HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM potx

21 208 0
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 khoá 17 Học viên: Lê Nguyễn Anh Huy HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Phần 1: Lý thuyết chung về hệ thống ngân hàng thương mại 1. Định nghĩa Ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, giải thích: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng (khoản 1 điều 20). Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan (khoản 2 điều 20). Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán (khoản 7 điều 20). Như vậy có thể định nghĩa về Ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 2. Chức năng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng “sản xuất”. 2.1 Chức năng trung gian tài chính Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác. Trung gian ở đây bao gồm: Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Đó là trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ… Trung gian giữa Ngân hàng Trung ương (ở Việt Nam hiện nay gọi là Ngân hàng Nhà nước) và công chúng. Do tính chất Ngân hàng Trung ương không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các Ngân hàng thương mại (vì vậy Ngân hàng Trung ương còn được gọi là ngân hàng của các ngân hàng), trong khi các Ngân hàng thương mại vừa giao dịch với công chúng vừa giao dịch với Ngân hàng Trung ương. 2.2 Chức năng tạo tiền Ngân hàng thương mại sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới phân ra nhiều dạng khối tiền tệ, bao gồm: M 1 = Tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại cộng với tiền gửi không kỳ hạn. M 2 = M 1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ tại Ngân hàng. M 3 = M 2 + tất cả các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác. L = M 3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và công cụ khác của thị trường tiền tệ. 2.3 Chức năng “sản xuất” Ngân hàng thương mại huy động và sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động và vốn để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ đặc thù cung cấp cho khách hàng, bao gồm: Các sản phẩm huy động vốn như tiền gửi và chứng từ có giá các loại. Các sản phẩm cấp tín dụng như cho vay doanh nghiệp, cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, cho thuên tài chính,… Các sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM,… Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán quốc tế,… Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn,… 3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan quy định các hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: 3.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 3.2 Hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: 3.2.1 Cho vay Đây là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các hoạt động cấp tín dụng. Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. 3.2.2 Bảo lãnh Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Ngân hàng thương mại. 3.2.3 Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 3.2.4 Cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 3.2.5 Bao thanh toán Các Ngân hàng thương mại triển khai thực hiện bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như: bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi nội địa lẫn quốc tế. 3.2.6 Tài trợ xuất nhập khẩu Hiện nay, khá nhiều Ngân hàng thương mại cung cấp tài trợ xuất nhập khẩu bao trọn gói để hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng các phương tiện và giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Các hình thức tài trợ xuất khẩu của các Ngân hàng thương mại còn phong phú hơn do các doanh nghiệp xuất khẩu thường nhận được tài trợ từ các Ngân hàng thương mại về các giao dịch kinh doanh cả trước và sau khi thực hiện các thương vụ xuất khẩu. 3.2.7 Cho vay thấu chi Nhiều Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài, đang mở rộng nghiệp vụ thấu chi đến các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng của họ. Khi sử dụng dịch vụ này, mỗi khách hàng được cấp một hạn mức thấu chi khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán. Khách hàng không cần phải thế chấp hay tín chấp. 3.2.8 Cho vay theo hạn mức tín dụng Khách hàng nộp một bộ hồ sơ vay vốn duy nhất cho một hay nhiều món vay vào đầu quý, Ngân hàng thương mại cấp một hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.2.9 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng, áp dụng hạn mức tín dụng dự phòng khi khách hàng không có đủ vốn vì mức vốn đầu tư cho dự án tăng thêm, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng thêm… 3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của Ngân hàng thương mại bao gồm: Cung cấp các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 3.4 Các hoạt động khác 3.4.1 Góp vốn và mua cổ phần Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. 3.4.2 Tham gia thị trường tiền tệ Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. 3.4.3 Kinh doanh ngoại hối Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 3.4.4 Uỷ thác và nhận uỷ thác Ngân hàng thương mại được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý. 3.4.5 Cung ứng dịch vụ bảo hiểm Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 3.4.6 Tư vấn tài chính Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. 3.4.7 Bảo quản vật quý giá Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Phần 2: Thực trạng về hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam trong thời gian qua (2006 - 2008) Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại hình Ngân hàng thương mại được phân theo hình thức sở hữu. Đó là Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần (đô thị và nông thôn), Ngân hàng thương mại liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài, Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài. Trong mỗi loại hình có rất nhiều ngân hàng, được liệt kê theo các bảng dưới đây: Bảng 2.1 về các Ngân hàng thương mại Nhà nước: Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 10.400 4. Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 744 2. Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7.490 5. Chính sách xã hội Việt Nam * 5.988 3. Công thương Việt Nam 13.000 6. Phát triển Việt Nam * 5.000 * Hiện nay, đây là hai ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định xã hội và phát triển hạ tầng kinh tế, tài trợ xuất nhập khẩu theo chính sách của Nhà nước. Bảng 2.2 về các Ngân hàng thương mại cổ phần: Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1. An Bình 2.706 20. Sài Gòn-Hà Nội 2.000 2. Bắc Á 1.000 21. Sài gòn công thương 1.020 3. Dầu khí Toàn Cầu 1.000 22. Sài gòn thương tín 5.116 4. Gia Định 1.000 23. Thái Bình Dương 1.000 5. Hàng hải 1.500 24. Tiên Phong 1.000 6. Kiên Long 1.000 25. Việt Nam Thương tín 1.000 7. Kỹ Thương 3.165 26. Việt Á 1.000 8. Liên Việt 3.300 27. Xuất nhập khẩu 4.229 9. Miền Tây 1.000 28. Xăng dầu Petrolimex 1.000 10. Nam Việt 1.000 29. Á Châu 2.630 11. Nam Á 1.252 30. Đông Nam Á 3.000 12. Ngoài quốc doanh 2.000 31. Đông Á 1.840 13. Nhà Hà Nội 2.000 32. Đại Dương 1.000 14. Phát triển Nhà 1.000 33. Đại Tín 1.000 TPHCM 15. Phương Nam 2.027 34. Đại Á 1.000 16. Phương Đông 1.111 35. Đệ Nhất 1.000 17. Quân Đội 2.363 36. Ngoại thương Việt Nam 12.000 18. Quốc tế 2.000 37. Mỹ Xuyên * 500 19. Sài Gòn 2.180 * hiện là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Bảng 2.3 về các Ngân hàng thương mại liên doanh: Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) 1. INDOVINA BANK 70 4. VINASIAM (Việt Thái) 20 2. SHINHANVINA BANK 30 5. Việt-Nga 62,5 3. VID PUBLIC BANK 41 Bảng 2.4 về các Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài: Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) Tên ngân hàng Vốn điều lệ (triệu USD) 1. NATIXIS (Pháp) 15 15. Deustch Bank (Đức) 15 2. ANZ (Australia & New Zealand Banking Group)(Úc) 20 16. Bank of China (Trung Quốc) 15 3. CALYON (Pháp) 20 17. Bank of Tokyo Mishubishi UFJ (Nhật) 45 4. STANDARD CHARTERED BANK (Anh) 15 18. Mega International Commercial Bank (Đài loan) 15 5. CITY BANK (Mỹ) 20 19. OCBC (Singapore)(Keppel) 15 6. CHINFON Commercial Bank Co,Ltd (Đài loan) 30 20. Woori Bank (Hàn Quốc) 15 7. MAY BANK (Malaysia) 15 21. JP Morgan Chase Bank(Mỹ) 15 8. ABN Amro Bank (Hà lan) 15 22. Korea Exchange Bank (KEB) (Hàn Quốc) 15 9. Bangkok Bank (Thái lan) 15 23. LAO-VIET Bank (Lào) 15 10. Mizuho Corporate Bank (Nhật) 15 24. Chinatrust Com.Bank (Đài loan) 15 11. BNP (Banque 15 25. First Commercial 15 Nationale de Paris) (Pháp) Bank (Đài loan) 12. Shinhan Bank (Hàn Quốc) 15 26. Far East National Bank (FENB) (Mỹ) 15 13. Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 15 27. Cathay United Bank (Đài Loan) 15 14. United Overseas Bank (UOB)(Singapore) 15 28. Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) 15 Bảng 2.5 về các Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 5 Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong leong (trong đó ngân hàng Shinhan và Hong leong vừa được cấp phép ngày 29/12/2008). Nhận xét chung về hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO, có những ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm Các Ngân hàng thương mại đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”. Đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng. Do vậy, các Ngân hàng thương mại trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%. Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các Ngân hàng thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. [...]... các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 Ngân hàng thương mại cổ phần có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 - 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường) Nhờ vậy, các Ngân hàng thương mại có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh,...Một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Về sản phẩm dịch vụ: các Ngân hàng thương mại đã tập trung đổi mới,... trong hệ thống Ngân hàng thương mại, nên không thể tránh khỏi mâu thuẫn và xung đột lợi ích, còn can thiệp quá sâu vào quá trình ra quyết định của các Ngân hàng thương mại, kết quả là quản trị ngân hàng yếu kém và ảnh hưởng tiêu cực quyền lợi của các cổ đông Phần 3: Những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam 1 Định hướng chiến lược phát triển hệ thống. .. thương mại Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã cổ phần hoá, hiện Chính phủ đang cổ phần hoá Ngân hàng Công thương Việt Nam và đã đồng ý chủ trương cổ phần hoá Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các Ngân hàng thương mại bớt gặp khó khăn Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại còn có thể bán cổ phần cho các đối... nêu trên, các ngân hàng trong nước còn gặp phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập, các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các dịch vụ ngân hàng hiện đại... bình của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD /ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1-2 tỷ USD /ngân hàng ở các nước trong khu vực Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tín dụng Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của. .. 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70% Thứ ba, là vấn đề công nghệ Các ngân hàng nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng Và thứ tư là trình... khả năng cạnh tranh Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20% Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ... dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các Ngân hàng thương mại giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của khối Ngân hàng thương mại cổ phần dưới 1%, của các Ngân hàng thương mại Nhà nước dưới 5% Một số Ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang nỗ lực trong việc đổi mới cơ cấu quản trị... hệ thống luật nghiêm chỉnh về quản lý tổ chức và quản trị ngân hàng, các Ngân hàng thương mại phải dựa vào các quy định ngắn hạn để xây dựng cơ chế quản trị riêng, chủ yếu là Nghị định 49/2000/NĐ-CP và Quyết định 1087/2001/QĐ-NHNN hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại Hiện nay, mô hình tổ chức và quản lý tại các Ngân hàng thương mại . HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 khoá 17 Học viên: Lê Nguyễn Anh Huy HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Phần 1: Lý thuyết chung về hệ thống. Đó là Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần (đô thị và nông thôn), Ngân hàng thương mại liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài, Ngân hàng thương mại 100%. doanh. Một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan