Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Dân dã, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải." pptx

9 474 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Dân dã, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải." pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Dân dã, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải" trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 85 Dân d, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải Cao Thị Anh Tú (a) Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những yếu tố làm nên chất giọng dân dã, hóm hỉnh trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Chính chất giọng này đã làm cho những tác phẩm vốn đợc xem là mang tính vấn đề, tính t tởng của nhà văn trở nên chân thực, tơi mới và dung dị hơn. Một thứ giọng điệu bớc đầu đã làm cho truyện ngắn của nhà văn trở nên dân chủ hơn trong mối quan hệ với bạn đọc. Đây cũng là một trong những phơng diện làm nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Khải. rong tác phẩm văn học nói chung, giọng điệu của nhà văn đợc tạo nên bởi rất nhiều yếu tố. Nó đợc thể hiện qua Thái độ, tình cảm, lập trờng, t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm [2, tr. 111]. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng để tạo nên giọng điệu riêng của mỗi nhà văn chính là yếu tố ngôn ngữ đợc sử dụng trong đó. Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Khải, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm về giọng điệu trong tác phẩm của ông. Bích Thu cho rằng giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm của ông là giọng triết lí, tranh biện, giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ giọng điệu hài hớc, hóm hỉnh [3, tr. 123]. Tuyết Nga trong một công trình nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Khải cũng đã chỉ ra: giọng kể chuyện cà kê, hóm hỉnh và dân dã [5, tr. 174] v v Mặc dù có bàn đến giọng điệu dân dã và hóm hỉnh, nhng những tác giả vừa kể trên mới chỉ dừng lại ở những nhận xét chung nhất, cha chỉ ra một cách cụ thể những yếu tố làm nên chất gọng đó. Trong bài viết này, chúng tôi bớc đầu đi vào tìm hiểu một số phơng diện làm nên giọng điệu dân dã, hóm hỉnh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Khải. Chính chất giọng này đã làm cho những tác phẩm vốn đợc xem là mang tính vấn đề của ông trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, lời văn vì thế cũng trở nên ý nhị và có duyên hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Khải. 1. Sử dụng ngôn từ chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của đời sống là một trong những yếu tố làm nên giọng điệu dân dã, hóm hỉnh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Khải. Ngôn ngữ đợc sử dụng hằng ngày của nhân dân vốn hết sức đa dạng và sinh động. Việc vận dụng loại ngôn ngữ này vào trong tác phẩm đã làm cho văn phong Nguyễn Khải có một sức quyến rũ đặc biệt, đa ta đến với một thế giới chân thực mà cũng hết sức sống động và đa dạng của đời sống. Đúng nh Lại Nguyên Ân đã nhận xét: Thực ra đặc Nhận bài ngày 30/10/2008. Sửa chữa xong 13/11/2008. T Cao Thị Anh Tú Dân d, hóm hỉnh truyện ngắn Nguyễn Khải, TR. 85-92 86 sắc của thứ ngôn ngữ này là ở chỗ nó miêu tả lời ăn tiếng nói ngoài đời, miêu tả một ngôn ngữ sống chứ không chỉ dùng ngôn ngữ ấy đơn thuần nh một phơng tiện kể chuyện [1, tr. 82]. Chính việc vận dụng ngôn ngữ đời sống một cách tự nhiên, tởng nh không dụng công gì cả vào trong tác phẩm đã tạo nên nét linh hoạt, dí dỏm trong văn chơng Nguyễn Khải. Trong ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, khẩu ngữ là một thành phần hết sức quan trọng. Sử dụng khẩu ngữ là một điều không thể thiếu đợc trong sáng tác văn học, đặc biệt là khi tạo dựng hội thoại. Nhà văn Nguyễn Khải là ngời dờng nh đã thâu tóm đợc cái hồn của khẩu ngữ để vận dụng một cách thật đặc sắc trong tác phẩm của mình. Trong Tầm nhìn xa, một truyện ngắn rất thành công của Nguyễn Khải, mỗi lời nói của nhân vật đều mang đậm chất đời thờng của cuộc sống. Từ trong những lời nói tởng nh bình thờng đó, những suy nghĩ, thái độ của nhân vật đã đợc bộc lộ. Biết Tuy Kiền là ngời nhiều mu mô, tinh khôn, khi nói chuyện với anh cán bộ Ty kiến trúc, Biền bóng gió: Ông ấy vẫn cha dở cái ngón chính ra với anh đâu. Tuy Kiền đã giận giữ đáp lại: Còn ngón nào nữa. Anh đa nghi nh Tào Tháo ấy. Quả là trong những câu nói nh vậy, thái độ của mỗi nhân vật đã đợc nhà văn chuyển tải một cách thật tự nhiên. Còn đây là lời của mấy anh xã viên nói với cán bộ Biền khi bàn công việc của hợp tác xã: ừ, cũng phải nói từ gốc đến ngọn chứ. Em với thằng Bài mỗi thằng gánh sáu nghìn con, toàn cá bốn năm phân cả hoặc nh Ăn đợc bữa cơm lại thiệt mẹ nó hai trăm đồng, bát cơm quá bát yến Khi một nhân vật trong tác phẩm hỏi Tuy Kiền với nội dung tối nay có đợc uống rợu không, thì Nguyễn Khải cũng đặt vào nhân vật một câu nói rất thú vị mà cái chất của đời thờng không thể lẫn vào đâu đợc: Tối nay có chén bác chén chú gì không đấy?. Có thể nói rằng, trong tác phẩm của Nguyễn Khải, ngôn ngữ của nhân vật là thứ ngôn ngữ hàng ngày rất giàu có về hình ảnh, hiểu nó thì thật đơn giản, mà lại còn rất thú vị nữa, nhng để có những câu nói có màu sắc hài hớc, dí dỏm nh vậy là kinh nghiệm, tích luỹ của cả một đời của cha ông, gói ghém trong đó cái chiều sâu văn hoá của một dân tộc. Vận dụng một cách linh hoạt vào tác phẩm của mình, Nguyễn Khải đã làm cho mỗi lời nói nh vậy mang cái tạng của nhân vật, tạo nên đợc cái chất giọng rất riêng trong tác phẩm của mình. Đọc Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy truyện của ông có một số lợng lớn những nhân vật là phụ nữ. Mỗi ngời một số phận nhng dờng nh đều giống nhau ở một điểm, đó là sự tận tụy, lòng hi sinh cho chồng con và ngời thân mà không bao giờ nghĩ đến chuyện đợc đền đáp lại. Tiêu biểu nh chị Vách (Đời khổ), ngời vợ (Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức) ngời mẹ và ngời bà (Mẹ và bà ngoại), bà Bơ (Nắng chiều), bà Tuất (Ngời của nghề), bà Mão (Mẹ và các con) Nếu theo dõi, chúng ta sẽ rất dễ dàng nhận ra, ngay trong loại nhân vật này ở truyện ngắn Nguyễn Khải cũng có một vốn ngôn ngữ rất riêng, gần với đời sống nhất. Trong Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, ngời vợ của anh thơng binh tên Toàn nói về nỗi lo canh cánh của mình đối với trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 87 chồng con nh sau: Mỗi lần váng mặt, nhức đầu là em sợ lắm, chỉ lo bệnh nhẹ hoá bệnh trọng, nửa chừng gãy gánh thì bố con phải dắt nhau đi ăn mày. Trong Chuyện tình của mỗi ngời, bà mẹ nói với ngời con trai khi đau ốm: Chiều nay mẹ đã húp đợc lng cháo, xem chừng cái bụng đã êm. Chất dân dã ở đây đợc tạo nên bằng cái duyên của thứ ngôn ngữ mộc mạc đợc chng cất bởi nhiều khó nhọc của cuộc đời ngời phụ nữ - một thứ ngôn ngữ khi đi vào tác phẩm Nguyễn Khải đã hàm chứa trong đó thái độ tin yêu, trân trọng của ngời cầm bút. Ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân là vô cùng phong phú. Đó là cả một thế giới rộng lớn, thâm sâu để cho nhà văn tự do lựa chọn. Đọc văn Nguyễn Khải, ta có cảm giác nh ông không phải bỏ công nhiều để lựa chọn lời nói cho nhân vật. Mỗi lời nói đều tự nhiên và hóm hỉnh. Nó đợc phát ra một cách tự nhiên từ những suy nghĩ thiết thực và cá tính của từng nhân vật. Truyện Nắng chiều nói về nhân duyên của một ngời phụ nữ khi tuổi đã về già, thái độ của bà Bơ khi đợc hỏi chuyện này đợc tác giả miêu tả gián tiếp qua lời thoại của một nhân vật nh sau: Giẫy nẫy nh đỉa phải vôi. Mặt mũi đỏ nhừ đỏ tử. Gái cha chồng nói chuyện hôn nhân ai mà chả thế. Đọc những câu nh vậy mấy ai không mỉm cời. Tác phẩm của ông vì thế cũng nh tơi lại, hấp dẫn hơn rất nhiều. Có thể tìm thấy rất nhiều câu tơng tự nh vậy trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. Làm nên giọng điệu dân dã, hóm hỉnh trong tác phẩm của Nguyễn Khải không thể không kể đến việc vận dụng những yếu tố của ngôn ngữ dân gian nh thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào lời thoại của nhân vật. Đây cũng là một nét đặc sắc trong phong cách của nhà văn Nguyễn Khải. Điều này có lí do của nó. Con ngời trong sáng tác của Nguyễn Khải là con ngời đợc ngắm nhìn từ góc độ nhận thức, t tởng. Để chuyển tải một vấn đề qua tác phẩm của mình, Nguyễn Khải đã thực sự chú ý cái đầu của nhân vật hơn là khắc hoạ một khuôn mặt. Và để làm đợc điều đó, không có cách nào hữu hiệu hơn là chú ý đặc biệt vào lời nói của nhân vật, để nhân vật đợc tự do phát ngôn, tranh luận, triết lí, bộc bạch nỗi lòng, suy nghĩ của mình. Nhân vật trong sáng tác của ông, ngoài tầng lớp trí thức nh nhà văn, nhà báo, nhà giáo, những ngời thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc còn một số lợng lớn những ngời lao động chân tay thuần tuý. Họ là những ngời không có điều kiện học hành tử tế, nhng những gì mà họ học đợc trong đời sống cũng đủ giúp họ có một bản lĩnh, một triết lí, một quan niệm sống cho riêng mình. Điều đó đã làm cho loại nhân vật này trong sáng tác của ông có một kiểu ứng xử hết sức thông minh, dí dỏm thông qua những phát ngôn của mình, cái thông minh dí dỏm mang đậm màu sắc dân gian. Trong Mùa lạc, một tác phẩm rất xuất sắc của Nguyễn Khải ở thời kì đầu, ngời đọc không thể quên một cô Đào với lối ăn nói đầy cá tính, sắc sảo nhờ có một cái vốn ngôn ngữ dân gian. - Trâu qua xá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân nữa hở các anh? - Các anh đã biết đời em rồi đấy. Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân Cao Thị Anh Tú Dân d, hóm hỉnh truyện ngắn Nguyễn Khải, TR. 85-92 88 đi. Nồi nào vung ấy, em đã có bốn cháu dới xuôi rồi - Huê thơm bán một đồng muời. Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng chứ cha vị tất đã bán đâu anh Huân ạ. - Khi buồn non nớc cũng buồn. Khi vui gánh đá lên nguồn cũng vui Chính nhờ vào những câu nói giàu chất liệu dân gian nh vậy mà tính cách nhân vật đợc bộc lộ một cách rõ ràng hơn, hình tợng nhân vật trong tác phẩm vì thế cũng trở nên sống động hơn. Dờng nh tác giả không phải mất nhiều thời gian lắm trong khâu trần thuật để làm rõ tính cách nhân vật. Trong truyện ngắn Đời khổ, một truyện ngắn cũng rất tiêu biểu của nhà văn, việc vận dụng rất nhiều lần thành ngữ dân gian vào lời nói của nhân vật cũng làm cho tác phẩm này có một cái duyên rất riêng. Chị Vách trong truyện dù tự nhận mình là nông dân ít học, nhng tự trong mỗi lời nói của chị chúng ta vẫn thấy vô cùng giàu có cái vốn của đời sống. Khi nói về bản thân mình trong mối quan hệ với ông chồng thiếu tá nhiều chữ nghĩa, chị Vách thổ lộ: - Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tớng. Ông ấy vẫn phê bình tôi nói năng vô chính trị, không đợc nh các bà cán bộ của tỉnh - Giàu vì bạn, sang vì vợ, có một bà vợ nh tôi ông chồng cũng hóa hèn - Ông ấy học cao lắm chú ạ, một rơng vàng không bằng một nang chữ. Một đời chỉ biết đánh giặc và đọc sách thôi. - Ngời khôn nhọc lo, ngời dại ăn no lại nằm. Tôi mới là ngời sớng chú ạ. Chị Vách nói về chuyện dạy dỗ con ở thành phố: - Làm có chúa, múa có trống, một mình tôi dạy con ở quê thì đợc, chứ dạy ở tỉnh thì biết dạy những gì. Nuôi con lớn mà con chẳng nên ngời, chị bất lực mà than thở: - Con thẳng da bụng, mẹ chùng da mắt, nuôi con hai chục năm trời mà con trả công cha mẹ thế này ? Những câu nói nh vậy trong tác phẩm đã làm cho hình tợng nhân vật sống động hẳn lên. Nó mang cái gu rất riêng của nhà văn mà nhân vật lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Bởi những con ngời ấy, lời nói ấy ta vẫn gặp hàng ngày, rất nhiều trong cuộc sống đời thờng. Sử dụng ngôn từ chắt lọc từ đời sống là một trong những sở trờng của Nguyễn Khải. Đó là thứ ngôn ngữ mà tự bản thân nó đã mang trong mình nét dân dã, hóm hỉnh. Đây cũng là một thành công rất cần đợc ghi nhận ở Nguyễn Khải. 2. Đối thoại là hình thức không thể thiếu đợc ở truyện ngắn. Trong đó nhà văn phải luôn nắm vững đợc những vấn đề nh quy tắc tơng tác, qui tắc đối đáp, quy tắc lợt lời Nhng đó mới chỉ là cái tối thiểu nhất khi xây dựng đối thoại. Khả năng sáng tạo của tác giả, phong cách của nhà văn chỉ có thể đạt đợc khi từ ngữ, cú pháp và đặc biệt là ngữ điệu mà nhà văn đó sử dụng mang một dấu ấn riêng, không lặp lại. Nguyễn Khải là nhà văn đã làm đợc điều đó khi ông luôn tạo ra đợc trong tác phẩm của mình những cuộc hội thoại sinh động và giàu kịch tính, những cuộc đối thoại nh kéo ngời đọc trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 89 lại gần hơn để cùng bàn bạc và trao đổi bởi sự dân dã và hóm hỉnh trong đó. Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, ngời đọc nh nghe thấy những cuộc tranh cãi, những luồng suy nghĩ, những luồng t tởng đang có thực ở ngoài đời[1, tr. 59]. Không khó để nhận ra rằng nhân vật của Nguyễn Khải dù là trí thức hay nông dân đều thích đợc tranh luận và triết lí. Đối thoại trong tác phẩm Nguyễn Khải có khi đợc thể hiện một cách trực tiếp nhng có khi lại đợc thể hiện gián tiếp xen cài vào trong lời trần thuật. Điều đặc biệt là những đoạn đối thoại nh vậy trong sáng tác của ông thờng vẫn rất sinh động và giàu kịch tính nhng cũng rất hóm hỉnh, có một cái duyên rất riêng. Ngay từ tác phẩm đầu tay nh truyện ngắn Nằm vạ, đặc điểm này cũng đã đợc hình thành. Nói về cái truyền thống nằm vạ của một bà già, nhà văn rất thuận lợi để phát huy tính hài hớc, hóm hỉnh trong mỗi đoạn thoại nh vậy. Đây là đoạn hội thoại của những giáo dân trớc tình trạng nằm vạ của bà Bột: - Bà ấy lại ăn vạ bộ đội đấy mà, chứng nào vẫn tật ấy. - Ăn vạ bộ đội thì đợc cái gì, chết cứng đờ kia kìa, không đánh sao chết? - Đã chết đâu, thở rốc nh con cá mè kia! Hay: - Đã chết đâu? - Cũng sắp chết! - Tự dạo xa đến giờ đã chết mấy lần nhng có thấy đa đám lần nào? Những đoạn đối thoại nh vậy tự nó đã nói lên đợc chân thực và sinh động tính cách nhân vật mà không cần phải dài dòng, lắm lời trong trần thuật. Hình tợng bà Bột với thói nằm vạ đã hiển hiện một cách rõ nét trong những mẩu hội thoại ngắn gọn. Một đoạn khác trong Nắng chiều, nói về cảnh lấy chồng của một bà chị họ đã nhiều tuổi, nhà văn viết: - Chúng tao định gả chồng cho bà Bơ, mày thấy thế nào? Tôi hét lên: - Sắp xuống lỗ rồi còn đi lấy chồng, các bà tính toán rõ hay! Chị Đại vẫn nói dửng dng: - Chúng mày đều là quân ích kỉ. Chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến ngời. Mày sợ xấu hổ à? Còn đây là đoạn văn kể về mối nhân duyên của một bà cán bộ với một anh lính, chuyện tình cảm trai gái, vợ chồng mà cứ nh nghe một cuộc hội nghị hay một cuộc thẩm tra lí lịch vậy: Quen nhau ít ngày thì cô ta hỏi thẳng tôi: Anh có bằng lòng xây dựng gia đình với tôi không? Tôi nói đùa Cô muốn làm lẽ à, tôi sẵn sàng. Cô ta nói không cời: Tôi đã điều tra lí lịch của anh rất kĩ, trừ phi anh nói dối tổ chức. Tôi nín lặng. Cô ta lại nói tiếp: Em và anh đều là cán bộ, là đảng viên, gia đình thuộc tầng lớp nghèo, có lấy nhau cũng không ảnh hởng gì đến sự tiến bộ của mỗi ngời. Đọc những đoạn nh vậy, ngời đọc không thể không cời bởi cái hài đợc tạo ra ở những nghịch lí. Nguyễn Khải không thiên về miêu tả ngoại hình, chân dung nhân vật nh một số tác giả khác, ông thờng có sở trờng trong việc phát hiện đời sống tâm hồn, t tởng của nhân vật qua các màn hội thoại đầy sinh động nh vậy. Đây là đoạn thoại giữa Tuy Kiền và ngời vợ của ông ta trong tình huống Kiền mới từ trụ sơ uỷ ban về với bao bực dọc trong lòng: Cao Thị Anh Tú Dân d, hóm hỉnh truyện ngắn Nguyễn Khải, TR. 85-92 90 - Thôi, tôi lại dứt khoát rồi đấy! Vợ hỏi: - Dứt khoát gì? - Dứt khoát xin thôi chức phó chủ nhiệm, xin thôi tất, làm anh viên xã viên thờng. Ngời vợ cời: - Ông nói khẽ chứ, rồi sáng mai ông có cắp mũ ra trụ sở cũng đỡ xấu hổ với làng xóm. - ừ, cái tính mình nó vốn thều thào, nhng chết vì cái thều thào ấy mà. Chỉ một đoạn thoại nh vậy, tính cách của Tuy Kiền đã ít nhiều đợc bộc lộ: đó là con ngời nóng nảy, dễ tự ái, nhiều mu tính nhng cũng rất nhiệt tình trong công việc. Có thể khẳng định rằng, đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải diễn ra hết sức đa dạng và sinh động nh chính các nhân vật của ông cũng vốn rất đa dạng vậy. Tạo dựng những cuộc hội thoại cực kì sinh động, dí dỏm, nhng không vì thế mà chiều sâu triết lí trong đó giảm đi, Nguyễn Khải dờng nh đã làm đợc cái việc mà Pautôpxki gọi là dòng chảy ngầm trong đối thoại ở truyện ngắn. 3. Trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải, ngời kể chuyện luôn là một nhân vật quan trọng của câu chuyện. Anh ta chứng kiến, chia sẻ, bình luận về mọi diễn biến và dẫn dắt cốt truyện [5, tr. 174]. Lời kể chuyện trong tác phẩm của ông ít khi là lời trần thuật trung tính. Nhng cũng cần phải công nhận rằng, dù có vẻ luôn lộ diện trong tác phẩm thì đó vẫn là một ngời kể chuyện rất có duyên. Cái duyên đó có khi lại đơc tạo nên bởi lối nói tự trào, đùa tếu của chủ thể trần thuật. Trong tác phẩm Nằm vạ, có đoạn miêu tả những hoài nghi của những ngời xung quanh về cái chết của bà Bột, ông viết: Nhng ai là ngời đã đánh chết? Tiểu đội trởng bộ đội chăng? không phải. Anh chỉ cầm tay bà cụ giữ lại. Vậy ai thụi, ai đá, bắt ngời đó ra nhận tội và xin lỗi. Nhng làm gì có ai? Mà cũng không ai trông thấy sự hành hung đó để làm chứng. Vậy làm thế nào? á n mạng xảy ra giữa ban ngày, trớc đám đông mà đã rắc rối, phức tạp không tìm ra đầu mối. Khi nói cái sự bén duyên của một ông già, trong truyện ngắn Nắng chiều, Nguyễn Khải đã nói thật hài hớc, nhng đằng sau đó vẫn thấp thoáng niềm vui, sự sẻ chia và thông cảm: Bà lão nấu ngon quá, nghề riêng mà nên chỉ mấy ngày sau ông lão lại mò đến xin ăn một bữa nữa. Rồi ngày nào cũng đến đòi ăn, ăn bữa tra. Rồi ăn cả bữa tối. Rồi đòi ngủ lại, vì say quá, vì trời tối quá, thiếu gì lí do xin nghỉ lại của một ông già đang ngất ngởng trớc hạnh phúc mới Trong truyện ngắn Sống giữa đám đông, khi nhân vật chính của truyện là ông Bột - vụ trởng của một bộ quan trọng, một ngời vừa có tài lại vừa có tâm, nhng sống giữa đám đông vẫn không đợc vị nể, nhà văn thắc mắc Nhiều ngời nói, bớc đờng hoan lộ của ông nh thế là chậm. Vì ông là ngời có học từ ngày xa, lại nhạy bén và chịu khó trong công việc, xử sự với bạn bè cấp dới chân thật, thân tình. Vậy mà một đời ông không đợc bạn bè, cấp dới và cả vợ con nể trọng nh ông xứng đáng đợc có. Vì sao thế? Chẳng vì sao cả. Ông chả có khuyết điểm gì cả. Nếu có thì cũng rất nhỏ nhặt, không trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 91 thành d luận bao giờ. Còn u điểm thì nhiều, ai cũng bảo ông là một ngời có thể chơi đợc, cộng tác đợc, nhờ cậy đợc. Mà lại không đợc xung quanh kính trọng. Lạ lùng nhỉ . Đoạn văn này có tính chất giống nh một đoạn đặt vấn đề trong tác phẩm và ngời đọc cũng không khó khăn lắm khi có thể tự giải quyết vấn đề của tác phẩm ở chính những đoạn nh vậy. Trong một đoạn ngay sau đó, ông viết cũng với cái giọng điệu nh vậy, đằng sau những lời lẽ đó là một nụ cời cảm thông Một đời hình nh ông cha làm ai giận, cha làm ai bực mình chứ cha nói tới sợ. Nhng hình nh cái tính hiền lành, biết điều quá mức của ông cũng khiến những ngời xung quanh coi thờng ông thật. Đến vợ con tôi là những ngời tử tế hẳn hoi mà còn coi thờng ông huống hồ là ngời khác. Từ sau những năm 1980, ngời kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải thờng xuất hiện ở ngôi thứ nhất trong vai nhân vật Tôi. Tất nhiên cũng không nên đồng nhất nhân vật này với chính nhà văn. Nhng điều không thể phủ nhận là nhân vật Tôi trong sáng tác Nguyễn Khải vẫn mang đậm dấu ấn chủ quan t tởng, tình cảm, tâm t của tác giả. Vậy nên cái chất tự trào trong những tác phẩm của ông ở giai đoạn sau lại đậm nét hơn bao giờ hết. Trong truyện ngắn Phía khuất mặt ngời, nói về bạn văn, nói về nghề mình mà ông cứ tng tửng nh đang đùa cợt: còn tôi thì thuộc loại đang hãnh tiến, muốn làm gì cũng đợc, đi ào ào, viết cũng ào ào. Văn của anh cũng khác với văn tôi Văn buồn, chữ nghĩa mệt mỏi nhng đã đọc thì chữ nghĩa không thể quên đợc, nó dính vào da thịt mình cho đến tận bây giờ. Trong suốt cả truyện ngắn nói về mình, về những ngời đồng nghiệp của mình ở truyện ngắn này, Nguyễn Khải đều sử dụng cái giọng điệu tự trào, đùa tếu nh vậy. ở truyện Ngời ngu, ngay ở phần mở đầu tác phẩm ta đã bắt gặp đoạn văn có tính chất tự trào nh vậy: Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn ấm ức khi nghĩ đến cách xử sự của mình trong cái vớ vẩn đã xảy ra là đúng hay không đúng, là ngời biết điều hay là một kẻ hết sức ngu. Chắc là ngu thì đúng hơn vì tôi vốn là ngời nhút nhát, sợ ngời khác to tiếng vì họ phải chịu thua thiệt, chịu uất ức . Rất nhiều lần trong tác phẩm của Nguyễn Khải, chúng ta vẫn gặp một Tôi tự nhận mình là ngờ nghệch, ngây ngô, thuộc loại máu loãng Tất cả đều đợc thể hiện qua một giọng văn có phần thản nhiên, phớt tỉnh nhng cũng rất hài hớc và dí dỏm. Không thể phủ nhận tính vấn đề trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải. Nhng điều thú vị là để chuyển tải những vấn đề có tính triết lí cao sâu và nhân văn về con ngời, Nguyễn Khải đã tạo cho tác phẩm của mình cái giọng điệu dân dã, hóm hỉnh rất riêng, đầy sáng tạo mà cũng đậm chất đời sống. Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy rằng chất giọng dân dã, hóm hỉnh trong truyện ngắn của Nguyễn Khải đợc tạo nên từ việc vận dụng một cách tự nhiên khẩu ngữ, những yếu tố của ngôn ngữ dân gian nh thành ngữ, ca dao vào trong lời thoại, tạo dựng đợc những cuộc đối thoại sinh động, giàu kịch tính và đặc biệt là tác giả đã sử dụng môt lối nói tự trào, đùa tếu của chủ thể trần thuật. Chính vì vậy mà Cao Thị Anh Tú Dân d, hóm hỉnh truyện ngắn Nguyễn Khải, TR. 85-92 92 câu chuyện ông đem đến cho ngời đọc chân thực, tơi mới mà cũng thật dung dị và thoải mái. Đây cũng là yếu tố góp phần làm cho sáng tác của Nguyễn Khải trở nên dân chủ hơn trong mối quan hệ với bạn đọc. Tài liệu tham khảo [1] Lại Nguyên Ân, Sống với văn học cùng thời, NXB Văn học, 1998. [2] Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. [3] Nhiều tác giả, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004. [4] Nguyễn Khải, Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, Hà Nôị, 2002. [5] Tuyết Nga, Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2004. Sumary Popularity, humorous an outstanding tongue aspect in short stories of Nguyen Khai In this article, we learn about the elements that made up a popularity and humorous writing style of Nguyen Khai. This writing style itself made up works which are considored as problem, ideality of the writer become realer, fresher and easier. It is a writing style that initially made short stories of the writer become more democratic in a connection with readers. This is one of aspects that created a style in short stories of Nguyen Khai. (a) Cao học 14, chuyên ngành văn học việt nam, trờng đại học vinh. . Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Dân dã, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải& quot; trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập. khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 85 Dân d, hóm hỉnh - một sắc thái giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Khải Cao Thị Anh Tú (a) Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi. Tuyết Nga trong một công trình nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Khải cũng đã chỉ ra: giọng kể chuyện cà kê, hóm hỉnh và dân dã [5, tr. 174] v v Mặc dù có bàn đến giọng điệu dân dã và hóm hỉnh,

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan