Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật nhai lại phần 9 pps

5 520 1
Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật nhai lại phần 9 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

95 Thuyết bệnh lý tế bào: Wirchow vĩ đại là người sáng lập môn giải phẫu bệnh cho rằng bệnh là do các tế bào bào tổn thương, hoặc các tế bào tuy lành mạnh nhưng thay đổi số lượng (heterometric), vị trí (heterotopic) và về thời điểm xuất hiện (heterocromic). Thuyết rối loạn hằng định nội môi: Claud Benard - nhà sinh lý học thiên tài, người sáng lập môn y học thực nghiệm (tiền thân của sinh lý bệnh) đã đưa thực nghiệm vào y học một cách hệ thống và sáng tạo, đã đưa ra khái niệm "hằng định nội môi", cho rằng bệnh xuất hiện khi có rối loạn cân bằng này trong cơ thể 4.1.2. Quan niệm về bệnh hiện nay a. Hiểu về bệnh qua quan niệm về sức khoẻ WHO/OMS 1946 đưa ra định nghĩa "sức khoẻ là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã hộ, chứ không phải chỉ là vô bệnh, vô tật ". Đây là định nghĩa mang tính mục tiêu xã hội, "để phấn đấu", được chấp nhận rất rộng rãi. Tuy nhiên dưới góc độ y học, cần có những định nghĩa phù hợp và chặt chẽ hơn. Các nhà y học cho rằng "Sức khoẻ là tình trạng lành lặn của cơ thể về cấu trúc, chức năng cũng như khả năng điều hoà giữ cân bằng nội mô, phù hợp và thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh". b. Những yếu tố để định nghĩa bệnh Đa số các tác giả đều đưa vào khái niệm bệnh những yếu tố sau: Sự tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong cấu trúc và chức năng (từ mức phân tử, tế bào, mô, cơ quan đến mức toàn cơ thể). Một số bệnh trước kia chưa phát hiện được tổn thương siêu vi thể, nay đã quan sát được. Một số bệnh đã được mô tả đầy đủ cơ chế phân tử như bệnh thiếu vitamin B1. Do những nguyên nhân cụ thể có hại, đã tìm ra hay chưa tìm ra. Cơ thể có quá trình phản ứng nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh, lập lại cân bằng, sửa chữa tổn thương. Trong cơ thể bị bệnh vẫn có sự duy trì cân bằng nào đó, mặc dù nó đã lệch ra khỏi giới hạn sinh lý. Hậu quả của bệnh tuỳ thuộc vào tương quan giữa quá trình gây rối loạn, tổn thương và quá trình phục hồi, sửa chữa. Bệnh làm giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh. Với người, các tác giả đề nghị thêm: bệnh làm giảm khả năng lao động và khả năng hoà nhập xã hội. Một trong những định nghĩa "thế nào là một bệnh" hiện nay đang lưu hành là: "Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào đó về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng một bộ triệu chứng đặc trưng giúp cho thầy thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, mặc dù nhiều khi ta chưa rõ nguyên nhân, về bệnh lý học và tiên lượng" (từ điển y học Dorlands, 2000). Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 96 Định nghĩa ở mức này rất có ích trong thực tiễn: để phân lập một bệnh và để đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán nó. Tìm cách chữa và xác định thế nào là khỏi bệnh và mức độ khỏi. Cố nhiên ngoài định nghĩa chung "thế nào là một bệnh", mỗi bệnh cụ thể còn có một định nghĩa riêng của nó để không thể nhầm lẫn với bất kỳ bệnh nào khác. Chẳng hạn định nghĩa viêm phổi, lỵ, hen, sởi, Cụ thể nhất là xác định bệnh ở mỗi cơ thể bệnh cụ thể Dù một bệnh nào đó đã có định nghĩa chung, ví dụ bệnh viêm phổi, nhưng viêm phổi ở cơ thể A không giống ở cơ thể B. Loại định nghĩa này rất có ích trong điều trị hàng ngày. Nó giúp thầy thuốc chú ý đến từng cơ thể bệnh riêng biệt. 4.1.3. Khái niệm về bệnh nội khoa thú y Bệnh nội khoa thú y hay còn gọi là bệnh thông thường, là những bệnh không có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con khác. Ví dụ: Bệnh viêm ruột cata, bệnh viêm thận, bệnh viêm phổi là những bệnh nội khoa. Bệnh nội khoa và bệnh truyền nhiễm có sự khác nhau về: a. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh nội khoa gồm nhiều yếu tố (môi trường, thời tiết, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, ). Ví dụ: Bệnh viêm phế quản phổi ở gia súc do nhiều yếu tố gây nên: - Do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc kém - Do gia súc bị nhiễm lạnh đột ngột - Do kế phát từ một số bệnh khác (kế phát từ bệnh giun ở phế quản, ) - Do gia súc hít phải một số khí độc trong chuồng nuôi (H 2 S, NH 3 , ) Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi sinh vật và chỉ có một. Ví dụ: bệnh tụ huyết trùng ở gia súc chỉ do vi khuẩn Pasteurella gây nên, bệnh phó thương hàn ở gia súc chỉ do vi khuẩn Salmonella gây nên. b. Tính chất lây lan Bệnh nội khoa: không có sự lây lan giữa con vật khoẻ với con vật ốm khi tiếp xúc với nhau, hoặc khi con vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với chất thải của con vật ốm. Ví dụ ở bệnh viêm ruột, bệnh viêm phổi, bệnh viêm thận, Bệnh truyền nhiễm: có sự lây lan giữa con vật khoẻ với con vật ốm khi tiếp xúc với nhau, hoặc con vật khỏe tiếp xúc với chất thải của con vật ốm và dễ dàng gây nên ổ dịch lớn. Ví dụ: ở bệnh dịch tả lợn, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gà, Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 97 c. Sự hình thành miễn dịch Ở bệnh nội khoa: không có sự hình thành miễn dịch của cơ thể sau khi con vật bệnh khỏi bệnh. Do vậy, trong quá trình sống con vật có thể mắc một bệnh nhiều lần. Ví dụ: bệnh viêm thận cấp, bệnh viêm ruột, bệnh viêm phổi, Ở bệnh truyền nhiễm: hầu hết các bệnh truyền nhiễm có sự hình thành miễn dịch của cơ thể khi con vật bệnh khỏi bệnh. Do vậy, trong quá trình sống con vật hiếm khi mắc lại bệnh đó nữa. Ví dụ khi gà mắc bệnh Newcastle và khỏi bệnh thì con gà đó hiếm khi mắc lại bệnh này nữa. 4.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH * Nguyên nhân: có thể do mầm bệnh hoặc các yếu tố khác của môi trường xung quanh. Nhóm nguyên nhân do mầm bệnh bao gồm: vi sinh vật, ký sinh trùng Vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn (vi trùng), virus (siêu vi trùng), nấm. F Gọi là vi sinh vật vì chúng là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. F Virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều. F Bệnh do vi khuẩn gây ra thì có thể điều trị bằng kháng sinh Bệnh do vi khuẩn gây ra ở vật nuôi: - Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, lợn, gia cầm. - Bệnh Đóng dấu lợn. - Bệnh Lợn nghệ. Bệnh do virus gây ra ở vật nuôi: - Bệnh Lở mồm long móng - Bệnh Dịch tả lợn. - Bệnh Newcastle (Gà rù). Bệnh do nấm gây ra ở vật nuôi: - Bệnh Nấm phổi gia cầm - Bệnh Ngộ độc thức ăn do độc tố nấm. * Tác hại: Bệnh do vi sinh vật gây ra thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi vì: - Làm ốm, chết nhiều vật nuôi - Tốn kém cho việc phòng, trị bệnh. Hình 4.1. Vi khuẩn yếm khí Hình 4.2. Sán lá ruột lợn Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 98 Bệnh do ký sinh trùng: ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh (ăn bám) ở cơ thể vật nuôi. Gồm 2 loại: nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng. Nội ký sinh trùng: sống ký sinh ở bên trong cơ thể vật nuôi. Ví dụ: giun đũa, sán lá ruột lợn sống ký sinh trong ruột lợn (hình 4.2). Tác hại: - Cướp đoạt chất dinh dưỡng, hút máu - Gây tổn thương các cơ quan nội tạng. - Trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây truyền mầm bệnh khác. Làm con vật gầy yếu dần, nặng hơn có thể bị chết. Ngoại ký sinh trùng: sống ký sinh ở bên ngoài cơ thể vật nuôi. Ví dụ: con ghẻ sống ký sinh ở da lợn (hình 4.3) Tác hại: - Hút máu - Gây tổn thương da, tạo lối vào cho các mầm bệnh khác - Gây ngứa ngáy, khó chịu làm con vật kém ăn gầy dần. * Nhóm nguyên nhân do các yếu tố khác của môi trường xung quanh - Do chất độc + Ăn phải cây cỏ độc: một số loại cây cỏ thực vật có độc chất, khi gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc. Ví dụ: nếu gia súc ăn nhiều lá sắn tươi, vỏ củ sắn sẽ bị ngộ độc, nặng hơn có thể bị chết. + Bị rắn độc, nhện độc cắn. Cần lưu ý khi chăn thả vật nuôi ở nơi gò hoang, bụi rậm dễ bị các loại rắn độc, nhện độc cắn dẫn tới vật nuôi có thể bị chết. - Do ăn phải hoá chất độc: Vật nuôi có thể bị ngộ độc do ăn phải thuốc trừ sâu, bả chuột, phân hoá học hoặc một số loại hoá chất độc khác. - Do chất lượng thức ăn kém + Thức ăn bị ôi thiu, mốc. + Thức ăn có quá nhiều muối. + Do uống phải nguồn nước bị nhiễm độc: + Nhiễm các loại hoá chất độc, thuốc trừ sâu + Nhiễm các kim loại nặng: thuỷ ngân, chì, Hình 4.3. Lợn bị ghẻ Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 99 - Do nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng. + Do nuôi dưỡng kém + Thiếu thức ăn, đặc biệt là trong vụ đông giá rét làm cho vật nuôi gầy yếu, dễ mắc bệnh. + Thành phần thức ăn không cân đối dẫn đến vật nuôi còi cọc, chậm lớn, táo bón, ỉa chảy, mềm xương. Ví dụ: lợn nái nuôi con mà thiếu khoáng thì dễ bị liệt chân. + Nước uống không đủ hoặc bị nhiễm bẩn dễ làm cho con vật mắc bệnh. - Do chăm sóc kém Chăm sóc không chu đáo, không cẩn thận cũng là nguyên nhân làm vật nuôi gầy yếu và dễ bị mắc bệnh (hình 4.4). Ví dụ: chuồng nuôi quá chật chội, quá bẩn, quá ẩm ướt, quá nóng hoặc bị gió lùa vào mùa đông. - Đánh nhau - Bị tai nạn khi chăn thả, làm việc - Con non mới đẻ yếu ớt bị mẹ hoặc con khác đè, dẫm lên - Bắt giữ, vận chuyển thô bạo dễ làm con cái sẩy thai. - Vệ sinh đỡ đẻ kém dễ làm cho con mẹ và vật sơ sinh bị uốn ván, - Do sử dụng không hợp lý: + Không hợp lý về thời gian: phải làm việc quá sớm về mùa đông, quá muộn về mùa hè. + Phải làm việc quá sức + Gia súc trong thời kỳ chửa đẻ, gia súc non phải làm việc nặng. - Do thời tiết bất lợi: + Thời tiết phù hợp sẽ cho con vật khoẻ mạnh, ít mắc bệnh. Nhưng khi thời tiết bất lợi, con vật dễ mắc bệnh. + Quá rét: làm vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét nên gầy yếu, dễ nhiễm bệnh. + Quá nóng: làm cho con vật nuôi khó chịu, ỉa phân nhiều nước, chuồng trại ẩm ướt sức khoẻ giảm sút là cơ hội tốt cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 4.3. CÁC THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA MỘT BỆNH Một bệnh thường tiến triển gồm 4 thời kỳ, nhưng có khi thiếu một thời kỳ nào đó. Thời kỳ ủ bệnh (tiềm tàng): là khoảng thời gian từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con vật đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhưng ngày nay bằng các biện pháp Hình 4.4. Ngựa gầy yếu Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . sáng tạo, đã đưa ra khái niệm "hằng định nội môi", cho rằng bệnh xuất hiện khi có rối loạn cân bằng này trong cơ thể 4.1.2. Quan niệm về bệnh hiện nay a. Hiểu về bệnh qua quan niệm về. phổi, lỵ, hen, sởi, Cụ thể nhất là xác định bệnh ở mỗi cơ thể bệnh cụ thể Dù một bệnh nào đó đã có định nghĩa chung, ví dụ bệnh viêm phổi, nhưng viêm phổi ở cơ thể A không giống ở cơ thể B. Loại. tả đầy đủ cơ chế phân tử như bệnh thiếu vitamin B1. Do những nguyên nhân cụ thể có hại, đã tìm ra hay chưa tìm ra. Cơ thể có quá trình phản ứng nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh, lập lại cân bằng,

Ngày đăng: 23/07/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan