Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski pot

8 894 11
Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới hầm (1863) là “một trong những trang bộc trực nhất của Dostoievski” (1) và theo sự xác định của chính Dostoievski, tác phẩm “là bước tiến mới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX” (2) . Với tác phẩm này Dostoievski là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nga đưa ra một kiểu nhân vật mới - Nhân vật tự thú - tiền thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong năm tiểu thuyết lớn của ông sau này: Tội ác và trừng phạt (1866), Chàng Ngốc (1868), Lũ người quỷ ám (1872), Gã thiếu niên (1975), Anh em nhà Karamazov (1879-1880). Không phải ngẫu nhiên, Dostoievski quan tâm tới kiểu nhân vật tự thú. Kiểu nhân vật này đã manh nha trong Kẻ hai mặt(1845). Kẻ hai mặt được coi là một công trình nghiên cứu tâm lý sâu sắc của Dostoievski về trạng thái phân lập nhân cách. Nhân vật Goliakin ám ảnh nỗi đau cay đắng trong tâm hồn của loại người luôn khiếp hãi, nhu nhược trước sự thực trần trụi, khắc nghiệt, thô bạo của cuộc đời. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới, “một thế giới hoàn toàn mới mẻ, mới được khám phá, và được xác lập lần đầu tiên” như Belinski nhận xét. Dostoievski phát hiện ra nét tâm lý cơ bản khác biệt của loại người này, không trùng khít với kiểu nhân vật bé nhỏ của Puskin và Gogol. Xamxon Vưrin (Người coi trạm - 1830) của Puskin, Akaki Basmachkin (Chiếc áo khoác - 1840) của Gogol là những công chức nghèo hèn trong xã hội, khiếp nhược trước mọi sự tước đoạt và chấp nhận thân phận như là một tiền định với những phản ứng yếu ớt, thụ động. Họ mang trong mình cái đẹp và bị tước đoạt. Họ bị triệt tiêu dần khả năng làm người, và vì thế, họ là những con người bé nhỏ. Goliakin của Dostoievski, trái lại, không thừa nhận cái nghèo hèn, trong khi cái nghèo hèn cứ hiển hiện, không chỉ ở hình hài mà cả trong ý nghĩ. Theo L. Grôxman, sự ngộ nhận đó khiến cho Goliakin điên dại, bởi những đòi hỏi chính đáng về địa vị không thể “thắng nổi những dấu vết nghèo hèn trong con người anh ta” (3) và anh ta đã bị xã hội gạt bỏ thẳng thừng và Dostoievski đã khám phá ra “tính cách của một tâm lý phi pháp về đạo đức, một uy tín giả dối về tinh thần” (4) . Như chính Dostoievki nói, Goliakin “là một điển hình vĩ đại nhất, xét về tầm quan trọng xã hội của nó mà tôi là người đầu tiên phát hiện và tiên đoán ra nó” (5) . Bi kịch của Goliakin sẽ được gia tăng, làm mới về chất ở sự tự thú của nhân vật không tên trong Bút ký dưới hầm sau này. Bút ký dưới hầm là câu chuyện của nhân vật không tên xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Tôi xem thường toàn bộ cuộc đời mình bằng những việc đồi phong bại tục trong xó nhà, sống nghèo khổ thiếu thốn. Ở dưới căn nhà hầm, anh ta đã mất hết những thói quen của một con người và trở nên độc ác một cách tinh tế. Anh ta là con người khép kín, cô độc, cay độc, tự giam hãm mình dưới nhà hầm, đi tìm tự do trong việc xa lánh tất cả, cách ly xã hội, với ý thức không can dự đầy thâm ý. Nhân vật tôi sống, hoạt động trong bối cảnh tầng hầm. Tầng hầm được hiểu là một kho chứa, ở dưới đất, dưới ngôi nhà, dùng để cất giấu tài sản, rượu, lúa, vật dụng của người Nga. Đó là khoảng không gian tối, ẩm thấp. Trong tác phẩm, ngoài ý nghĩa thực là nơi chứa đồ, tối tăm, chật chội, hầm còn có ý nghĩa biểu trưng: sự khép kín, tù hãm. Hầm là môi trường sống, là nơi để nhân vật tôi tự do nhận thức chính mình, để từ đó nhìn ra cái bí ẩn nhất, sâu thẳm nhất, thậm chí lạc điệu nhất, cơ bản nhất của thế giới nội tâm của mình. Trong bối cảnh đó, nhân vật xuất hiện và thực hiện hoạt động tự thú. Đây là một khám phá của Dostoievski. Nhân vật của ông không có một không gian rộng lớn, thoáng đãng. Sống ở Peterbuarg - một thủ đô hoa lệ, nhưng những ồn ào, đông đúc phố phường, những phòng khách tráng lệ không mảy may có trong cảm nhận của nhân vật. Nhân vật sống ở dưới hầm, gọi chỗ ở của mình là “cái lỗ”, “cái xó”, “cái hầm”. Có tới 9 lần nhân vật nói về “cái lỗ” đó của mình, và cất tiếng chửi “Tiên sư cha cái cuộc đời dưới hầm”. Tuy nhiên, nhân vật không có ý định từ bỏ cuộc sống đó, bởi, đó là nơi, anh ta tự do nhất, suồng sã nhất để hoặc “tấn phong”, hoặc “hạ bệ” (từ dùng của M. Bakhtin) chính mình. Vấn đề đặt ra, cuộc sống dưới hầm đó, bối cảnh tầng hầm ấy có là một trong những biểu hiện của xã hội hiện tại không? Không thể nói cuộc sống đô thị ồn ào, đông đúc thậm chí náo loạn không tác động đến nhân vật, đến đời sống dưới hầm của anh ta. Có điều anh ta cách ly nó, xa lánh nó, tự đặt mình ngoài nó để chiêm nghiệm. Sống, ăn, nghỉ trong xó xỉnh tối tăm chật hẹp, đi lại trong không gian giới hạn ấy là thú vui, lẽ sống còn của nhân vật. Có chăng là sự mở rộng không gian đến những đường phố ngóc ngách, cũng chật hẹp, tối tăm, với những cuộc tiếp xúc thoáng qua, ngẫu nhiên. Những yếu tố này định tính sự không cởi mở, thiếu nồng nhiệt, luôn cau có, cô độc, ích kỷ, độc ác của nhân vật. Nhân vật tự do bộc lộ tất cả mọi bí ẩn trong tâm hồn mình, khi chính anh ta đã không còn coi mình ra gì nữa. Với bối cảnh tầng hầm, nhà văn chọn cách giới thiệu nhân vật hết sức mới lạ. Mở đầu tác phẩm, nhân vật xuất hiện, ngay lập tức, tung vào mặt độc giả một loạt lời tự giới thiệu kì quái: - “Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôi chắc là tôi đau gan (…) và có khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa”. - (…) Năm nay tôi bốn mươi. Trước kia tôi là một công chức (…). Hồi đó tôi là một công chức độc ác. Tôi rất lỗ mãng, và còn lấy làm sung sướng vì thế. Tôi không ăn hối lộ của ai…” . - “Tôi đã nói dối (…) nói dối vì tôi tức” . - “Tôi là một tên thư ký hạng bét…”. - “Tôi là một thằng lười - Đó là một tước vị, một chức phận, một sự nghiệp…”, v.v… Hoàn toàn không có sự dẫn dắt của người kể chuyện dù ẩn mình hay hiện hữu, không có sự sắp xếp, móc nối nhân vật này với nhân vật khác, không có sự giới thiệu lai lịch, tên tuổi, trang phục, diện mạo như những tác phẩm tự sự truyền thống khác. Nhân vật không tên tự nó giới thiệu nó, lật tẩy nó, bôi nhọ nó, xỉ vả nó, làm nhục nó. Những lời như thế xuất hiện hầu hết trên các trang của tác phẩm cho thấy: nhân vật có quyền tối cao trong việc thể hiện mình. Cách tự giới thiệu này, mặc dù có làm choáng váng, “tối mặt xẩm mày” (Nguyễn Tuân) người đọc, nhưng lại tạo được hiệu quả tiếp nhận rất lớn. Tại sao lại có sự tự bôi nhọ, tự phủ nhận bản thân ở nhân vật không tên? Có thể nói, quá trình tự thú xuất hiện ngay từ đầu và xuyên suốt tác phẩm. Nhà nghiên cứu B.P. Vicheslavtrev trong bài Đi tìm tính cách Nga, đã khẳng định Dostoievski là người tiếp tục chủ đề sợ đau khổ của người Nga. Hơn ai hết, Dostoievski nắm bắt: “Đau khổ ở chính trong con người, đây không phải là số phận bên ngoài, bị khuất phục bởi sự không hiểu biết, vì lầm lạc. Đây là lý trí của chính bản thân, hay đúng hơn là tính nhu nhược của chính bản thân” (6) . Nhân vật không tên của ông đau khổ sâu sắc, đau khổ triền miên. Tâm hồn anh ta luôn phải dằn vặt khôn nguôi giữa thông minh - ngu độn, giữa tốt - xấu, giữa thiện - ác, giữa sáng - tối… ngay trong bản thân. Sự tự thú của nhân vật ngày càng được đẩy đến tột cùng khi trong anh ta xuất hiện sự tranh luận. Nhân vật không tranh luận với một đối tượng nào cụ thể. Anh ta đặt vấn đề và tranh luận với đối tượng tưởng tượng, là những “quý vị” hoàn toàn vắng bóng ở đời sống thực, nhưng lại sừng sững trong đầu anh ta. Những cụm từ: “Thưa quý vị…”; “vừa nãy, tôi có nói…”; “Chắc quý vị đâu có thèm hiểu…”, “Hay quý vị tưởng tôi đang ăn năn…”; “Tôi đánh cuộc…”; “Như tôi chẳng hạn…”; “Tôi ngờ rằng quý vị…”… xuất hiện rất nhiều, liên tục trong dòng ý thức của nhân vật “tôi”, giúp người đọc nhận biết trường liên tưởng sâu, rộng trong đối thoại của nhân vật, thông qua đó nhận rõ tính chất tự thú, mục đích tự thú của nhân vật. Việc tưởng tượng ra người khác tranh luận với mình, dự đoán cả tiếng nói của người khác về mình, với mình, chính là một cách thức hướng tới sự không lối thoát của tranh luận. Rõ ràng, trong cách tranh luận đó, người khác và tiếng nói của họ bủa vây tôi, không những không cho tôi dừng sự tự thú lại, trái lại thúc đẩy sự tự thú. Thực chất, đây là cách để nhân vật tự truy mình đến tận cùng, vì, không ai không cho tôi đối thoại và tranh luận cả. Tôi muốn như vậy và tôi đã như vậy trong khi tự thú. Sự tranh luận, cách thức tranh luận là điều kiện để nhân vật tự bộc lộ. Chỉ với hình thức phân thân tranh luận, sự tự thú mới diễn ra một cách thoải mái nhất, đến cùng nhất. Nhờ đó, hiệu quả của việc liên kết các tư tưởng, các ý nghĩ, các đối tượng tranh luận trong tác phẩm tăng lên rất nhiều. Sự tự thú, cũng nhờ thế, tránh đi được rất nhiều những rườm rà, giới thiệu, sắp đặt cần thiết khác. Thông qua đó, người đọc nhận diện được chân dung tinh thần của tôi. Vậy, tôi là ai? Tôi là một người thông minh, có ý thức sâu sắc và sáng suốt về đạo đức, nhân cách… nhưng anh ta lại không thể làm gì khác được. Vì thế, anh ta, rốt cuộc là kẻ đớn hèn, triền miên trong cô đơn, sầu hận. Anh ta quanh quẩn giữa ý thức muốn thoát ra khỏi sự ti tiện, thấp hèn và nỗi đau ngụp lặn trong đớn hèn, bất tài, bất lực. Lỗ hầm là nơi anh ta chui rúc, ẩn mình để thấu triệt tâm can, không phải để cho tốt hơn, mà để cho tan biến mình đi. Dòng ý thức của nhân vật tưởng như bất tận, thể hiện nỗi cố gắng đến tuyệt vọng, nhằm bôi nhọ mình trong người khác, phá tan mình trong người khác. Theo dòng ý thức, nội dung tranh luận tưởng như rất ngẫu nhiên nhưng lại rất phong phú, phù hợp với tâm trạng tự thú dưới hầm. Chúng được liên kết với nhau bởi chính sự ức đoán tiếng nói người khác của tôi, xoay quanh tôi, làm rõ tôi. Lấy mục 1 - Phần 1 làm ví dụ: tôi giới thiệu mình là một người bệnh hoạn, mắc bệnh đau gan, nhưng anh ta cũng không biết mình đau ở chỗ nào, và không đi khám bác sỹ vì tính độc ác. Tính độc ác gợi cho tôi nhớ đến trước đây là “một tên công chức độc ác”. Từ “công chức” liên quan đến “bàn giấy”. “Bàn giấy” làm tôi nhớ đến “niềm khoái lạc vô tả khi hành hạ được ai đó. Mà hầu như không bao giờ tôi không thành công”, để rồi, từ “không thành công” lại dẫn ý nghĩ của tôi đến một kết luận: “Cái làm tôi điên tiết nhất chính là ở chỗ, ngay cả những lúc cáu giận nhất, tôi luôn cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng tôi chẳng những không phải là người độc ác, mà thậm chí còn không phải là người hay cáu giận… ngay sau đó, tôi sẽ lại nghiến răng tự xỉ vả mình và bị mất ngủ cả mấy tháng trời vì cảm giác đớn hèn”. Chạm đến “đớn hèn”, ngay lập tức tôi lại phủ nhận:“Vừa nãy tôi có nói hồi trước tôi là một tên công chức độc ác là tôi đã nói dối. Nói dối vì tôi tức”. Những liên kết kiểu này có thể gọi là sự khơi mào và tiếp nối tranh luận, tạo ra dòng chảy liên tục trong ý thức nhân vật. Sự khơi mào tranh luận thường được đặt ở cuối một mục, mở đầu cho mục sau. Nhân vật tự diễn giải, tự khẳng định, lại tự phủ nhận. Kết quả của sự tấn phong, hạ bệ đến chóng mặt đó là sự tự xóa sổ mình của nhân vật: “Tôi không những không thể trở thành độc ác, mà chẳng thể trở thành cái quái gì hết: chẳng thể ác mà cũng chẳng thể hiền, chẳng thể đểu mà cũng chẳng thể lương thiện, chẳng thể anh hùng mà cũng chẳng thể là một con bọ”. Đó chính là sự thực mà nhân vật đã thấu triệt, để rồi “bất chấp mọi trò đánh tráo và những cái vô tri thức đó, ngươi vẫn đau khổ, và càng không biết rõ bao nhiêu, ngươi lại càng đau khổ bấy nhiêu”. Càng đau khổ bao nhiêu, sự đau khổ lại càng hiển hiện một cách thản nhiên bấy nhiêu, và nhân vật “đã mang tâm trạng một kẻ sống dưới hầm”. Cách thức khơi mào, tiếp nối tranh luận này góp phần đắc lực xác định tính chất tự thú của nhân vật. M. Bakhtin xác định: “Ngôn từ nhân vật đã đập vỡ mặt bằng độc thoại của tiểu thuyết và buộc phải trực tiếp trả lời. Dường như nhân vật không phải là khách thể của lời văn tác giả, mà là chủ nhân có toàn vẹn giá trị và toàn quyền về lời nói của mình” (7) . Quá trình tranh luận được gia tăng những yếu tố tham gia tranh luận. Nếu như ở Phần 1, nhân vật tranh luận với những đối tượng do anh ta tưởng tượng ra, với nội dung, lời nói của họ do anh ta ức đoán ra, thì ở Phần 2, đối tượng tham gia tranh luận đã hiện hữu. Đó là những nhân vật trong trường quan hệ lỏng lẻo, thoáng qua, ngẫu nhiên của tôi. Sự gia tăng đối tượng tham gia tranh luận là minh chứng hùng hồn cho nội dung tranh luận của tôi ở Phần 1, khi sự tự thú được huy động tới tột đỉnh về mặt lý thuyết. Toàn bộ khung lý thuyết của sự tự thú (Phần 1) cho thấy nhân vật đã ba hoa hết cỡ, tưởng như có thể lý giải được và vượt lên sau hàng loạt bao biện, xỉ vả, vạch trần ghê gớm ấy. Cái đau đớn của sự đau khổ là ở chỗ: chính quá trình tự thú ấy đã đi liền với quá trình đánh mất nhân cách, làm ra cội nguồn của đau khổ. Điều này được chứng thực ở Phần 2. Tất cả những gì hay ho nhất hóa ra tan biến khi va chạm với cuộc sống thực. Sự xóa sổ của tôi ở trên, tưởng đâu là phản vệ trước những đồi bại của cuộc đời, để giữ cho được cái gọi là người, nhưng không phải. Tại Phần 2, nhân vật đã hiện nguyên hình là một tên nhu nhược, hèn kém, nhẫn tâm, vô liêm sỉ. Y đấu tranh bảo vệ nhân cách, thực chất y đã xổ toẹt vào nhân cách. Với giọng điệu mỉa mai, giễu cợt, tôi đã hồi tưởng lại nỗi đau phải nếm trải từ thời mới đôi mươi của mình. Hồi tưởng là hình thức nếm trải lại, nhận thức lại một cách sâu sắc sự hèn kém, nhu nhược, ti tiện thuở ấy và bây giờ của tôi. Cuộc hồi tưởng vì thế (mục 1, Phần 2) không có giá trị thanh lọc, trái lại, gia tăng chất “hung chiến”, tiếp tục bóc mẽ sự đạo đức giả, vô liêm sỉ của nhân vật. (Mục 4,6,7,8,9 - Phần 2). “(…) Tôi cảm thấy muôn vàn day dứt, muôn vàn tủi nhục, và lòng đầy uất ức (…). Như một loài côn trùng, tôi len lách qua những đám đông một cách khả ố nhất (…). Quả là một chua xót, một tủi nhục không bờ bến khi ý thức được rõ mình chỉ là một con ruồi giữa cái thế giới thanh lịch ấy, một con ruồi bẩn thỉu, có hại, cố nhiên có thông minh và cao thượng hơn tất cả bọn họ…”. Trong quan hệ với bạn cũ Simonôv, với cô gái điếm Lida, tôi bộc lộ rõ bản thân. Tôi mong “xuất hiện trong ánh hào quang”, với “vòng nguyệt quế trên đầu”, trong khi thực tại, “tôi rất yên ổn bằng lòng với vai trò thấp kém nhất”. Thực chất, tôi là ai? Tôi là kẻ “khi ngụp lặn trong bùn, tôi tự an ủi rằng những lúc khác tôi đã là kẻ anh hùng, và cái cốt cách anh hùng đó sẽ che đậy đống bùn nhơ (…). Bởi vậy tôi vẫn có thể đắm mình trong bùn nhơ như thường”. Cái hay là ở chỗ, tất cả những gì tôi làm với lũ Simonôv (cảnh cố tình nện gót trước sự thờ ơ của bọn Simonôv), với Lida (cảnh “thức tỉnh” Lida), với Apollon (việc trả tiền lương), v.v… không phải tôi không biết, mà tôi hoàn toàn ý thức được, làm chủ được. Tức là tôi biết tôi làm gì. Khi không chịu nổi sự khinh miệt, tôi cần phải lấy lại sự nhu nhược mà tôi đã bộc lộ, tôicần phải trả thù cho sự nhục nhã của mình. Ở góc độ đó tôi là người có nhân cách. Nhưng tôi lại không vượt qua được chính mình, và khi đó, tôi sẵn sàng làm, kể cả những cái hèn nhất, khốn nạn nhất, vô liêm sỉ nhất. Hãy xem tôi gặm nhấm nỗi đau của kẻ khác: “Tại sao cô lại đến? Cô hãy trả lời đi! Trả lời ngay - Tôi la lớn, không còn tự kìm chế được nữa - À, tôi xin trả lời thay cô nhé! Cô đến bởi vì hôm đó tôi đã nói cho cô nghe những lời cảm động. Cô mủi lòng và cô muốn được nghe thêm. Nhưng cô nên biết rằng, hôm đó, tôi chẳng coi cô ra cái đếch gì hết. Hôm nay tôi cũng chẳng coi cô ra cái đếch gì nốt (…). Người ta đối xử với tôi như miếng giẻ rách thì tôi cũng muốn tỏ ra cái uy quyền của tôi… Còn cô, cô cứ tưởng tôi đến để thực tình cứu vớt cô, có phải không? Có đúng như vậy không? Cô đã tưởng thế chứ gì?”. Nhờ vào quá trình tự truy bức mình đến tận cùng ấy, tôi đã kết luận được về tôi: “Tôi thì tôi biết chắc tôi là đứa vô liêm sỉ, một thằng khốn nạn, một tên lười biếng, một quân đại ích kỷ (…). Tôi rất xấu hổ vì tôi nghèo. Tôi xấu hổ và sợ nó hơn hết thẩy mọi thứ trên đời, còn sợ hơn là ăn cắp, bởi vì tôi hợm mình, tôi tự cao tự đại…”. Và, tôi tuyên bố: “Tôi có thể bán hết cái vũ trụ này đi lấy một copêc, miễn là người ta để cho tôi yên. Phải chọn hoặc là thế giới tiêu diệt, hoặc là tôi không được ngồi yên, uống trà, thì tôi nói cho mà biết đây này: Thế giới cứ việc tiêu diệt hết mẹ nó đi, miễn là tôi vẫn được ngồi yên uống trà”. Có thể nói, trong suốt 40 năm trời sống trong nhà hầm, nhìn ra ngoài từ khe vách nhỏ tôi đã lắng nghe, đã đấu tranh, vật lộn với những tiếng nói trong tâm trí mình. Đó là tiếng nói của một kẻ thông minh, có khát vọng sống, bảo vệ nhân cách, nhưng bất lực, trở nên hằn học với người đời, với chính mình. Đó cũng là tiếng nói ngạo ngược với mình, với đời, với xã hội. Đúng như Stefan Zweig nhận định: “Những nhân vật của Dostoievski không tìm và không tìm thấy thái độ của mình trước cuộc sống thực tại. Họ tuyệt đối không muốn thâm nhập vào hiện thực, ngay khi mới đến gần, họ đã muốn vượt qua, vượt lên cái vô tận” (8) . Nỗi đau khổ triền miên của nhân vật không tên trong Bút ký dưới hầm đã mở đầu cho kiểu nhân vật tự ý thức sau này. Hằn vết trong nhân vật tự ý thức Raxconicov (Tội ác và trừng phạt) là rãnh sâu hèn mọn từ nhân vật không tên: “Anh giết không phải anh cần tiền, Xonya ạ… anh cần biết… xem anh có phải là một con rận như mọi người khác, hay là một con người? Anh có thể vượt qua trở lực hay không? Anh có dám cúi mình xuống nắm lấy quyền lực hay không? Anh là con sâu bọ run rảy, hay là kẻ có quyền?” (9) . Dostoievski đã sáng tạo ra kiểu nhân vật tự thú từ Bút ký dưới hầm. Cùng với thời đại, ông lên tiếng vì con người và khám phá những bí ẩn trong con người. Bằng hình thức tự thú, tác giả đã đẩy nhân vật đến tột cùng của xấu xa, ích kỷ. Có chút tốt đẹp nào muốn ẩn náu cũng không còn chỗ mà ẩn náu nữa. Nó bị lôi ra, bị phanh phui, bị bóp chết bởi chính cái “đại ích kỷ”của nhân vật, bởi ý muốn tuyệt đối hóa tự do cá nhân, thích làm gì thì làm, tự cho phép mình có quyền tất cả của nhân vật. Mặc dù có quyền như thế, nhưng, nhân vật của ông là kẻ đáng thương và bất hạnh trong xó hầm tối tăm, tù hãm. Với ý nghĩa đó, theo L. Grôxman, Dostoievski là người đầu tiên đưa ra “tính bi kịch của tầng hầm, tính bi kịch tạo nên trong nỗi đau khổ trong sự tự sát, trong sự nhận thức về cái tốt đẹp, trong sự nhận thức là không thể nào đạt được cái tốt đẹp đó…” (10)  . Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới h m& quot; của F. M. Dostoievski Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới h m (1863) là m t trong những trang bộc trực nhất của Dostoievski (1) . ra m t kiểu nhân vật m i - Nhân vật tự thú - tiền thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong n m tiểu thuyết lớn của ông sau này: Tội ác và trừng phạt (1866), Chàng Ngốc (1868), Lũ người quỷ m. nhất của thế giới nội t m của m nh. Trong bối cảnh đó, nhân vật xuất hiện và thực hiện hoạt động tự thú. Đây là m t kh m phá của Dostoievski. Nhân vật của ông không có m t không gian rộng lớn,

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan