TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

141 205 0
TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

[DMTK5] TẬP HỢP CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN HOÀN THIỆN CHUẨN ĐẦU RA THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CDIO  Lời nói đầu Các tài liệu tham khảo (TLTK) dưới đây được biên tập từ các tài liệu về Đề xướng CDIO đã được công bố (xem TLTK tại bản “Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra của HUFLIT”), trong đó có nhiều phần trích nguyên văn các TLTK trên. Đây chỉ là bản dự thảo, trong quá trình các khoa tiến hành hoàn chỉnh Chuẩn đầu ra, Thường trực Ban Chủ nhiệm Đề án sẽ tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung những tài liệu cần thiết, hỗ trợ thêm cho các Ban Chủ nhiệm Đề án Khoa trong công việc. Ban biên tập rất mong các Thầy Cô góp ý xây dựng và đặc biệt cung cấp thêm các tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau, không chỉ cho nội dung xây dựng chuẩn đầu ra mà cả các nội dung khác của Đề án như xây dựng / hoàn thiện chương trình đào tạo, các hoạt động cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, cải tiến các phương pháp đánh giá học tập của sinh viên và công tác tự đánh giá để tham gia kiểm định cấp chương trình đào tạo. Các thành viên của Ban Chủ nhiệm Đề án Trường và các Ban Chủ nhiệm Đề án Khoa, nếu cần có thể truy cập từ website HUFLIT hoặc trực tiếp đến Ban ĐBCL & TTGD để sao nguyên văn các tài liệu tham khảo này. Ban biên tập Bộ phận TT BCNĐA CDIO HUFLIT  TLTK 1: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA ĐHQG HÀ NỘI I. Các nội dung/Chủ đề của Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra chi tiết hóa và cụ thể hóa các nội dung quy định về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực được đào tạo. 1. Chuẩn về kiến thức Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau: 1.1. Khối kiến thức chung trong toàn ĐHQGHN (về kiến thức nền tảng chung, kiến thức phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan); 1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực (về kiến thức chung đặc trưng của lĩnh vực đào tạo, kiến thức liên ngành) 1.3. Khối kiến thức chung của khối ngành (về kiến thức chung đặc trưng của khối ngành đào tạo) 1 1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành (về kiến thức khoa học cốt lõi đặc trưng của nhóm ngành). 1.5. Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học như kiến thức chuyên ngành và bổ trợ bao gồm cả kiến thức thực tập và tốt nghiệp (kiến thức đặc thù cốt lõi trực tiếp của ngành, liên quan đến việc thực tập, thực tế, niên luận, khóa luận, đồ án…). 2. Chuẩn về kỹ năng 2. 1. Kỹ năng nghề nghiệp 2.1.1. Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề (các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực, chăm sóc đối tác, nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường, lập và quản lý ngân sách, điều hành các cuộc họp hiệu quả, quản lý dự án, kiểm soát stress, xây dựng đội ngũ vững mạnh, quảng bá thương hiệu trên Internet, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành); 2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề (gồm phát hiện, hình thành, tổng quát hóa, đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp kiến nghị); 2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức (gồm khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức); 2.1.4. Kỹ năng tư duy một cách hệ thống (là khả năng phân tích vấn đề theo logic có so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ); 2.1.5. Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề (gồm trách nhiệm của các cử nhân, hiểu tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội về ngành nghề, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị thời đại, bối cảnh toàn cầu); 2.1.6. Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc (cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức) (văn hóa, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo, làm việc thành công trong đơn vị, .); 2.1.7. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp; khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao động của nghề nghiệp; khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp); 2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp (có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp hoặc dẫn dắt các sự thay đổi đó; cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và hhả năng làm chủ Khoa học kỹ thuật và công cụ lao động mới và tiên tiến). 2.2. Kỹ năng mềm 2 2.2.1. Kỹ năng tự chủ (các kỹ năng học và tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức - kỹ năng của một cá nhân khác để học tập suốt đời .); 2.2.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau); 2.2.3. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp); 2.2.4. Kỹ năng giao tiếp (lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …); 2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ (như tiếng Anh đối với hệ chuẩn là B1, tương đương 4.0 IELTS, đối với hệ CLC là B2, tương đương 5.0 IELTS và đối với chương trình tài năng, tiên tiến và đạt chuẩn quốc tế là C1, tương đương 6.0 IELTS; các thứ tiếng khác được đối chiếu tương đương); 2.2.6. Các kỹ năng mềm khác. 3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức 3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân (sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo…); 3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp (đạo đức nghề nghiệp, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, …); 3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội (có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ửng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới). Chi tiết về danh mục các nội dung dự kiến chuẩn đầu ra có thể tham khảo “Chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp” ngành kỹ sư cơ khí tai Học viện Công nghệ Machassusette (MIT), Hoa kỳ và ngành Kinh tế đối ngoại chương trình Chất lượng cao tại Trường đại học Kinh tế (ĐHKT), ĐHQGHN. Dựa trên các thí dụ tham khảo này, các đơn vị xác định chi tiết nội dung và mức độ cần đạt của chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức cho phù hợp với ngành đào tạo. II. Các bước xây dựng chuẩn đầu ra Bước 1. Chủ nhiệm khoa (khoa thuộc trường đại học) hoặc chủ nhiệm khoa trực thuộc (sau đây gọi chung là chủ nhiệm khoa) thành lập nhóm và chỉ định trưởng nhóm chuyên gia xây dựng chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo. Nhóm chuyên gia gồm các đại diện của cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, …); giảng viên; cán bộ quản lý các cấp; chuyên gia trong và ngoài nước từ các trường đại học và viện nghiên cứu liên quan đến ngành đào tạo; sinh viên và cựu sinh viên. 3 Bước 2. Chủ nhiệm khoa tổ chức thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các cá nhân và tập thể chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chuẩn đầu ra (Hội thảo lần 1). Bước 3. Nhóm chuyên gia nghiên cứu các chương trình đào tạo hiện hành của ngành (trong và ngoài ĐHQGHN), đề xuất các ý kiến tham khảo chuyên gia, đề xuất các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức và năng lực tương ứng với ngành đào tạo để có danh mục chuẩn đầu ra của ngành (Dự thảo CĐR 1) hướng tới sản phẩm đào tạo cụ thể theo định hướng nghề nghiệp. Nhóm chuyên gia lập kế hoạch, xác định các đối tượng, dự toán kinh phí khảo sát, tổ chức thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về các công việc cần làm để thu thập thông tin nhằm hoàn thiện chuẩn đầu ra. Bước 4. Nhóm chuyên gia tham khảo câu hỏi mẫu để thiết kế phiếu điều tra phù hợp với các đối tượng được hỏi và những thông tin cần biết. Tập huấn cho cán bộ, nhân viên và những người thực hiện khảo sát. Mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức được mô tả theo các cấp độ thành thạo: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Tiến hành điều tra thử và điều chỉnh phiếu điều tra. Kết quả của bước này là Mẫu phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhau. Bước 5. Nhóm chuyên gia thực hiện điều tra khảo sát thu thập thông tin từ các đối tượng bao gồm: giảng viên, cán bộ phòng đào tạo, trung tâm/bộ phận kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ và lãnh đạo phòng nhân sự, trưởng các bộ phân của đơn vị sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp, cựu sinh viên tốt nghiệp trong vòng 5 năm, cựu sinh viên tốt nghiệp trên 15 năm, sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm cuối, … Bước 6. Nhóm chuyên gia tập hợp và xử lý số liệu thu được (sử dụng phần mềm chuyên dụng). Đối với các dữ liệu định lượng: lập bảng biểu và xử lí kết quả; thực hiện các thống kê mô tả, tần suất và tính toán độ tin cậy của các câu trả lời và xử lý thông tin. Đối với các dữ liệu định tính: đọc tất cả các câu trả lời; sắp xếp thành những nhóm tương đồng; phân loại nhóm theo tiêu chí; xác định các câu trả lời điển hình hoặc mối liên hệ của các câu trả lời trong mỗi nhóm. Từ thông tin thu được, nhóm chuyên gia bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo, gửi các giảng viên trong khoa góp ý. Trên cơ sở này xây dựng Dự thảo CĐR lần 2. Bước 7: Chủ nhiệm khoa tổ chức Hội thảo lần 2 để lấy ý kiến đóng góp từ đại diện các nhà quản lý (cán bộ phòng đào tạo, trung tâm/bộ phận kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học), nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên…; đối chiếu chuẩn đầu ra với mức 3 bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục ban hành theo QĐ số 4447/QĐ ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Giám đốc ĐHQGHN, các tiêu chí kiểm định quốc tế của ngành đào tạo và hoàn thiện chuẩn đầu ra dựa vào định vị nghề nghiệp của sản phẩm đào tạo; đối chiếu, rà soát các khối kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức đã được trang bị theo dự thảo CĐR 2 có phù hợp với yêu cầu vị trí công việc của sản phẩm đào tạo của ngành học; tóm tắt chuẩn đầu ra theo hệ thống để xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo tương ứng. 4 Bước 8: Thủ trưởng đơn vị đào tạo (Hiệu trưởng hoặc Chủ nhiệm khoa trực thuộc) tập hợp chuẩn đầu ra, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp thêm và thông qua Hội đồng khoa học đào tạo để có được chuẩn đầu ra hoàn thiện của tất cả các ngành đào tạo trong đơn vị. Sản phẩm của bước này là Bản chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo của đơn vị . Bước 9: Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp và hoàn thiện văn bản chuẩn đầu ra, thủ trưởng đơn vị đào tạo ký công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của đơn vị. Chuẩn đầu ra được đăng trên trang chủ (website) của đơn vị và của ĐHQGHN, sổ tay sinh viên, sổ tay giảng viên, tờ rơi và gửi báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội (qua Ban Đào tạo).  TLTK 2: ĐỀ CƯƠNG CDIO A. SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ XƯỚNG CDIO Cơ sở hình thành Đề xướng CDIO Vào những năm 1980 và 1990, giới kỹ sư trong ngành công nghiệp và chính phủ, cùng lãnh đạo ở các trường đại học, bắt đầu bàn luận về việc cải tiến tình trạng giáo dục kỹ thuật. Trong quá trình này, họ đã xem xét các tố chất mong muốn của kỹ sư tốt nghiệp trong những năm gần đây và lập ra danh sách các tố chất mong muốn của kỹ sư. Trong danh sách này, phổ biến nhất là sự phê phán gián tiếp về giáo dục kỹ thuật đương thời, trong đó coi trọng giảng dạy lý thuyết, gồm toán học, khoa học, và những môn kỹ thuật, trong khi đó nền tảng thực hành như kỹ năng thiết kế, làm việc theo nhóm và giao tiếp không được đề cao. Sự phê phán này biểu lộ sự mâu thuẫn giữa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ thuật đương đại: yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ – mỗi lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên nghiệp ngày càng cao; đồng thời yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành người đa năng có các kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Những chương trình kỹ thuật ở phần lớn các quốc gia trên thế giới – chứa đựng mâu thuẫn này – là sản phẩm của sự phát triển giáo dục kỹ thuật trong nửa thế kỷ trước. Trong những năm đó, các chương trình này đã chuyển đổi từ chương trình giáo dục dựa trên thực hành sang mô hình đào tạo dựa trên khoa học kỹ thuật. Hệ quả chủ ý của sự thay đổi này là nhằm trang bị chosinh viên nền tảng khoa học vững chắc để đối ứng với những thách thức kỹ thuật có thể gặp phải trong tương lai. Hệ quả không chủ ý của sự thay đổi này là sự chuyển đổi trong văn hóa giáo dục kỹ thuật, mà sự chuyển đổi đó làm giảm giá trị của những kỹ năng và thái độ được xem là tiêu chuẩn của giáo dục kỹ thuật cho đến thời kỳ ấy. Từ đó đã hình thành sự mâu thuẫn giữa chương trình giảng dạy thiên về lý thuyết và chương trình giảng dạy thiên về thực hành. Thách thức hiện nay là cần có sự thay đổi nhằm giải tỏa mâu thuẫn này để đáp ứng yêu cầu của những bên liên quan ngoài trường đại học, để cải cách chương trình và phương pháp giáo dục, và thực chất là để biến đổi văn hóa giáo dục. 5 Đề xướng CDIO đáp ứng thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư toàn diện hiểu được cách thức Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành những sản phẩm, quy trình, và hệ thống kỹ thuật phức hợp, có giá trị gia tăng, trong môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm. Mục tiêu của Đề xướng CDIO Đề xướng CDIO có ba mục tiêu tổng quát: Nhằm đào tạo những sinh viên có khả năng:  Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật.  Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới.  Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội. Tầm nhìn của Đề xướng CDIO Đề xướng CDIO đề xuất một nền giáo dục nhấn mạnh nền tảng cơ bản trong bối cảnh hình thành ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Những điểm nổi bật của tầm nhìn này là: Giáo dục dựa trên các mục tiêu của chương trình học và chuẩn đầu ra của sinh viên được nêu rõ ràng nhờ vào sự góp ý của các bên liên quan. Chuẩn đầu ra của sinh viên được đáp ứng bằng việc xây dựng một chuỗi kinh nghiệm học tập tích hợp, trong đó có một số kinh nghiệm mang tính trải nghiệm, nghĩa là, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm những tình huống mà người kỹ sư sẽ gặp phải trong nghề nghiệp của họ. Việc xây dựng một chuỗi kinh nghiệm học tập thích hợp sẽ tạo ra tác dụng kép, vừa đào tạo các kỹ năng vừa hỗ trợ việc lĩnh hội sâu hơn các nền tảng cơ bản. B. ĐỀ CƯƠNG CDIO Nội dung và cấu trúc đề cương CDIO Có ba mục tiêu chi phối sự lựa chọn và cấu trúc của Đề cương. Ba mục tiêu nay nhằm: - Tạo ra một cấu trúc với cơ sở lý luận có thể nhìn thấy rõ ràng - Đúc kết một tập những mục tiêu tổng hợp ở mức độ cao, tương quan với những nguồn tin cậy. - Phát triển một tập những chủ đề rõ ràng, hoàn chỉnh và nhất quán để hỗ trợ việc triển khai và đánh giá Những kỳ vọng ở cấp độ cao này đối ứng trực tiếp với cấp độ một (cấp độ X) của cấu trúc Đề cương phản ảnh chức năng của người kỹ sư/cử nhân. Sự đối ứng của những hạn mục trong cấp độ một của Đề cương với bốn kỳ vọng / năng lực chính yếu thể hiện rằng một cá nhân trưởng thành có ý muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật nên sở hữu một tập các Kỹ năng Cá nhân, kỹ năng Giao tiếp & các Tố chất, làm trọng tâm cho thực hành.  Để phát triển những hệ thống kỹ thuật phức tạp có giá trị gia tăng, sinh viên phải nắm vững những nền tảng của Kiến thức và lập luận Kỹ thuật cần thiết. 6  Để làm việc trong môi trường hiện đại, và theo nhóm, thì sinh viên cần phải phát triển những Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và làm việc với người khác. Và cuối cùng,  Đểể xây dựng và vận hành sản phẩm, quy trình, và hệ thống, sinh viên phải hiểu ở một mức độ nào đó về Hình thành ý tưởng. Thiết kế, Triển khai, và Vận hành trong Bối cảnh Doanh nghiệp và Xã hội. Nội dung chi tiết cấp độ hai (cấp độ X.X) phản ảnh thực hành và nghiên cứu hiện đại của các chuyên ngành. Nội dung chi tiết cấp độ hai của phần 1: Nền kỹ thuật hiện đại dựa vào Kiến thức Khoa học Cơ bản. Khối Kiến thức Nền tảng Kỹ thuật Cốt lõi được xây dựng trên nền cốt lõi khoa học đó, và tập hợp Nền tảng Kỹ thuật Nâng cao đưa sinh viên hướng đến những kỹ năng cần thiết để bắt đầu một nghề nghiệp. Đây là một chương trình đào tạo chuyên ngành mà giảng viên các trường kỹ thuật thường tranh luận và xác định. Chi tiết phần 1 của Đề cương tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, và nội dung thay đổi nhiều giữa các ngành. Việc đặt Kiến thức và lập luận Kỹ thuật ngay ở phần mở đầu của Đề cương là để nhắc nhở rằng việc phát triển kiến thức chuyên sâu về nền tảng kỹ thuật là, và nên là mục tiêu ưu tiên hang đầu của giáo dục kỹ thuật. Phần còn lại của Đề cương nêu lên kiến thức, kỹ năng, và thái độ tổng quát hơn mà tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật đó nên có. Tất cả kỹ sư các ngành nghề sử dụng những kỹ năng cá nhân và giao tiếp gần giống nhau, và đi theo những quy trình tổng quát gần như nhau. Chúng tôi đã cố gắng đưa hết những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà tất cả các sinh viên có thể tốt nghiệp kỹ thuật có thể yêu cầu vào ba phần còn lại của Đề cương. Bên cạnh đó chúng tôi đã cố gắng sử dụng những thuật ngữ mà tất cả các ngành đều có thể nhận biết được. Khi sử dụng ở những nơi khác nhau có thể sẽ đòi hỏi việc biên dịch và diễn giải. Nội dung chi tiết cấp độ hai của phần 2 (Kỹ năng và Tố chất Cá nhân và nghề nghiệp) được kết hợp với phần 3 (Kỹ năng giao tiếp). Trong đó, hình thức tư duy mà người kỹ sư thực hành nhiều nhất là Lập luận Kỹ thuật và Giải quyết vấn đề, Thử nghiệm và Khám phá Kiến thức, và suy nghĩ tầm Hệ thống. Các cách thức tư duy này còn được gọi là tư duy kỹ thuật, tư duy khoa học, và tư duy tầm hệ thống. Mỗi cách thức tư duy được chi tiết hóa thành đặt vấn đề, quá trình tư duy và giải quyết vấn đề. Kỹ năng và Thái độ Nghề nghiệp, khác với ba cách thức tư duy ở trên, bao gồm tính trung thực nghề nghiệp; những hành xử chuyên nghiệp; và những kỹ năng thái độ cần thiết để hoạch định nghề nghiệp và thực hiện phương châm học tập suốt đời trong thế giới kỹ thuật. Kỹ năng và Thái độ Cá nhân bao gồm những đặc điểm chung về tính tiên phong và kiên trì; tư duy sáng tạo và suy xét; biết rõ về chính mình; ham học hỏi và học tập suốt đời; cũng như quản lý thời gian. Kỹ năng Giao tiếp là tập con riêng biệt của những kỹ năng cá nhân và được chia ra thành ba tập con chồng chéo nhau: Làm việc theo nhóm Đa ngành, Giao tiếp và Giao tiếp bằng Ngoại ngữ. Kỹ năng làm việc theo Nhóm gồm thành lập nhóm, hoạt động, phát triển, và lãnh đạo những nhóm chuyên kỹ thuật. Kỹ năng giao tiếp gồm những kỹ năng cần thiết để đặt ra chiến 7 lược và cấu trúc giao tiếp phổ biến: viết, nói, bằng đồ họa, và điện tử. Giao tiếp bằng Ngoại ngữ gồm những kỹ năng truyền thống liên quan đến việc học Ngoại ngữ, và ứng dụng đặt biệt cho giao tiếp kỹ thuật. Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành Hệ thống trong bối cảnh Doanh nghiệp và Xã hội. Cách thức sản phẩm, quy trình, hay hệ thống phát triển qua bốn giai đoạn: Hình thành Ý tưởng và Hệ thống Kỹ thuật, Thiết kế, Triển khai và Vận hành. Các thuật ngữ được lựa chọn để mô tả công nghiệp về phần cứng, phần mềm, hệ thống và chế tạo. Hình thành Ý tưởng và các Hệ thống Kỹ thuật là quy trình đi từ việc xác định thị trường hay cơ hội đến hình thành ý tưởng thiết kế ở cấp độ cao và bao gồm cả việc phát triển và quản lý đề án. Thiết kế bao gồm các khía cạnh của quy trình thiết kế, cũng như những thiết kế chuyên ngành, đa ngành và đa mục tiêu. Triển khai bao gồm những quy trình liên quan đến phần cứng và phần mềm; Kiểm tra và kiểm chứng; cũng như thiết kế và quản lý quá trình triển khai. Vận hành gồm nhiều vấn đề khác nhau, từ thiết kế và quản lý các hoạt động; tới việc hỗ trợ chu trình vòng đời sản phẩm, quy trình, hệ thống và cải tiến; cho đến lập kế hoạch đến cuối chu trình vòng đời. Sản phẩm, quy trình và hệ thống được tạo ra và vận hành trong Bối cảnh Doanh nghiệp và Kinh doanh mà người kỹ sư cần phải hiểu để vận hành có hiệu quả. Những kỹ năng cần thiết để làm điều này bao gồm việc nhận biết văn hóa và chiến lược của doanh nghiệp và hiểu được cách ứng phó và hành động trong kinh doanh ở bất kỳ thể loại và tầm cỡ doanh nghiệp nào. Tương tự như vậy, doanh nghiệp tồn tại trong Bối cảnh Môi trường Bên ngoài và Xã hội lớn hơn. Kiến thức và những kỹ năng trong lĩnh vực này bao gồm sự nhận biết mối quan hệ giữa xã hội và kỹ thuật; sự hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa và toàn cầu rộng lớn hơn. Hình thành Ý tưởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành là 4 khâu/ nhiệm vụ được thực hiện trong hầu hết các quá trình phát triển sản phẩm thành công và do đó tạo thành quy trình cốt lõi để người kỹ sư áp dụng khi kiến tạo sản phẩm, qúa trình, hệ thống đáp ứng nhu cầu xã hội. Đề cương được xác định đến mức độ chi tiết cấp độ ba (cấp độ XXX và cấp độ bốn(cấp độ XXXX) cần thiết cho sự chuyển đổi các mục tiêu / chủ đề ở cấp độ cao sang chuẩn đầu ra có thể giảng dạy và đánh giá được . HÌNH THÀNH C-D-I-O NHƯ LÀ MỘT MÔ HÌNH CHU TRÌNH VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM / QUY TRÌNH / HỆ THỐNG Sứ mệnh Ý tưởng thiết kế Thiết kế sơ bộ Thiết kế chi tiết -Chiến lược kinh - Yêu cầu -Phân bổ yêu cầu -Thiết kế chi tiết 8 Hình thành ý tưởng Hình thành ý tưởng Thiết kế Thiết kế doanh -Chiến lược kỹ thuật - Nhu cầu khác hang -Mục tiêu -Đối thủ cạnh tranh -Kế hoạch chương trình -Kế hoạch kinh doanh - Chức năng - Ý tưởng - Công nghệ - Cấu trúc - Sơ đồ mặt bằng - Định vị thị trường - Luật điều tiết - Kế hoạch sử dụng nhà cung cấp -Cam kết -Lập mô hình -Phân tích hệ thống -Phân chia hệ thống -Đặc điểm giao diện -Kiểm tra các yêu cầu -Phân tích hỏng hóc và khắc phục -Phê chuẩn thiết kế Chế tạo chi tiết Tích hợp và thử nghiệm HT Hỗ trợ Phát triển -Chế tạo phần cứng -Lập trình phần mềm -Cung ứng -Thử nghiệm chi tiết -Cải tiến chi tiết -Tích hợp hệ thống -Thử nghiệm hệ thống -Cải tiến -Chứng nhận -Tăng tốc độ triển khai -Giao hàng -Bán hàng & phân phối -Vận hành -Vận chuyển -Hỗ trợ khách hàng -Bảo trì và sửa chữa -Tái chế -Nâng cấp -Cải thiện hệ thống -Mở rộng dòng sản phẩm -Đào thải CDIO & NHỮNG Ý NGHĨA TƯƠNG ĐỒNG Ở CÁC LĨNH VỰC NGOÀI KỸ THUẬT Về nguyên tắc, các nguyên tắc và thực hành của phương pháp tiếp cận CDIO có thể ứng dụng và được coi như là một tuyên ngôn về mục tiêu giáo dục cho bất cứ chương trình giáo dục đại học nào; Phương pháp này khẳng định rằng : nền giáo dục nên đặt trong bối cảnh thực hành; có một danh sách về kiến thức có thể xác định được; những kỹ năng, thái độ mà sinh viên nên đạt được với một trình độ thông thạo; rằng bằng cách thu hút sự tham gia của các bên liên quan, trình độ năng lực mong muốn có thể xác định được; rằng trình độ đào tạo và phương pháp sư phạm nên được tích hợp để đảm bảo một cách hợp lý các chuẩn đầu ra sẽ đạt được; và rằng đánh giá được người học và kiểm định chương trình nên nhất quán với chuẩn đầu ra, và dùng kết quả này để thông tin cho giảng viên và sinh viên về sự tiến triển và để làm cơ sơ cho việc cải tiến liên tục. Như vậy:  Phần 1 sẽ được tổng quát hóa thành Kiến thức và Lập luận chuyên ngành;  Phần 2 và Phần 3 về Kỹ năng và Thái độ Nghề nghiệp, Kỹ năng và Thái độ Cá nhân và Kỹ năng Giao tiếp phần lớn là giống nhau trong giáo dục ở các trường đại học;  Phần 4 (CDIO trong Bối cảnh Doanh nghiệp và Xã hội). Trong đó việc điều chỉnh những mô tả chu trình vòng đời CDIO của sản phẩm có thể tổng quát hóa thành Áp dụng kiến thức chuyên ngành để mang lại lợi ích cho xã hội.( xin đọc thêm trang 296 trong [DMTK1]: Sự áp dụng ngoài lịnh vực giáo dục kỹ thuật). Việc đưa khái niệm về dịch vụ vào Đề cương và các Tiêu chuẩn CDIO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viếc áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO vào các lĩnh vực ngoài kỹ thuật; trong các 9 Vận hành Vận hành Triển khai Triển khai chương trình kinh doanh và quản trị, có nhu cầu phải mở rộng hay điều chỉnh các định nghĩa của sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận CDIO vẫn có thể áp dụng tới mức độ mà các chuyên gia trong quản trị kinh doanh định nghĩa như các chiến lược, tổ chức, sản phẩm, và dịch vụ. C D I O Hình thành ý tưởng Thiết kế Triển khai Vận hành Đề xuất Xây dựng Thực hiện Điều khiển Phát hiện Lên kế hoạch Thi hành Quản lí Nêu ra Lên phương án Hoạt động Đánh giá … … … Cải tiến… Phát hiện Thiết kế Thực hiện Hoàn thiện - Phát hiện - Thiết kế - Thực hiện - Hoàn thiện - Khảo sát - Xây dựng - Thi hành - Bổ sung - Đề xuất - Lên kế hoạch - Triển khai - Tham gia - Nêu vấn đề - Lên phương án - Hoạt động - Phát triển Tóm lại, hai cấp độ đầu tiên của cấu trúc Đề cương được sắp xếp một cách hợp lý. Cấp độ 1, hay cấp độ X, phản ánh chức năng/năng lực côt lõi của người kỹ sư như một cá nhân được trang bị tốt, tham gia vào quá trình gắn liền với một tổ chức, với ý định xây dựng sản phẩm, quy trình và hệ thống. Cấp độ 2 của nội dung chi tiết, hay cấp độ X.X, phản ánh năng lực thực hành và nghiên cứu hiện đại của ngành kỹ thuật của người kỹ sư. Cấp độ 3 và cấp độ 4 của Đề cương CDIO, tương ứng với cấp độ X.X.X và X.X.X.X. được xác định đến mức độ chi tiết, những chi tiết này cần thiết cho sự chuyển đổi từ những mục tiêu ở cấp độ cao sang chuẩn đầu ra có thể giảng dạy và đánh giá được. Mặc dù thoạt nhìn nó có vẻ quá tải, nhưng Đề cương chi tiết mang lại rất nhiều lợi ích cho các giảng viên chuyên ngành kỹ thuật, những người có thể không phải là chuyên gia về một số chủ đề trong Đề cương. Những chi tiết cung cấp hiểu biết về bản chất nội dung và các chuẩn đầu ra; sự tích hợp những kỹ năng này vào chương trình đào tạo; lập kế hoạch giảng dạy và đánh giá.  4 CẤP ĐỘ CỦA ĐỀ CƯƠNG CDIO I. Đề cương CDIO cấp độ 1 (cấp độ X.) Đề cương CDIO chia chuẩn đầu ra thành 4 phân loại/ năng lực cốt lõi (cao cấp): 1. Khối kiến thức (lý thuyết) và lập luận ngành; 2. Các kỹ năng và tố chất cá nhân và nghề nghiệp; 10 123doc.vn

Ngày đăng: 15/03/2013, 09:45

Hình ảnh liên quan

-Lập mơ hình -Phân tích hệ thống -Phân chia hệ thống -Đặc điểm giao diện - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

p.

mơ hình -Phân tích hệ thống -Phân chia hệ thống -Đặc điểm giao diện Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình thành ý tưởng Thiếtkế Triển khai Vận hành   Đề xuất Xây dựng Thực hiện  Điều khiển   Phát hiện Lên kế hoạch Thi hành Quản lí Nêu ra Lên phương án Hoạt động Đánh giá - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Hình th.

ành ý tưởng Thiếtkế Triển khai Vận hành Đề xuất Xây dựng Thực hiện Điều khiển Phát hiện Lên kế hoạch Thi hành Quản lí Nêu ra Lên phương án Hoạt động Đánh giá Xem tại trang 10 của tài liệu.
4.3 Hình thành ý tưởng và xây dựng hệthống 4.4  Thiết kế - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

4.3.

Hình thành ý tưởng và xây dựng hệthống 4.4 Thiết kế Xem tại trang 11 của tài liệu.
- Sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (biểu đồ, trang web, …) - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

d.

ụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (biểu đồ, trang web, …) Xem tại trang 46 của tài liệu.
- Giải thích được sự phân rời hình thức thành các thành phần, giao chức năng cho từng thành phần, và xác định giao diện giữa các thành phần - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

i.

ải thích được sự phân rời hình thức thành các thành phần, giao chức năng cho từng thành phần, và xác định giao diện giữa các thành phần Xem tại trang 49 của tài liệu.
Trước khi triển khai đề án áp dụng mơ hình CDIO vào chương trình đào tạo của Khoa CNTT chúng tơi cũng đã xây dựng và vận hành chương trình đào tạo của Khoa qua nhiều năm dựa  trên bộ chuẩn đầu ra A-G (xem mơ tả trong bảng 2 bên dưới) - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

r.

ước khi triển khai đề án áp dụng mơ hình CDIO vào chương trình đào tạo của Khoa CNTT chúng tơi cũng đã xây dựng và vận hành chương trình đào tạo của Khoa qua nhiều năm dựa trên bộ chuẩn đầu ra A-G (xem mơ tả trong bảng 2 bên dưới) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 1. Các nhĩm kiến thức, kỹnăng và sự hỗ trợ cần thiết cho việc nhận biết, thiết kế, cài đặt                            và vận hành hệ thống trong ngữ cảnh doanh nghiệp và xã hội (trích từ [4]) - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Hình 1..

Các nhĩm kiến thức, kỹnăng và sự hỗ trợ cần thiết cho việc nhận biết, thiết kế, cài đặt và vận hành hệ thống trong ngữ cảnh doanh nghiệp và xã hội (trích từ [4]) Xem tại trang 55 của tài liệu.
Theo đề án áp dụng và khiển khai mơ hình CDIO vào quá trình dạy và học tại Khoa CNTT,Trường ĐH KHTN, ban điều hành và thực hiện đề án CDIO dựa trên các tài liệu và  thơng tin vềmơ hình CDIO được cung cấp bởi tổ chức CDIO để điều chỉnh và xây dựng bộ  chuẩ - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

heo.

đề án áp dụng và khiển khai mơ hình CDIO vào quá trình dạy và học tại Khoa CNTT,Trường ĐH KHTN, ban điều hành và thực hiện đề án CDIO dựa trên các tài liệu và thơng tin vềmơ hình CDIO được cung cấp bởi tổ chức CDIO để điều chỉnh và xây dựng bộ chuẩ Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 3. Quy trình áp dụng CDIO (trích từ [8]) - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Hình 3..

Quy trình áp dụng CDIO (trích từ [8]) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 4. Danh sách chi tiết bộ chuẩn đầu ra mới của Khoa CNTT theo CDIO, cấp độ 2 - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Hình 4..

Danh sách chi tiết bộ chuẩn đầu ra mới của Khoa CNTT theo CDIO, cấp độ 2 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2: Tĩm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH ban hành theo quyết định số 30/2009/TT-BGD &ĐT,ngày 22 tháng 10 năm 2009: - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Bảng 2.

Tĩm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH ban hành theo quyết định số 30/2009/TT-BGD &ĐT,ngày 22 tháng 10 năm 2009: Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3: Nội dung tĩm tắt chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN (bản thảo 22): - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

Bảng 3.

Nội dung tĩm tắt chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN (bản thảo 22): Xem tại trang 63 của tài liệu.
4. Năng lực hoạt động khoa học, cơng nghệ - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

4..

Năng lực hoạt động khoa học, cơng nghệ Xem tại trang 64 của tài liệu.
Từ các bảng trên, cĩ thể thấy CDIO cĩ mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mà Dự án đã và đang xây dựng qua các điểm sau đây: - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

c.

ác bảng trên, cĩ thể thấy CDIO cĩ mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mà Dự án đã và đang xây dựng qua các điểm sau đây: Xem tại trang 64 của tài liệu.
Ví dụ: ** đối với ngành kỹ sư là các năng lực hình thành, thiết kế, thựchiện và vận hành ý tưởng sản phẩm, máy mĩc, cơng nghệ, thiết bị…; đối với ngành Kinh tế đối ngoại là năng lực hình thành, thiết kế, thực hiện/triển khai và đánh giá  phương án dự án k - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

d.

ụ: ** đối với ngành kỹ sư là các năng lực hình thành, thiết kế, thựchiện và vận hành ý tưởng sản phẩm, máy mĩc, cơng nghệ, thiết bị…; đối với ngành Kinh tế đối ngoại là năng lực hình thành, thiết kế, thực hiện/triển khai và đánh giá phương án dự án k Xem tại trang 82 của tài liệu.
2.1.2 Mơ hình hĩa - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

2.1.2.

Mơ hình hĩa Xem tại trang 89 của tài liệu.
2.17 Tổ chức nghiệm thu các CTĐT2, từ đĩ hình thành Chương - TaiLieu_ThamKhao_CDIO_HUFLIT

2.17.

Tổ chức nghiệm thu các CTĐT2, từ đĩ hình thành Chương Xem tại trang 97 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng