưa có chứng cớ cụ thể, nhất là về mặt thực nghiệm. Trong công tác điều trị thì điều trị triệu chứng là cơ bản như giảm đau, bồi phụ canxi, sinh tố D Do việc điều trị r ất khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Thường xuyên phải đặt ra cho thợ lặn đặc biệt là việc thường xuyên đảm bảo an toàn lao động và quy trình lặn an toàn [...]... là bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên ở người lao động Bệnh sạm da nghề nghiệp (BSDNN) là bệnh dễ nhận biết và khá phổ biến Bệnh thường gặp trong các ngành công nghiệp như: hoá dầu, luyện than, tẩm nhựa đường, bụi thực vật, hoá chất cao su Bệnh sạm da nghề nghiệp biểu hiện lâm sàng là những dát thâm trên da liên quan đến chất tiếp xúc và môi trường lao động Ở Việt Nam nghiên cứu lâm sàng bệnh da nghề. .. mắc bệnh cao Người lao động phải tiếp xúc, hít thở, dây dính với Crôm hoặc hợp chất Crôm thì các loại bệnh như: loét da, loét thủng vách ngăn mũi, viêm da tiếp xúc, chăm tiếp xúc đều có thể xuất hiện Theo Fomenko V.N và Gluchenko V.I bệnh da nghề nghiệp do Crôm là 18,80% Theo Tara người lao động bị bệnh nghề nghiệp có liên quan đến xi măng là 20,80% Theo tài liệu của Viện y học lao động và vệ sinh. .. liễu và Viện Y học lao động và một số ngành công nghiệp tỷ lệ BSDNN khá cao: 64 ,50% ở xưởng luyện than (Đ.V Hỷ 1 960 ); 22,27% ở cơ sở tẩm gỗ đường sắt ạt Khánh và ctv 1973); 14, 46% ở ngành thuốc lá; 5 ,68 % ở công nhân hầm mỏ lò Cẩm Phả (K Xuyên 1987 1990) và 24,47% ở công nhân rải nhựa đường (V.T .Sinh và ctv 1987) Vị trí sạm da thường gặp cũng thay đổi theo sự phòng hộ và ngành nghề Các ngành nghề công nghiệp. .. cho người lao động khi làm việc ngoài trời và dùng một số thuốc bảo vệ da 173 BỆNH DA DO CRÔM 1 ĐẠI CƯƠNG V ới đặc tính lý, hoá và ưu thế của Crôm và các hợp chất của nó nên Crôm ngày càng được sử dụng rộng rãi, và cũng chính vì thế tác hại nghề nghiệp của Crôm cũng ngày càng nhiều Việc nghiên cứu quá trình ô nhiễm và ảnh hưởng xấu của Crôm cần được quan tâm vì các hợp chất Crôm hoá trị 6 dù chỉ với... sau khi lao động và tắm rửa trước khi về nhà Phải có hệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt và đeo khẩu trang chống bụi khi cọ rửa nơi làm việc Cần tổ chức khám tuyển cho công nhân, khám sức khoẻ chung và thử máu Trong các đợt khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng hoặc từ 3 đến 6 tháng, chú ý tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ gây ra 168 BỆNH SẠM DA NGHỀ NGHIỆP... 4.2.3.Bảo vệ bằng thời gian Hoạt tính của nguyên tố phóng xạ giảm theo thời gian và do đó lưu lượng liều phóng xạ phát ra cũng vậy, cần phải chú ý để tính thời gian an toàn sử dụng chất phóng xạ 4.2.4.Bảo vệ bằng quần áo bảo hộ lao động Quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu và nội chiếu Cụ thể, đề phòng những tia phóng xạ từ ngoài vào người... II BỆNH LÝ 2.1 Bệnh phóng xạ cấp tính Đây là những tai nạn gặp trong lao động hoặc trong chiến tranh Năm 1945, hàng vạn người ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki - Nhật bản bị chiếu bởi một luồng phóng xạ mạnh tới hàng trăm rắn trên toàn cơ thể trong vài giây đã gây nên tử vong và nhiều tổn thương bệnh lý cấp tính Mức độ mắc bệnh phóng xạ cấp tính phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ Tiến triển của bệnh. .. mắt, khả năng sinh dục giảm Đặc biệt, có thể dẫn đến tình trạng ung thư, nhất là bệnh bạch cầu, hoặc di truyền đến thế hệ sau như dị tật bẩm sinh, bào thai chết non 2.2 Nhiễm xạ nghề nghiệp mạn tính Đây là biểu hiện bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với tia phóng xạ Tính chất của các tia phóng xạ, các tổn thương phù hợp trên ở những công nhân phải tiếp xúc nghề nghiệp sẽ là cơ sở để xác định bệnh 2.2.1 Cách... % ở phổi, 2µg % ở thận, 8µg % ở gan và 10µg % ở máu, từ các cơ quan phủ tạng Crôm lại được hoà tan dần vào máu và được đào thải qua nước tiểu từ vài tháng đến vài năm, do đó nồng độ Crôm trong nước tiểu và máu biến đổi nhiều, kéo dài vì thế chỉ số Crôm trong nước tiểu và máu chỉ có ý nghĩa đánh giá mức tiếp xúc nghề nghiệp của Crôm II MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP 2.1 Bệnh loét mắt chim câu Vết loét thường... trị chủ yếu là kháng sinh, truyền máu hoặc các chất thay thế máu, các thuốc cầm máu, vitamin, nội tiết tố và thuốc kháng histamin 4.2 Dự phòng Dự phòng đối với nhiễm xạ nghề nghiệp cần để bệnh nhân nghỉ ngơi ở nơi không khí trong sạch, ngủ đầy đủ, ăn uống đủ chất đạm và vitamin Về thuốc, cho các loại an thần, vitamin B12, B6,, PP, Rutin, K, truyền máu, chông chảy máu 166 Về phòng bệnh, người ta cũng . phụ thuộc vào việc điều trị sớm, vào áp lực sử dụng, vào lượng oxy đem lại tăng dần trong thời gian sử dụng điều trị. II. BỆNH KHÔNG KHÍ NÉN NGHỀ NGHIỆP Bệnh không khí nén nghề nghiệp này. thuốc và vật lý trị liệu. Các vitamin, kích thích làm ấm kết hợp với thuốc giãn mạch. Trong phòng bệnh cần chú ý các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động đồng thời với tiêu chuẩn hoá và giám. loạn vận mạch (bệnh Raynaud nghề nghiệp) Biểu hiện lâm sàng của bệnh Raynaud nghề nghiệp (BRNN) bao gồm rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi và rối loạn cảm giác bàn tay. Cơn bệnh diễn biến

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan