“Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc” - Di chúc nghệ thuật của Ibsen ppt

8 365 0
“Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc” - Di chúc nghệ thuật của Ibsen ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc” - Di chúc nghệ thuật của Ibsen Năm 1898, cả châu Âu mừng vui kỷ niệm 70 năm sinh Henrik Ibsen. Những lễ hội trọng thể được tổ chức ở các nước Bắc Âu, đặc biệt tưng bừng ở Na Uy(1), đất nước của Ibsen, nơi ông mới hồi hương không lâu sau hai mươi bảy năm sống ở nước ngoài. Chính trong những năm “lưu vong tình nguyện” ấy(2) Henrik Ibsen từ một tác giả mà ngay ở trong nước không mấy người biết đến đã trở thành danh nhân thế giới, nhà viết kịch số một của châu Âu nửa sau thế kỷ XIX, như công luận Âu châu nhất trí đánh giá. Sự rộ nở của thiên tài Ibsen, tiếng vang sâu rộng mà những kiệt tác của ông, như những làn sóng mạnh mẽ, liên tiếp làm lay động đời sống tinh thần các nước Âu châu, đã tác động ngược lại đến văn học đất nước ông, cổ vũ sự phát triển gia tốc của một loạt tài năng văn chương bước lên văn đàn cùng thời và sau Ibsen (Bjonson, Kjellan, Harborg, Lee, Hamsun ), khiến Na Uy, giữa thế kỷ XIX còn là một “tỉnh lẻ tinh thần của Đan Mạch”, như Ibsen đánh giá(3), sau ba bốn thập kỷ đã trở thành một cường quốc văn chương, làm cả thế giới kinh ngạc không kém nước Nga cũng trong thế kỷ XIX ấy. Khiêm tốn đến cả thẹn, suốt đời ưa tìm sự cô đơn để viết và suy nghĩ, không chịu đựng được mọi sự ồn ào xung quanh tên tuổi mình, toàn bộ tâm trí hướng về ngày mai của dân tộc mình và nhân loại - một ngày mai, như ông dự cảm, đầy rẫy những khó khăn và tai biến(4) - Ibsen tâm sự với những người nhiệt thành hâm mộ tài năng ông rằng sau năm mươi năm sáng tác quên mình, mà ông tự ví với một “tuần lễ thánh kéo dài lê thê”(5), ông muốn viết thêm dăm ba vở kịch nữa, rồi sau đó chuyển sang văn xuôi tự sự, viết một tự truyện kể lại tường tận hành trình tinh thần khổ ải, quan hệ mật thiết giữa những trải nghiệm cá nhân với những trước tác của ông. Thế nhưng số phận đã chỉ cho Ibsen thực hiện một phần rất nhỏ những ý đồ sáng tạo ấy. Cả năm 1899, ông viết đi viết lại kịch phẩm ba hồi Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc (Nar vi dode vagner)(6), năm 1900 tác phẩm ra mắt bạn đọc với phụ đề khêu gợi lo âu cho tác giả: “Kịch - vĩ thanh”. Và quả thật, trong năm ấy Ibsen bị đột qụy, tê liệt nửa người, năm 1901 đột qụy lần thứ hai, lần này tê liệt toàn thân và không thể sáng tác được thêm gì nữa. Kịch Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc vì thế thường được coi là một “di chúc tinh thần”, “di chúc nghệ thuật” của nhà đại văn hào Na Uy. Định thức này là xác đáng, bởi vì tác phẩm cuối cùng này vừa mang rõ nét và đầy đủ dấu ấn của nghệ thuật kịch Ibsen, vừa đề cập một vấn đề mà nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng Ibsen suốt đời bận tâm, do tính thời sự vĩnh hằng của nó - vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc, chúng ta có một mẫu mực điển hình của kịch Ibsen giai đoạn cuối đời, khi mà tài viết kịch của ông, theo sự đánh giá chung của giới phê bình, đạt độ diệu nghệ(7). Về cảm hứng sáng tạo, nó là một tổng hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng - sinh thời, những người cổ xuý cho ba trào lưu khác nhau và đấu tranh với nhau ấy ai cũng tìm ra đủ lý do để liệt Ibsen vào hàng ngũ những chiến hữu của mình. Nhưng kịch phẩm cuối cùng, cũng như toàn bộ sáng tác của Ibsen, cho thấy ông luôn luôn đứng bên trên cuộc chiến, thấy rõ những hạn chế của các trào lưu nghệ thuật đương thời nhưng biết tiếp thụ, biến thành của mình những thành quả và phát kiến của chúng. Trong kịch Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc, trước chúng ta hiện ra đất nước Na Uy với thiên nhiên đặc thù, hùng vĩ và khắc nghiệt, xã hội Na Uy cuối thế kỷ XIX đã tiến khá xa trong quá trình hiện đại hoá và đã hội nhập vào cộng đồng lớn của các nước Âu châu, những con người Na Uy với tính cách dân tộc mạnh mẽ, đã được giải phóng khỏi những lo âu về cơm ăn áo mặc hàng ngày nhưng đang đứng trước những vấn đề đầy tính bi kịch mới của xã hội hiện đại. Gần gũi về cảm hứng với “sân khấu tâm hồn” của các nhà viết kịch tượng trưng chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tác phẩm của Ibsen khác rõ rệt những kịch phẩm, thí dụ, của Maeterlinck về bút pháp: ngoài bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể (đối lập với không gian và thời gian trừu tượng trong đa số kịch của Maeterlinck), tác phẩm cuối cùng của Ibsen làm ta kinh ngạc bởi tính kiệm lời cao độ của nó: không một độc thoại, dù là những độc thoại cô đúc chiếm chỉ một hai dòng, chỉ có những đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật, song những đối thoại ấy lôi cuốn theo mình toàn bộ hành động kịch(8). Lời thoại trong kịch Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc, cũng như trong các kịch văn xuôi khác của Ibsen, hết sức tự nhiên, tưởng chừng giống hệt những lời thoại trong đời thật, có điều độc giả (hay khán giả) luôn luôn bị ngỡ ngàng trước tính bất ngờ, khó đoán trước của chúng - chúng tựa hồ những đường kiếm trong cuộc đấu giữa những tay kiếm siêu hạng. Đây là một trong những bí quyết làm nên tính hấp dẫn thường trực của kịch Ibsen. Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc, cũng như nhiều kịch phẩm khác của Ibsen, còn có một đặc điểm thi pháp nữa khiến ta nhớ đến kịch cổ điển và cổ điển chủ nghĩa - đó là sự tuân thủ khá nghiêm ngặt nguyên tắc “ba thống nhất”: toàn bộ hành động kịch diễn ra ở một địa điểm trong thời gian không quá 24 giờ. Cụ thể ở đây là một ngày và một đêm hè ở một khu an dưỡng miền nam Na Uy. Do vở kịch này của Ibsen chưa được dịch ra tiếng Việt, chúng tôi bắt buộc phải thuật lại vắn tắt nội dung của nó. Kịch có bốn nhân vật chính: giáo sư Arnold Rubek, nhà điêu khắc trứ danh, bà Maya, người vợ trẻ của ông, một điền chủ ở vùng ấy mê săn thú rừng tên là Ulfheim và một thiếu phụ từ nơi khác đến đây an dưỡng. Tấn kịch diễn ra theo hình tứ giác giữa nhà điêu khắc với người thiếu phụ này và vợ ông với người điền chủ săn thú rừng. Ibsen đã cho nhân vật trung tâm của vở kịch - giáo sư Rubek - không ít nét từ tiểu sử và nhân cách của bản thân. Cũng như tác giả của mình, Rubek là một nghệ sĩ lừng danh toàn cầu, khó chịu đến căm ghét sự lừng danh ấy và tìm kiếm sự yên tĩnh trong cô đơn. Cũng như Ibsen trong đời thực, nhà điêu khắc hư cấu này đã rất nhiều năm sống ở nước ngoài và chỉ thỉnh thoảng ghé về thăm đất nước. Trong quá trình diễn biến kịch, Rubek thổ lộ nhiều xác tín của chính Ibsen về quan hệ giữa người sáng tạo với công chúng thưởng thức, về lao động khổ sai chung thân của người nghệ sĩ thực thụ, về sự lưỡng phân bi kịch giữa nghệ sĩ và con người trong nhân cách của anh ta. Nhưng Rubek tuyệt không phải là cái bóng mờ nhạt của tác giả, cũng như tác phẩm cuối cùng của Ibsen tuyệt không phải là kịch luận đề minh họa đơn thuần những tư tưởng dù là tâm huyết của ông. Đó là một con người sống, với cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách phong phú và phức tạp. Chúng ta làm quen với Rubek ngay từ khi sân khấu mở màn: ông ngồi với vợ bên bàn ăn sáng trên thềm rộng trước một khách sạn - an dưỡng đường thượng hạng. Qua mấy lời trao đổi rời rạc, gượng gạo giữa vị giáo sư tuổi đã ngoại ngũ tuần với người vợ trẻ đẹp của ông ta cảm thấy ngay: giữa hai con người này không có gì chung, mặc dù họ sống với nhau đã khá lâu. Chiều ý người vợ đã cùng ông hơn 5 năm sống xa quê hương đất nước, Rubek với vợ thực hiện một cuộc “hành hương” với đầy đủ tiện nghi, nhưng nó không đem lại thỏa mãn cho cả hai người: Rubek không ngớt buồn phiền, chán ngán với cuộc sống hưởng lạc nhàn tản, không lao động sáng tạo kéo dài từ năm này qua năm khác của mình, còn Maya, vợ ông - một tâm hồn xa lạ với thế giới nghệ thuật và với mọi nhu cầu tinh thần cao siêu, yêu cuộc sống với những hoạt động sôi nổi bề ngoài, những lạc thú tự nhiên và giản đơn của nó - thì luôn luôn cảm thấy mình như con chim trời bị nhốt vào lồng vàng. Rubek, hiểu biết tận tường vợ mình và không nuôi dưỡng ảo tưởng gì về nàng, trong thâm tâm ân hận vô cùng vì đã kết hôn với nàng, cố gắng hết sức để cho nàng không nhận thấy điều đó, nhưng không phải lúc nào cũng làm được: từ miệng ông, thỉnh thoảng lại buột ra những lời châm biếm kín đáo, khiến người vợ cảm thấy bị xúc phạm. Giữa lúc ấy, xuất hiện người điền chủ đi săn thú với một bầy chó săn và người trông chó. Maya hứng khởi hẳn lên, xin phép chồng được đi săn với người điền chủ. Rubek đồng ý ngay lập tức: ông biết nàng đang cần những thú vui như thế, nhưng ông còn một động cơ khác, không nói ra: ông đang rất quan tâm đến một người phụ nữ chắc cũng ở trong khách sạn này mà đêm qua ông nhìn thấy đi lang thang trong bộ đồ trắng như một người mộng du giữa công viên trước khách sạn. Hỏi người phục vụ, ông được biết người phụ nữ này mang tên chồng - một quý tộc Nga - nhưng bản thân là người Na Uy. Bà đến đây đã một tuần, điều trị một chứng tâm thần kinh niên và đi đâu cũng có một nữ y tá - tu sĩ tháp tùng. Chỉ một chốc sau, người thiếu phụ ấy xuất hiện trên sân khấu, nhà điêu khắc từ xa đã nhận ra ngay: ông rất quen biết nàng, xưa kia nàng đã nhiều năm làm người mẫu cho ông, thời ông sáng tạo tác phẩm điêu khắc đã làm tên tuổi ông lừng lẫy khắp năm châu. Rubek mừng rỡ bước tới bắt chuyện với nàng, nàng tỏ ra không hề ngạc nhiên gặp lại ông, cứ như đã chờ sẵn ông ở nơi đây. Qua những lời trao đổi, vấn đáp giữa hai nhân vật, ta dần dần dựng lại được lịch sử quan hệ giữa họ với những hệ quả của chúng. … Từ trẻ, nhà điêu khắc Rubek ấp ủ ý đồ tạo dựng một tác phẩm điêu khắc quần thể hoành tráng thể hiện một tư tưởng tôn giáo - triết lý lớn: Phục sinh từ cõi Chết. Hình tượng trung tâm thể hiện khát vọng muôn đời ấy của loài người về sự cải tử hoàn sinh cho tất cả, trút sạch mọi bụi trần để nhập vào vương quốc vĩnh hằng của cái tận Chân, tận Thiện, tận Mỹ, theo ý niệm của người nghệ sĩ, phải là hình tượng một thiếu nữ tuổi hoa với thân hình kiều diễm, trinh bạch và hồn nhiên, thức dậy từ cõi chết như sau một giấc ngủ nhẹ nhàng, không mộng mị. Nhà điêu khắc đi khắp nước tìm kiếm một người mẫu xứng đáng và cuối cùng đã tìm được một thiếu nữ mà chàng ưng ý, đã thuyết phục được nàng rời bỏ những người thân, rời bỏ quê hương đất nước, sang một thủ đô Âu châu giúp chàng thực hiện ý đồ sáng tạo kỳ vĩ của chàng. Hơn ba năm trời hai người gặp nhau hầu như hàng ngày, hơn ba năm trời Iréna (tên người thiếu nữ) làm người mẫu cho Rubek, nhìn thấy hình ảnh khoả thân của mình ban đầu được phác họa trên giấy, rồi được nặn bằng đất sét, cuối cùng được chạm khắc trên cẩm thạch trắng như tuyết. Rất ít hiểu biết về nghệ thuật và chưa lui tới một bảo tàng nào, Iréna tuy vậy biết quý trọng ý đồ sáng tạo của Rubek, càng ngày càng lây lan cảm hứng nghệ sĩ của chàng, càng ngày càng cảm thấy mình là người đồng sáng tạo và thấm thía tình yêu với tác phẩm đương ra đời trước mắt nàng, xem nó là “đứa con chung” của Rubek với nàng. Để xứng đáng với ý đồ sáng tạo siêu phàm của mình, Rubek đã bằng ý chí đè nén dục vọng tự nhiên của người đàn ông trước sắc đẹp ngời ngời của người trinh nữ, ba năm trời chỉ chiêm ngưỡng nàng từ những cự ly và giác độ khác nhau, nhưng không bao giờ dám đụng đến thân thể nàng. Thế rồi đến ngày pho tượng cẩm thạch đã gần như hoàn tất, nhà nghệ sĩ đang hân hoan thấy một phần chính công việc đã làm xong, thì bỗng nhiên chàng không thấy Iréna đến xưởng điêu khắc của mình nữa. Nàng đã lặng lẽ, không một lời từ biệt, biến mất khỏi cuộc đời chàng. Thời gian đầu, Rubek cố gắng tìm nàng, nhưng đâu dễ tìm ra một con người không địa chỉ giữa một thủ đô hơn một triệu dân. Vả lại, phải trở về với tác phẩm quần thể, mà hình tượng người trinh nữ chỉ là một bộ phận, tuy là bộ phận trung tâm. Và nhà điêu khắc lại vùi đầu vào công việc, bắt mình quên đi người thiếu nữ đã làm mình hâm mộ say đắm, tự an ủi mình bằng ý nghĩ rằng chắc cô người mẫu trẻ đẹp, quyến rũ đã tìm được một nghệ sĩ tạo hình khác, giàu hơn chàng và thậm chí đã kết duyên với người ấy. Mấy năm sau, tác phẩm Phục sinh từ cõi Chết mới hoàn thành và lập tức được công luận hết lời tán thưởng. Rubek nhanh chóng trở thành một nhà điêu khắc trứ danh, thậm chí thời thượng. Những đơn đặt hàng tới tấp đến với chàng từ nhiều nước. Nhưng chàng cảm thấy mình đã bị vắt kiệt. Cảm hứng sáng tạo, mãnh liệt đến thế trong những năm chàng nặn khắc tác phẩm Phục sinh từ cõi Chết, đã rời bỏ chàng. Nhưng cần tiếp tục khẳng định mình như một nghệ sĩ, và Rubek đã miễn cưỡng điêu khắc một loạt chân dung nửa người của những đại gia tư sản không tiếc tiền trả công cho chàng. Đó thực ra là những chân dung châm biếm ngấm ngầm mà chỉ chàng, tác giả, hay những người rất sành sỏi mỹ thuật mới nhận ra được: đằng sau những khuôn mặt người có vẻ phúc hậu và mãn nguyện ẩn náu đường nét của những con thú: lợn, chó, ngựa, dê, cáo, sói… Khi nhờ những tác phẩm như thế bản thân Rubek, lúc ấy đã luống tuổi, trở thành một phú gia, ông bỗng cảm thấy chán ngán với cái nghề của mình, với cái lao động nặng nhọc, hàng ngày phải gia công trong bụi bẩn đất sét với thạch cao, với đá… và muốn được hưởng thụ cuộc sống của một người hữu sản. Ông xây cho mình một toà nhà lộng lẫy giữa thủ đô một nước châu Âu, một biệt thự trang nhã có vườn hoa và vườn cây bao quanh bên bờ một hồ núi ở Thụy Sĩ, rồi về nước kiếm một người vợ trẻ đẹp xứng đôi với ông, với ý đồ từ nay đến hết đời chỉ hưởng thụ cuộc sống, nếm trải mọi lạc thú mà nó có thể đem lại. Nhưng khá nhanh ông hiểu rằng một cuộc sống như thế không dành cho ông, rằng ông không thể sống mà không lao động sáng tạo. Ông khao khát trở về với nghề của mình, nhưng đau buồn nhận thấy hình như mình đã vĩnh viễn đánh mất cảm hứng sáng tạo. Lần theo quá khứ, ông dần dần ngộ ra rằng nó đã bỏ rơi ông từ khi Iréna đột ngột biến mất khỏi cuộc đời ông. Hoá ra người phụ nữ ấy chiếm giữ vị trí then chốt trong số phận ông mà ông không hay. Ông mơ ước tìm lại nàng nhưng không biết nàng ở đâu. Nhưng rốt cuộc, số phận đã xếp đặt cho ông gặp lại nàng, vì nàng cũng tìm ông. Iréna lúc ấy đã gần như thân tàn ma dại. Sau khi rời bỏ Rubek, nàng đã kinh qua đủ mọi nghề để nuôi thân, nhiều năm làm vũ nữ trong một nhà hàng trình diễn khiêu vũ khoả thân. Nàng đã trải qua hai đời chồng: một điền chủ giàu có ở Nam Mỹ, người này đã tự tử vì không sống chung được với nàng, và một nhà tư bản Nga ở vùng Ural, mà hiện nay với ông ta nàng đang sống ly thân. Ly thân và độc thân: không con cái, không bạn bè gần gũi. Iréna tự gọi mình là người mất hồn: thời hoa niên trinh trắng, nàng đã vĩnh viễn dâng hiến cả tâm hồn mình cho Rubek với tác phẩm của chàng mà không ý thức được hết điều đó. Nàng đã yêu Rubek bằng mối tình đầu tiên và độc nhất trong đời, nồng cháy và thiết tha nhưng thầm lặng. Biết Rubek ngưỡng mộ không chỉ nhan sắc mà cả tâm hồn mình, nàng kiên trì chờ đợi lời tỏ tình từ phía chàng. Nhưng khi pho tượng sắp đến ngày hoàn thành, nghe Rubek cảm ơn nàng “đã làm sáng cả một đoạn đời” của chàng, nàng hiểu ra rằng, trong hơn ba năm trời, theo đuổi sự nghiệp của mình, Rubek chỉ tiếp xúc với nàng như một nghệ sĩ, nàng cần cho chàng để chàng thực hiện được ý đồ sáng tạo của mình, và chỉ có thế thôi. Thất vọng, nàng đã lặng lẽ chủ động cắt đứt mọi quan hệ với chàng, hy vọng thời gian sẽ dần dần chữa lành vết thương lòng. Nhưng đoạn tuyệt với tình yêu, đoạn tuyệt với “đứa con chung” của nàng với Rubek, nàng thấy tâm hồn mình dần dần chết đi, thấy mình trở nên dửng dưng với tất cả, dửng dưng với cuộc đời của chính mình, cứ để số phận xoay vần nó thế nào cũng được. Nàng sống giữa nhân gian như người đã chết. Nhưng nàng vẫn không quên được Rubek với tác phẩm của chàng. Và từ khi tên tuổi Rubek trở nên lừng lẫy, nàng theo dõi qua báo chí mọi sự kiện trong đời chàng. Biết chàng đã trở nên giàu có và có người vợ trẻ đẹp, nàng tìm gặp để thấy tận mắt hạnh phúc của chàng và bằng cách ấy làm sưng tấy, mưng mủ thêm lên vết thương lòng không lành của mình (một lối hành động điển hình cho người mắc chứng tâm thần). Cuộc chuyện trò giữa Iréna với Rubek ban đầu đầy tính xa cách, ghẻ lạnh. Iréna đáp lại những lời hỏi han chân tình của Rubek bằng những lời châm chọc chua cay. Nhưng càng trò chuyện thì sự xa cách, hờn giận, ngờ vực giữa hai người càng tan biến như sương mù trước mặt trời lên. Iréna cảm thấy mình dần dần sống lại, Rubek thì sung sướng vì đã tìm lại được một con người duy nhất không thể thiếu cho sự tồn tại của chàng trên đời này. Chàng cũng cảm thấy mình đang trải qua một cuộc cải tử hoàn sinh. . “Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc” - Di chúc nghệ thuật của Ibsen Năm 1898, cả châu Âu mừng vui kỷ niệm 70 năm sinh Henrik Ibsen. Những lễ hội trọng thể được. đề mà nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng Ibsen suốt đời bận tâm, do tính thời sự vĩnh hằng của nó - vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Khi chúng ta, những người chết, tỉnh giấc, chúng ta có. trước của chúng - chúng tựa hồ những đường kiếm trong cuộc đấu giữa những tay kiếm siêu hạng. Đây là một trong những bí quyết làm nên tính hấp dẫn thường trực của kịch Ibsen. Khi chúng ta, những người

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan