Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân cư thuộc Nghệ An." pot

9 1.1K 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân cư thuộc Nghệ An." pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân cư thuộc Nghệ An." Nguyễn Thị Oanh Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi , TR. 56-63 56 Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân c thuộc Nghệ An Nguyễn Thị Oanh (a) Tóm tắt. Điều tra thực trạng bệnh đái tháo đờng (ĐTĐ) ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân c thuộc tỉnh Nghệ An (từ tháng 12/2007 đến tháng 08/2008) chúng tôi thu đợc: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại khu vực nghiên cứu trung bình là 6,7%, trong đó cao nhất là thành phố Vinh chiếm 13,3%, thấp nhất là huyện Tơng Dơng chiếm tỷ lệ 1,4%. ở các độ tuổi từ 16 trở lên tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,5 -11,0%. Tỷ lệ bị ĐTĐ ở các vùng miền khác nhau thay đổi từ 4,1 - 13,3%. Các chỉ số sinh lý ở nhóm đối tợng bị ĐTĐ có biểu hiện nguy cơ bệnh về mạch máu và thận cùng với một số biến chứng thờng gặp của bệnh ĐTĐ. I. Đặt vấn đề Đái tháo đờng là một căn bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hoá cacbohydrate xẩy ra khi hormon insulin của tuỵ bị thiếu hay giảm thấp hoặc mất cân bằng về tiêu hoá và chuyển hoá đờng, biểu hiện bằng tỷ lệ đờng trong máu luôn cao quá giới hạn bình thờng, và đờng sẽ bị thải qua thận theo con đờng nớc tiểu. Bệnh đái tháo đờng gây ảnh hởng toàn diện đến cơ thể với nhiều biến chứng nguy hiểm nh: biến chứng mắt, thận, thần kinh, tim mạch, huyết áp, Các biến chứng này sẽ dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu nh không đợc điều trị kịp thời. Năm 2006, toàn thế giới có 246 triệu ngời mắc bệnh đái tháo đờng. ớc tính năm 2025 con số ngời bị đái tháo đờng sẽ lên tới trên 330 triệu ngời (gần 6% dân số toàn cầu). ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2007, tỷ lệ bị đái tháo đờng trung bình trong cả nớc là 4,78%. Tại Nghệ An, theo điều tra của Trung tâm nội tiết tỉnh, năm 2005 tỷ lệ ngời bị đái tháo đờng trên toàn tỉnh là 3,0%, tỷ lệ này đang ngày một tăng nhanh cho tới hiện nay ở các độ tuổi khác nhau. Để góp phần cung cấp dẫn liệu cho việc tìm hiểu và ngăn ngừa bệnh đái tháo đờng ở các độ tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân c thuộc Nghệ An. II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tợng nghiên cứu Nam, nữ ở độ tuổi từ 16 trở lên gồm 3383 ngời thuộc 18 huyện và thành thị tỉnh Nghệ An trong thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 08/2008. 2.2. Phơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phơng pháp chọn mẫu Sử dụng phơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản, hệ thống và phơng pháp dịch tễ học cộng đồng. Nhận bài ngày 22/9/2008. Sửa chữa xong 20/10/2008. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 57 Tại các vùng chúng tôi chọn cỡ mẫu tơng đơng nhau cũng nh về số lợng và sự đồng đều về độ tuổi tơng ứng. Trong quá trình nghiên cứu, khi tiến hành khám lâm sàng và các chỉ số nhân trắc học chúng tôi khám kết hợp với trung tâm y tế ở địa phơng tại mỗi vùng và sự giúp đỡ về chuyên môn của y, bác sĩ Trung tâm Nội tiết tỉnh Nghệ An. - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ: Theo tiêu chuẩn của ADA (American Diabetes Assocoation) đợc WHO chính thức ban hành năm 1998 theo Zimmet. + Lâm sàng: Có 4 triệu chứng chính là ăn nhiều, sút cân, đái nhiều, uống nhiều. + Cận lâm sàng: Chỉ số đờng huyết sau khi uống 75g đờng glucose trong 250ml nớc 11,1mmol/l. - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), theo tiêu chuẩn của ADA đợc WHO chính thức ban hành năm 1998, chỉ số đờng huyết sau khi uống 75g đờng glucose trong 250ml nớc 7,8mmol/l và <11,1mmol/l. 2.2.2. Các chỉ số sinh học Chỉ số hóa sinh máu, creatinin và albumin: - Lấy máu tĩnh mạch: Máu đợc lấy vào 5-8 giờ sáng (đối tợng cha ăn sáng), mỗi đối tợng nghiên cứu đợc lấy 3 ml máu, chống đông bằng EDTA 3%, bảo quản ở nhiệt độ 0 o C. Xét nghiệm máu ở thời điểm 2 giờ sau khi uống nớc đờng và ghi kết quả lần 2. - Xác định cholesterol toàn phần và tryglicerides, HDL-C, LDL-C sau khi lấy máu bằng phơng pháp phản ứng màu Liebermann-Burchar, Salkowski trên máy sinh hóa đa năng Eosbsavo của Italia tại Trung tâm nội tiết tỉnh Nghệ An. - Lấy mẫu nớc tiểu: lấy nớc tiểu ở thời điểm bất kỳ để đo độ thanh thải creatinin; lấy nớc tiểu buổi sáng lúc đói để đo nồng độ albumin niệu. Creatinin và albumin đợc xác định trên máy Eosbsavo. 2.2.3. Phơng pháp xử lý số liệu Số liệu đợc xử lý nhờ phần mềm Excel kết hợp với chơng trình Epi.info 6.0. So sánh các chỉ số sinh học giữa các độ tuổi bằng hàm Test ANOVA. III. Kết quả nghiên cứu Bảng 1: Kết quả thăm khám lâm sàng bệnh ĐTĐ và RLDNG tại khu vực nghiên cứu Tổng số ĐTĐ RLDNG TT Điểm điều tra ngời khám Số lợng Tỷ lệ (%) Số lợng Tỷ lệ (%) 1 Tp Vinh 293 39 13,3 65 22,2 2 Nghi Lộc 226 12 5,3 41 18,1 3 Diễn Châu 245 24 9,8 45 18,4 4 Quỳnh Lu 231 25 10,8 47 20,3 5 Yên Thành 242 22 9,1 38 15,7 6 Đô Lơng 211 15 7,1 32 15,2 Nguyễn Thị Oanh Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi , TR. 56-63 58 7 Quỳ Hợp 137 5 3,6 11 8,0 8 Cửa Lò 187 8 4,3 31 16,6 9 Nam Đàn 193 14 7,3 34 17,6 10 Hng Nguyên 158 9 5,7 28 17,7 11 Thanh Chơng 198 13 6,6 25 12,6 12 Con Cuông 131 5 3,8 16 12,2 13 Anh Sơn 141 5 3,5 13 9,2 14 Kỳ Sơn 164 6 3,7 12 7,3 15 Tơng Dơng 138 2 1,4 9 6,5 16 Tân Kỳ 175 9 5,1 20 11,4 17 Quỳ Châu 128 2 1,6 11 8,6 18 Nghĩa Đàn 185 10 5,4 17 9,2 Chung 3383 225 6,7 495 14,6 Từ số liệu bảng 1 cho thấy: - Tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ tại khu vực nghiên cứu trung bình là 6,7%, trong đó cao nhất là thành phố Vinh chiếm 13,3%, thấp nhất là huyện Tơng Dơng chiếm tỷ lệ 1,4%. - Tỷ lệ RLDNG tại khu vực nghiên cứu là 14,6%, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là Thành phố Vinh 22,2%, thấp nhất cũng là huyện Tơng Dơng chiếm 6,5%. Bảng 2: Mối tơng quan giữa ĐTĐ, RLDNG và độ tuổi Tổng số ĐTĐ RLDNG Độ tuổi ngời khám Số lợng Tỷ lệ (%) Số lợng Tỷ lệ (%) 16 - 26 475 7 1,5 18 3,8 27 - 37 512 10 2,0 54 10,5 38 - 48 711 62 8,7 112 15,8 49 - 59 687 56 8,2 116 16,9 60 - 70 588 45 7,7 95 16,2 > 70 410 45 11,0 100 24,4 r r = 0,89 r = 0,84 Bảng 2 cho thấy: ở độ tuổi từ 16 - 26, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm 1,5%; tỷ lệ RLDNG là 3,8%. ở độ tuổi từ 27 - 37, tỷ lệ ĐTĐ là 2,0%; RLDNG là 10,5%; độ tuổi từ 38 - 48, tỷ lệ bị ĐTĐ tăng lên 8,7% đồng thời tỷ lệ RLDNG cũng tăng là 15,8%; độ tuổi từ 49 - 59, tỷ lệ ĐTĐ chiếm 8,2%, RLDNG là 16,9%; độ tuổi từ 60 - 70, tỷ lệ bị ĐTĐ là 7,7%, RLDNG là 16,2%; và đặc biệt lứa tuổi trên 70, tỷ lệ bị ĐTĐ và RLDNG tăng cao nhất tơng ứng là 11,0% và 24,4%. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 59 Tỷ lệ ĐTĐ tăng theo độ tuổi với mức tuyến tính chặt (hệ số tơng quan r=0,89). Tỷ lệ RLDNG tăng theo độ tuổi cũng với mức tuyến tính chặt (r = 0,84). 1.5 2 8.7 8.2 7.7 11 3.8 10.5 15.8 16.9 16.2 24.4 0 5 10 15 20 25 30 16 - 26 27 - 37 38 - 48 49 - 59 60 - 70 > 70 Độ tuổi Tỷ lệ % ĐTĐ RLDNG Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG theo độ tuổi Bảng 3: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ theo giới tính ở các vùng miền khác nhau Nam Nữ Chung Số ngời Số ngời Số ngời Vùng khám ĐTĐ Tỷ lệ (%) khám ĐTĐ Tỷ lệ (%) khám ĐTĐ Tỷ lệ (%) Thành phố 157 19 12,1 136 20 14,7 293 39 13,3 Ven biển 335 34 10,1 328 23 7,0 663 57 8,6 Đồng bằng 573 47 8,2 457 25 5,5 1030 72 7,0 Miền núi 758 40 5,3 639 17 2,7 1397 57 4,1 Tổng 1823 140 7,7 1560 85 5,4 3383 225 6,7 Bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ bị ĐTĐ chung cho hai giới chiếm cao nhất là ở thành phố (13,3%), sau đó đến vùng ven biển (8,6%), vùng đồng bằng (7,0%) và thấp nhất là vùng miền núi (4,1%), chung cho cả quần thể (6,7%). Nguyễn Thị Oanh Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi , TR. 56-63 60 5.3 8.2 10.1 12.1 2.7 5.5 7.0 14.7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Miền núi Đồng bằng Ven biển Thành phố Vùng Tỷ lệ % Nam Nữ Biểu đồ 2: So sánh bệnh ĐTĐ theo giới ở các vùng miền Bảng 4: Một số chỉ số hóa sinh máu, chỉ số Creatinin và Albumin của nhóm đối tợng bị ĐTĐ Giới tính Chỉ số Nam (n = 137) X SD Nữ (n = 88) X SD Chung (n = 225) X SD P Cholesterol (mmol/l) 4,29 1,53 4,58 1,70 4,40 1,60 P > 0,05 Triglicerides (mmol/l) 2,07 1,25 2,03 1,36 2,05 1,29 P > 0,05 HDL-C (mmol/l) 1,67 0,90 1,80 0,93 1,72 0,91 P > 0,05 LDL-C (mmol/l) 1,83 1,30 1,94 1,13 1,87 1,24 P > 0,05 Creatinin (à mol/l) 124,23 74,82 111,91 67,02 119,41 71,97 P < 0,001 Albumin (G/L) 38,13 9,35 38,82 9,31 38,40 9,32 P > 0,05 Glucose (mmol/l) 17,76 4,57 18,15 4,53 17,91 4,55 P < 0,001 Ghi chú: HDL-C (High density lipoprotein - Cholesterol); LDL-C (Low density lipoprotein - Cholesterol); X (giá trị trung bình); SD (độ lệch chuẩn). Một số biến chứng của bệnh ĐTĐ trong nhóm đối tợng bị ĐTĐ (225 bệnh nhân) là: Biến chứng về mắt chiếm 4,0%; biến chứng nhiễm trùng và hoại tử khô bàn chân chiếm 2,7%; biến chứng về bệnh tăng huyết áp chiếm 3,1%; biến chứng nhiễm toan ceton chiếm 0,9%. IV. Bàn luận Điều tra thực trạng bệnh ĐTĐ và RLDNG tại khu vực nghiên cứu, kết quả của chúng tôi thu đợc ở bảng 1 cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả khác nh: Vũ Nguyên Lam và Cs điều tra dịch tễ học tại thành phố Vinh năm 2000; trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 61 Phạm Thị Bích Trà (2005) khi nghiên cứu thực trạng bệnh và một số chỉ số sinh học của ngời mắc bệnh ĐTĐ ở khu vực thành thị tỉnh Nghệ An; Nguyễn Văn Hoàn và Cs (2005) điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở tỉnh Nghệ An; Tống Sông Hơng và Cs (2003) khi nghiên cứu tại tỉnh Sơn La. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Cs (2004) khi nghiên cứu tại 3 địa phơng ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Yên Bái [7], [10], [5], [6], [3]. Kết quả từ bảng 1 cũng tơng tự với kết quả nghiên cứu của Harris và Cs (1987), Heine và Cs (1996) ở ngời da trắng; Colagiuri (2001) nghiên cứu ở nhiều quần thể khác nhau trên thế giới; Tuomilehto và Cs (2001) khi nghiên cứu tại Phần Lan [9]. Nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ ở những ngời RLDNG rất lớn và đặc biệt là ở những đối tợng cao tuổi. Tại Nghệ An, với tỷ lệ 14,6% RLDNG là chỉ số báo động. Vì vậy cần quản lý, t vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, ăn hạn chế đờng, ăn nhiều chất xơ để giảm nguy cơ mắc bệnh và phát hiện sớm những ngời mắc bệnh để điều trị và phòng tránh các biến chứng do bệnh gây nên. Khi độ tuổi càng cao thì tỷ lệ ĐTĐ và RLDNG càng lớn, đó là nhận xét qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi đợc thể hiện rõ nét qua bảng 2, biểu đồ 1. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của Tô Văn Hải và Cs khi điều tra 2017 ngời trên 16 tuổi năm 2000 và phù hợp với kết quả điều tra của Tạ Văn Bình và Cs năm 2001 [4], [3]. Chính vì bệnh gia tăng theo độ tuổi nên việc phòng bệnh và đặc biệt chú ý phát hiện bệnh ĐTĐ và RLDNG ở ngời cao tuổi là rất cần đợc mọi quốc gia quan tâm. Về tỷ lệ bệnh ĐTĐ theo giới tính ở các vùng miền khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ so sánh về tỷ lệ phần trăm bị bệnh ĐTĐ tơng ứng với số ngời khám chứ không so sánh về cở mẫu nghiên cứu ở các vùng miền. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình điều tra về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của các khu vực miền núi, đồng bằng, trung du, thành phố và cả nớc năm 2000 là (thành thị 4,4%; đồng bằng: 2,7%; cao nguyên-miền núi 2,1%; trung du và duyên hải 2,2%) [2]. Kết quả này cũng cao hơn so với kết quả điều tra của Nguyễn Văn Hoàn và Cs tại Nghệ An năm 2005 là (thành thị 5,5%; ven biển: 2,3%; đồng bằng: 2,6%; miền núi: 2,2%) [5]. Qua đó chúng ta có thể rút ra một nhận định cơ bản, đó là những thay đổi quá nhanh về thói quen ăn uống, dinh dỡng của ngời dân trong các năm qua có một ảnh hởng lớn đến sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở Nghệ An nói riêng và cả nớc nói chung. Đối với bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2 là thuộc nhóm có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, trong đó rối loạn lipoprotein đóng vai trò quyết định, việc chẩn đoán sớm rối loạn lipoprotein lúc đói là một xét nghiệm cần thiết. Theo Hiệp hội xơ vữa mạch châu âu năm 1991 (EAS), các chỉ số lipid huyết bình thờng là: cholesterol toàn phần < 5,2 mmol/l; triglicerides < 1,7 mmol/l; HDL-C (nam: > 0,9 mmol/l; nữ > 1,1 mmol/l); LDL-C: < 3,4 mmol/l. Hiện tợng tăng cholesterol toàn phần, triglicerides, HDL-C, LDL-C sẽ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch[9]. Kết quả thu đợc ở bảng 4 cho thấy, giá trị trung bình về chỉ số cholesterol là 4,40 1,06 mmol/l (P > 0,05), với chỉ số này tuy cha phải là chỉ só biểu hiện tăng cholesterol (> 5,2 mmol/l) nhng theo chúng tôi, đối với những ngời bị ĐTĐ ở trên cần khám và điều trị tốt nhất là luôn duy trì chỉ số cholesterol ở mức bình thờng Nguyễn Thị Oanh Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi , TR. 56-63 62 (< 5,2 mmol/l) hoặc thấp hơn mức bình thờng. Chỉ số triglicerides với giá trị trung bình là 2,05 1,29 mmol/l (P > 0,05) cao hơn chỉ số bình thờng (< 1,7 mmol/l), nh vậy nhóm đối tợng bị ĐTĐ trên có hiện tợng tăng triglicerides. Về chỉ số HDL-C, LDL-C của nhóm đối tợng bị ĐTĐ, giá trị trung bình HDL-C (nam: 1,67 0,90 mmol/l; nữ: 1,80 0,93 mmol/l); giá trị trung bình LDL-C (nam: 1,83 1,30 mmol/l; nữ: 1,94 1,13 mml/l) với P > 0,05. Nh vậy nhóm đối tợng bị ĐTĐ ở trên cả hai chỉ số này đều ở mức bình thờng. Chỉ số creatinin và albumin là hai chỉ số liên quan đến biến chứng về thận và gan của bệnh ĐTĐ. Khi bệnh nhân ĐTĐ có biểu hiện biến chứng thận h và suy thận dẫn đến tăng creatinin và albumin [9]. Cũng qua kết quả bảng 4 cho thấy, giá trị trung bình chỉ số creatinin (nam: 124,23 74,82; nữ: 111,91 67,02 àmol/l) với P < 0,001. Nh vậy chỉ số này cao hơn chỉ số của ngời Việt Nam bình thờng (81,2 àmol/l) [1] nên nhóm đối tợng nghiên cứu trên có nguy cơ về bệnh thận rất cao. Về chỉ số albumin, giá trị trung bình (nam: 38,13 9,35; nữ: 38,82 9,31 G/L) (P > 0,05), chỉ số này cao hơn chỉ số của ngời Việt Nam bình thờng (35-45 G/L) [1], [8], không có hiện tợng mất quá nhiều albumin nên nguy cơ về bệnh thận và gan của nhóm đối tợng trên với chỉ số albumin là ít hơn. Chỉ số glucose ở đây chúng tôi chỉ đa chỉ số sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose của bệnh nhân bị ĐTĐ vì các chỉ số lipid máu và creatinin, albumin phụ thuộc vào hàm lợng đờng trong máu. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với chỉ số đờng huyết lúc đói và một số triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ. V. Kết luận 1. Tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ tại khu vực nghiên cứu chiếm 6,7% trong đó có sự phân hóa giữa các vùng nghiên cứu. Vùng chiếm tỷ lệ cao nhất là thành phố Vinh (13,3%), thấp nhất là huyện Tơng Dơng chiếm 1,4%. 2. ở các độ tuổi từ 16 trở lên, tỷ lệ mắc ĐTĐ và tỷ lệ RLDNG tơng quan thuận với độ tuổi của các nhóm đối tợng nghiên cứu với mức tuyến tính chặt (hệ số tơng quan tơng ứng r = 0,89; r = 0,84). 3. Tỷ lệ ĐTĐ chung cho cả nam và nữ thuộc các vùng miền có sự phân hóa rõ rệt. Vùng chiếm cao nhất là thành phố (13,3%), sau đó đến vùng ven biển (8,6%), vùng đồng bằng (7,0%) và thấp nhất là vùng miền núi (4,1%). 4. ở nhóm đối tợng bị ĐTĐ, các chỉ số Cholesterol toàn phần, triglicerides, HDL-C, LDL-C có biểu hiện nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Chỉ số Creatinin của cả nam và nữ đều cao hơn so với chỉ số ở ngời bình thờng nên có nguy cơ biến chứng về bệnh gan và thận. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Y tế, Các giá trị sinh học ngời Việt Nam bình thờng thập kỷ 90-thế kỷ XX, NXB Y học, 2003. [2] Tạ Văn Bình, Bệnh đái tháo đờng, NXB Y học Hà Nội, 2000, tr. 3-78. trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4A-2008 63 [3] Tạ Văn Bình và Cs (2003), Thực trạng bệnh đái tháo đờng và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn của Việt Nam, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, NXB Y học, 2004, tr 510-526. [4] Tô Văn Hải, Điều tra dịch tễ học của bệnh đái tháo đờng ở ngời từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện Hà Nội, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, số 5, NXB Y học Hà Nội, 2002, tr.19-27. [5] Nguyễn Văn Hoàn và Cs, Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đờng tại Nghệ An, Đề tài nghiên cứu khoa học, Lĩnh vực điều tra cơ bản, 2005. [6] Tống Sông Hơng và Cs (2003), Điều tra bệnh đái tháo đờng ở đối tợng có nguy cơ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Sơn La năm 2003, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, NXB Y học, 2004, tr 471-487. [7] Vũ Nguyên Lam và Cs, Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đờng tại thành phố Vinh năm 2000, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, NXB Y học, 2004, tr 376- 387. [8] Hoàng Thị Bích Ngọc, Hoá sinh bệnh đái tháo đờng, NXB Y học, 2001. [9] Đỗ Trung Quân, Biến chứng bệnh đái tháo đờng và điều trị, NXB Y học, 2006. [10] Phạm Thị Bích Trà, Nghiên cứu thực trạng bệnh và một số chỉ số sinh học của ngời mắc bệnh đái tháo đờng ở khu vực thành thị tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trờng Đại học Vinh, 2005. Summary Diabetes reality of people of sixteen and over and biological indexes related in many different areas in Nghe An province Diabetes reality investigation of people of 16 and over and biological indexes related in many different areas in Nghe An province (from 12/2007 to 08/2008), the study showed that: Diabetes rate of researched region average is 6,7%, in which the highest rate is Vinh city (13,3%), the lowest rate is Tuong Duong district (1,4%). At the ages from 16 and over diabetes rate is between 1,5% to 11,0%. The diabetes rate in different regions is from 4,1% to 13,3%. Physiological indexes at diabetes group are at risk of blood vessel, kidney etc go along with complication of diabetes. (a) Cao học 14, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm, trờng Đại học Vinh. . Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Thực trạng bệnh đái tháo đường ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân cư thuộc Nghệ An. " . Thị Oanh Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi , TR. 56-63 56 Thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân c thuộc Nghệ An. đờng ở các độ tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đờng ở độ tuổi từ 16 trở lên và các chỉ số sinh học liên quan tại một số vùng dân c thuộc Nghệ An. II. Đối tợng và

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan