Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giới tính và từ xưng hô trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh" pptx

10 355 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giới tính và từ xưng hô trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 23 Giới tính và từ xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh Nguyễn Thị Mai Hoa (a) Tóm tắt. Ví phờng vải là một trong những thể loại hát dân ca độc đáo trong kho tàng dân ca ở Nghệ Tĩnh. Trong lời những bài hát này có các đại từ nhân xng chỉ vai hát là nam và nữ. Lớp từ này đậm màu sắc giới tính và có sự khác biệt khi hành chức. Bài viết đi sâu phân tích những sự khác biệt này. rong thời gian gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ xét từ góc độ giới tính (GT) trong phạm vi giao tiếp gia đình, họ tộc và giao tiếp xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa giới tính (GT) và ngôi giao tiếp thể hiện ở từ xng hô (TXH) đã đợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (xem [5, 7, 10]). Tuy nhiên, hầu hết các tác giả nói trên chủ yếu tập trung xem xét GT và TXH trong giao tiếp nói chung chứ cha đề cập sâu tới vấn đề ngôn ngữ GT và TXH trong một thể hát ví dân gian gắn với một phơng ngữ cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đặc điểm ngôn ngữ GT thông qua cách sử dụng TXH của các vai giao tiếp trong các lời hát đối đáp ở phạm vi cụ thể là hát phờng vải Nghệ Tĩnh (HPV NT). I. Sơ lợc về từ xng hô Xng hô là hoạt động diễn ra trong giao tiếp xã hội thông qua những lời thoại. Trong một cuộc thoại, khi ngời nói lựa chọn TXH nào để biểu thị vai trao và/ hoặc vai đáp thì đồng thời cũng đã xác định khung quan hệ giữa mình với ngời đối thoại. Việc hình thành và lựa chọn sử dụng TXH chịu sự tác động của nhiều yếu tố: mối quan hệ quyền lực và khoảng cách giữa ngời nói với ngời nghe (ngời phát với ngời nhận); rộng hơn nữa là phụ thuộc vào hệ t tởng xã hội gắn với từng thời đại, gắn với từng giai tầng trong xã hội; và sâu xa hơn, nó còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của tâm lý và tập quán dân tộc, của văn hoá dân tộc, văn hoá vùng miền. Riêng trong tiếng Việt, các từ chỉ ngôi nhân xng tôi, mày, nó ít đợc sử dụng, thay cho chúng là những danh từ (DT) chỉ quan hệ thân tộc nh anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông, bà Trong giao tiếp, các nhân vật tham gia hoạt động này đều đợc phân định rõ rệt ở 3 ngôi vị (số ít và số nhiều): ngôi 1 chỉ ngời nói, ngôi 2 chỉ ngời nghe và ngôi 3 chỉ ngời đợc nói đến. Tuy nhiên, khi một hoạt động giao tiếp diễn ra, chỉ có hai ngôi vị trực tiếp tham gia giao tiếp (gồm ngời nói và ngời nghe) sử dụng TXH. Theo Benvenniste trong tác phẩm Những vấn đề ngôn ngữ học đại cơng (1966) thì chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mới thực sự là các ngôi xng hô (ông gọi là các pro - personne: đại - nhân vật) bởi vì những ngời đang giao tiếp với nhau dùng chúng để chỉ nhau. Ngôi thứ ba (đợc Benvenniste gọi là pro-nom: các đại - danh từ) không tham gia vào cuộc giao tiếp mà chỉ đợc dùng để chiếu vật ngời hay sự vật đợc nói tới. Từ điển tiếng Việt định nghĩa xng hô là tự xng mình và gọi ngời khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau. Nhận bài ngày 03/3/2008. Sửa chữa xong 14/3/2008. T Nguyễn Thị Mai Hoa xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tr. 23-32 24 Theo đó, có thể hiểu xng là hành động của ngời nói (ngôi 1) dùng một biểu thức ngôn ngữ để đa mình vào trong lời nói (tự quy chiếu đến mình) và hô là hành động của ngời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đa ngời nghe (ngôi 2) vào trong lời nói (quy chiếu đến ngời đối thoại). Hành động xng hô chỉ diễn ra trong cuộc thoại và một ngời có thể (và thờng) thực hiện cả hai hành động: xng và hô. Nh vậy, ngôi thứ ba không phải là nhân vật hội thoại, do đó nhân vật này không tham dự vào hành động xng hô. Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống TXH tiếng Việt đợc chia làm hai nhóm: Thứ nhất là đại từ nhân xng (ĐTNX) đích thực. Theo Đỗ Hữu Châu, ĐTNX trong tiếng Việt (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) gồm: tôi, tớ, ta, tao, mình, mày, bay, chúng tôi, chúng mày, chúng ta, chúng mình, bọn mình (không kể các đại từ phơng ngữ). Trong thực tế giao tiếp của ngời Việt, hệ thống ĐTNX gốc này đợc sử dụng hết sức hạn chế; có những từ rất ít dùng hoặc chỉ dùng trong những điều kiện, tình huống và với đối tợng giao tiếp nhất định, vì vậy thờng mất đi tính trung lập khi đợc đặt vào các ngôi vị. Việc lựa chọn ĐTNX gốc chủ yếu đợc căn cứ vào các yếu tố xã hội, tâm lý, thái độ, tình cảm của những ngời tham gia giao tiếp, chẳng hạn, từ tôi thờng sử dụng để giao tiếp trong tình huống có tính quy thức, hoặc trong những quan hệ giao tiếp mang tính xã giao. Nếu trong tình huống giao tiếp phi quy thức, nhất là đối với quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè thân thiết, việc sử dụng từ tôi để xng hô thờng đợc đánh giá là sự thay đổi trong thái độ, tình cảm theo chiều hớng tiêu cực. Thứ hai là những từ ngữ xng hô khác không phải là ĐTNX, đợc dùng với t cách là ĐTNX lâm thời, gồm một số nhóm nh: Đại từ dùng để trỏ hoặc để thay thế; DT chỉ tên riêng; DT chỉ quan hệ thân tộc; DT chỉ chức danh, nghề nghiệp; danh ngữ xác định (DNXĐ) Trong thực tế giao tiếp của ngời Việt, hệ thống ĐTNX lâm thời này đợc sử dụng khá rộng rãi ở mọi điều kiện, tình huống cũng nh với mọi đối tợng giao tiếp. Việc lựa chọn ĐTNX lâm thời thờng dựa trên 2 căn cứ: Tình huống giao tiếp và ứng xử cụ thể và sắc thái ý nghĩa (thân - sơ; khinh - trọng) của chính những từ ngữ đó. Nh vậy, trong giao tiếp tồn tại một hệ thống TXH chuẩn, gồm: ĐTXH, danh từ chỉ tên riêng, DT chỉ quan hệ thân tộc, DT chỉ chức danh, DNXĐ, và những nhóm từ khác (xem [1]). Xét trong quan hệ GT, các ĐTNX gốc trong tiếng Việt không biểu hiện GT, tức là không có phạm trù giống ngữ pháp cũng nh giống sinh học. Còn các ĐTNX lâm thời có thể biểu hiện GT (nam: anh, chàng, công tử, chú,; nữ: chị, thiếp, nàng, tiểu th, cô,); cũng có thể không biểu thị GT (bạn, mình, ngời ta, đây, đó, ai ). Và do đó, trong tiếng Việt, muốn xác định GT (trỏ nam hay nữ) của nhân vật hành động do ĐTNX biểu thị thì phải dựa vào ngữ cảnh, văn bản, hoặc phán đoán theo logic. II. Về từ xng hô trong HPV Nghệ Tĩnh HPV là thể hát rất quan trọng trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh. Ra đời từ trong lao động, gắn với nghề kéo Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 25 vải của những ngời phụ nữ xứ Nghệ, hát ví phờng vải dần dần trở thành thể hát đối đáp giao duyên giữa nam và nữ, mang những tình ý thiết tha, lành mạnh, chất phác của trai gái bình dân. Khác với NN giao tiếp đời thờng, giao tiếp trong HPV là hình thức giao tiếp thông qua hát đối đáp, tức là đã đợc nâng lên thành một nghệ thuật (nghệ thuật hát dân gian) đồng thời mang tính tập thể cao. Cũng nh các thể hát ví khác, HPV là hình thức sinh hoạt văn hóa bình dân có sự tham gia của hai đối tợng giao tiếp chính: một bên là các chàng trai (bên nam) và một bên là các cô gái (bên nữ). Ngoài ra còn có cả những ngời đi nghe hát hoặc tham gia đặt lời hát (có trẻ, có già; có nam có nữ; có ngời lao động bình dân và cũng có các nhà nho tham gia với vai trò thầy gà, thầy bày). Và do đó, các lời hát sử dụng trong một cuộc HPV không chỉ là vốn lời ca có sẵn mà thờng đợc đặt ra gắn với từ ngữ trong từng ngữ cảnh, từng tâm trạng Tuy nhiên, về bản chất, mỗi câu VPV khi đợc một cá nhân cất lên vẫn mang dấu ấn cá nhân của bản thân ngời hát, trong đó bao hàm cả dấu ấn GT. Có thể nhận thấy điều đó qua từ xng hô. 2.2. Để xác định GT (trỏ nam hay nữ) qua TXH của nhân vật giao tiếp trong HPV Nghệ Tĩnh, nhiều trờng hợp chúng tôi phải dựa vào ngữ cảnh, văn bản, hoặc phán đoán theo logic, trừ những trờng hợp đã xác định rõ lời nam hay lời nữ (căn cứ vào quy định của Giáo s Ninh Viết Giao khi sắp xếp các chặng hát, các tập hợp lời hát theo GT (xem [4]); hoặc căn cứ vào ĐTNX có biểu thị GT); - Đến đây hỏi thật chủ nhà, Vờn hồng nghiêm cấm hay là cho chơi? (nam) - Vờn xuân nghiêm cấm chín tầng, Quan ngang khách tạm xin đừng có vô (nữ) Cả hai câu đều khuyết từ chỉ ngôi thứ nhất (phần xng); ngôi thứ hai (phần hô gọi) của câu trao là chủ nhà, của câu đáp là quan ngang khách tạm. Xét theo thực tế của một cuộc HPV, bên nữ (những cô gái làm nghề kéo vải) thờng nhóm họp thành phờng (có tính chất cố định tơng đối ở một gia đình nào đó); còn bên nam (các chàng trai có thể là ngời trong vùng, có thể là ngời ở vùng khác) thờng xuất hiện với t cách là khách đến tham gia hát đối đáp với nhiều mục đích (đến đây hò hát cho quen hoặc để giao duyên). Từ đó có thể hình thành một phán đoán logic: Chủ nhà chính là bên nữ, quan ngang khách tạm là bên nam. Theo mạch phán đoán ấy, câu trao là lời nam và câu đáp là lời nữ. 2.3. Mỗi câu hát VPV (dù xuất hiện ở dạng đơn hay đợc đặt trong cặp trao đáp thờng ứng với một lợt lời. Và ứng với một lợt lời thờng là một cặp TXH: Chàng về ngoảnh mặt lại đây, Cho em ngong (nhìn) chút, cho khuây cơn buồn. Tuy nhiên, trong một lợt lời của HPV có thể không xuất hiện TXH, bao gồm khuyết từ xng hoặc khuyết từ hô, hoặc có thể khuyết cả hai: Răng mà không nói không phô (nói) Hay là đã dở đi nơi mô đi rồi. Cũng có thể dùng hơn một cặp TXH (có trờng hợp xuất hiện tới ba cặp TXH): - Hỡi ngời bạn cũ quen ta, Nguyễn Thị Mai Hoa xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tr. 23-32 26 Có ai nh bạn giúp ta một ngời. Một ngời mời tám cho xinh, Lời ăn tiếng nói nh mình mình ơi? (nam) - Có ai ta dạm cho mình, Không ai ta lại thế mình đợc chăng? (nữ) Trong lời hát nam có 1 từ dùng để xng ta và 3 từ ngữ dùng để hô gọi: ngời bạn cũ quen ta, bạn, mình. Qua cách thay đổi từ hô gọi, có thể thấy rõ ý định giao tiếp của chàng trai là muốn chuyển dần mối quan hệ tình cảm theo hớng tích cực từ xa đến gần đối với ngời nhận (ngời quen cũ: bạn > mình); và kết lại là tình đôi lứa qua cách xng hô quen thuộc của dân gian: ta - mình. Nhng trong câu cuối, ta - mình lại tơng đơng tôi - tôi. III. Giới tính và các nhóm từ xng hô trong HPV 3.1. Phần lời HPV không sử dụng từ xng hô Trong giao tiếp, ngời ta có thể không sử dụng TXH (khuyết từ xng hoặc khuyết từ hô) mà vẫn thể hiện đợc vai giao tiếp. Thực tiễn cho thấy, có nhiều phát ngôn không có từ xng hô trong lời thoại. Đây là hiện tợng tỉnh lợc các từ xng hô trong phát ngôn mà trên bình diện thông báo, những phát ngôn này vẫn đảm bảo yêu cầu về thông tin. Trong giao tiếp thông thờng, hiện tợng khuyết TXH đợc gọi là cách nói trống không, cách nói trống nên trong một số trờng hợp, chúng bị coi là vi phạm phép lịch sự, làm giảm đi phần thiện cảm về phía ngời đối thoại, và do đó cũng sẽ giảm sút hiệu quả giao tiếp. Qua 767 lời hát nam và 978 lời hát nữ đợc khảo sát, kết quả cho thấy ở HPV, trờng hợp khuyết TXH chiếm tỉ lệ khá cao: ở lời nam là 340 lợt khuyết từ xng, chiếm 44% và 249 lợt khuyết từ hô, chiếm 32%, ở lời nữ là 492 lợt khuyết từ xng, chiếm 50% và 184 lợt khuyết từ hô, chiếm 19%. Trong nhiều trờng hợp khuyết cả từ xng lẫn từ hô (nam lẫn nữ): - Đến đây đàn hát vui xuân, Khấu đầu bái tạ trớc sân làm gì? (nữ) - Đất đâu có đất lạ lùng, Đứng thì không đợc, nằm cùng lại cho (nam). Trong HPV, hiện tợng khuyết TXH ở phần xng nhiều hơn phần hô. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ từng phần giữa hai giới thì có điểm khác biệt rất rõ: khuyết từ xng hô ở lời nữ (50%) nhiều hơn lời nam (44%), còn khuyết từ xng hô ở lời nam (32%) nhiều hơn lời nữ (19%), tức là giới nữ thờng khuyết từ dùng để xng, còn giới nam thờng khuyết từ dùng để hô. Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng giữa nam và nữ có sự bình đẳng cao hơn rất nhiều so với thực tế. 3.2. Phần lời HPV sử dụng từ xng hô 3.2.1. Hệ thống TXH chỉ xuất hiện trong lời nam (chỉ có ở TXH lâm thời) a. Từ ngữ dùng để xng + TXH là DT (gồm cả các danh từ có ý nghĩa ẩn dụ): cố nhân, sãi, Kim Trọng, Vân Tiên, hạc Vui chùa thì sãi đến chơi, Gẫm nh thân sãi thiếu chi nơi tu hành (nam) + TXH là danh ngữ xác định (DNXD): khách cung trăng, ngời viễn khách, khách giang hồ - Vờn hồng có khách cung trăng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 27 Em con nhà thi lễ nói năng dịu dàng. b) Từ ngữ dùng để hô + TXH là danh từ thân tộc và ĐTXH: ả, chị em, cô, mự, nàng (nờng), o (cô). - Một niềm chỉ quyết lấy o, Khéo bông khéo vải, khéo lo việc nhà. + TXH là danh từ: chủ nhà, phờng, Nguyệt Nga, Kiều, đào liễu Cảm ơn đào liễu có lòng Sẵn sàng yên kỉ anh hùng ngồi chơi. + TXH là đại từ nhân xng (kể cả các danh từ có ý nghĩa ẩn dụ): bạn Trần Châu, cô ấy, cô bay, cô gái, bên sông, cô gái bên bờ, chim khôn, dì mình, dì xã, đôi ả, đào tơ, gái hát tài, gái hữu tình, gái thuyền quyên, gái má đào, khách hồng lâu, mự xã, ngời bạn, ngời con gái, ngời thắt lng xanh, ngời ngồi tựa cạnh thề, ngời mặc áo thay vai, ngời chân đạp tay đa, ngơi kéo vải, ngời giặt vải, nữ tài Hỏi ngời mặc áo thay vai (ngôi 2, nữ) Khăn thâm chít trốc (đầu), con ai rứa phờng? 3.2.2. Hệ thống TXH chỉ xuất hiện trong lời nữ (chỉ xuất hiện ở TXH lâm thời) a) Từ ngữ dùng để xng TXH là ĐTNX và danh từ đợc dùng (thiếp) + TXH là danh từ (nữ nhi, thuyền quyên, Kiều Vân). Bà chi dẹp giặc kháng Ngô Nữ nhi muốn hỏi, anh phô cho tờng? + TXH là DTNX (bạn, gái giòn, gái này) Đố anh đi học không thầy, Làm bài không bút gái này theo không? b) Từ ngữ dùng để hô TXH là ĐTNX và DT đợc dùng nh ĐTNX (chàng). TXH là DT (kể cả danh từ có ý nghĩa ẩn dụ): chàng Kim, đông quân, lang quân, nho sỹ, tài tử thấy đồ, văn nhân, văn nho. Mấy khi khách tới vờn đào Trăm hoa mủm mỉm ra chào đông quân. TXH là DTXD: anh kia, anh đi ở, bạn học, bạn học trò, bạn loan, chàng niên thiếu, khách đờng xa, khách Chơng Đài, khách hảo cầu, khách nhà nông, khách tri âm, khách văn chơng, ngời thân thuộc, trai xinh. Lâu ngày xáp khách hảo cầu Hai tay bng hộp trà lu ra chào. 3.2.3. Hệ thống TXH lỡng tính 3.2.3.1. TXH lỡng tính là ĐTNX: Thờng chỉ xuất hiện ở phần xng (ngôi 1): tôi, ta (đôi ta). - Ơ o (cô) dệt vải trong cung, Cho ta (nam) dệt với cùng chung một đèn. - Hai ta khác xã khác làng, Hỏi ai mách bảo cho chàng biết ta (nữ)? 3.2.3.2. TXH lỡng tính là những từ ngữ xng hô khác không phải là ĐTNX, đợc dùng với t cách là ĐTNX lâm thời (chúng tôi gọi là hệ thống TXH lâm thời). Sau đây là một số trờng hợp cụ thể: Trờng hợp 1: Xuất hiện ở cả phần xng (chỉ ngời nói) và phần hô gọi (chỉ ngời nghe): mình, ai. Đây là hiện tợng kiêm ngôi theo Đỗ Hữu Châu (xem [2]), hay còn gọi là hiện tợng một thể hai ngôi theo cách gọi của Đỗ Thị Kim Liên (xem [7]). Chẳng hạn, cùng Nguyễn Thị Mai Hoa xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tr. 23-32 28 một vỏ ngữ âm khi thì dùng ở ngôi thứ nhất, khi thì dùng ở ngôi thứ hai. - Trăm năm ai (ngôi 2) chớ quên ai (ngôi 1), Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim. Trờng hợp 2: Chỉ xuất hiện ở phần xng (đây) hoặc chỉ xuất hiện ở phần hô gọi (đó, bạn, ngời). - Kết đôi đi cho đó (ngôi 2) vợ đây (ngôi 1) chồng, Kẻo mà ngày tởng, đêm trông nhau hoài. 3.2.3.3 Ngoài ra, có một số TXH lâm thời lỡng tính có thể thay đổi khi điều chỉnh vai giao tiếp. Đó là những TXH dùng để xng khi xuất hiện ở lời nữ (ngôi 1), nhng lại là từ dùng để hô gọi khi xuất hiện ở lời nam (ngôi 2): chị em, em, thuyền quyên, khách (gái) má đào, khách hồng lâu, nữ nhi, thục nữ, gái bốn mùa. Ngợc lại, có những TXH dùng để xng khi xuất hiện ở lời nam (ngôi 1), nhng lại là từ dùng để hô gọi khi xuất hiện ở lời nữ (ngôi 2): anh, quân tử, trai nam nhi, trợng phu, anh hào, anh hùng, trai thanh tân, khách. Cố nhân (ngôi 1, nam) tha khách hồng lâu (ngôi 2, nữ), Chữ thiên nay đã trồi đầu hay cha? - Hồng lâu (ngôi 1, nữ) tha khách Chơng Đài (ngôi 2, nam), Chữ thiên sổ dọc đã dài phân minh. (Chữ thiên sổ dọc là chữ phu, ý nói đã có chồng) 3.2.3.4. Có trờng hợp vị trí giữa các vai giao tiếp chuyển đổi: chàng (ngôi 2, nam), thiếp (ngôi 1, nữ). Nam tự xng chàng (ngôi 1, nam), gọi nữ là thiếp (ngôi 2, nữ) - Con kiến đất leo cây thục địa, Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên, Chàng (ngôi 2, nam) mà đối đặng gái thuyền quyên (ngôi 1, nữ) xin theo về? - Con rắn mà lặn qua xà, Con gà mà mổ bông kê, Chàng (ngôi 1, nam) đà đối đợc, thiếp (ngôi 2, nữ) phải về hôm nay. IV. Sự đồng nhất và khác biệt TXH giữa nam và nữ trong HPV Nghệ Tĩnh 4.1. Sự đồng nhất TXH giữa nam và nữ Trong HPV, chúng ta bắt gặp cả hai vai nam và nữ đều sử dụng hệ thống từ xng hô phong phú và đa dạng, hội tụ tính dân gian lẫn tính uyên bác. Trớc hết, ta thờng gặp các tiểu loại cụ thể, có tính chuẩn mực: ĐTNX, DT, ĐTXĐ. Ngoài ra, còn có những phơng tiện xng hô khác nh: từ chỉ xuất (đây), từ phiếm chỉ (ai), danh từ (anh hùng, anh hào, cổ nhân, quân tử, tri âm). Đặc biệt là sự xuất hiện của các từ chỉ quan hệ thân tộc thuộc nhóm từ địa phơng (ả, dì, mự, mự xã, dì xã), các danh từ kết hợp linh hoạt với các danh từ chỉ xuất xứ: khách Chơng Đài, khách hồng lâu, danh từ kết hợp với những từ chỉ đặc trng nổi trội (gái hát tài, nữ tài, rể nghèo), danh từ kết hợp với đại từ chỉ định (gái này). Chính sự xuất hiện cách xng hô phong phú này đã làm cho những lời đối đáp trong HPV hội tụ những đặc điểm: (1) Mang đậm không khí sinh hoạt văn học dân gian của quần chúng. Trong các lời hát nam - nữ, ta bắt gặp cách xng hô luôn đậm chất dân gian chung cho mọi vùng miền (đây - đó, chàng - thiếp, mình - ta, loan - phợng). Thiếp thơng chàng đừng cho ai biết Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 29 Chàng thơng thiếp đừng để ai hay Thế gian nhiều kẻ lắt lay, Cực chàng chín rỡi cực thiếp đây mời phần. (2) Thể hiện đậm sắc thái địa phơng Nghệ Tĩnh. Sắc thái địa phơng Nghệ tĩnh thể hiện ở tính mộc mạc, dân giã, thậm chí hơi thô nhng lại gợi cảm cảm giác gần gũi, thân thiết giữa những ngời tham gia cuộc hát (ta - mự, anh - dì mình, anh - mự xã, zê rô-cô bay). Thuyền kia dời bến dời dằm, Tình ta với mự trăm năm nhớ đời. (3) Có tính uyên bác với những cách xng hô nghiêng về chữ nghĩa, kinh điển. Trong các lời hát, bên cạnh các từ xng hô đậm chất dân gian truyền thống mộc mạc giản dị, ta còn bắt gặp lớp từ xng hô uyên bác, bác học, nh gọi theo tên nhân vật trong các điển tích, trong các tác phẩm văn học, từ xng hô Hán Việt (anh - bạn Trần Châu, anh - gái thuyền quyên, em - chàng nho sĩ kinh đô, thuyền quyên - chàng quân tử). - Mời chàng quân tử vào chơi Thuyền quyên muốn tỏ đôi lời cho minh Đây là nét đặc trng nổi bật làm cho HPV khác các thể hát khác ở Nghệ Tĩnh. 4.2. Sự khác biệt TXH giữa nam và nữ 4.2.1. Từ xng hô trong lời hát nữ không phong phú bằng TXH trong lời hát nam. Ngoài cách nói khuyết từ xng và /hoặc khuyết từ hô gọi, trong 978 lời hát đợc khảo sát, giới nữ sử dụng 19 từ dùng để xng và 35 từ dùng để hô gọi gồm: Phần xng sử dụng 19 từ ngữ, trong đó: 7 ĐTNX (bao gồm cả DT thân tộc và các từ khác đợc sử dụng nh đại từ): thiếp, em, ta, tôi, mình, đây, ai; 7 DT: hồng lâu, thục nữ, nữ nhi, thuyền quyên, chị em, Kiều Vân, phợng; 5 DNXĐ: bạn loan, gái bốn mùa, gái má đào, gái giòn, gái này. Phần hô gọi sử dụng 35 từ ngữ, trong đó: 7 ĐTNX (bao gồm cả DT thân tộc và các từ khác đợc sử dụng nh đại từ): ai, anh, bạn, chàng, đó, mình, ngời; 16 DT: anh hào, anh hùng, đông quân, lang quân, nam nhi, nho sỹ, khách, quân tử, tài tử, thầy đồ, (các) thầy, trợng phu, văn nhân, văn nho, chàng Kim, loan; 12 cụm DNXĐ: anh kia, anh đi ở, bạn học trò, chàng niên thiếu, chàng thanh tân, khách đờng xa, khách tri âm, khách nhà nông, khách Chơng Đài, khách văn chơng, ngời thân thuộc, trai xinh. Trong khi đó, ngoài cách nói khuyết từ xng và/hoặc khuyết từ hô gọi, trong 767 lời hát, giới nam sử dụng 23 từ ngữ dùng để xng và 49 từ ngữ dùng để hô gọi. Cụ thể là: Phần xng sử dụng 23 từ ngữ, trong đó: 7 ĐTNX (bao gồm cả DT thân tộc và các từ khác đợc dùng nh đại từ): anh, ai, chàng, đây, mình, ta, tôi; 10 DT (ngoài các DT thân tộc đợc dùng nh đại từ đã nêu trên): anh hùng, anh hào, cố nhân, khách, quân tử, sãi, trợng phu, Kim Trọng, Vân Tiên, hạc; 6 DNXĐ: khách cung trăng, ngời viễn khách, khách giang hồ, rể nghèo, trai nam nhi, trai thanh tân. Phần hô gọi sử dụng 49 từ ngữ, trong đó: 12 ĐTNX (bao gồm cả DT thân tộc và các từ khác đợc sử dụng nh đại từ): ả, ai, bạn, cô, đó, em, mình, mự, nàng, o (cô), thiếp, ta; 15 DT (kể cả các DT có ý nghĩa ẩn dụ): chị em, chủ nhà, dì mình, dì xã, đôi dì, mự xã, Nguyễn Thị Mai Hoa xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tr. 23-32 30 phờng, tri âm, Nguyệt Nga, Kiều, cá, đào liễu, đào thơ, chim khôn, chim phợng hoàng (phợng); 22 cụm DNXĐ: bạn Trần Châu, cô ấy, cô bay, cô gái bên sông, cô gái bên bờ, gái hát tài, gái hữu tình, gái thuyền quyên, gái bốn mùa, gái má đào, ngời bạn, ngời con gái, ngời thục nữ, ngời thắt vải lng xanh, ngời ngồi tựa cạnh thềm, ngời mặc áo thay vai, ngời chân đạp tay đa, ngời kéo vải, ngời giặt vải, ngời dệt vải, nữ tài, khách lầu hồng. Kết quả so sánh đối chiếu trên cho thấy hệ thống từ ngữ đợc dùng để xng hô của giới nữ ít hơn nhiều so với từ ngữ đợc dùng để xng hô của giới nam (sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở phần hô gọi với sự xuất hiện của các DNXĐ). Trong quá trình giao duyên, ngoài những cách xng hô quen thuộc thờng bắt gặp trong ca dao, dân ca (anh - em, ta - mình, tôi - nàng), các chàng trai Xứ Nghệ đã mạnh dạn đa vào hệ thống TXH một loạt từ ngữ mới thể hiện cách xng hô đa dạng, phong phú và rất linh hoạt. Điều này cũng dễ lí giải bởi lẽ dù là khách (đến tham gia HPV) nhng do đặc thù giới, giới nam bao giờ cũng tỏ ra bạo dạn, mạnh mẽ, chủ động, tự tin. Mặt khác, giới nam cũng có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều phờng vải, nhiều bạn hát, do đó, hệ thống TXH cũng thờng xuyên đợc bổ sung. Còn giới nữ lại chủ yếu chỉ ở một phờng vải cố định (trừ trờng hợp thay đổi địa bàn sinh sống do đi lấy chồng) nên hạn chế về điều kiện giao tiếp. Và do đó, hệ thống TXH cũng khiêm tốn hơn nhiều so với giới nam. 4.2.2. Từ xng hô của giới nữ hớng tới sự chuẩn mực nhiều hơn giới nam ở phần xng, ngoài cách dùng TXH zero (50%), giới nữ sử dụng các đại từ em (30%), thiếp (12%), tôi, ta, mình, ai (6 %), hoặc một số DT Hán Việt thục nữ, nữ nhi, thuyền quyên(1%), các từ ngữ hô gọi nôm na, thuần Việt chị em, bạn loan, gái bốn mùa, gái giòn, gái này, gái má đào, đây(1%). ở phần hô gọi, ngoài TXH zero (19%), giới nữ chủ yếu gọi bạn HPV (là nam) bằng các từ xng gọi là ĐTNX chàng (35%), anh (32%), ai, bạn, mình, ngời,(8%); ngoài ra họ còn dùng các DT khác (là từ Hán Việt) nh anh hùng, anh hào, chàng niên thiếu, chàng thanh tân, đông quân, văn nho, lang quân, nam nhi, nho sĩ, quân tử, tri âm, trợng phu, văn nhân tài tử(5%); rất ít dùng các từ ngữ hô gọi nôm na anh kia, anh đi ở, trai xinh, khách nhà nông, khách đờng xa, ngời thân thuộc, các thấy, thầy đồ (1%). - Dặn chàng cho nhớ chàng nha, Hôm mai đi sớm kẻo mà em trông. Trong khi đó, ở phần xng, ngoài cách dùng TXH zero (44%), giới nam chủ yếu dùng các đại từ anh (43%), ta, tôi, chàng(9%), các DT là từ Hán Việt anh hùng, trợng phu, trai nam nhi, ngời viễn khách, quân tử, trai thanh tân, anh hào, cố nhân, giang hồ (2%), rất hạn chế dùng cách nói nôm na rể nghèo, sãi (2%). ở phần hô gọi, ngoài cách dùng TXH zero (32%), giới nam gọi bạn HPV (là nữ) bằng đại từ em (44%), nàng(11%), bạn, ai, đó, mình, ta, cô(5%); rất ít dùng từ Hán Việt ngời thục nữ, nữ tài, tri âm, thuyền quyên (2%) mà dùng cách gọi tên nôm na, gắn với công việc, đặc điểm, hoặc mợn tên các nhân vật văn học: cô gái bên sông, cô gái bên bờ, chủ nhà, gái bốn mùa, gái má đào, gái hát tài, ngời con gái, ngời thắt vải lng xanh, ngời ngồi tựa cạnh thềm, ngời mặc áo thay vai, Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 31 ngời chân đạp tay đa, ngời kéo vải, ngời giặt vải, ngời dệt vải, khách lầu hồng, phờng, Nguyệt Nga, thậm chí dùng từ địa phơng ả, o, cô ấy, cô bay, mự, mự xã, dì mình, dì xã, đôi dì (6% %); ngay cả từ Hán Việt cũng đợc gắn với cánh gọi nôm na gái hữu tình, gái thuyền quyên. - Trăng lên có chiếc sao chầu, Hỏi thăm mự xã đã ăn trầu ai cha? Có thể thấy rằng thói quen của ngời Việt là xng hô theo tôn ti, thứ bậc. Đặc điểm này bắt đầu từ các cặp TXH trong quan hệ gia tộc, rồi từ đó chuyển sang các cặp TXH ngoài xã hội. Xng hô gắn với yếu tố GT cũng bị chi phối bởi những quy định tôn ti, thứ bậc ấy. Tuy nhiên, quy định này hầu nh ràng buộc giới nữ nhiều hơn giới nam. Do đó, trong HPV, với những TXH mộc mạc, nôm na, cách xng hô của giới nam thờng nghiêng về mối quan hệ thân hữu. Ngợc lại, cách xng hô của giới nữ nghiêng về mối quan hệ quyền lực theo nguyên tắc xng khiêm - hô tôn (khiêm nhờng khi nói về mình và tôn vinh, đề cao khi nói về ngời). Việc lựa chọn cách xng hô ấy có thể là do giới nam muốn rút ngắn khoảng cách giữa ngời hát (nam) và ngời nghe (nữ), còn giới nữ lại muốn giữ khoảng cách (đợc hình thành bởi thứ bậc do đặc thù giới tính quy định theo quan niệm phong kiến). Đó cũng có thể là cách để giới nữ thể hiện nét tính cách nhuần nhị, đúng mực, hiền thục, nết na; cũng có thể là cách để chứng tỏ thái độ không dễ dãi, không suồng sã, tránh bị bên nam coi thờng. Việc lựa chọn TXH trong HPV ngoài sự chi phối bởi hệ t tởng của thời đại và của văn hoá dân tộc, văn hoá vùng miền còn bị chi phối bởi yếu tố giới tính khá rõ. V. Kết luận HPV là một hoạt động giao tiếp đặc thù vừa mang tính nghệ thuật cao (thuộc về sinh hoạt văn hoá dân gian) lại vừa chịu ảnh hởng bởi những nét riêng của phơng ngữ Nghệ Tĩnh. Dù xuất hiện ở dạng đơn (một lời) hay ở dạng cặp trao đáp (thờng gồm một lời trao và một lời đáp), các vai giao tiếp có thể không phân biệt về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, nhng lại đợc xác định trên cơ sở giới tính rất rõ: giới nam và giới nữ. Mặt khác, đây là một hình thức hát đối đáp giao duyên, do đó, đặc điểm giới tính càng đợc bộc lộ qua nhiều phơng diện: cách sử dụng từ ngữ, cách chọn đề tài, hình ảnh, cách cấu trúc câu hát Nhận xét bao trùm nhất là yếu tố GT không chỉ thể hiện trong bản thân các TXH (ví dụ: chàng - thiếp; anh - em) mà còn ở trong trong cách lựa chọn TXH theo nguyên tắc ứng xử có tính chất văn hoá truyền thống của cộng đồng. Ngời nữ thờng xng em và gọi ngời nam là anh nh một biểu hiện của sự khiêm nhờng ở giới nữ trong sự giao tiếp với vai nam. Việc tìm hiểu đặc điểm GT qua hệ thống TXH trên đây chỉ là một phần rất nhỏ để minh họa cho những tơng đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ GT trong HPV, qua đó, chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu một thể loại VHDG đặc thù của xứ Nghệ - HPV. Nguyễn Thị Mai Hoa xng hô trong Hát phờng vải Nghệ Tĩnh, Tr. 23-32 32 Tài liệu tham khảo [1] Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2005. [2] Đỗ Hữu Châu, Đại cơng ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001. [3] Vũ Tiến Dũng, Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (Qua một số hành động nói), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trờng ĐHSP Hà Nội, 2003. [4] Ninh Viết Giao, Hát phờng vải, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002. [5] Vũ Thị Thanh Hơng, Giới tính và lịch sự, Ngôn ngữ, số 8 (119)/1999, tr. 17 - 30. [6] Nguyễn Thị Ly Kha, Từ xng hô thuộc hệ thống nào?, Ngôn ngữ & Đời sống, số 10 (144)/2007, tr. 40-44. [7] Nguyễn Văn Khang, Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình ngời Việt, ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình ngời Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1996, tr. 176 - 188. [8] Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, 1999. [9] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2000. [10] Nguyễn Đức Thắng, Về giới và ngôi ở những từ xng hô trong giao tiếp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2 (149)/2002, tr. 59-65. Summary GENDER AND Personal pronouns IN folk-songs Vi Phuong vai in Nghe Tinh Vi phuong vai is one of the unconventional folk-songs type of the treasure folk- songs in Nghe Tinh. In these words of songs there are personal pronouns referring to singing roles: male and female. This class of words has its own gender chracteristics and differences when functioning. This paper analysed profoundly these differences. (a) Nghiên cứu sinh ngành ngôn ngữ, Trờng Đại học Vinh. . phát ngôn không có từ xng hô trong lời thoại. Đây là hiện tợng tỉnh lợc các từ xng hô trong phát ngôn mà trên bình diện thông báo, những phát ngôn này vẫn đảm bảo yêu cầu về thông tin. Trong. III. Giới tính và các nhóm từ xng hô trong HPV 3.1. Phần lời HPV không sử dụng từ xng hô Trong giao tiếp, ngời ta có thể không sử dụng TXH (khuyết từ xng hoặc khuyết từ hô) mà vẫn thể. lời hát nữ không phong phú bằng TXH trong lời hát nam. Ngoài cách nói khuyết từ xng và /hoặc khuyết từ hô gọi, trong 978 lời hát đợc khảo sát, giới nữ sử dụng 19 từ dùng để xng và 35 từ

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan