GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 4 pptx

20 922 11
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 4 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

61 3.3. Thời gian động tác (TGĐT: hình 11, 12) Đó là thời gian cần thiết để hoàn thành động tác, thời gian diễn ra động tác. Nó cũng là một tiêu chuẩn chỉ về chất lượng hoàn thành động tác và thành tích thể thao và cũng là một trong những nhân tố của lượng vận động (nhanh hay chậm, dài hay ngắn). Đối với một số động tác, sự kéo dài hay rút ngắn thời gian (nhanh hay chậm) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn thành động tác. Ví dụ như thờ i gian dừng (giữ được) động tác sau khi cử (giật) được tạ lên hoặc thời gian giữ được động tác chữ thập trên vòng treo trong thể dục dụng cụ. 62 3.4. Tần số động tác (TSĐT). Đó là số lần lặp lại động tác trên một đơn vị thời gian. Nó thuộc về đặc trưng thời gian. Trong một khoảng thời gian nhất định, số lần lặp lại động tác càng nhiều, tần số càng cao. Trong điều kiện độ dài bước chạy không đổi, tần số càng cao, cường độ càng lớn, tốc độ càng cao. Do vậy tần số là mộ t trong những yếu tố quan trọng chi phối tốc độ vận động. Trong dạy học và huấn luyện TDTT, người ta thường điều chỉnh lượng vận động qua thay đổi yếu tố này. 3.5. Tốc độ động tác (TĐĐT; Hình 14) Đó là sự di chuyển thân thể con người trong không gian và trên đơn vị thời gian. Nó được xác định bằng thời gian thân thể nói chung hoặc một bộ phận nào trong đó chuyển động qua mộ t quãng đường (cự ly); thông thường được xác định theo đơn vị mét/giây. Tốc độ động tác có đặc trưng không gian – thời gian và thường phân thành tốc độ đều, tốc độ không đều và gia tốc. Tốc độ di động toàn thân không chỉ phụ thuộc vào tốc độ từng phần thân thể mà còn cả một số yếu tố khác. Ví dụ như chiều dài của chân tay, sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt của phản ứ ng thần kinh cùng trợ lực và trở lực bên ngoài. Tốc độ phản ứng trong thi đấu của vận động viên các môn bóng phần lớn phụ thuộc vào tính linh hoạt của phản ứng thần kinh. Tốc độ động tác có ảnh hưởng quyết định tới thành tích của vận động viên. Yêu cầu tốc độ với từng động tác, môn thể thao có khác nhau. Phần lớn động tác cần nhanh như tốc độ chạy, độ vung tay khi ném, lăng chân khi đá bóng nhưng cũng có một số động tác chỉ cần nhanh vừa (tốc độ trung bình) hoặc chậm như trong điệu nhảy múa 3 buớc, trượt băng nghệ thuật. Do đó cần xác định được rõ đặc điểm và mức yêu cầu về tốc độ động tác trong từng vận động cụ thể. Chất lượng và hiệu quả động tác phụ thuộc vào nhiều y ếu tố thực hiện thích hợp nhất. 3.6. Sức mạnh động tác (SMĐT; Hình 11, 12, 13) Đó là tác động vật lý vào đối tượng vật chất bên ngoài khi thân thể di động. Nó có đặc trưng động lực. Sức mạnh của động tác con người chịu ảnh hưởng của sức mạnh bên trong cơ thể cũng như các loại sức mạnh từ bên ngoài. Bất kỳ sức mạnh động tác nào đều là hệ quả c ủa mối quan hệ tương hỗ giữa lực bên trong và bên ngoài. (Hình 7, 12, 18). Sức mạnh bên trong (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm: 63 64  Lực do cơ bắp của cơ quan vận động co duỗi mà thành.  Lực cản do bao khớp, dây chằng và lực đàn hồi của cơ. 65  Lực phản ứng sản sinh do tác dụng tương hỗ của các phần, khâu của thân thể trong quá trình tăng tốc động tác. Sức mạnh bên ngoài (ảnh hưởng đến sức mạnh động tác) bao gồm:  Trọng lượng (lực hút trái đất) thân thể hoặc khí tài; bao giờ cũng là lực hướng tâm của quả đất.  Phản lực chống lại của khí tài với cơ thể. Nó bao gồm lự c tĩnh và lực động. Ví dụ trong động tác “trồng chuối” trên xà đôi trong thời gian cần thiết thân thể cũng chịu phản lực từ xà qua bàn tay. Đó cũng là một loại lực tĩnh. Còn các biểu hiện của lực động thì càng có nhiều và dễ thấy hơn trong hoạt động TDTT.  Những lực cản có nhiều từ hoàn cảnh khách quan bên ngoài như lực cản của nước và không khí; lực đối kháng củ a đối thủ; lực tác dụng của quán tính khi con người vận động hoặc dừng lại … 3.7. Tiết tấu của động tác (TTĐT) Đó là một đặc trưng tổng hợp biểu thị sự chuyển đổi hợp lý giữa các quãng cách thời gian dài ngắn; giữa căng thẳng và thả lỏng, co và duỗi; dùng lực mạnh hay yếu của cơ bắp; làm nhanh hay chậm khi thực hiện một động tác nào đ ó. Nó đồng thời có cả đặc điểm về thời gian, không gian và động lực. Xét trên toàn thể, nhịp điệu động tác có liên quan với các khâu của động tác. Nhịp điệu hợp lý thể hiện ở sức mạnh động tác, quãng cách thời gian tương đối thích hợp; Nó giúp thực hiện động tác nhịp nhàng, tập trung sức và tiết kiệm sức, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả tốt. Bất kỳ động tác nào không phải bao giờ cũng cần căng thẳng cơ cả; phải có luân phiên chuyển đổi hợp lý giữa căng thẳng và thả lỏng, co và duỗi, vận động và nghỉ ngơi. Có nhịp điệu chính xác sẽ giúp ta tập trung sức mạnh lớn nhất của cơ bắp vào lúc cần dùng sức mạnh nhất. Ngược lại nếu phá vỡ nhịp điệ u, làm động tác biến dạng sẽ không còn đạt được hiệu quả mong muốn nữa. Ví dụ như trong bơi mà động tác quạt quá mạnh làm tăng lực cản của nước sẽ giảm hiệu quả đẩy thân về phía trước. 66 67 68 69 70 Khi học động tác mới, nếu hiểu được tiết tấu sẽ giúp nắm được mối liên hệ nội tại giữa các khâu của động tác và học được nhanh hơn. Trong hoạt động tập thể (như đua ghe ngo), nhịp điệu chính xác giúp cho mọi người “đồng tâm hiệp lực”, phát huy được năng lực và sức [...]... con người, giáo dục phải liên hệ với thực tiễn lao động, quốc phòng và nâng cao sức khỏe (Chương II) Ngồi ra, còn có các ngun tắc về phương pháp giáo dục thể chất Đó là những ngun lý, cơ sở khoa học - thực tiễn, dùng để xác định những u cầu cơ bản về cấu trúc, nội dung, phương pháp và tổ chức q trình dạy học và giáo dục thể chất, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn Đó là các ngun tắc tự giác và tích cực,... trực quan, thích hợp và cá biệt hóa, hệ thống và tăng dần u cầu Phần đơng chúng trùng tên với các ngun tắc giáo dục chung đã được thừa nhận Cũng dễ hiểu vì giáo dục thể chất là một hình thức, mặt của q trình giáo dục chung Nhưng ở đây, các ngun tắc chung trên đã được cụ thể hóa, bổ sung sát hơn với đặc điểm riêng Những ngun tắc trên là kết quả của sự tổng hợp kinh nghiệm giáo dục thể chất nhiều năm với... hợp nhiều nhiều mơn thể mơn cùng loại thao Tổ hợp nhiều mơn khác loại 74 Chạy, bơi, xe đạp… Nhảy xa, nhảy cao, ném lao Từng mơn trong thể dục dụng cụ, võ thuật… Bóng rổ, bóng đá, bóng chuyển… Điền kinh 7 hoặc 10 mơn phối hợp… 5 mơn hiện đại, 2 mơn mùa đơng … Chương III CÁC NGUN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Những ngun lý (ngun tắc) chung nhất xác định tồn bộ phương hướng và tổ chức hoạt động... quan, tiêu biểu của q trình giáo dục thể chất nói chung, khơng phụ thuộc vào mong muốn của con người; khơng tn theo sẽ thất bại, tập có hại Sự phát triển của thực tiễn và lý luận giáo dục thể chất sẽ giúp ta phát hiện được những quy luật mới, có thêm những ngun tắc mới hoặc bổ sung phong phú hơn những ngun tắc đã có I NGUN TẮC TỰ GIÁC VÀ TÍCH CỰC Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt... kỹ năng và kỹ xảo vào cuộc sống Lexgaphơtơ (1837-1909) đã có đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu các ngun tắc giáo dục chung vận dụng trong giáo dục thể chất Sau khi chứng minh sự vơ căn cứ của cách nhìn nhận giản đơn, coi các bài tập thể lực chỉ như "trò chơi về sức mạnh chân tay", ơng đã xây dựng một học 75 thuyết hồn chỉnh về giáo dưỡng thể chất Ơng coi giáo dưỡng thể chất khơng chỉ tác động vào sự... bóng vào rổ, điểm bắn trúng bia… u cầu hồn thành chính xác về động tác theo qui định về hình thức (thể dục dụng cụ, nhảy cầu…) 4. 2 Tính phối hợp (nhịp nhàng) của động tác Nó thể hiện ở sự phối hợp hợp lý giữa các yếu tố, tiết tấu và tính liên tục của động tác cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa thân thể và các bộ phận của nó 4. 3 Sức mạnh của động tác Đó là do tác dụng và mục tiêu vốn có của bài tập thể. .. của các phương pháp sử dụng lời nói trong giáo dục thể chất đối với những người thuộc các nhóm tuổi, trình độ thể thao khác nhau lại khơng giống nhau Tính trực quan quan trọng khơng chỉ vì tự bản thân nó, mà còn vì đó là một điều kiện chung nhất để thực hiện các ngun tắc dạy học và giáo dục Việc sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác nhau làm tăng hứng thú đối với tập luyện, làm dễ hiểu và dễ... thì người thầy giáo cũng phải quan tâm trước hết đến ý thức của người tập và khơng nên coi họ chỉ như những người thực hiện máy móc những mệnh lệnh của mình Theo quan niệm giáo dục hiện đại, giáo dục người tập đâu chỉ là đối tượng “bị” tác động trong thể chất 76 Kích thích việc phân tích có ý thức việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức lực khi thực hiện bài tập thể lực Mặc dù các bài tập thể lực đều là... về mục đích và nhiệm vụ phụ thuộc vào khả năng theo lứa tuổi và trình độ chuẩn bị của người tập ở giai đoạn ban đầu của giáo dục thể chất mới chỉ hình thành được các khái niệm sơ đẳng Tiếp theo, người tập nhận thức ngày càng sâu sắc hơn bản chất cơng việc này của mình và trở thành những người ở mức nào đó giúp cho giáo viên, huấn luyện viên) xác định các nhiệm vụ sắp tới và cách hồn thiện thể chất cho... năng và kỹ xảo khác III NGUN TẮC THÍCH HỢP VÀ CÁ BIỆT HĨA Ngun tắc này u cầu tính đến đặc điểm của người tập và mức tác động của những nhiệm vụ học tập đề ra cho họ Về bản chất nó thể hiện u cầu phải tổ chức việc dạy học và giáo dục sát hợp với khả năng của người tập, đồng thời có tính đến các đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị sơ bộ và cả những khác biệt cá nhân về năng lực thể chất và . về phương pháp giáo dục thể chất. Đó là những nguyên lý, cơ sở khoa học - thực tiễn, dùng để xác định những yêu cầu cơ bản về cấu trúc, nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình dạy học và giáo. nguyên tắc giáo dục chung đã được thừa nhận. Cũng dễ hiểu vì giáo dục thể chất là một hình thức, mặt của quá trình giáo dục chung. Nhưng ở đây, các nguyên tắc chung trên đã được cụ thể hóa,. nhiều môn thể thao Tổ hợp nhiều môn khác loại 5 môn hiện đại, 2 môn mùa đông … . 75 Chương III CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Những nguyên lý (nguyên

Ngày đăng: 23/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan