Giáo án âm nhạc lớp 4: Học hát bài: BÀN TAY MẸ ppt

5 11.4K 67
Giáo án âm nhạc lớp 4: Học hát bài: BÀN TAY MẸ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21 Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: BỐN Tiết 21 : Học hát bài: BÀN TAY MẸ I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn - Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. - Thái độ: Qua bài hát giáo viên các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát Bàn tay mẹ. - Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,… - Máy hát, băng đĩa bài hát. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Phần mở đầu (5’): Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-4 học sinh hát lại bài hát Chúc mừng Bài hát Chúc mừng là nhạc của nước nào, do ai viết lời tiếng Việt? Nhận xét, cho điểm. b) Giới thiệu bài mới: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo sinh ngày 4/2/1932, quê ở thị Trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông đã mất năm 1997. 1-4 học sinh hát Chúc mừng là nhạc của nước Nga, do nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời tiếng Việt Nhận xét bạn hát. Lắng nghe Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21 Bài hát Bàn tay mẹ ra đời cách đây đã lâu và được rất nhiều thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Mẹ đã trải qua bao gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn nên người. Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã thành công trong việc phổ thơ, để co bài hát rất hay viết về mẹ. Bài hát bàn tay mẹ được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. Giáo viên mở băng cho học sinh nghe. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. B. Phần hoạt động (25’): 1. Hoạt động 1: Tập hát bài “Bàn tay mẹ”: (15’) - Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Bàn tay mẹ. Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn. - Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Máy hát, băng đĩa bài hát. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Tập cho học sinh đọc lời ca từng câu: 1-3 học sinh đọc. Tập đọc lời ca từng câu Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21 Câu 1: Bàn tay mẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ chăm chúng con. Câu 2: Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Câu 3: Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ con, trời gió rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con. Câu 4: Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn. Làm mẫu và yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Bàn tay mẹ”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài. Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Gọi vài học sinh hát để sửa lỗi cho học sinh. Lưu ý bốn chỗ luyến xuống bằng 2 nốt nhạc của một phách, hai chỗ cuối câu ngân dài ba phách (nốt trắng nối sang móc đơn với lặng đơn) c) Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo bài hát:  Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo phách: Đọc lời ca và vỗ tay theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. 1-4 học sinh hát. Học sinh hát theo hướng dẫn Thực hiện theo hướngdẫn của học sinh Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21 Bàn tay m ẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ chăm chúng con x x x x x x x xx  Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Bàn tay m ẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ chăm chúng con x x x x x x x xx Cho học sinh luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân, cả lớp. Giáo dục tư tưởng: Nghĩa mẹ không bao giờ cạn, tình mẹ không bao giờ vơi. Chúng ta nên nghe lời ông bà cha mẹ, học thật chăm, thật giỏi đẻ không phụ công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Trò chơi thi hát (10’): - Mục tiêu: Ôn lại những bài hát, bài thơ về mẹ - Phương pháp: Đàm thoại và thực hành. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi trong sách giáo khoa? Hướng dẫn trò chơi:  Chia lớp thành 2 đội: đội A và đội B  Cách chơi: Hai đội thi nhau kể Học sinh đọc: Kể tên những bài hát viết về mẹ? Học sinh tham gia trò chơi Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21 tên các bài thơ, bài hát nói về mẹ? Sau khi kêt phải hát được ít nhất 2 câu trong bài hát hoặc đọc được 4 câu trong bài thơ thì mới thắng.  Luật chơi: Sau 10 phút nếu đội nào kể được nhiều hơn sẽ thắng. Đếm 5 tiếng không kể được sẽ thua, kể lại bài của đội bạn cũng thua Nhận xét, khen đội chơi tốt. C. Phần kết thúc: (5’) - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát và gõ đệm theo nhịp. - Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: Ngày………tháng………Năm…………. Ngày………tháng………Năm…………. Khối trưởng Ban giám hiệu . cũng vòng tay mẹ ủ ấm con. Câu 4: Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn. Làm mẫu và yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: Bàn tay mẹ : Giáo viên. yêu mẹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát Bàn tay mẹ. - Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,… - Máy hát, băng đĩa bài hát. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp. nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. B. Phần hoạt động (25’): 1. Hoạt động 1: Tập hát bài Bàn tay mẹ : (15’) - Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Bàn tay mẹ. Cho học sinh

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan