Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật nhai lại phần 3 ppt

5 505 2
Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật nhai lại phần 3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

65 * Máu trong phân: xét nghiệm phát hiện máu trong phân được sử dụng trong trường hợp nghi phân có máu mà mắt thường không nhìn thấy được. Thuốc thử: 1/ Benzidin 1% trong axit acetic đặc (glacian, pha và dùng ngay). 2/ Nước oxy già (H 2 O 2 ) 3%. Cách làm: lấy 2 - 3g phân kiểm nghiệm cho vào trong ống nghiệm, thêm vào 3 - 4ml nước cất, ngoáy cho tan rồi đun sôi. Để nguội, lấy vài giọt hỗn dịch trên vào một ống nghiêm khác, cho thêm 10 - 12 giọt 1% Benzidin, nước oxy già cùng lượng 3%. Nếu hỗn dịch xuất hiện màu xanh có nghĩa là dương tính (trong phân có máu). Có thể làm: lấy 3g phân, 1ml axit acetic đặc, 1ml ete (ether) etylic (ethylic), lắc đều và để yên. Hút vài giọt phần trong ở trên và thêm vào 10 - 20 giọt 1% Benzidin, nước oxy già cùng lượng. Hỗn dịch xuất hiện màu xanh nghĩa là phản ứng dương tính. Các phản ứng tìm máu với thuốc thử Benzidin đều dựa trên nguyên tắc trong hồng cầu có men oxydaza, ở môi trường toan tính giải phóng oxy trong nước oxy già dưới dạng oxy nguyên tử. Oxy nguyên tử oxy hóa Benzidin thành dẫn xuất màu xanh. Gia súc ăn các loại thức ăn như thịt, tiết, gan,… hai ngày sau phản ứng tìm máu trong phân vẫn có kết quả dương tính. Do vậy, lúc cần xét nghiệm máu trong phân của chó, mèo phải chú ý kiểm tra khẩu phần thức ăn của chúng 1 - 2 ngày trước. 3.3.10. Chọc dò xoang bụng a. Ý nghĩa chẩn đoán Khi quan sát thấy con vật bụng to, thở khó, gõ vào vùng bụng thấy âm đục song song với mặt đất, chúng ta tiến hành chọc dò xoang bụng lấy dịch ra để kiểm tra xem dịch đó là dịch viêm hay dịch phù, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. b. Phương pháp chọc dò Khi chọc dò xoang bụng phải cố định gia súc thật chắc chắn. Vị trí chọc ở hai bên thành bụng, cách đường trắng 2 - 3cm, cách xương mỏm kiếm 10 - 15cm về phía sau. Ở ngựa nên chọc về bên trái để tránh manh tràng. Ở trâu, bò chọc bên phải để tránh dạ cỏ. Tùy gia súc to nhỏ, dùng kim số 16, 14 để chọc. Chú ý: kim chọc dò được nối liền ống hút khi cần thiết để hút dịch. - Phải sát trùng tốt dụng cụ chọc dò, nhất là đối với ngựa và chó. Hình 3.10. Chọc dò xoang bụng lợn Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 66 - Cắt sạch lông, sát trùng bằng cồn iod 5%. - Chọc kim thẳng góc với thành bụng, đẩy nhẹ vào tránh chọc thủng khí quan bên trong. Ở gia súc khoẻ dịch chọc dò trong xoang bụng có khoảng 2 - 5ml, dịch trong suốt. + Nếu gia súc đau bụng mà dịch chọc dò ra nhiều, màu vàng thì có thể ruột biến vị. + Dịch chọc dò có máu, nhiều chất nhầy thì có thể do gia súc bị xoắn ruột. + Dịch đục, nhiều niêm dịch, sợi huyết thì có thể do gia súc bị viêm màng bụng. + Dịch chọc ra toàn máu thì có thể do vỡ gan, lách hay mạch quản lớn. + Nếu dịch lẫn mảnh thức ăn, mùi chua, máu thì có thể do vỡ dạ dày. + Dịch chọc dò có nước tiểu thì có thể do vỡ bàng quang. Chú ý: phản ứng Rivanta để phân biệt dịch phù (dịch thẩm lậu) và dịch viêm (dịch thẩm xuất) (xem phần “chọc dò xoang ngực”). 3.3.11. Khám gan a. Ý nghĩa chẩn đoán Khám gan để phát hiện các trường hợp viêm gan, xơ gan và rối loạn chức năng của gan. Ở gia súc gan thường bị viêm, thoái hoá, xơ gan,…Đặc biệt ở trâu, bò nước ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan rất nặng, thường gây tổn thương ở gan dẫn đến cơ thể gầy yếu, ỉa chảy, năng suất lao động và hiệu quả chăn nuôi kém. Những bệnh gan ở gia súc và gia cầm tiến triển cấp tính, triệu chứng rõ (viêm gan cấp tính), thường chẩn đoán không khó (viêm gan vịt). b. Vị trí khám gan Trâu bò: gan nằm ở vùng bên phải, từ xườn 6 đến xườn cuối. Phần sau gan lộ ra ngoài phổi, tiếp giáp với thành bụng khoảng xườn 10 - 12. Gõ từ xườn 10 - 12 trên dưới đường kẻ ngang từ mỏm xương hông là vùng âm đục của gan. Phía sau là vùng tá tràng, phía trước là phổi. Gan sưng to, vùng âm đục mở rộng về phía sau, có thể kéo đến xườn 12, trên đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi, về phía dưới âm đục của gan có thể đến trên đường ngang kẻ từ khớp vai. Trường hợp gan sưng rất to, lòi ra ngoài cung sườn, làm cho hõm hông bên phải nhô cao. Sờ được bằng tay một cục cứng chuyển động theo nhịp thở. Gan trâu bò sưng to: do viêm mạn tính, lao gan, xơ do sán lá gan, ổ mủ, ung thư. Ở những bò sữa cao sản, gan sưng to thường do trúng độc thức ăn dẫn đến rối loạn trao đổi chất lâu ngày gây nên. Vùng gan ở dê, cừu giống ở trâu bò. Ngựa, la, lừa: gan nằm sâu trong hốc bụng, bị rìa phổi lấp kín cả hai bên phải trái thành bụng. Không sờ, gõ được vùng gan khỏe. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 67 - Gan sưng to, gõ theo cung xườn bên trái khoảng gian sườn 7 - 10, bên phải: 10 - 17. Khi ấn tay theo cung sườn có thể sờ thấy gan cứng, chuyển động theo nhịp thở. Gan sưng to do viêm mạn tính, ổ mủ, khối u. - Khi khám vùng gan ở ngựa cần chú ý các triệu chứng lâm sàng khác: hoàng đản, tim đập chậm, thành phần nước tiểu thay đổi rõ. Gia súc ủ rũ, hôn mê. Gia súc nhỏ: để gia súc đứng và quan sát so sánh hai bên bụng. Sờ theo cung sườn, ấn từ nhẹ đến nặng. Chú ý gan to nhỏ, độ cứng và phản ứng đau. Chó: gan bên phải từ sườn 10 - 13, gan bên trái đến sườn 12. Gan chó thay đổi vị trí theo độ dày của dạ dày. Gan chó sưng to là do viêm, tụ máu; gan chó bị leucosis sưng rất to, lồi hẳn ra ngoài cung sườn. Gan lợn: khám giống ở chó, bằng cách sờ nắn và gõ kết quả không rõ. c. Các xét nghiệm cơ năng Gan tổng hợp phần lớn protein huyết thanh, albumin, globulin, fibrinogen, protrombin. Ở gan diễn ra quá trình chu chuyển amin, hình thành sản phẩm cuối cùng của trao đổi amin là ure. Gan tham gia tích cực vào quá trình đông máu bằng cách tạo ra fibrinogen, protrombin, heparin. Gan dự trữ khối lượng lớn lipit cho cơ thể, nơi hình thành các phospholipit, cholesterol. Các axit béo được oxy hóa thành các sản phẩm như thể xeton và các axit đơn giản khác cũng xảy ra ở gan. Vitamin A, B 1 và K được tạo thành trong gan. Các chất độc từ các tổ chức, khí quan, sản phẩm của quá trình lên men trong đường ruột, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tất cả những chất cặn bã đó đều qua gan và bằng các phản ứng hóa học phức tạp, bị phá hủy chuyển thành các chất không độc và bài thải ra ngoài cơ thể. Tế bào gan bị tổn thương nhất định kéo theo chức năng của nó rối loạn. Khám bệnh gan, ngoài các phương pháp phát hiện tổn thương thực thể còn có các phương pháp phát hiện chức năng - gọi là các xét nghiệm chức năng. Hiện nay có hàng trăm nghiệm pháp chức năng, tùy theo yêu cầu chẩn đoán cụ thể để chọn phương pháp thích hợp. 3.4. KHÁM HỆ THỐNG TIẾT NIỆU Khám bệnh ở các cơ quan hệ thống tiết niệu của gia súc chủ yếu là các bệnh ở thận và ở bàng quang. Ngoài ra tiến hành xét nghiệm nước tiểu để có tư liệu giúp chẩn đoán bệnh ở đường tiết niệu cũng như bệnh ở toàn thân (hình 3.12) Hình 3.11. Vùng gan ngựa sưng to Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 68 3.4.1. Khám động tác đi tiểu Nước tiểu từ các thận tiểu cầu chảy về bể thận, rồi theo ống dẫn liên tục xuống bàng quang. Trong bàng quang nước tiểu tích tụ đầy đến mức độ nào đó, làm căng bàng quang sẽ gây kích thích đi tiểu, tống nước tiểu ra ngoài. Khám động tác đi tiểu: tư thế đi tiểu, lượng nước tiểu và các biểu hiện khác thường. a. Tư thế đi tiểu Gia súc khỏe đi tiểu đều có sự chuẩn bị, như đang nằm thì đứng dậy, ngừng làm việc, ngừng ăn,… Bò cái khi đi tiểu, hai chân sau dạng ra, đuôi cong, bụng thóp lại; trâu bò đực lại vừa đi vừa ăn vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng. Ngựa lúc đi tiểu, hai chân sau dạng ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau thấp xuống. Lợn cái đi tiểu giống trâu, bò cái. Lợn đực đi tiểu từng giọt liên tục. Nếu đường dẫn nước tiểu có bệnh, tư thế gia súc đi tiểu thay đổi. Ví dụ: khi viêm niệu đạo, gia súc đi tiểu đau, rên rỉ, đầu quay nhìn bụng, hai chân sau chụm lại. b. Số lần đi tiểu Trong một ngày đêm, trâu, bò đi tiểu 5 - 10 lần; ngựa 5 - 8 lần; dê, cừu 1 - 3 lần; chó, lợn: 2 - 3 lần. Chó đực khi ngửi thấy mùi nước tiểu là đi tiểu. Chú ý các triệu chứng sau: - Đi tiểu ít (Oliguria): số lần đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít. Nước tiểu màu sẫm, tỷ trọng cao. Do viêm thận cấp tính, các bệnh làm cho cơ thể mất nước nhiều - ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, dịch thẩm xuất và dịch thẩm lậu nhiều, nôn mửa liên tục. - Không đi tiểu (Anuria): không đi tiểu do thận, như lúc viêm thận cấp tính nặng thì bàng quang trống. Có thể chẩn đoán qua trực tràng. Gia súc không đi tiểu được do bàng quang, nếu bị vỡ bàng quang thì gia súc đau đớn, nước tiểu tích lại trong xoang bụng, chẩn đoán qua trực tràng và chọc dò xoang bụng. Nếu do co thắt cơ vùng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo thì nước tiểu căng đầy bàng quang, chẩn đoán phân biệt qua trực tràng. Chú ý: Ở gia súc nhất là trâu bò đực giống hay bị viêm bàng quang xuất huyết dẫn đến tắc niệu đạo. - Đi đái dắt (Pollakiuria): đi đái nhiều lần từng ít một (ngược lại đi đái nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều thì gọi là đa niệu - Polyuria). Đi đái dắt thường là do sỏi niệu đạo, gia súc cái động hớn, nhất là viêm niệu đạo. Hình 3.12. Hệ thống tiết niệu Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 69 - Đa niệu là triệu chứng viêm thận mạn tính, hấp thụ tiêu dịch thẩm xuất trong cơ thể. Uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu cũng gây đa niệu. Gia súc đa niệu nước tiểu màu nhạt, tỷ trọng thấp, trong suốt. - Đi đái không cầm được (Enuresis): đi đái không có động tác chuẩn bị, nước tiểu chảy rỉ liên tục. Do không điều tiết được động tác đi tiểu và thường gặp trong các trường hợp liệt cơ vòng co thắt bàng quang, cột sống lưng bị tổn thương; gia súc hôn mê, nằm lâu ngày. - Đi đái đau (Stranguria): gia súc đi đái thường rên, đầu quay nhìn bụng, đuôi cong chân cào đất, thường gặp ở các bệnh: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tắc niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt. 3.4.2. Khám thận Ở gia súc người ta thường chỉ chú ý bệnh viêm thận (Nephritis), bệnh thận (Nephrosis) và bệnh viêm bể thận (Pyelitis). Chẩn đoán những bệnh trên thường khó vì gia súc không biết nói, triệu chứng đau vùng thận thường bị bỏ qua. a. Những triệu chứng chung khi thận bị bệnh - Thủy thũng ở mi mắt, bìu đái, dưới bụng, bốn chân,…Do bệnh ở thận, bài tiết trở ngại, NaCl tích lại nhiều trong máu, trong tổ chức và albumin trong máu theo nước tiểu ra ngoài nhiều làm thay đổi áp lực keo của máu, của tổ chức, gây thủy thũng. - Động tác đi tiểu, lượng nước tiểu, tính chất nước tiểu thay đổi. Trong nước tiểu có thể có huyết sắc tố, những cặn bệnh lý khác,… - Trúng độc ure do chất độc, chất thải của trao đổi chất trong cơ thể không thải ra ngoài, tích lại trong tổ chức cơ thể gây ra. Khi trúng độc, gia súc ủ rũ, tiêu hoá rối loạn, nôn, có khi ỉa chảy. Động tác hô hấp thay đổi, thở khó có trường hợp viêm phổi, thủy thũng phổi. Trúng độc ure nặng, bệnh súc hôn mê, chết. - Tim thay đổi: huyết áp cao, tiếng tim thứ hai tăng; trường hợp nặng, tiếng tim thứ hai tách đôi, tâm thất trái nở dày, mạch cứng. Đáy mắt gia súc viêm thận có sự thay đổi đáng chú ý: vi mạch quản sung huyết, thần kinh thị giác thủy thũng; xung quanh thể vàng những điểm xuất huyết xen lẫn những điểm trắng. b. Nhìn và sờ nắn vùng thận - Đối với gia súc nhỏ, nhìn vùng thận có thể phát hiện những thay đổi khi thận có bệnh. Vị trí của thận nằm hai bên cột sống. - Loài nhai lại: thận trái từ đốt sống lưng thứ 2 - 3 đến đốt thứ 5 - 6; bên phải từ xương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng thứ 2 - 3. Thận trâu bò có nhiều thùy. Thận dê, cừu trơn. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . thể để chọn phương pháp thích hợp. 3. 4. KHÁM HỆ THỐNG TIẾT NIỆU Khám bệnh ở các cơ quan hệ thống tiết niệu của gia súc chủ yếu là các bệnh ở thận và ở bàng quang. Ngoài ra tiến hành xét nghiệm. gan. Ở gia súc gan thường bị viêm, thoái hoá, xơ gan,…Đặc biệt ở trâu, bò nước ta tỷ lệ nhiễm sán lá gan rất nặng, thường gây tổn thương ở gan dẫn đến cơ thể gầy yếu, ỉa chảy, năng suất lao động. chắc chắn. Vị trí chọc ở hai bên thành bụng, cách đường trắng 2 - 3cm, cách xương mỏm kiếm 10 - 15cm về phía sau. Ở ngựa nên chọc về bên trái để tránh manh tràng. Ở trâu, bò chọc bên phải

Ngày đăng: 23/07/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan