Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân tại trường Nguyễn Viết Xuân (Cầu Giấy Hà Nội)

53 6.6K 30
Báo cáo thực tập: Công tác xã hội cá nhân tại trường Nguyễn Viết Xuân (Cầu Giấy Hà Nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác xã hội cá nhân Trẻ em luôn là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Các em đáng được hưởng tất cả nhừng gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình, các em phải được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, được ăn no, mặc đẹp, được học tập, vui chơi, được quan tâm, được chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ, được ở bên gia đình Thế nhưng, niềm hạnh phúc tưởng chừng như đơn giản đó lại là điều không thể với một số em trong ngôi trường mang tên người anh hùng Nguyễn Viết Xuân mà chúng tôi đang thực hành. Là một sinh viên năm cuối, đợt thực hành này nhằm cho sinh viên chúng tôi có dịp học hỏi cũng như thể hiện đầy đủ nhất những gì chúng tôi đã học. Nơi nhóm sinh viên chúng tôi chọn đến là Trường nội trú Nguyễn Viết Xuân- một ngôi trường khá nổi tiếng của phường Trung Kính- Quận Cầu Giấy- Hà Nội không những chỉ bởi đây là ngôi trường dành cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cả những học sinh trong diện chính sách mà còn đặc biệt ở chỗ, ngày kỷ niệm hàng năm của trường chính là ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam- 22/12- Một ngày ý nghĩa to lớn đối với cả dân tộc. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của thầy Tuấn, thầy Hiệu trưởng của trường. Các em ở đây mỗi em đều có một hoàn cảnh éo le riêng, nhưng tất cả chúng đều rất vô tư, ngây thơ và trong sáng. Tại đây, các em đến học tập, ăn ở và được chăm sóc chu đáo cả về bữa ăn lẫn giấc ngủ. Điều đó làm cho tôi thực sự khâm phục những con người đã cống hiến gần như cả cuộc đời của mình cho hạnh phúc của các em. Biết bao số phận éo le, biết bao hoàn cảnh đặc biệt trưởng thành và nên người từ mái trường này. Bằng những kiến thức và các kỹ năng đã được rèn luyện và học hỏi tại trường cũng như trong công việc, tôi đã, đang và sẽ cố gắng hết sức để vận dụng vào lần thực hành này sao cho kết quả tốt nhất. 1 2 * Trong phần báo cáo thực hành này bao gồm: Phần A: Những đặc điểm tình hình chung của trường Nguyễn Viết Xuân. Phần B: Những đánh giá ban đầu về thân chủ. I. Thông tin cơ bản về thân chủ. II. Những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ. III. Sở thích, ước mơ của thân chủ. IV. Xác định vấn đề của thân chủ. V. Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ. Phần C: Các lần phúc trình cá nhân. Phần D: Lượng giá. Phần E: Kiến nghị. Phần G: Kết luận. Phần A: I. Đặc điểm tình hình chung của trường Nguyễn Viết Xuân. 1. Quá trình thành lập và phát triển của trường. - Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Nhà trường thành lập theo Quyết định số 962/TCCQ ngày 08/05/1969 của Uỷ Ban hành chính thành phố với chức năng nhiệm vụ là: + Nuôi và dạy văn hóa cho các đối tượng là con thương binh, liệt sỹ, mồ côi. + Liên kết với các trường, đơn vị trong việc dạy nghề. - Địa điểm: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội. - Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân là một đơn vị trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc Sở và hướng dẫn của các Phòng, ban nghiệp vụ. - Đối với cơ quan giáo dục, trường chịu sự quản lý về mặt chuyên môn trong công tác đào tạo, giáo dục. 2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ. - Cơ cấu tổ chức bộ máy: + Ban Giám Hiệu: 03 người. 3 + Gồm 3 phòng chuyên môn: Phòng GD ĐT, phòng hành chính và phòng y tế nuôi dưỡng. - Tổng số cán bộ và giáo viên của trường: 46 người. Trong đó: Ban Giám Hiệu : 03 người. Phòng giáo dục và đào tạo: 23 người. Phòng hành chính : 8 người. Phòng y tế nuôi dưỡng : 13 người. 3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật: - Toàn bộ khu lớp học, nhà ở đều được xây dựng đã trên 30 năm nên hầu hết đã xuống cấp cần phải đầu tư cải tạo. - Hiện nay, nhà trường đang chuẩn bị xây dựng khu ký túc mới cho học sinh thay vì khu ký túc hiện nay do đã xuống cấp và đã cũ. - Diện tích đất: 15.000 m. - Số lượng phòng học: 12 phòng đạt tiêu chuẩn về trang thiết bị cũng như ánh sáng/ 12 lớp. - Số lượng phòng ở : 90 phòng. - Nhà thể chất: 01 phòng. Dùng vào các hoạt động như dạy thể dục, tổ chức các câu lạc bộ buổi tối cho học sinh tham gia như dạy nhảy, dạy khiêu vũ… - Nhà ăn: 01 phòng với đầy đủ cơ sở vật chất dành cho học sinh như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phục vụ ăn uống, bàn ghế, quạt máy, đèn điện chiếu sáng… - Thư viện: 01 phòng. Với khoảng hơn 100 đầu sách các thể loại nhưng chủ yếu là sách tham khảo, sách nâng cao, truyện tranh…Trong phòng ánh sáng đầy đủ, không gian yên tĩnh…được bố trí phù hợp với cảnh quan của trường. 4. Nguồn kinh phí hoạt động. 4 - Ngân sách từ Thành phố Hà Nôi là chủ yếu. - Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực huy động nguồn ngân sách từ các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp để thực hiện các hoạt động khác như những ưu đãi dành cho học sinh của trường như tham quan, du lịch, tham gia các phong trào thi đấu thể dục thể thao, phần thưởng cho học sinh… II. Thực trạng hoạt động của trường Nguyễn Viết Xuân. 1. Tiếp nhận. - Đối tượng tiếp nhận. + Con thương binh, liệt sỹ. + Trẻ mồ côi. + Trẻ còn mẹ hoặc cha nhưng cha, mẹ tái giá, đi tù hoặc không có khả năng nuôi dưỡng. + Số lượng học sinh những năm gần đây học tập và sinh hoạt tại trường ổn định trên dưới 200 em. 2. Chăm sóc nuôi dưỡng: - Các em được nuôi, dạy và phát triển mọi mặt với trợ cấp tiền ăn, tiền sinh hoạt khác đầy đủ. - Mỗi bậc học sẽ có 2 đến 3 người quản lý( Cô bảo mẫu). Họ có trách nhiệm giám sát và quản lý các em ngoài giờ lên lớp. - Hàng tháng, tiền ăn của mỗi em là 300.000 đồng do kinh phí từ ngân sách của nhà trường; 40.000 đồng từ hỗ trợ của các tổ chức khác. - Chi phí quần áo, các dụng cụ sinh hoạt, sách vở hoạ tập là 50.000 đống/tháng. - Nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận các em đến 18 tuổi. Sau đó các em có thể học lên ĐH, CĐ hoặc nhà trường sẽ liên hệ với các cơ quan tổ chức để tạo việc làm phù hợp với trình độ cũng như nguyện vọng của các em. 3. Quản lý đối tượng: 5 - Các em sau khi được nhận vào trường sẽ được kiểm tra trình độ họp tập và phân lớp. Tuỳ vào cấp học các em được phân công vào những nhà riêng dành cho khu nam và khu nữ ở ký túc. - Mỗi phòng nội trú được các cô bảo mẫu trực tiếp đảm nhận và xử lý các tình huống xảy ra. - Hiệu trưởng lưu giữ hồ sơ và quản lý học sinh thoe ngành học. 4. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường. 4.1. Thuận lợi. - Đa số đội ngũ cán bộ, giáo viên đã làm việc lâu năm, môi trường dạy nội trú, học sinh được nuôi dạy và quan tâm chăm sóc ngay tại trường. - Cơ sở vật chất, khuôn viên rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. 4.2 Khó khăn: - Toàn bộ nhà ở, lớp học được xây dựng từ khá lâu, chưa được cải tạo nâng cấp. - Công tác dạy nghề của nhà trường được triển khai nhưng các phòng học chưa đạt tiêu chuẩn của lớp học cũng như các trang thiết bị còn hạn chế… Phần B: Những đánh giá ban đầu về thân chủ. I. Thông tin cơ bản về thân chủ. Họ và tên thân chủ: Nguyễn Thị Thảo. Năm sinh: 12/03/1998. Giới tính: Nữ. Dân tộc: Kinh. Trình độ học vấn: Lớp 5- Trường Nội Trú Nguyễn Viết Xuân_ Phường Trung Kính_ Cầu Giấy_ Hà Nội. Quê quán: Thường trú: Khu nội trú trường Nguyễn Viết Xuân. * Các nguồn thông tin về thân chủ. • Thân chủ cung cấp qua các buổi tiếp xúc. 6 • Cô Tiến- người chăm sóc chính cho thân chủ. • Các bạn cùng lớp của thân chủ. * Một và nhận xét. 7 1. Lý do chọn thân chủ. Khi chúng tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thực hành tại đây, tôi thực sự ấn tượng với Đỗ Thanh Thảo, sinh năm 1998. Không chỉ ấn tượng với hình thức làm chúng tôi tưởng nhầm con trai của Thảo mà ngay cả tính cách của cô bé này cũng khiến tôi phải chú ý. Ngay trong buổi học đầu tiên, tôi cũng đã ngẫu nhiên ngồi với em. Cũng rất tự nhiên, chúng tôi xích lại gần nhau. Ngay khi kết thúc buổi gặp đầu tiên, em đã chủ động xin số điện thoại của tôi, và cho tôi số điện thoại của nhà em ở quê. Thân hình nhỏ bé, ánh mắt lanh lợi nhưng giọng nói và cách ăn nói của em làm tôi ngạc nhiên khi nó quá già dặn so với tuổi và có phần ngang tàng của cô bé 12 tuổi này. Chính vì vậy, tôi quyết định sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh , bản thân Thảo và cố gắng giúp đỡ những vấn đề mà em đang gặp phải. 2. Một số nhận xét về tính cách của thân chủ. Ngay từ buổi ban đầu tiếp xúc, Thảo đã gây cho tôi và các bạn không ít những ngạc nhiên về em. Chúng tôi ngạc nhiên từ hình thức lẫn tính cách của em. Với mái tóc cắt ngắn, lúc nào cũng chạy nhảy lung tung khắp mọi nơi, nếu không nghe giọng nói của em, tôi đã tưởng lầm đây là một cậu bé có dáng hình mảnh khảnh và nước da trắng. Điều đập vào mắt tôi là cô bé này không hề e dè như những em khác khi chúng tôi xuống mà chạy ra hỏi han chúng tôi như những người em đã quen từ trước. Trong lớp, Thảo có lẽ là còi nhất, em ngồi học ngay dưới mấy cậu bạn rất nghịch ngợm và hay đánh nhau nên không ít lần, em phải…chịu trận. Ngay cả khi có tôi ở đó, tuy các em không dám đánh nhau ngay trước mặt chúng tôi, nhưng khi tôi ngồi nói chuyện với Thảo, mấy cậu bé đó thỉnh thoảng lại đánh trộm em một cái đau điếng, những lúc như thế, Thảo chỉ im lặng và lườm lại những cậu kia. Chỉ đến khi tôi nổi giận doạ sẽ mách thầy hiệu trưởng, các em mới buông tha cho cô bé. Rồi cả những lần bị cướp phần bánh kẹo của mình, em chỉ biết đứng ngoài cửa lớp để khóc chứ không dám chạy theo đòi kẹo của mình. 8 Có lẽ do em có phần nhỏ bé hơn những cậu bạn kia nên em đành hứng chịu những sự bắt nạt của họ. Thế nhưng, ngay sau đó, nếu những cậu bạn đó chỉ cần nịnh vài câu, em sẵn sàng chia phần của mình cho họ. Tôi hiểu rằng, dù sao em mới chỉ là một đứa bé… 3. Về việc học tập của thân chủ. Còn nhỏ nên có lẽ em vẫn sợ cô giáo nên những bài tập cô giao về nhà, em đều hoàn thành. Nói là hoàn thành nhưng có một khuyết điểm lớn nhất của Thảo là em không hề tập trung khi làm bài nên bài tập về nhà hầu như sai hết. Vấn đề mà Thảo gặp phải là một lỗ hổng khá nghiêm trọng khi em không hề biết những kiến thức rất cơ bản của những môn chính. Thảo bắt đầu vào trường Nguyễn Viết Xuân từ năm em học lớp 2, tuy đã được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo nhưng do em bị hổng kiến thức từ lâu nên hiện giờ, so với mặt bằng chung của lớp, em bị xếp loại học lực kém. Hơn nữa, do còn nhỏ nên ý thức về học tập đối với em cũng còn hạn chế. Các em có giờ tự học trên lớp vào mỗi buổi tối nhưng hầu hết các em đều tranh thủ làm cho xong ngay trên lớp để tối còn được đi chơi, do đó, những bài tập không được làm cẩn thận và không được các em quan tâm để làm bài nên tình trạng chép của nhau, sai giống nhau trong lớp là không thiếu, và Thảo không phải là một ngoại lệ. 4. Hoàn cảnh gia đình. Tôi chủ yếu tiếp xúc, nói chuyện với em trong khi tôi dạy em học vào các tối thứ 2 hàng tuần và do còn nhỏ nên những ký ức của em về gia đình không nhiều, nên những thông tin mà tôi thu thập được về gia đình em chủ yếu qua cô Tiến- bảo mẫu của khối lớp 5 này. Hơn nữa, Thảo khá già dặn khi nói về gia đình mình, nhưng già dặn theo kiểu của trẻ con. Khi tôi hỏi về hoàn cảnh gia đình em, em trả lời bằng một câu nói mà tôi không thể nào nghĩ rằng, nó lại được phát ra từ một đứa trẻ 10 tuổi, đó là câu: “ Chị đừng làm tổn thương em đi được không? Nói chuyện khác đi”. Tôi thật sự ngạc nhiên và biết rằng, thân chủ này sẽ khiến tôi vất vả… Nhà em rất nghèo, theo như những kỷ niệm về tuổi thơ của em thì nơi em ở là một vùng quê nghèo của Bắc Giang. Ngôi nhà nơi em sống có bà ngoại, mẹ 9 và cậu mợ của em cùng với 2 đứa em nhỏ, con của cậu mợ. Ngôi nhà đó theo như em tả thì nó giống một nơi ở tạm hơn là một ngôi nhà cho từng đó con người sống. 4 vách đều đắp đất, trên thì lợp 1 lớp nhựa, trên nữa thì là lớp lá. Cha Thảo bỏ mẹ con em từ khi em được 2 tuổi, sau đó mẹ em phát bệnh và bị điên cho đến tận bây giờ. Những ký ức về cha trong Thảo không mấy tốt đẹp khi em lớn lên và chứng kiến những cơn điên loạn của mẹ, những lúc lên cơn, mẹ túm tóc và áo của em nói rằng chỉ vì em mà cha em mới bỏ mẹ em mà đi. Lòng căm hận của em đối với cha quá lớn khi mà nói chuyện với tôi, những lúc nhắc đến cha, Thảo nói rằng sau này lớn lên em sẽ đi tìm và giết chết người cha bội bạc đó… Chỉ có buổi tối em mới được ra ngoài vì ban ngày em phải ở nhà trông mẹ vì những người lớn đã đi làm, bà ngoại của em cũng phải đi rửa bát thuê cho các hàng quán đến tối mịt mới về và mẹ em thì những lúc tỉnh tảo thật hiếm hoi. Những buổi chiều nhìn các bạn bè đồng trang lứa chơi đùa trên bờ đê nhưng em thì không thể, em chỉ nhìn mẹ và khóc, em nói rằng, nếu có bố ở nhà, bố sẽ trông mẹ cho em đi chơi- Một mơ ước của trẻ thơ! II. Những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ. 1. Điểm mạnh. - Thân chủ được các thầy cô giáo và cô bảo mẫu chăm nom, quan tâm và giúp đỡ rất nhiều. Em được tạo mọi điều kiện để tham gia vào những dịch vụ trợ giúp mà trường có được cũng như được đảm bảo những lợi ích khác công bằng với những trẻ khác trong trường. - Em là một đứa trẻ có nghị lực và suy nghĩ lạc quan. - Là một người con hiếu thảo, em luôn mong mẹ khỏi bệnh và được về sống với mẹ. - Em là một người khá dễ gần. 2. Điểm yếu của thân chủ. - Mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh của gia đình mình với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các bạn cùng lớp. 10 [...]... và tôi sẽ cố gắng chuẩn bị thật kỹ để nói chuyện thân thiện với em hơn 20 Phúc trình ctxh cá nhân Lần 2 (Ghi chép tại hiện trường) * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo * Tuổi: 10 * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội * Lần 2: Thời gian: Thứ 7 (19h-21h) ngày 20/09/2008 * Mục tiêu: - Xác định vấn đề... lòng em Các thông tin mà tôi thu thập được hoàn toàn có ích cho bản thân tôi trong quá trình viết báo cáo cũng như giúp cho em có được khoảng thời gian chia sẻ, nói chuyện Không hiểu sao tôi luôn tin tưởng rằng em sẽ thay đổi được và em sẽ tiến bộ lên, sẽ ngoan hơn Tôi mong rằng một ngày nào đó có thể thấy em trưởng thành và sống vui vẻ hơn… Phúc trình ctxh cá nhân Lần 4 (Ghi chép tại hiện trường) ... đối tượng: Đỗ Thanh Thảo * Tuổi: 10 * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội * Lần 4: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 29/09/2008 * Mục tiêu: - Giúp trẻ hoà đồng với bạn bè.(Trò chuyện với trẻ về chủ đề tình bạn, học tập, cuộc sống…, Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành động đó của trẻ…) - Giúp trẻ ngoan... trình vấn đàm Nhận xét cảm Tự đánh giá xúc, hành vi và các của đối phương pháp, tượng kỹ năng của NVXH Buổi 1 Trước khi đến gặp các em, chúng tôi cũng đã có dị làm việc với ban giám hiệu nhà trường Được sự hỗ trợ, giới thiệu tận tình của các thầy cô, chúng tôi cũng ít nhiều bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp xúc với các em Ngay từ buổi đầu tiên làm việc với trường, chúng tôi cũng tranh thủ xuống gặp... khi sắp nhận được bánh trung thu của các em như thế nào Vẫn như mọi khi chúng tôi đến, giờ đó các em học sinh đã tan học hết, sân trường lại trở về với vẻ im ắng, thanh bình Sau khi chào bác bảo vệ và xin phép bác, chúng tôi lên chỗ ở của các em để gặp nhóm đối tượng Khi chúng tôi đến nơi, các em ùa ra ríu rít như 1 bầy chim non, vây lấy chúng tôi… Thảo: Sao mà các anh chị lâu thế, làm em tưởng ko... thất hứa với các em được” Cô Tiến “ Gớm, chúng nó cứ nhao nhao hỏi cô, nào là sao lâu thế, mãi chẵng thấy ai cả, hay là các anh chị ấy không đến…làm cô trả lời mỏi hết cả miệng Giờ các cháu đến rồi thì may quá, cô đang dở việc, các cháu dẫn các - Liến thoắng - Cảm giác ấm cúng và thân thiện… - Cô cười hiền hoà và thân mật… 16 - Thấy vui vì biết các em mong ngóng mình em và trông nom các em cẩn thận... mặt tồn tại và hạn chế của NVXH và những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động - Đánh giá những kết quả mà đối tượng đã đạt được sau mỗi buổi sinh hoạt nhóm cũng như sau mỗi buổi gặp mặt nói chuyện, chia sẻ với NVXH - Đánh giá những tồn tại của đối tượng cũng như của NVXH - Kết thúc Phúc trình ctxh cá nhân Lần 1 (Ghi chép tại hiện trường) * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo * Tuổi: 10 * Trường. .. thể tiếp xúc với em sau này… Phúc trình ctxh cá nhân Lần 3 (Ghi chép tại hiện trường) * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo * Tuổi: 10 * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết Xuân * Địa chỉ đối tượng: Bắc Giang * Địa điểm thực hiện: Đường Trung Kính, phường Yên Hoà, Cầu Giấy Hà Nội * Lần 3: Thời gian: Thứ 2 (19h-21h) ngày 22/09/2008 * Mục tiêu: 27 - Bước đầu xác định vấn đề của thân chủ - Tìm hiểu kỹ hơn về... cuộc sống, tình bạn, gia đình… - Tổ chức các trò chơi cho nhóm và khuyến khích em tham gia các hoạt động nhóm cùng các bạn để em bớt tự ti và mạnh dạn hơn trong giao tiếp - Kèm em học vào các buổi tự học trên lớp, tranh thủ nói chuyện, chia sẻ với em sau mỗi buổi học - Tìm thêm những thông tin, tư liệu hay nói về phương pháp học tập như tranh ảnh, các bài báo, các câu chuyện…nói về phương pháp học tập,... xuống gặp gỡ và nói 15 Nhận xét của GVHD chuyện với các em, đồng thời hẹn lịch sinh hoạt với nhóm đối tượng vào các ngày, giờ cố định nên các em cũng không lạ lẫm khi chúng tôi đến để dạy các em học như đã hứa… Buổi 2 “ Đến hẹn lại lên” đúng 7h tối 13/9 nhóm sinh viên chúng tôi đã có mặt đầy đủ trước cổng trường NVX theo lịch đã hẹn sẵn với BGH nhà trường Đây là 1 dịp khá đặc biệt khi mà ngày hôm sau . Công tác xã hội cá nhân Trẻ em luôn là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Các em đáng được hưởng tất cả nhừng gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình, các em phải. Viết Xuân. 1. Quá trình thành lập và phát triển của trường. - Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Nhà trường thành lập theo Quyết định số 962/TCCQ ngày 08/05/1969. tồn tại của đối tượng cũng như của NVXH. - Kết thúc. Phúc trình ctxh cá nhân. Lần 1. (Ghi chép tại hiện trường) . * Họ và tên đối tượng: Đỗ Thanh Thảo. * Tuổi: 10. * Trường học: Nội trú Nguyễn Viết

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:47

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan