Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt pot

8 364 2
Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt 1. Mở đầu Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật (1) . Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục (2) của Việt Nam cũng được đề cập là chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và ngay trong lờiTựa của Truyền kỳ mạn lục cũng ghi: "Xem văn từ thì không ngoài phên dậu của Tông Cát" (3) , vì thế, có thể xác nhận được sự thực ấy. Kim Ngao tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục cùng chung một đặc điểm là chịu ảnh hưởng từng tác phẩm của một nước thứ ba, và đều được coi là hai tác phẩm truyền kỳ đầu tiên của thể loại truyền kỳ trong văn học sử của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam. Bởi vậy, ở bài viết này, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu từ trước đến nay, dưới góc độ so sánh tiểu thuyết ba nước Hàn – Trung – Việt, đặc biệt là thông qua Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, tôi muốn xem xét lại ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm. Nhưng ta có thể thấy Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục chỉ chịu ảnh hưởng một chiều của Tiễn đăng tân thoại mà không tìm thấy ghi chép nào nói về mối quan hệ cho - nhận, ảnh hưởng qua lại (4) . Bởi vậy, Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục được sáng tác trên những vùng thổ nhưỡng khác nhau, nên thay vì đi tìm những điểm giống nhau để so sánh từng truyện trong tác phẩm và luận bàn về sự sáng tạo hay mô phỏng, tôi muốn nhìn nhận cả hai tác phẩm trong một tổng thể hoàn chỉnh để so sánh tác phẩm với tác phẩm. Lý do nêu ra như vậy là vì, khi đối chiếu thực tế các truyện trong ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Tiễn đăng tân thoại, ta thấy mô típ chung là các truyện của Kim Ngao tân thoại vàTruyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng có tính chất phức hợp của Tiễn đăng tân thoại nhưng cũng thấy rất nhiều phần sáng tạo không thể bỏ qua. Bởi vậy, trong bài viết này, có thể thấy nhiều điểm khác biệt về số lượng các truyện của Kim Ngao tân thoại với Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục nhưng đây cũng là đặc trưng của Kim Ngao tân thoại, chính vì thế, tôi sẽ so sánh cả ba tác phẩm, lấy tiêu điểm là yếu tố truyền kỳ, một đặc điểm của thể loại truyền kỳ mà ta có thể thấy được ở trong cả ba tác phẩm. Phương pháp so sánh là theo phương pháp phân loại truyện truyền kỳ đời Đường (5) , chia theo loại hình chung là loại diễm tình, loại kỳ quái và loại biệt truyện rồi lựa chọn phương pháp phân tích so sánh, tìm ra điểm giống nhau, khác nhau của loại hình để rồi rút ra kết quả so sánh nội dung của từng truyện trong ba tác phẩm. Tiêu chuẩn phân loại là dựa vào khái niệm của tiểu thuyết diễm tình – loại tiểu thuyết miêu tả sự ly hợp trong tình yêu nam nữ, khái niệm của tiểu thuyết kỳ quái – miêu tả sự vật trong bối cảnh thế giới khác và khái niệm của loại hình "biệt truyện" – loại hình tiểu thuyết hoá dật sự đối với nhân vật đặc biệt. Có điều là, Kim Ngao tân thoại không có loại biệt truyện nên không được so sánh trong bài viết này. Tài liệu cơ bản là Kim Ngao tân thoại; NXB Ất Dậu; tác giả là Kim Thời Tập, Lý Tái Hạo dịch, Tiễn đăng tân thoại. Toàn tập văn học thế giới, 62, NXB Ất Dậu; tác giả Cù Hựu, Lý Khánh Thiện dịch; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ; Học viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản, Đài loan học sinh thư cục ấn hành… 2. So sánh loại hình của Kim Ngao tân thoại - Tiễn đăng tân thoại - Truyền kỳ mạn lục 1. Loại diễm tình Như đã nêu ở phần lời Tựa, trên cơ sở tham khảo phương pháp phân loại của truyền kỳ đời Đường, trước hết, ta hãy so sánh số lượng truyện loại diễm tình viết về tình yêu ly-hợp của các nam nữ nhân vật chính. Kim Ngao tân thoại (sau đây viết tắt là Kim Ngao) có 5 truyện, trong đó có 2 truyện loại diễm tình (6) là Vạn Phúc tự hu bồ ký và Lý Sinh khuy tường truyện;Tiễn đăng tân thoại (sau đây viết tắt là Tiễn đăng) có 21 truyện (gồm thêm một truyện phụ lục) trong đó có 8 truyện loại diễm tình (Vị Đường kỳ ngộ ký, Liên Phương lâu ký, Thu Hương đình ký, Thúy Thúy truyện, Ái Khanh truyện, Kim Phượng thoa ký, Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký, Lục y nhân truyện); Truyền kỳ mạn lục (sau đây viết tắt là Truyền kỳ) tổng cộng có 20 truyện, trong đó có 5 truyện loại diễm tình (Thúy tiêu truyện, Lệ nương truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Nam Xương nữ tử lục) (7) . Nếu tìm điểm chung để so sánh một cách có hiệu quả các truyện loại diễm tình của ba tác phẩm thì theo các tình huống cuộc gặp nam nữ nhân vật chính, ta có thể chia làm ba trường hợp sau: Một là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiện thực. Hai là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiện thực rồi chuyển sang thế giới phi hiện thực. Ba là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam và nữ hồn ma cùng ở thế giới hiện thực và phi hiện thực. Bảng so sánh loại diễm tình Tác phẩm Diên mạo cuộc gặp Ki m Ngao Tiễ n đăng Truy ền kỳ Nam + Nữ Vị Đường kỳ ngộ ký Thu Hương đình ký Liên Phương lầu ký Thuý Tiêu truyện. Khoái Châu nghĩa phụ truyện. Nam Xương nữ tử lục am + Nữ N am + Nữ h ồn ma Lý Sinh khuy tường truyện Ái Khanh truyện. Kim Phượng thoa ký Lệ Nương truyện. N am hồn ma + Nữ hồn ma Thu ý Thuý truyện. Nam + Nữ hồn ma Vạ n Phúc tự hu bồ ký Đằ ng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký. Lục y nhân truyện. Tây viên kỳ ngộ ký. Khi xem xét bảng trên, ta thấy Kim Ngao có loại hình (2) (3). Tiễn đăng và Truyền kỳ đều có (1) (2) (3). Nếu Kim Ngao và Truyền kỳ chịu ảnh hưởng Tiễn đăng thì Truyền kỳ cũng có loại hình (1) nhưng Kim Ngao không có (1). Đây là điểm có thể thấy rõ là đặc điểm riêng của Kim Ngao. Ở đây, ta có thể thấy loại hình (1), điểm chung của Tiễn đăng và Truyền kỳ thuộc loại diễm tình mà bỏ đi yếu tố truyền kỳ (8) , nhưng Truyền kỳ có hai truyện (9) kết hợp giữa loại diễm tình với loại truyện ký (nhân vật lịch sử) nên có điểm khác với Tiễn đăng. Loại hình (2) và (3) là loại hình kết hợp yếu tố giữa truyền kỳ với diễm tình và cũng là điểm chung của Tiễn đăng, Kim Ngao, Truyền kỳ. Như vậy, Tiễn đăng và Truyền kỳ có một phần mô típ của tiểu thuyết diễm tình, ngược lại, Vạn Phúc tự hu bồ ký và Lý Sinh khuy tường truyện của Kim Ngao thuộc về loại tiểu thuyết truyền kỳ diễm tình điển hình. Do đó, ta có thể đặt nghi vấn là Kim Ngaothuộc về loại tiểu thuyết truyền kỳ có mô típ diễm tình mà chưa thể hiện thể loại tiểu thuyết diễm tình, nếu không thì bỏ đi loại hình (1) (tiểu thuyết diễm tình) không phù hợp với ý đồ sáng tác của tác giả Kim Thời Tập, tức cốt truyện tình yêu nam nữ ở thế giới hiện thực. Ở đây, ta lấy loại hình (2) (3) làm đối tượng so sánh, sau đó, thông qua bối cảnh không gian hiện thực và phi hiện thực cùng với mô típ “người và hồn ma giao hoan” được coi là đặc điểm nổi bật nhất trong yếu tố truyền kỳ. 1) Lý Sinh khuy tường truyện (Kim Ngao) - Nhị Khanh truyện, Kim Phượng thoa ký (Tiễn đăng) - Lệ Nương truyện (Truyền kỳ) 2) Vạn Phúc tự hu bồ ký (Kim Ngao) - Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký, Lục y nhân truyện (Tiễn đăng)- Tây viên kỳ ngộ ký (Truyền kỳ) Bởi vì Kim Ngao không có loại hình (1) và trong loại hình (2), Thúy Thúy truyện của Tiễn đăng khác với Kim Ngao và Truyền kỳ nên không bàn tới. Trước hết, ta xem xét động cơ xây dựng mô típ “người và hồn ma giao hoan” trong ba tác phẩm thì có thể phỏng đoán được ý đồ sáng tác của tác giả. Từ đó, ta chia ra làm hai phần là nguyên nhân biến thành nữ hồn ma và quan hệ giữa người và hồn ma, tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm. Để tiện so sánh, ta có thể tham khảo bảng sau: Tác phẩm Kim Ngao tân thoại Tiễn đăng tân thoại Tr uyền kỳ m ạn lục Ng uyên nhân biến thành nữ hồn ma Qu an hệ gi ữa người vớ i hồn ma Tri nh tiết V ợ chồng Lý Sinh khuy Ái Khanh tường truyện truyện Đí nh hôn Lệ Nương truyện Ch ưa kết hôn Vạn Phúc tự hu bồ ký Bệ nh tương tư Đí nh hôn Kim Phượng thoa ký Nh ân duyên dang dở Nh ân duyên kiếp trước Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký Lục y nhân truyện Tì nh cảm da n díu Ho a yêu mộc quái Tâ y viên kỳ ngộ ký Xem ở cột so sánh quan hệ người và hồn ma, ta có thể thấy Tiễn đăng có quan hệ người và hồn ma đa dạng như vợ chồng, đính hôn (nguyên nhân bệnh tương tư), nhân duyên kiếp trước, còn Kim Ngao thì có quan hệ vợ chồng, trai chưa kết hôn và nữ hồn ma chưa kết hôn, Truyền kỳ thì có quan hệ đính hôn (nguyên nhân trinh tiết) và tình cảm của hoa yêu mộc quái. Vì thế, Tiễn đăng miêu tả quan hệ của nhân vật đa dạng theo loại tiểu thuyết truyền kỳ, còn Kim Ngao và Truyền kỳ có quan hệ nhân vật tỏ rõ tín ngưỡng bản địa riêng biệt tức Kim Ngaomiêu tả nữ hồn ma chưa kết hôn, Truyền kỳ miêu tả tình cảm của hoa yêu mộc quái. Nhưng ta có thể thấy điểm khác nhau như đã nêu ở bảng trên là chứng cứ rõ rệt của tính sáng tạo của Kim Ngao và Truyền kỳ. Nếu so sánh theo cột nguyên nhân biến thành nữ hồn ma, ta thấy tác giả xây dựng các nhân vật hồn ma không kết duyên được ở thế giới hiện thực mà giữ gìn trinh tiết hoặc mắc bệnh tương tư (ở Tiễn đăng); xây dựng nhân vật hồn ma giữ trinh tiết và tình cảm của hoa yêu mộc quái (ở Truyền kỳ) và xây dựng nhân vật giữ trinh tiết trong lúc loạn lạc (ở Kim Ngao). . Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt 1. Mở đầu Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành. tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật (1) . Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục (2) của Việt Nam cũng được đề cập là chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và ngay trong lờiTựa của. thành quả nghiên cứu từ trước đến nay, dưới góc độ so sánh tiểu thuyết ba nước Hàn – Trung – Việt, đặc biệt là thông qua Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, tôi muốn xem xét lại ý nghĩa văn học sử

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan