Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Phép lặp trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn." ppt

8 648 6
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Phép lặp trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn." ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 25 Phép Lặp trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn Phan Thị Nga (a) Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra rằng trong các truyện ngắn thời kì đầu, Lỗ Tấn đã sử dụng khá thành công phép lặp để mô tả ngoại hình, tâm trạng, hành động và ngôn ngữ nhân vật. Thủ pháp kể đi kể lại nhiều lần một sự kiện, một nội dung xuất phát từ những cái nhìn khác nhau, đối với ngời đọc bình thờng nó làm lộ ra bản chất phơng pháp của nhà văn nhng trong chiều sâu lại là cơ sở cho phong cách đợc thiết lập. Hiệu quả của thủ pháp lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn là vừa biểu đạt t tởng, ý đồ nghệ thuật vừa là phơng thức liên kết văn bản, là yếu tố tổ chức kết cấu tác phẩm. ặp là một thủ pháp nghệ thuật đợc sử dụng phổ biến trong văn học nghệ thuật nhất là ở thể loại thơ nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tợng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng ngời đọc, ngời nghe. Trong văn học Trung Quốc cổ trung đại, thủ pháp này đã thành thông dụng. Với Kinh Thi, trùng chơng điệp cú là một trong những thủ pháp đợc vận dụng để tả thực trùng chơng có lúc để thể hiện trình độ tiến triển của sự vật cũng nh trình tự tiến triển của nó Cũng có chỗ lặp lại để mà lặp lại, không hề biểu thị mức độ hay trình tự nào cả. Ví nh bài Tang trung trong Dung phong" [4, 54]. Thơ Đờng luật đời Đờng, thể thơ chịu sự gò bó về dung lợng câu chữ và các quy định khắt khe khác nhng cũng dùng thủ pháp lặp để ám ảnh độc giả, hớng độc giả đến với ý ngoài lời, làm cho câu thơ đa nghĩa, có tính chất nớc đôi thành ra nhập nhằng theo nghĩa tích cực của từ này. Sang thời hiện đại, văn học Trung Quốc có sự đổi mới về mọi phơng diện. Một trong những ngời tiên phong thực hiện đổi mới văn học là Lỗ Tấn. Đánh giá về thi pháp Lỗ Tấn, giáo s Lơng Duy Thứ khẳng định: Về mặt thi pháp, Lỗ Tấn rất dân tộc mà lại rất hiện đại, Có một thi pháp Lỗ Tấn và đó cũng là một thi pháp của văn học Trung Quốc thế kỷ XX. Nó đậm đà màu sắc Trung Quốc nhng cũng rất hiện đại, tơng thông với trào lu hiện đại của thế giới [6, 16-17]. Một trong những biểu hiện của màu sắc Trung Quốc nhng cũng rất hiện đại ở truyện ngắn Lỗ Tấn là nghệ thuật lặp. Vốn chỉ sử dụng chủ yếu trong sáng tác thơ nhng Lỗ Tấn đã mạnh dạn sử dụng thủ pháp lặp trong truyện ngắn - thể loại tự sự và đã phát huy đợc thế mạnh của nó nhằm biểu đạt t tởng, ý đồ nghệ thuật, góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu tác phẩm. Khảo sát 25 truyện trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng, chúng tôi thấy có 19 truyện sử dụng thủ pháp lặp, gồm: Nhật ký ngời điên, Khổng ất Kỷ, Thuốc, Ngày mai, Sóng gió, Cố hơng, AQ chính truyện, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng, Thị chúng, Ngời cô độc, Cao phu tử, Trờng minh đăng, Miếng xà phòng, Một gia đình hạnh phúc, Lễ cầu phúc, Anh em, Tiếc thơng những ngày đã mất, Câu chuyện cái đầu tóc. Nhận bài ngày 23/1/2007. Sửa chữa xong ngày 12/12/2007. L Phan Thị Nga Phép Lặp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tr. 25-32 26 Trong khi văn xuôi dờng nh cố gắng tránh sự trùng điệp đợc chừng nào hay chừng ấy thì số lợng lớn truyện Lỗ Tấn có sử dụng nghệ thuật lặp dờng nh là một sự đi ngợc lại quy luật thông thờng, chứng tỏ cá tính và bản lĩnh của nhà văn trong việc học tập, kế thừa và cách tân truyền thống. Truyện ngắn của Lỗ Tấn hớng đến việc phản ánh xã hội Trung Hoa những năm đầu thế kỷ XX qua việc miêu tả khuyết, nhợc điểm của tầng lớp trí thức và nông dân để chạy chữa căn bệnh về tinh thần cho quốc dân, cải tạo xã hội. Do đó, mục đích, đối tợng phản ánh của truyện ngắn Lỗ Tấn chi phối mạnh mẽ đến cách tổ chức lời văn trong sáng tác của ông. Mặt khác, tài năng trong nghệ thuật viết truyện đã giúp Lỗ Tấn lựa chọn cho mình những thủ pháp thích hợp, hiệu quả để xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Dựa vào văn bản truyện ngắn Lỗ Tấn, có thể thấy thành phần miêu tả và thuyết minh trong lời văn truyện ngắn Lỗ Tấn chính là đặc điểm lời văn trong tác phẩm tự sự, có chức năng tái hiện và phân tích các sự vật, hiện tợng tĩnh tại nh phong cảnh, chân dung, tâm trạng, môi trờng, ngoại hình, đồ vật hoặc các hiện tợng lặp đi lặp lại đều đặn nh ăn uống, sinh hoạt, làm việc, phong tục tập quán. Truyện ngắn Lỗ Tấn khai thác sự trùng điệp các hiện tợng, các thuộc tính, đặc điểm cùng loại hoặc gần gũi của đối tợng miêu tả. Những trờng hợp đợc nhà văn sử dụng thủ pháp lặp khi miêu tả tái hiện là ngoại hình, tâm trạng, hành động, ngôn ngữ nhân vật. Ngoài đối tợng con ngời, nhà văn còn quan tâm đến việc miêu tả cảnh vật. Lỗ Tấn sử dụng thủ pháp lặp khá đa dạng, một mặt tạo nên những hiệu quả cao trong việc biểu đạt nội dung t tởng, mặt khác giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu cốt truyện. Lặp trong miêu tả ngoại hình nhân vật đợc sử dụng ở Nhật ký ngời điên, Ngày mai, Cố hơng, Ngời cô độc, Tiếc thơng những ngày đã mất, Lễ cầu phúc. Khi miêu tả ngoại hình, tác giả đặc biệt chú trọng đến đôi mắt, ánh mắt. ở Nhật ký ngời điên, tác giả miêu tả ánh mắt của ông Triệu thế mà ông Triệu lại nhìn mình bằng một con mắt quái gở, hình nh sợ mình mà cũng hình nh muốn hại mình, và ánh mắt của lũ trẻ tại sao bây giờ cũng trợn mắt kì dị nh thế, hình nh sợ mình mà cũng hình nh muốn hại mình. Trong Tiếc thơng những ngày đã mất, sự ngây thơ của đôi mắt Tử Quân đợc nhắc đi nhắc lại đến ba lần đôi mắt tò mò sáng lên một cách hết sức ngây thơ [3, 392]; đôi mắt nàng ngây thơ nh mắt con trẻ [3, 395]; còn nhớ có một đêm tôi chợt thấy đôi mắt Tử Quân bỗng ánh lên cái niềm nở ngây thơ thủa nọ đã mất từ lâu [3, 409]. ở Lễ cầu phúc, cặp mắt của Tờng Lâm đợc miêu tả chín lần, mỗi lần một sắc thái khác nhau họa chăng chỉ đôi tròng con mắt lâu lâu đa đi đa lại mới chứng tỏ rằng thím còn là một con ngời đang sống mà thôi [3, 241], đôi mắt lờ đờ của thím bỗng sáng hẳn lên [3, 241], mắt thím nhìn tôi chòng chọc [3, 242], và con mắt cũng không đợc lanh lợi nh trớc [3, 255], thím Tờng Lâm ngớc đôi con mắt lờ đờ [3, 255], mắt cứ đăm đăm nhìn thẳng [3, 258], hai mắt thím thâm quầng [3, 262], con mắt cũng lanh lợi hẳn lên [3, 263], con mắt thím sâu hoắm xuống [3, 264]. Nh vậy, thủ pháp kể đi kể lại nhiều lần một chi tiết xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau bao gồm Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 27 cái nhìn của nhân vật, cái nhìn của tác giả và cái nhìn của các nhân vật khác. Sự ghép nối những cái nhìn khiến cho mỗi cái nhìn trong số những cái nhìn này đợc nhấn mạnh theo những cách khác nhau trong các phần khác nhau của văn bản. Lối kết cấu văn bản nh vậy là tiến gần đến điện ảnh hiện đại. Lặp đợc Lỗ Tấn dùng vào việc miêu tả cảnh vật ở các truyện Ngày mai, Sóng gió, Luồng ánh sáng, Anh em, Tiếc thơng những ngày đã mất. Trong Anh em, sự chờ đợi bác sĩ Tây đến khám bệnh cho ông Phủ Tĩnh đợc tác giả miêu tả bằng các tiếng còi ô tô qua cách phân biệt của Bái Quân có cái nh còi cảnh sát, có cái nghe nh đánh trống, có cái nghe nh đánh rắm, có cái nghe nh chó sủa, có cái nghe nh vịt kêu, có cái nghe nh bò rống, có cái nghe nh gà mẹ cục tác, có cái nghe nh tiếng nấc nghẹn ngào [3, 430]. Cảnh vật trong Tiếc thơng những ngày đã mất là căn phòng ở hội quán S đợm buồn đau đợc miêu tả lặp đi lặp lại hai lần vào thời điểm sau khi Tử Quân từ giã Quyên Sinh gian phòng đổ nát, hẻo lánh, nh bị bỏ quên trong cái hội quán này sao mà buồn bã trống trải thế! vẫn cái cửa sổ h hỏng ấy. Vẫn cây hòe gần chết khô và cây tử đằng già cỗi ngoài cửa sổ. Rồi chiếc bàn vuông đặt trớc cửa sổ, bức tờng nát, tấm phản kê sát tờng cũng vẫn y nguyên nh trớc [3, 390] và vẫn cái gian phòng đổ nát ấy, cái tấm phản ấy, gốc hòe gần chết khô ấy, cây tử đằng ấy [3, 420]. Lặp trong miêu tả, phân tích tâm trạng nhân vật đợc Lỗ Tấn đặc biệt chú trọng ở Ngày mai, Mẩu chuyện nhỏ, Chuyện cái đầu tóc, Cố hơng, AQ chính truyệnTết đoan ngọ, Lễ cầu phúc, Một gia đình hạnh phúc, Cao phu tử, Tiếc thơng những ngày đã mất. Mục đích của Lỗ Tấn là phát hiện, miêu tả bệnh trạng tinh thần của quốc dân Trung Hoa, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh tinh thần của nhân vật, vì vậy, ông hết sức quan tâm mô tả tâm trạng nhân vật. Tâm trạng Quyên Sinh sau một thời gian chung sống với Tử Quân đợc miêu tả lặp lại ba lần: tôi bỗng nghĩ nàng có thể chết đi cho rảnh [3, 410], tôi bỗng lại mong cho nàng chết đi [3, 413], tôi lại nghĩ đến việc nàng nên chết đi [3, 417]. Tình thế của chị T Thiền (Ngày mai) đợc lặp đi lặp lại: chị nghĩ thầm trong bụng Xăm cũng đã xin rồi, cầu nguyện cũng đã cầu nguyện rồi, thuốc cũng đã cho uống rồi, vẫn không có hiệu quả, thì làm thế nào? [3, 59]; Chị nghĩ trong bụng: làm thế nào bây giờ? Chỉ còn cách là đến nhờ cụ Hà xem mạch cho nữa thôi [3, 60]; Chị T cầm đơn thuốc trong tay, vừa đi vừa nghĩ [3, 61]; Chị nghĩ bụng: Mình chiêm bao chăng? [3, 64]; Chị vừa khóc vừa nghĩ [3, 66]. Lặp đợc dùng dày đặc với số lợng 20 lần khi tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật AQ (AQ chính truyện), biểu hiện bằng câu AQ nghĩ bụng hoặc y nghĩ bụng. Ngay sau một sự việc nào đó tác động đến AQ, ảo tởng tinh thần lại đợc bộc lộ: Y nghĩ bụng: Con tớ ngày sau lại không làm nên, to bằng năm bằng mời lũ ấy à? [3, 117]. Y nghĩ bụng: Gọi thế là sai! là đáng cời! [3, 117].AQ nghĩ bụng: Thế là sai, là đáng cời! [3, 118]. Kiểu lời văn nh thế này còn xuất hiện ở các trang 120, 124, 130, 133, 137, 139, 141, 143, 167, 167, 175, 176, 178, 179, 181. Đứng hàng đầu về lặp ở truyện ngắn Lỗ Tấn là lặp lời phát ngôn của nhân vật hoặc lời đối thoại, hoặc đơn thoại đợc phát ra từ miệng các nhân vật tham gia vào câu chuyện, có khi là Phan Thị Nga Phép Lặp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tr. 25-32 28 nhân vật chính hoặc nhân vật phụ nhng tập trung phần lớn ở dạng đơn thoại của nhân vật chính, thể hiện trong 12 truyện, gồm: Nhật ký ngời điên, Khổng ất Kỷ, Thuốc, Sóng gió, Tết Đoan Ngọ, Lễ cầu phúc, Một gia đình hạnh phúc, Miếng xà phòng, Trờng minh đăng, Ngời cô độc, Anh em, Tiếc thơng những ngày đã mất. Lặp đơn thoại của nhân vật chính nh lời ngời điên (Nhật ký ngời điên, Trờng minh đăng), Tờng Lâm (Lễ cầu phúc) Ngời điên đã hai lần khuyên bảo, kêu gọi mọi ngời: Các ngời có thể thay đổi đợc. Hãy thực tâm mà thay đổi đi! Nên biết rằng sau này không ai dung thứ cho kẻ ăn thịt ngời sống trên thế gian này nữa đâu [3, 29], và Các ngời thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi đi. Các ngời nên biết rằng tơng lai ngời ta không dung thứ những kẻ ăn thịt ngời đâu! [3, 30]. Phát ngôn của Tờng Lâm về cảnh ngộ của mình một cách chi tiết đợc lặp lại 2 lần, lần 1 kể cho ông bà địa chủ T [3, 255], lần 2 kể cho mọi ngời ở thôn Lỗ Trấn [3, 258]. Câu mở đầu Tôi thật ngu đần quá cũng đợc lặp 2 lần. Cụ Chín Cân (Sóng gió) 7 lần nói đi nói lại câu Thật là càng ngày càng tệ. Lặp lời đơn thoại của nhân vật có quan hệ với nhân vật chính, hớng về nhân vật chính nh lời lão chủ quán nói về Khổng ất Kỷ (Khổng ất Kỷ) còn nợ 19 đồng chinh kia đấy 3 lần: 1 lần lúc ngồi tính tiền, 1 lần vào cuối năm âm lịch, lần cuối vào Tết Đoan Ngọ. Hoặc lời Cả Khang (Thuốc) cả quyết về hiệu lực của thứ thuốc máu ngời dùng chữa bệnh lao cho thằng Thuyên qua 5 lần khẳng định với ông bà Thuyên và thằng Thuyên Cam đoan thế nào cũng khỏi. Có truyện, lời nói của nhân vật này đợc các nhân vật khác trong truyện nhắc lại nhiều lần với những mục đích khác nhau. Trong Miếng xà phòng, ông T nhắc lại lời hai thanh niên đến 2 lần tắm rửa, kỳ cọ cho nó thật sạch sẽ. Bà T nhắc lại 2 lần câu nói ấy để đay nghiến ông T. Ông Thống nhắc 2 lần với thái độ cợt nhả. Và cuối cùng là con Tú, con gái ông T, với ngụ ý học mẹ bêu riếu bố. Chiếm số lợng ít nhất là lặp lời đối thoại của các nhân vật. Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa nhân vật tôi với Ngụy Liên Thù: Tôi: Đấy nh cái năm nọ, lúc anh khóc dữ quá, họ đến vây lấy anh, hết sức khuyên giải anh. Nhiệt tình lắm đấy chứ!; Ngụy Liên Thù: Lúc thầy tôi mất, họ định cớp nhà của tôi, ép tôi ký tên vào văn tự, tôi khóc to; họ cũng đến vây lấy tôi và cũng khuyên giải nhiệt tình nh thế! [3, 366]. ở trên, chúng ta đề cập đến biểu hiện của lặp trong từng thiên truyện Lỗ Tấn. Hai lăm thiên trong Gào thét, Bàng hoàng mỗi thiên một dáng vẻ, không truyện nào giống truyện nào nhng lại thống nhất ở một chủ đề t tởng chung có thể coi Gào thét, Bàng hoàng nh tác phẩm lớn với hai tập thợng và hạ gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau [6, 63]. Với t cách một tác phẩm lớn, có thể tìm thấy thủ pháp lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn ở một vài phơng diện khác. Trớc hết, hình thức kết cấu hồi cố đợc sử dụng khá nhiều ở các truyện: Cố hơng, Lễ cầu phúc, Tiếc thơng những ngày đã mất, Trong quán rợu, Hát tuồng ngày rớc thần. Câu chuyện trong các thiên truyện trên thờng đợc kể bởi tôi, nhân vật ngời kể chuyện; cốt truyện bắt đầu ở thì hiện tại, sau đó Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 29 ngợc trở về với quá khứ, với những hồi ức của nhân vật tôi rồi thờng kết thúc ở việc quay trở về với hiện tại. Truyện ngắn Lỗ Tấn còn có mặt của một số hình tợng nhân vật trở đi trở lại. Chẳng hạn, hình tợng nhân vật tôi, hình tợng ngời điên. Nhân vật tôi có mặt trong 9 truyện ngắn. Tôi luôn trăn trở, nghĩ suy về những số phận, kiếp ngời bất hạnh, luôn day dứt, dằn vặt trớc những sự việc có liên quan đến bản thân một cách chân thành. Dờng nh sự dày vò, trăn trở ở tôi vô cùng lớn. Tôi nghĩ bụng là câu thờng gặp trong các truyện ngắn kể trên. Tôi cần, tôi muốn, tôi mong ớc là ý nguyện thờng trực của nhân vật tôi trong suốt cả tập truyện. Hình tợng nhân vật tôi giống nh một sợi chỉ đỏ, xuyên suốt tác phẩm, gắn các chuyện riêng lẻ với nhau thành một khối thống nhất. Cũng vậy, hình tợng ngời điên, nhân vật t tởng của Lỗ Tấn đã xuất hiện 2 lần trong Nhật ký ngời điên và Trờng minh đăng. Có thể xem t tỏng ngời điên ở Trờng minh đăng là sự tiếp nối tinh thần đả phá chế độ phong kiến từ Nhật ký ngời điên. Nếu ngời điên trong Nhật ký ngời điên mới chỉ phát hiện ra bản chất chế độ phong kiến, bóc trần thực chất của lễ giáo phong kiến thì ngời điên trong Trờng minh đăng đã bằng lời nói đòi thổi tắt cây đèn sáng mãi tợng trng cho lễ giáo phong kiến già cỗi, đòi thủ tiêu ngôi đền thờ cây đèn, tức là thủ tiêu toàn bộ chế độ phong kiến. Nh vậy, từ góc độ t tởng mà nói, rõ ràng có sự trùng lặp nhng phát triển ở mức cao hơn. Lặp là một thủ pháp nghệ thuật rất thích dụng trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Vậy, vai trò, chức năng của thủ pháp này là gì? Trớc hết, về vai trò trong việc bộc lộ nội dung t tởng tác phẩm, dễ dàng nhận thấy, mục đích tác giả nhằm đạt tới là nhấn mạnh, khắc sâu, tô đậm tính cách, diện mạo nhân vật (cá thể hóa nhân vật) hoặc biểu đạt t tởng, chủ đề của thiên truyện. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dành ra 2/9 chơng trong AQ chính truyện có nhan đề lặp nh Chơng 2: Lợc thuật những chuyện đắc thắng của AQ, Chơng 3: Lợc thuật thêm những chuyện đắc thắng của AQ, và bằng số lợng 20 lần AQ nghĩ bụng: để miêu tả căn bệnh thắng lợi tinh thần trong tâm tởng của nhân vật này. ý nghĩ ấy đợc phối hợp với thái độ đắc ý, đắc thắng, hả lòng hả dạ thờng trực của y trong bất kỳ tình huống nào với 9 lần miêu tả ở các trang 117, 120, 121, 123, 125, 128, 130, 131 nhằm làm rõ sự bộc lộ bề ngoài của phép thắng lợi tinh thần ở AQ. Vì vậy, tính cách của nhân vật bộc lộ đầy đủ, có sức thuyết phục, đạt chiều sâu hiếm có. Ngoài việc miêu tả căn bệnh này, Lỗ Tấn còn nhằm phê phán nó để chữa trị, giác ngộ cho nông dân Trung Hoa nói riêng và quốc dân Trung Hoa nói chung. ở Lễ cầu phúc, lặp trong miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ nhân vật Tờng Lâm đạt đến sự nhất quán cao, biểu hiện thân phận một phụ nữ nông thôn bất hạnh. Ngoại hình của Tờng Lâm đợc miêu tả vào hai quãng thời gian: lúc 26, 27 tuổi và hai năm sau là của một ngời đàn bà nghèo khổ, buồn đau. Câu chuyện về cái chết của bé Mao đợc Tờng Lâm kể đi kể lại nh một điệp khúc, không sai một từ nào với câu mở đầu tôi thật ngu đần cụ thể hóa nỗi đau lớn lao nhất đời, dai dẳng không thể nào nguôi của Tờng Lâm, cũng là lời bâng khuâng, tự trách của bà mẹ trớc cái chết đau đớn của con. Ba lần Phan Thị Nga Phép Lặp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tr. 25-32 30 phản ứng của Tờng Lâm trớc sự ngăn cấm của bà địa chủ T lại góp phần thể hiện nỗi đau đớn của thím trớc ớc muốn giản dị đợc làm ngời nô lệ nhng cũng không đợc. Lời kêu gọi của Ngời điên (Nhật ký ngời điên) Các ngời có thể thay đổi đợc. Hãy thực tâm mà thay đổi đi với 2 lần lặp lại và câu nói của Ngời điên (Trờng minh đăng) Phải thổi tắt cây đèn ấy đi, lặp 5 lần, tôi phải tự thổi lấy, lặp 2 lần, tôi cho một mồi lửa, lặp 3 lần là biểu hiện tinh thần đả phá chế độ phong kiến, lễ giáo phong kiến, đòi thủ tiêu và lật đổ toàn bộ nền tảng của chế độ phong kiến. Có lúc, yếu tố lặp đợc sử dụng để kết thúc sự kiện này, đồng thời mở ra một sự kiện khác trong tác phẩm. Chẳng hạn, lời kể của Tờng Lâm về cái chết của bé Mao mở ra một chặng mới trong cuộc đời thím: đi ở cho địa chủ T lần hai và là một trong nhiều sự kiện của cuộc đời Tờng Lâm. Chặng đời này, vì điệp khúc của câu chuyện mà Tờng Lâm đã nhận đợc ban đầu là sự thơng hại, sau đó là sự ghẻ lạnh, cách bức của ông bà T và ngời dân Lỗ Trấn. Điệp khúc ừ, tôi thật là ngu đần nh là cầu nối để khép lại những bất hạnh của chặng đời này, mở ra nỗi bất hạnh của chặng đời khác bởi sự đe dọa về một thế giới bên kia đầy khủng khiếp. Có lúc, yếu tố lặp thực sự tham gia vào việc thúc đẩy cốt truyện, góp phần khép lại cốt truyện và là một mắt xích không thể thiếu trong sự tiến triển của cốt truyện. Ví nh sự ngăn cấm Tờng Lâm tham gia vào việc cúng đơm của bà T đợc miêu tả 3 lần: Lần 1: Thím Lâm! Thím cứ để đấy cho tôi!- Thím T vội vàng nói [3, 257]. Lần 2: Thím T lại vội vàng nói: Thím Lâm! Thím cứ để đấy. Tôi đi lấy cho [3, 257]. Lần 3: Thím T hốt hoảng nói to: Thím để đấy thôi, thím Lâm! [3, 260]. Thái độ hoảng hốt lần thứ 3 và câu nói của bà T có vai trò chặt đứt niềm hi vọng đợc xóa sạch tội lỗi, đợc đối xử nh một ngời bình thờng của Tờng Lâm để rồi dẫn câu chuyện đến chặng đời cuối cùng với kết thúc bi thảm của nhân vật, cũng là điệp khúc góp phần hoàn tất cốt truyện, và câu chuyện về cuộc đời Tờng Lâm vì thế mà đợc kể một cách trọn vẹn. Nh vậy, với việc liên kết văn bản, phép lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn có vai trò vô cùng quan trọng. Sự liên kết các hình ảnh, mô típ chẳng những chỉ đợc sử dụng trong truyện ngắn mà còn có cả ở tạp văn Lỗ Tấn. Độc giả có thể bắt gặp trong tạp văn những mô típ cái đuôi sam, thị chúng, ăn thịt ngời, bạt tai, tiết liệt những mô típ này cùng với các mô típ cùng loại trong truyện ngắn tạo thành một sự hô ứng rất có ý nghĩa trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn có khả năng tạo ra kết cấu mở, hớng ngời đọc đến câu chuyện khác, tiếp diễn câu chuyện đã đợc kể với vô số ý tởng đợc hình thành từ chi tiết lặp trong truyện. Đó là trờng hợp đã xảy ra ở Thuốc, Trờng minh đăng, Cố hơng. Với vai trò này, yếu tố lặp thờng nằm ở vị trí đoạn kết của truyện. Việc lặp lại cảnh tợng thần tiên ở đoạn kết Cố hơng: Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm treo lở lửng một vầng trăng tròn vàng thắm [3, 107] trong suy nghĩ của nhân vật tôi chẳng những gửi gắm niềm hi vọng về Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 4B-2007 31 một tơng lai tơi sáng mà còn có khả năng mở ra một câu chuyện khác về cuộc đời mới của con ngời ở cố hơng, về tình bạn trong sáng, thân thiết, bình đẳng của thế hệ cháu con nh Hoằng và Thủy Sinh ở tơng lai. Cũng vậy, câu hỏi của bà mẹ Hạ Du (Thuốc): Thế là thế nào nhỉ? [3, 57] trớc khi rời nghĩa địa vừa bộc lộ sự băn khoăn của bà mẹ vì cha hiểu đợc con mình, cũng là cha hiểu đợc cách mạng, đồng thời, dờng nh cũng bày tỏ một chút hi vọng, tin tởng dù rất mơ hồ về ý nghĩa cái chết của Hạ Du. Câu hỏi của bà mẹ không phải là một câu hỏi lửng lơ mà là một thắc mắc, một day dứt, không trả lời không yên [7, 105] và câu hỏi kết thúc truyện Thuốc ấy buộc ngời đọc trăn trở để tìm lời giải đáp cho số phận của nhân vật. Phơng án giải đáp ở ngời đọc sẽ làm nên một câu chuyện khác nối tiếp câu chuyện trong Thuốc. Tơng tự Thuốc, Trờng minh đăng cũng là một truyện ngắn có kết thúc mở nhờ yếu tố lặp lại. Những câu hát của bọn trẻ ở cuối truyện do chúng tự nghĩ ra có các câu ngời điên đã nói: Thổi tắt đi thôi Để tôi thổi tắt Ta châm lửa đốt [3, 330] Nhìn bề ngoài, những câu hát này có vẻ lạc lõng, nhng thực chất mang một dụng ý nghệ thuật lớn. Ngời đọc có thể hình dung ra cái cảnh lũ trẻ kia chính là lực lợng trong tơng lai sẽ thay ngời điên làm cái việc mà ngời điên cha thể làm đợc ngày hôm nay. Câu chuyện về lũ trẻ thắp lên ngọn lửa cách mạng lật đổ chế độ phong kiến sẽ là câu chuyện tiếp theo. Nhờ lối kết cấu mở này mà truyện ngắn Lỗ Tấn đã đợc Nguyễn Tuân nhận xét là có kích thớc của một truyện dài Những truyện này thờng mang cái hình thù truyện ngắn. Song có lẽ có những truyện của Lỗ Tấn theo chỗ thiển nghĩ của tôi, về danh và hình thì gọi là truyện ngắn, nhng bản chất đúng là cái cốt của truyện dài. ở đây tôi muốn nói đến một số truyện ngắn rất cô đúc của Lỗ Tấn có thể gợi đến không khí truyện dài, nó tiềm tàng một sinh lực đòi hỏi sự phát triển, nó gợi đến bút pháp truyện dài và kích thích kỹ thuật truyện dài [Dẫn theo 7, 109]. Sự khảo sát và phân tích trên cho thấy tính lặp lại trong tự sự có thể xẩy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: một sự kiện có thể đợc mô tả vài lần, hơn nữa còn đợc nhìn trên nhiều phơng diện khác nhau; một nhân vật có thể trở đi trở lại với cùng một biến cố; một hoặc một số nhân vật có thể đa ra những kiến giải trái ngợc nhau khiến chúng ta phân vân, phải chăng biến cố nào đấy đã xẩy ra và nếu quả là vậy thì nó diễn ra nh thế nào. Dù là nguyên nhân nào thì Lỗ Tấn cũng đã cấp cho sự lặp lại một vai trò hết sức quan trọng: tạo nên sự tơng đồng về các đơn vị ngôn ngữ bao hàm một sự tơng đơng về ý nghĩa; sức mạnh của cơ cấu lặp lại, của kiến trúc song song chính là ở chỗ tạo ra một sự lặp lại song song trong t tởng. Tóm lại, trong truyện ngắn Lỗ Tấn, lặp là một trong những tín hiệu nghệ thuật trở đi trở lại có sức ám ảnh với độc giả, phát huy hiệu quả cao trong việc biểu đạt nội dung t tởng cũng nh có vai trò quan trọng trong tổ chức kết cấu truyện. Lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn có thể đợc xem là một đặc điểm của thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn, tạo nên âm vang Lỗ Tấn, âm vang của những dấu hỏi, bắt ngời đọc phải tự trả lời, là những câu, những đoạn lặp đi lặp lại nh xoáy sâu vào lơng tri con Phan Thị Nga Phép Lặp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tr. 25-32 32 ngời[7,136] để truyện ngắn của Lỗ Tấn đậm đà màu sắc dân tộc mà cũng rất hiện đại , xứng đáng với danh hiệu ngọn cờ của văn học mới Trung Quốc. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000. [2] Phơng Lựu, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. [3] Lỗ Tấn, Truyện ngắn (Trơng Chính dịch), NXB Văn hóa, Hà Nội, 2004. [4] Tập thể tác giả Sở nghiên cứu văn học thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. [5] Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000. [6] Lơng Duy Thứ, Lỗ Tấn - Phân tích tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004. [7] Lơng Duy Thứ, Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trờng phổ thông, NXB Đại học s phạm, Hà Nội, 2004. [8] Trần Đình Sử (Chủ biên), Tự sự học, NXB Đại học s phạm, Hà Nội, 2004. SUMMARY Tautology in early period short stories by Lo Tan This paper showed that in short stories in early period, Lo Tan utilized tautology quite effectively to describe appearance, state of mind and language of personalities. For ordinary readers, the reiteration of an event, content derived from different views revealed the writers method nature; however, in a deep view it is a basis of an established style. The reiteration effect in short stories written by Lo Tan is both an expression of thought and artistic intention, and the method to unite texts and the factor to determine structure of work. (a) Khoa Ngữ văn, Trờng Đại học Vinh. . trò quan trọng trong tổ chức kết cấu truyện. Lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn có thể đợc xem là một đặc điểm của thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn, tạo nên âm vang Lỗ Tấn, âm vang của những dấu hỏi,. câu, những đoạn lặp đi lặp lại nh xoáy sâu vào lơng tri con Phan Thị Nga Phép Lặp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tr. 25-32 32 ngời[7,136] để truyện ngắn của Lỗ Tấn đậm đà màu sắc. cùng với các mô típ cùng loại trong truyện ngắn tạo thành một sự hô ứng rất có ý nghĩa trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Lặp trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn có khả năng tạo ra

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan