KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

17 3.4K 18
KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCNội dung Trang1.Mở đầu 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.Tổng quan về lý thuyết 4.Kết luận5.Tài liệu tham khảo1.MỞ ĐẦU Trong giai đoạn khủng hoảng và nền kinh tế biến động xấu như hiện nay thì việc nhận dạng các yếu tố bất lợi, không chắn chắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoàn thành mục tiêu chiến lược của mình. Đây còn là cơ hội để tìm hiểu, quản trị các loại rủi ro và biến nó trở thành lợi thế cạnh tranh. Thực tế cho thấy sự thất bại và sụp đổ của rất nhiều công ty bắt đầu từ việc không quan tâm đến việc xây dựng nền tảng kiểm soát đối với các hoạt động hoặc nếu có xây dựng thì hoạt động còn yếu kém. Sự thiếu vắng hoặc yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ bắt đầu từ nhà quản lý cấp cao của công ty. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về kiểm soát nội bộ và đưa ra khái niệm thống nhất về kiểm soát nội bộ để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị có thề xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo thì hệ thống này cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Vì vậy, trong các trường hợp, rủi ro kiểm soát luôn tồn tại. Do vậy, một số tổ chức quốc tế đi tiên phong trong lĩnh vực quản trị trên thế giới đã có những nổ lực nhằm thay đổi nhận thức và cách thức các thành viên trong hội đồng quản trị và các nhà quản lý đánh giá về rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) được coi là mô hình quản lý phát triển ở trình độ cao của quá trình quản lý rủi ro. Quản trị rủi ro bao trùm kiểm soát nội bộ vì mục tiêu rộng hơn hướng đến chiến lược phát triền của đơn vị. Chính vì tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu về khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đã được nhiều công ty, đơn vị và tổ chức trên thế giới nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng vào thực tế quản trị để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển của mình.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đánh giá vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong đơn vị trong việc đạt mục tiêu đơn vị, chúng tôi tập trung nghiên cứu về khuôn mẫu hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992 và về quản trị rủi ro theo báo cáo COSO 2004.Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả?Vì sao hệ thống kiểm soát nội bộ trở thành công cụ quản lý và quản trị rủi ro của tổ chức?3.TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT3.1 KIỂM SOÁT NỘI BỘ3.1.1Sự ra đời và phát triển các lý thuyết về kiểm soát nội bộ:•Giai đoạn sơ khai Hoạt động kinh tế bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thập kỷ 19. Các ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay thì họ cần có một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó kiểm toán viên cho rằng họ chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ. Cho nên, họ bắt đầu quan tâm đến kiểm soát nội bộ. Thuật ngữ kiểm soát nội bộ xuất hiện từ giai đoạn này.Năm 1905, Robert Montgomery đã đưa một số vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”.Năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, lúc bấy giờ kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động.Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa lại kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”. Và sau vụ phá sản của công ty MC Kesson Robins thì vai trò của kiểm soát nội bộ càng được chú trọng. •Giai đoạn hình thànhNăm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên với nhan đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Và định nghĩa kiểm soát nội bộ là “… cơ cấu của tổ chức và các biện pháp, cách liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý.”1958, Uỷ ban thủ tục kiểm toán CPA trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán.Năm 1962 CAP ban hành SAP 33. Dựa trên các khái niệm kiểm soát kế toán và kiểm soát quàn lý, CPA đã xây dựng chuẩn mực kiểm toán.

ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: TRƯNG ĐI HC KINH T THNH PH H CH MINH KHOA ĐO TO SAU ĐI HC  KIỂM SOÁT NỘI BỘ V QUẢN TRỊ RỦI RO TP. Hồ Chí Minh , th+ng 10 năm 2012 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân SVTH: Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm K20 Danh s+ch nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Thùy Phương 2. Trần Diệu Hương 3. Nguyễn Thụy Minh Tâm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN   Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 2 Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Ký tên MỤC LỤC  Nội dung Trang 1. Mở đầu 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3. Tổng quan về lý thuyết 4. Kết luận 5. Tài liệu tham khảo Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 3 1. MỞ ĐẦU Trong giai đoạn khủng hoảng và nền kinh tế biến động xấu như hiện nay thì việc nhận dạng các yếu tố bất lợi, không chắn chắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoàn thành mục tiêu chiến lược của mình. Đây còn là cơ hội để tìm hiểu, quản trị các loại rủi ro và biến nó trở thành lợi thế cạnh tranh. Thực tế cho thấy sự thất bại và sụp đổ của rất nhiều công ty bắt đầu từ việc không quan tâm đến việc xây dựng nền tảng kiểm soát đối với các hoạt động hoặc nếu có xây dựng thì hoạt động còn yếu kém. Sự thiếu vắng hoặc yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ bắt đầu từ nhà quản lý cấp cao của công ty. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về kiểm soát nội bộ và đưa ra khái niệm thống nhất về kiểm soát nội bộ để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị có thề xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo thì hệ thống này cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Vì vậy, trong các trường hợp, rủi ro kiểm soát luôn tồn tại. Do vậy, một số tổ chức quốc tế đi tiên phong trong lĩnh vực quản trị trên thế giới đã có những nổ lực nhằm thay đổi nhận thức và cách thức các thành viên trong hội đồng quản trị và các nhà quản lý đánh giá về rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) được coi là mô hình quản lý phát triển ở trình độ cao của quá trình quản lý rủi ro. Quản trị rủi ro bao trùm kiểm soát nội bộ vì mục tiêu rộng hơn hướng đến chiến lược phát triền của đơn vị. Chính vì tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu về khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đã được nhiều công ty, đơn vị và tổ chức trên thế giới nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng vào thực tế quản trị để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU V CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đánh giá vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong đơn vị trong việc đạt mục tiêu đơn vị, chúng tôi tập trung nghiên cứu về khuôn mẫu hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992 và về quản trị rủi ro theo báo cáo COSO 2004. Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 4 Câu hỏi nghiên cứu: - Làm thế nào để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả? - Vì sao hệ thống kiểm soát nội bộ trở thành công cụ quản lý và quản trị rủi ro của tổ chức? 3. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYT 3.1 KIỂM SOÁT NỘI BỘ 3.1.1 Sự ra đời và phát triển các lý thuyết về kiểm soát nội bộ: • Giai đoạn sơ khai Hoạt động kinh tế bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thập kỷ 19. Các ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay thì họ cần có một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó kiểm toán viên cho rằng họ chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ. Cho nên, họ bắt đầu quan tâm đến kiểm soát nội bộ. Thuật ngữ kiểm soát nội bộ xuất hiện từ giai đoạn này. - Năm 1905, Robert Montgomery đã đưa một số vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”. - Năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, lúc bấy giờ kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động. - Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa lại kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”. Và sau vụ phá sản của công ty MC Kesson & Robins thì vai trò của kiểm soát nội bộ càng được chú trọng. • Giai đoạn hình thành - Năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên với nhan đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Và định nghĩa kiểm soát nội bộ là “… cơ cấu của tổ chức và các biện pháp, cách liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý.” - 1958, Uỷ ban thủ tục kiểm toán CPA trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán. - Năm 1962 CAP ban hành SAP 33. - Dựa trên các khái niệm kiểm soát kế toán và kiểm soát quàn lý, CPA đã xây dựng chuẩn mực kiểm toán. Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 5 - Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ”. Sau đó AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS) thay thế cho các thủ tục kiểm toán (SAP). Năm 1973 SAS 1 duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán. Như vậy, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm kiểm soát nội bộ đã không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách. Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, kiểm soát nội bộ vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. • Giai đoạn phát triển - Vào những thập niên 1970 – 1980, nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển trong đó có Hoa Kỳ. Trong thời gian này gian lận càng ngày càng tăng. Sau vụ tai tiếng chính trị Watergate, luật chống hối lộ nước ngoài ra đời năm 1977. Sau đó, SEC đưa ra bắt buộc các công ty báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán của đơn vị mình năm 1979. - Chủ đề về báo cáo kiểm soát nội bộ của công ty cho công chúng đã gây ra nhiều tranh cãi. Cuối cùng đã thành lập Uỷ ban COSO vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp: + Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) + Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA) + Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI) + Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA) + Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA) - COSO đã chính thức sử dụng từ kiểm soát nội bộ. Sau đó, AICPA quyết định không sử dụng thuật ngữ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý. - Năm 1988, nhiều chuẩn mực kiểm toán mới ra đời, trong đó có SAS 55 “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính” đưa ra ba bộ phận của kiểm soát nội bộ (môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.) - Năm 1992 Ủy Ban COSO ban hành báo cáo COSO, là báo cáo đầu tiên đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. • Giai đoạn hiện đại (hậu COSO – đến nay) - Báo cáo COSO chưa hoàn chỉnh nhưng đã tạo được cơ sở lý thuyết rất cơ bản phát triển về kiểm soát nội bộ. Sau đó hàng loạt nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời. - Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, COSO nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM). Công bố vào tháng 7 năm 2003. Năm 2004 ERM chính thức ban hành Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 6 - Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: Năm 2006, COSO ban hành “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” (gọi tắt là COSO Guidance 2006) - Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, bản tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan” (COBIT) - Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập: Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ - Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể. 3.1.2 Khuôn mẫu hệ thống kiểm so+t nội bộ theo B+o c+o COSO Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu kiểm soát nội bộ đã hình thành nhiều định nghĩa khác nhau . Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của COSO. Báo cáo COSO được công bố dưới tiêu đề : Kiểm soát nội bộ- Khuôn khổ hợp nhất ( Internal Control- Integrated Framework) gồm 4 phần: Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành Phần 2: Khuôn mẫu của kiểm soát nội bộ Phần 3: Báo cáo cho đối tượng bên ngoài Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Báo cáo COSO đã định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau “ Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới dây: - Báo cáo tài chính đáng tin cậy - Các luật lệ và quy định được tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.” Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Kiểm so+t nội bộ là một qu+ trình, bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu của mình. Kiểm so+t nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người. Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà phải bao gồm cả những con người trong tổ Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 7 chức như Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc và các nhân viên. Chính con người sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Kiểm so+t nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ đạt được vì những yếu kém vẫn có thể xảy ra do sai lầm của con người. Kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo chúng không bao giờ xảy ra. Tùy vào đặc diểm kinh doanh, mô hình hoạt động mà mỗi đơn vị có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn hay mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, từng hoạt động riêng rẽ. Do đó, có thể chia mục tiêu kiểm soát của đơn vị thành ba nhóm mục tiêu sau - Đối với báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ phải bảo đảm về tính trung thực và đáng tin cậy vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Đối với tính tuân thủ, kiểm soát nội bộ trước hết phải bảo đảm hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. Kiểm soát nội bộ phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị. - Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động, kiểm soát nội bộ giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị… Sự phân loại các mục tiêu này nhằm giúp tổ chức kiểm soát ở các phương diện khác nhau. Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu này cần phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực đã được thiết lập. Kết quả mục tiêu đạt được còn tùy thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông và vấn đề giám sát. Kiểm soát nội bộ sẽ không bao giờ loại bỏ rủi ro nhưng có thể cung cấp một cách hợp lý đảm bảo rằng việc kiểm soát để giảm thiểu rủi ro có nghĩa là kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm hay các sự kiện bên ngoài có thể làm đơn vị không đạt được mục tiêu đề ra mà chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý rằng các nhà quản lý với vai trò giám sát, với hoạt động kịp thời sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ rất rộng, chúng bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Tùy vào loại hình hoạt động, mục tiêu và qui mô của công ty mà hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau nhưng phải bao gồm các bộ phận cơ bản sau : Môi trường kiểm soát Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 8 Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền thông Giám sát • Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hoá của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận (hay thành phần) còn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Nó được thể hiện thông qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ chức, gía trị đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành của nhà quản lý. • Đánh giá rủi ro : Mỗi đơn vị phải luôn đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Trong quá trình kinh doanh, mỗi công ty phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro từ thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, rủi ro về lãi suất ngân hàng, rủi ro từ thay đổi tỷ giá hối đoái, rủi ro trong kinh doanh… Chúng có liên quan đến nhiều hoạt động, bộ phận và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến độ tin cậy thông tin do công ty cung cấp.Để đánh giá rủi ro thì cần xác định mục tiêu, đây là điều kiện tiên quyết để kiểm soát nội bộ có thể thực hiện được. Các đơn vị, tổ chức nên nhận dạng những mục tiêu then chốt và giám sát chặt chẽ những hoạt động liên quan đến mục tiêu đó. Dựa vào những mục tiêu đã thiết lập, người quản lý cần nhận dạng và phân tích rủi ro để đưa ra những biện pháp để quản trị chúng. Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 9 • Hoạt động kiểm soát : Là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết để đối phó với rủi ro đe doạ đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. • Thông tin và truyền thông - Thông tin rất cần thiết cho mọi bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp cũng như giúp cho việc đạt được các mục tiêu kiểm soát khác nhau. Vì vậy, những thông tin cần thiết cần phải được cung cấp qua hệ thống máy tính của đơn vị, mail, bảng fax để được truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp. Vấn đề quan trọng nhất là thông tin phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân, từng bộ phận. Một hệ thống thông tin cần có những đặc điểm sau: + Hỗ trợ cho chiến lược phát triển đơn vị. + Hỗ trợ cho sáng kiến mang tính chiến lược. + Tích hợp với hoạt động kinh doanh. + Phối hợp hệ thống thông tin mới và cũ: + Chất lượng thông tin phải thích hợp, phải kịp thời, phải cập nhật, phải chính xác và dễ dàng truy cập. - Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Liên quan đến hệ thống truyền thông cần chú ý các vấn đề sau: + Truyền thông bên trong: Các kênh thông tin từ cấp trên truyền xuống cho cấp dưới và cấp dưới truyền lên cấp trên phải được thiết lập để đảm bảo cho truyền thông này. Mọi thành viên trong đơn vị hiểu rõ công việc của mình, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác và biết cách sử dụng những phương tiện truyền thông trong đơn vị. + Truyền thông từ bên ngoài: Những thông tin từ nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng cần được thu thập, xử lý và báo cáo cho các cấp thích hợp để doanh nghiệp có cách thích ứng và xử lý kịp thời. Có nhiều cách thức truyền thông như là sử dụng các sổ tay nghiệp vụ, các bản ghi nhớ, bảng thông báo, hệ thống thư điện tử, nội bộ hay các dạng thông báo khác. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình để tồn tại và phát triển • Giám sát : là quy trình do người có trách nhiệm thực hiện đánh giá kịp thời những thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát qua đó đưa ra những hành động cần thiết. Để đạt kết quả tốt, nhà quản lý cần thực hiện giám sát thường xuyên hoặc định kỳ. Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 10 [...]... LUẬN Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đều không thể tách rời chiến lược hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây cho thấy dù một doanh nghiệp, một tổ chức nào đó có hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro hiệu quả cũng không thể phát hiện và triệt tiêu hoàn toàn rủi ro, đặc biệt là các rủi ro mang tính không kiểm soát được Nhưng việc duy trì hệ thống kiểm soát nội. .. về các rủi ro có liên quan Theo ERM , Hội đồng quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát phương thức quản trị rủi ro doanh nghiệp ở chỗ thiết lập chính sách quản trị rủi ro thông qua việc thiết lập chiến lược, hình thành những mục tiêu ở cấp cao và phê chuẩn phân bổ nguồn lực cho các bộ phận Trong thực tế, Hội đồng quản trị thường tập trung vào quản trị rủi ro hơn là giám sát rủi ro để... xét lại thông tin và truyền thông hoặc hoạt động giám sát trong tổ chức Sự hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ cũng chính là tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ liên quan đến từng bộ phận, từng hoạt động của tổ chức và toàn bộ tổ chức nói chung Do vậy, giữa mục tiêu của tổ chức và các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ có sự tương tác... nhà quản trị công ty là làm thế nào để quản trị rủi ro trong doanh nghiệp để cân đối giữa kiểm soát rủi ro với việc gia tăng giá trị cho tổ chức Vì vậy năm 2004, COSO đã ban hành khuôn khổ hợp nhất về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP 3.2.1 Định nghĩa : Ủy Ban giám sát các tổ chức của Hội đồng Treadway ( COSO) định nghĩa quản trị rủi. .. hoạt động hàng ngày của đơn vị - Quản trị rủi ro giúp cho việc tạo ra giá trị bằng cách hỗ trợ nhà quản lý nhận dạng các sự kiện tiềm tàng trong tương lai và ứng phó sao cho giảm tổn thất và tăng cường kết quả Và nếu có tổn thất thì phải quản trị rủi ro để tổn thất ở mức có thể chấp nhận được Như vậy phải quản trị rủi ro một cách thích hợp Mục tiêu của quản trị rủi ro dựa vào mục tiêu của đơn vị, có thể... tiêu • Đánh giá rủi ro phải được tiến hành trên hai phương diện là khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro • Sử dụng phương pháp định tính và định lượng • Xem xét cả những rủi ro sắp tới và rủi ro còn lại + Đối phó rủi ro: • Chọn lựa cách thức đối phó với rủi ro: Tránh, né, giảm, chấp nhận và chia sẻ • Xem xét các lựa chọn trong mức độ rủi ro chấp nhận được trên tổng thể trong mối quan... vị và từng yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ - Người đánh giá cần xác định hệ thống kiểm soát nội bộ thực tế hoạt động ra sao - Sau khi hiểu rõ vận hành trong thực tế, người đánh giá phải phân tích tính hữu hiệu của việc thết kế và việc vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ + Phương pháp đánh giá trong giám sát định kỳ - Các công cụ có thể sử dụng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là: bảng kiểm. .. kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng và phản ứng nhanh hơn với các phương án ra quyết định - Để đối phó với rủi ro , với những bất thường của nền kinh tế biến động như hiện nay thì cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ bằng cách siết chặt hơn các quy trình và biện pháp kiểm soát, đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế phù hợp và hoạt động... vị và mức độ từng bộ phận kinh doanh - Các bộ phận của ERM bao gồm: + Môi trường nội bộ : Thiết lập một quan điểm về quản trị rủi ro, trong đó thừa nhận rằng những sự kiện mong đợi và không mong đợi đều có thể xảy ra Đồng thời thiết lập văn hóa rủi ro trong đơn vị và xem xét mọi khía cạnh có thể ảnh hưởng đến văn hóa rủi ro của doanh nghiệp + Thiết lập mục tiêu: Sử dụng chiến lược tiếp cận rủi ro trong... trường kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của phòng kinh doanh Vai trò và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến kiểm soát nội bộ: Báo cáo COSO cho rằng, sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia và đóng góp của các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị Đối tượng bên trong có vai trò và trách nhiệm liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ như . CỨU ĐỀ TÀI: TRƯNG ĐI HC KINH T THNH PH H CH MINH KHOA ĐO TO SAU ĐI HC  KIỂM SOÁT NỘI BỘ V QUẢN TRỊ RỦI RO TP. Hồ Chí Minh , th+ng 10 năm 2012 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân SVTH:. Thụy Minh Tâm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN   Nhóm 4 – Lớp KTKT đêm – Cao học K20 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân 2 Tp.Hồ Chí Minh, . công cụ quản lý và quản trị rủi ro của tổ chức? 3. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUY T 3.1 KIỂM SOÁT NỘI BỘ 3.1.1 Sự ra đời và phát triển các lý thuy t về kiểm soát nội bộ: • Giai đoạn sơ khai Hoạt động kinh

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan