Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet docx

7 294 1
Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet Quang cảnh hai thành phố ở hai tác phẩm - một ở Pháp, tuy không xác định thành phố nào, và một là Berlin của Đức - đều nhiều lần gợi lên không khí Hy Lạp qua nhiều chi tiết. Chẳng hạn, đây là bức họa lớn bày trong tủ kính cửa hiệu văn phòng phẩm của Évelyne: “Đó là một quả đồi trên có phế tích một đền đài Hy Lạp giữa những cây tùng; ở bình diện thứ nhất là các mảng cột trụ nằm rải rác đó đây; xa xa, trong thung lũng, hiện ra cả một thành phố với những khải hoàn môn và cung điện…” (NCT, 131). Còn đây là bức tranh Walther vẽ trên tường trong phòng của Gigi: “Xa xa, về phía bên trái, người ta nhìn thấy nhiều đền đài đổ nát gợi nhớ đến nước Hy Lạp cổ đại, với một dãy cột trụ gãy cao thấp khác nhau, một hành lang trống không, những mảng đầu trụ đổ sập…” (LL, 123). Đây là khối tượng đài ở giữa quảng trường trong trí tưởng tượng của Markus - vì tượng đài không còn nữa, chỉ trơ lại cái bệ - khi anh nhìn qua cửa sổ ngôi nhà bỏ hoang đêm hôm mới đến Berlin: “Hình như đấy là một cỗ xe thời cổ kéo bởi hai con ngựa gân guốc phi nước đại, bờm lộng gió tung bay, trên cỗ xe là nhiều nhân vật có lẽ mang tính chất biểu tượng, tư thế không tự nhiên, chẳng phù hợp mấy với tốc độ giả định ngựa phi. Đứng ở phía trước điều khiển cỗ xe, tay vung chiếc roi da như rắn lượn trên lưng ngựa, là một ông già […] khoác chiếc áo choàng Hy Lạp…” (LL, 32-33). Ta không thể không liên tưởng đến khối tượng đài ở quảng trường thành phố trong Những cái tẩy, được miêu tả có chỗ giống đoạn trên kia gần như từng câu từng chữ: “Giữa quảng trường trên một cái bệ không cao lắm chung quanh có chấn song sắt bảo vệ là nhóm tượng đồng thể hiện cỗ xe Hy Lạp có hai ngựa kéo, trên xe là nhiều nhân vật có lẽ mang tính chất biểu tượng, tư thế không tự nhiên, chẳng phù hợp mấy với tốc độ giả định ngựa phi…” (NCT, 62). Những thí dụ như vậy ở hai tác phẩm có thể dẫn ra nhiều. * Mỗi nhà văn có thể viết nhiều tiểu thuyết. Thông thường, mỗi tiểu thuyết là một hệ thống tên nhân vật phân biệt. Các nhân vật trong Bỉ vỏ không trùng tên với các nhân vật trong Cửa biển(Nguyên Hồng); các nhân vật của Những người khốn khổ được đặt những tên khác với các nhân vật của Nhà thờ Đức Bà Paris (Victor Hugo)… Đó là hiện tượng phổ biến ở phương Đông cũng như phương Tây, khiến mỗi tác phẩm được xác định và lưu lại trong trí nhớ độc giả như một thế giới nho nhỏ không lẫn với tác phẩm khác. Có trường hợp nhà văn chọn cùng tên cho một số nhân vật ở những tác phẩm khác nhau, tuy các nhân vật ấy chẳng có gì giống nhau về tính cách hoặc địa vị xã hội, như một số nhân vật trong kịch của Molière quanh đi quẩn lại vẫn là Cléante, Mariane, Élise, Valère…; có lẽ đó là những tên đặt phổ biến trong dân chúng ở Pháp thời bấy giờ như các tên Hoa, Nụ, Thơm, Sen, Cu, Gái ở nông thôn Việt Nam xưa kia. Kiểu nhân vật trở đi trở lại hết tác phẩm này đến tác phẩm khác như cách làm tiêu biểu của Balzac ở bộ Tấn trò đời là một dụng ý mang tính sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết độc đáo. Trong trường hợp này, các nhân vật mang cùng một tên ở những tác phẩm khác nhau vẫn là con người ấy, nhưng thuộc vào các đoạn đời khác nhau nên tuổi tác, dáng dấp, nghề nghiệp, tính cách đã thay đổi. Hiện tượng “lấy lại” liên quan đến cả cách lựa chọn tên cho các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI của Robbe-Grillet, nhưng khác với những trường hợp vừa nêu. Trước hết phải nói rằng có vài nhân vật trùng tên ta gặp lẻ tẻ ở một số tác phẩm của ông, chắc chắn là có dụng ý, nhưng không quan trọng mấy; chẳng hạn trong Những cái tẩy có thương gia Adolphe Marchat là người mà giáo sư Daniel Dupont nhờ về biệt thự thu nhặt tài liệu thì trong Ngôi nhà hò hẹn (La Maison de rendez-vous, 1965) cũng có nhân vật thương gia Georges Marchat; Jean Robin là tên một nhân vật của Kẻ nhìn trộm đồng thời cũng là một tên gọi khác của Markus trong Lấy lại. Ralph Johnson là nhân vật quân cảnh Mỹ ở tiểu thuyết Lấy lại cũng là tên được đặt cho một nhân vật người Mỹ của Ngôi nhà hò hẹn… Chúng ta dễ dàng nhận ra sự trùng lặp về nhiều phương diện giữa hai tiểu thuyết Lấy lại và Những cái tẩy, nhưng mới đọc qua, có thể không ngờ tới là nhà văn “lấy lại” cả hệ thống tên nhân vật, bởi lẽ tuy hai tiểu thuyết đều có loại nhân vật giống nhau như nạn nhân, hung thủ, nhân viên điều tra…, cùng có mối quan hệ vợ chồng ly dị, mẹ kế con chồng…, nhưng một bên chuyện xảy ra ở Pháp với các nhân vật Pháp mang họ tên Pháp, một bên chuyện xảy ra ở Đức với các nhân vật Đức mang họ tên Đức. Song, hai hệ thống tên nhân vật ấy có sự trùng hợp. Walther (Lấy lại) với Wallas (Những cái tẩy) gần gũi nhau về con chữ cũng như về phát âm. Cái tên Pierre Garin của Lấy lại có vẻ chỉ là biến báo từ cái tên Garinati trong Những cái tẩy. Cấp trên phụ trách cơ quan điều tra của Wallas là Fabius thì nhân vật có vai trò tương đương ở tiểu thuyết kia là Fabien. Hai bác sĩ Juard và Juan Ramirez ở hai tác phẩm có tên hao hao như nhau. Cũng thế, trưởng đồn cảnh sát Pháp Laurent trở thành trưởng đồn cảnh sát Đức Hendrich Lorentz. Bà Ilsa Back sống bất hợp pháp trong ngôi nhà bỏ hoang là một nhân chứng đã nhìn thấy Markus bên bệ tượng đài giữa quảng trường lúc Dany von Brỹcke bị ám sát, thì trong cuốn tiểu thuyết trước đó gần năm mươi năm lại có nhân vật bà Bax ở phía đối diện với biệt thự của giáo sư Daniel Dupont cung cấp thông tin vào thời gian gần xảy ra án mạng có thấy một chàng thanh niên cùng với một người nữa lảng vảng gần đấy. Nạn nhân ở hai tiểu thuyết được nhà văn đặt cho hai cái tên khác hẳn nhau, thuần tuý Pháp Daniel Dupont và thuần tuý Đức Dany von Brỹcke. Ấy thế nhưng hai cái tên ấy lại có “họ hàng” gần gũi với nhau. “Dany” là từ “Daniel” mà ra. Chẳng thế mà khi Joởlle Kast tiếp chuyện Markus lần đầu khi anh đến nhà hỏi thăm về Dany von Brỹcke, thấy Markus nói tiếng Đức có vẻ khó khăn, nàng đã trò chuyện với anh bằng tiếng Pháp và đã dùng “Daniel” thay cho “Dany”: “Bác sĩ von Brỹcke không ở đây đã chục năm rồi. Tôi rất lấy làm tiếc […]. Daniel từng là chồng tôi trong thời gian năm năm, ngay trước chiến tranh […]. Đại tá von Brỹcke đã bị mật vụ Ixraen sát hại cách đây hai đêm, trong khu vực Liên Xô quản lý ngay trước căn hộ tôi và con gái tôi ở sau khi ông ấy bỏ tôi vào đầu năm 40” (LL. 88-90). Ta còn nhận thấy rằng “Pont” (tiếng Pháp) và “Brỹcke” (tiếng Đức) đều có nghĩa là “cây cầu”.; chi tiết “von” chỉ dòng dõi quý tộc của người Đức, còn chi tiết “de” hoặc “du” chỉ dòng dõi quý tộc của người Pháp; “Daniel Dupont” phát âm cũng giống “Daniel du Pont”. Giáo sư Daniel Dupont ở số 2 phố Arpenteurs; đại tá Dany von Brỹcke ở số 2 phố Feldmesser. “Arpenteurs” (tiếng Pháp) và “Feldmesser” (tiếng Đức) đều có nghĩa “nhân viên đo đạc” gợi ta nhớ đến nhân vật trong tiểu thuyết Lâu đài (Das Schloss, xuất bản 1926) của Kafka. Rõ ràng Robbe-Grillet có dụng ý “lấy lại” các tên nhân vật, kể cả các địa danh, của Những cái tẩy khi viết cuốn tiểu thuyết mới của mình, chỉ chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Đức mà thôi! Trong bộ đồ chơi xếp hình, vẫn chỉ với từng ấy đơn vị cá thể rời rạc bằng gỗ hoặc bằng nhựa đủ các màu sắc, trẻ em có thể xếp thành nhiều hình khác hẳn nhau, tuỳ theo trí tưởng tượng, khi là tòa nhà nhiều tầng, khi là khu biệt thự có vườn, khi là chiếc tầu thuỷ, khi là cỗ xe kéo pháo… Tôi nghĩ đến trò chơi xếp hình khi đọc hai tiểu thuyết Những cái tẩy và Lấy lại của tác giả. Vẫn cốt truyện ấy, vẫn chủ đề ấy, vẫn khung cảnh quen thuộc ấy, vẫn những nhân vật chủ chốt ấy, vẫn những tên người, tên phố, tên tiệm ấy…, nhưng nhà văn đã xây dựng thành hai tiểu thuyết khác nhau mà không ai có thể chê trách là trùng lặp. * Đúng như ý kiến Robbe-Grillet viết trong Lấy lại mà chúng tôi đã dẫn trên kia, vẫn những từ ngữ xưa, vẫn câu chuyện cũ được lặp đi lặp lại… mà luôn luôn vẫn mới. Trong tiểu thuyết Lấy lại, ở chú thích 12 (tr.173), tác giả nhắc đến ba chủ đề chính được triển khai là loạn luân, song sinh, mù lòa, cả ba đều mang ý nghĩa biểu tượng và gắn với số phận con người. Trở về với Những cái tẩy, chủ đề “mù lòa” hiện lên khá rõ qua việc Wallas chẳng biết sự thật cay đắng; chủ đề “loạn luân” xuất hiện lờ mờ qua ánh mắt lộ vẻ phóng đãng của Wallas nhìn Évelyne, chủ hiệu văn phòng phẩm và nguyên là mẹ kế của mình; còn chủ đề anh em sinh đôi lại càng mờ nhạt hơn. Trong tác phẩm này chỉ xuất hiện thấp thoáng nhân vật André VS, thuộc tổ chức ám muội của Bona, Garinati.Vài người, như cô nhân viên bưu điện, tưởng nhầm André VS là Wallas… vì hai người giống nhau như đúc. Lấy lại có vẻ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về âm mưu của Garinati mà Những cái tẩy chưa phơi bày ra hết. Garinati có nhiệm vụ ám sát Daniel Dupont, nhưng lại tìm cách trút tội lỗi lên đầu André VS mà anh không biết. Hắn cố tình cùng đi với André VS ở gần biệt thự của giáo sư trước khi vụ án mạng xảy ra để có người nhìn thấy (bà Bax ở nhà đối diện). Cảnh sát sẽ dễ nghi ngờ André VS là hung thủ giết hại giáo sư vì những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình. Chẳng khác nào Pierre Garin có nhiệm vụ sát hại Dany von Brỹcke, nhưng tìm cách trút tội lên đầu Markus bằng cách kéo anh đến ngôi nhà bỏ hoang trông ra quảng trường để cho có người nhìn thấy (bà Ilsa Back). Sự xuất hiện của Markus chỉ nhằm mục đích ấy thôi, nên ngay sau đó Pierre Garin ra lệnh cho anh hãy biến đi một thời gian (LL, 46). Cùng với nhiều chứng cứ khác, cuối cùng cảnh sát đổ riệt tội cho Markus. Anh giết bố vì động cơ gì ư? - “Vì nỗi hằn học tai ác mang tính chất Œdipe không che giấu - cảnh sát nói - Cái gia đình chết tiệt này, đấy là vương quốc Thèbes (Đô thị Hy Lạp cổ đại - P.V.T chú)”. Một chi tiết đáng lưu ý là André VS đeo kính bên mắt trái sẫm màu hơn, còn Markus von Brỹcke đến những dòng cuối tác phẩm cũng cảm thấy hơi đau ở mắt trái do vết thương từ hồi chiến tranh: “Tôi đã nghĩ rằng, khi nào đến Sassnitz, tôi cần phải mua cặp kính sẫm màu để bảo vệ đôi mắt bị thương của tôi khỏi ánh mặt trời mùa đông trên những vách đá trắng chói chang” (LL, 253). Vậy là ở hai tác phẩm có hai cặp anh em sinh đôi chẳng ưa gì nhau Wallas - André VS và Walther - Markus. Một phía là Wallas (hoặc Walther); phía kia là André VS (hoặc Markus). Nhiệm vụ điều tra Wallas phải thực hiện là một thử thách để được chính thức công nhận là thám tử; nhiệm vụ Walther phải hoàn thành cũng là một thử thách để được cấp bằng xạ thủ ưu tú. André VS và Markus là những con bài bị động trong tay của Garinati hoặc Pierre Garin. Trong Những cái tẩy, nhà văn tập trung vào nhân vật Wallas, nên André VS chỉ như cái bóng xuất hiện lờ mờ ở bình diện thứ hai; độc giả chưa được biết gì nhiều về anh, chẳng biết trong ngày hôm ấy, anh làm những chuyện gì. Cái bóng lờ mờ ấy được đưa lên rõ nét ở bình diện thứ nhất trong Lấy lại. Chúng ta được theo dõi những hoạt động kéo dài trong năm ngày của Markus. Tình trạng loạn luân giữa những người trong gia đình, cũng như sự xung đột giữa anh em sinh đôi có dịp được phơi bày. Dường như hai tiểu thuyết bổ sung cho nhau về phương diện cốt truyện, mặc dù cốt truyện là yếu tố Robbe-Grillet hết sức coi thường. Trong cả hai tiểu thuyết, khung thời gian đều được xác dịnh tuy dài ngắn không giống nhau; song cách xử lý những thời điểm cụ thể lại đổi khác. Vụ ám sát hụt giáo sư Daniel Dupont xảy ra vào 7h 30’ tối thứ hai 26 tháng Mười, song không rõ năm nào, chỉ biết năm ấy giáo sư 52 tuổi; Wallas, ta cũng chỉ biết chung chung chàng là một thanh niên; Évelyne thì khoảng từ 30 đến 35 tuổi. Trái lại, vụ việc liên quan đến đại tá Dany von Brỹcke được xác định là vào năm 1949, đêm 14 rạng ngày 15 tháng Mười Một; đại tá sinh ngày 7 tháng Chín 1881; Markus sinh ngày 6 tháng Mười 1903. Qua lời Joởlle Kast kể với Markus và một số sự kiện khác, ta được biết thêm Gigi là con riêng của nàng, sinh năm 1935, khi ấy nàng ngoài ba mươi, sắp cưới Dany, và đang là nhân tình của… Walther! Nếu liên kết những niên đại của hai tiểu thuyết, ta có cơ sở để nghĩ rằng nhân vật ở cuốn tiểu thuyết trước vẫn là những nhân vật của cuốn sau, nhưng là vào năm 1933, nghĩa là sớm hơn mười sáu năm. Đúng là vào năm ấy Daniel Dupont 52 tuổi, Wallas 30… Khi gia đình ấy chuyển sang Đức - giả định như thế - ai nấy đổi thành họ tên Đức, cũng là lẽ bình thường. Vì mọi chuyện diễn ra mười lăm, mười sáu năm sau, nên trong cuốn Lấy lại có thêm nhân vật Gigi và nhiều sự kiện liên quan đến cô gái mới lớn này. Mô típ loạn luân không còn bó hẹp giữa con trai và mẹ kế ta thấy thấp thoáng trong Những chiếc tẩy, mà được diễn tả cụ thể, đậm nét giữa những người con trai của đại tá Dany von Brỹcke với Joởlle Kast, vợ kế của ông, mà còn cả với Gigi. Tiểu thuyết sau có nhiều sự kiện, nhiều mối quan hệ nhân vật chồng chéo hơn cuốn trước. Nếu đúng như vậy, mối liên quan giữa hai tiểu thuyết có thể khiến ta nghĩ rằng Robbe-Grillet có sáng tạo nhưng là sáng tạo trên lối mòn kiểu nhân vật trở đi trở lại của Balzac. Thực ra không phải thế. Robbe-Grillet có dụng ý tạo ra sự gần gũi giữa hệ thống nhân vật của hai tiểu thuyết, đồng thời cũng cảnh báo cho chúng ta thấy chẳng có mối quan hệ gì giữa các nhân vật ấy cả. Thành phố Wallas được cử về điều tra án mạng không được nêu tên, nơi ấy có hiệu văn phòng phẩm của Évelyne ở số 2bis phố Victor Hugo; nhưng ta biết đấy là một thành phố ở bờ biển phía bắc nước Pháp: “Và thế là đêm đã xuống - và sương mù lạnh của vùng biển Bắc, nơi thành phố sắp vào giấc ngủ” (NCT, 225). Évelyne có “nước da bánh mật, đôi mắt sáng, mái tóc đen, một loại người ít gặp ở vùng này - và làm ta nghĩ đến những phụ nữ ở miền Nam châu Âu hoặc vùng Balkans thì đúng hơn” (NCT, 178). Ta nghĩ ngay đến Joởlle Kast khi Markus khen nàng nói tiếng Pháp chẳng pha chút giọng Đức: “Tôi đã lớn lên ở Pháp và là người Pháp. Nhưng trước đây trong gia đình cũng nói một thứ tiếng Serbi-Croatia. Cha mẹ tôi đến từ Klagenfurt… Kast là biến báo rút gọn từ Kostanjevica, một thành phố nhỏ của Sloveni” (LL, 90). Joởlle Kast cũng có thời gian mở cửa hiệu bán văn phòng phẩm nhưng không phải ở một thành phố bên bờ biển phía bắc mà lại là Nice, thành phố biển đông-nam nước Pháp! . Cuốn tiểu thuyết độc đáo bước vào thế kỉ XXI của Robbe – Grillet Quang cảnh hai thành phố ở hai tác phẩm - một ở Pháp, tuy không xác định thành phố nào, và một là Berlin của Đức - đều. trong tiểu thuyết Lâu đài (Das Schloss, xuất bản 1926) của Kafka. Rõ ràng Robbe- Grillet có dụng ý “lấy lại” các tên nhân vật, kể cả các địa danh, của Những cái tẩy khi viết cuốn tiểu thuyết mới của. quan giữa hai tiểu thuyết có thể khiến ta nghĩ rằng Robbe- Grillet có sáng tạo nhưng là sáng tạo trên lối mòn kiểu nhân vật trở đi trở lại của Balzac. Thực ra không phải thế. Robbe- Grillet có dụng

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan