Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG" pdf

12 457 1
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

183 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG Bùi Thị Tám Khoa Du lịch, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu du lịch giảm nghèo ở ba tỉnh Bắc Miền Trung cho thấy du lịch đang có những đóng góp tích cực trong việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địa phương và người nghèo. Người dân địa phương có nhận thức tốt về lợi ích được tạo ra từ các hoạt động du lịch và bày tỏ thiện chí và nguyện vọng được tham gia vào kinh doanh du lịch để cải thiện sinh kế của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các rào cản chính bao gồm thiếu vốn, thiếu kiến thức, hiểu biết về du lịch, kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp còn yếu, cùng với sự thiếu vắng của cơ chế hợp tác hiệu quả và thông tin đa chiều giữa các bên đang hạn chế đến sự tham gia của người nghèo vào các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ. Cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo từ các hoạt động này còn thấp và mang tính thời vụ cao. Do vậy, bên cạnh việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, tháo gỡ các rào cản thì việc tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên nhằm tạo cơ hội tham gia cho người nghèo có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững du lịch giảm nghèo. 1. Giới thiệu chung Du lịch, được xem là ngành kinh tế chiến lược của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, sử dụng khoảng 11% lực lượng lao động và đóng góp gần 10% GDP của thế giới. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Với tốc độ tăng trưởng nhanh - bình quân hàng năm khoảng 16% - du lịch đang được xem một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Báo cáo Du lịch và Giảm nghèo của Tổ chức Du lịch Thế giới nhấn mạnh rằng du lịch là một trong những cơ hội phát triển ít ỏi cho người nghèo và kêu gọi các chương trình hành động nhằm tăng cường phát triển "du lịch vì người nghèo” (Pro-poor Tourism) (WTO, 2002; Goodwin, 2006). Tuy nhiên, một số nghiên cứu tiêu biểu về du lịch giảm nghèo được thực hiện ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Bắc Miền Trung nói riêng cho thấy tác động giảm nghèo của du lịch đang khá khiêm tốn, tuỳ thuộc vào qui mô, đặc điểm và giai đoạn phát triển du lịch ở từng địa phương, từng điểm đến (Asley, 2006; Mitchell and Le Chi Phuc, 2007; Bui Thi Tam et. al, 2008). Việc nghiên cứu các điều kiện và cơ hội nhằm 184 tăng cường sự tham gia của người nghèo trong kinh doanh du lịch do vậy là rất cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Bài viết này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ dự án "Nghiên cứu xây dựng dữ liệu cơ bản về phát triển chuỗi giá trị giảm nghèo trong du lịch "1 dưới sự tài trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV năm 2008 của Khoa Du lịch - Đại học Huế. Mục đích chính nhằm tập trung phân tích các kết quả cơ bản về cơ hội việc làm trong du lịch cho các hộ nghèo, mức độ tham gia, ý kiến và nguyện vọng của người dân địa phương trong phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cho người dân được tham gia và hưởng lợi từ du lịch, đặc biệt là người nghèo. 2. Cơ hội tham gia của người dân địa phương trong kinh doanh du lịch 2.1 Sơ lược về mẫu điều tra Trong phạm vi của dự án nêu trên, ba trong số năm tỉnh ở khu vực Bắc Miền Trung, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được lựa chọn cho nghiên cứu này, trong đó, các thành phố/thị xã thuộc "Hành lang Kinh tế Đông - Tây" và "Con đường Di sản Miền Trung" (EWC/WHR) và các huyện/thị xã vùng lân cận nơi có tiềm năng phát triển du lịch được chọn để điều tra. Cụ thể gồm: Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Tuyên Hóa (Quảng Bình); Đông Hà, Vĩnh Mốc – Cửa Tùng, Đakrong (Quảng Trị) và Thành phố Huế, Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên - Huế). Đối tượng điều tra gồm hai nhóm: 1) Các cơ sở kinh doanh du lịch: thu thập thông tin về cơ hội việc làm các doanh nghiệp mang lại cho người nghèo bao gồm việc làm trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch hoặc việc làm gián tiếp thông qua cung ứng sản phẩm, dịch vụ; thu nhập trực tiếp cho người nghèo từ các cơ sở kinh doanh du lịch thông qua việc trả lương, hợp đồng cung ứng…, và các chính sách ưu tiên của các cơ sở kinh doanh du lịch cho người nghèo ở địa phương liên quan đến việc tuyển dụng, tiêu dùng sản phẩm địa phương, ưu tiên hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ…; Nhóm 2) Các hộ nghèo có tham gia hoạt động du lịch dịch vụ liên quan: trên cơ sở tham vấn với chính quyền địa phương và khảo sát thực địa để chọn các hộ nghèo có tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và các dịch vụ liên quan. Bài viết này tập trung phân tích kết quả điều tra nhóm 2 (Qui mô và cơ cấu mẫu được trình bày ở Phụ lục 1). 2.2. Vấn đề nghèo đói ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Mặc dù thành tựu xoá đói giảm nghèo của nước ta đang trở thành trường hợp điển hình thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cũng như nhiều tổ chức phát triển quốc tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ nghèo đói ở 1 Có thể liên hệ với tác giả để có thông tin đầy đủ về nghiên cứu này. 185 nhiều địa phương vẫn còn cao, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc và duyên hải miền Trung (Phụ lục 2). Ở vùng duyên hải Bắc Trung bộ, mặc dù tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống, song số người nghèo ở vùng này chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 21%) trong tổng số người nghèo ở Việt Nam, tiếp đến là vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 17% cho mỗi vùng) 2 . Số liệu thống kê tại các tỉnh miền Trung cho thấy, trừ Đà Nẵng - thành phố thuộc nhóm năm tỉnh/thành phố có tỷ lệ nghèo đói dưới 4% năm 2008 - các tỉnh còn lại đều thuộc nhóm những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Đặc biệt, Quảng Bình và Quảng Trị thuộc nhóm 19 tỉnh vẫn còn có huyện mà tỷ lệ nghèo đói trên 50%, như Dakrong (Quảng Trị), Minh Hoá (Quảng Bình). Theo số liệu thống kê mới nhất về nghèo đói, có khoảng 14,7% số hộ trong cả nước là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo 2005), trong đó 90% là ở các vùng nông thôn và có sự khác biệt giữa các địa phương. Để có thông tin cụ thể hơn về vấn đề nghèo đói ở địa bàn nghiên cứu, các hộ điều tra được yêu cầu sắp xếp mức độ quan trọng của những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của họ. Kết quả cho thấy một số nguyên nhân khá tương đồng với các nghiên cứu khác. Cụ thể, thiếu vốn vẫn được xếp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói ở cả ba tỉnh, tiếp đến là thiếu đất đai, kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều khá lý thú là các nguyên nhân khác như đông con, rủi ro thời tiết, bệnh tật lại không được nêu ra như là những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói ở các địa phương này. Điều này cũng dễ hiểu khi vấn đề việc làm và thu nhập được giải quyết tốt thì các yếu tố rủi ro và tính dễ bị tổn thương của hộ nghèo sẽ được giảm thiểu. 2.3. Thực trạng tham gia kinh doanh du lịch của người nghèo a. Cơ hội việc làm và thu nhập Hầu hết những người được hỏi tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị cho rằng cơ hội việc làm có liên quan đến hoạt động du lịch là rất khó khăn. Trong khi đó, ở Thừa Thiên Huế việc tiếp cận với các hoạt động có liên quan đến du lịch dường như khá dễ dàng hơn nhờ vào mức độ phát triển cao hơn của du lịch, mặc dù thu nhập mang lại từ các hoạt động này chưa cao. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy người nghèo ở cả ba tỉnh đánh giá hoạt động kinh doanh lưu trú và nhà hàng là các hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất. Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho người nghèo được đánh giá là rất khó khăn. Các nguyên nhân chính là do các hoạt động này đòi hỏi nhiều vốn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. 2 The Vietnam's Poverty Update Report 2006. 186 Bảng 1. Đánh giá của người dân về các cơ hội việc làm và thu nhập Hoạt động kinh tế Cơ hội việc làm * Thu nhập** QB QT TTH QB QT TTH Trồng trọt 3,2 3,4 2,2 1,9 1,6 1,9 Chăn nuôi 3,2 3,1 2,3 2,4 2,9 2,2 Nuôi trồng thuỷ sản 4,0 4,1 4,6 3,4 3,5 2,4 Đánh bắt 4,0 4,1 3,6 3,1 3,2 2,1 Làm vườn 3,9 3,0 1,8 2,9 2,3 2,3 Lâm nghiệp 4,5 3,7 2,9 2,9 3,2 2,9 Thủ công mỹ nghệ 4,2 3,9 2,7 3,2 2,5 2,4 Kinh doanh nhỏ 3,0 3,1 2,3 2,9 2,8 2,6 Lưu trú 4,5 4,7 3,9 4,2 4,0 2,5 Nhà hàng 4,7 4,5 3,0 4,3 4,3 2,5 Hướng dẫn viên 4,3 4,9 2,8 3,8 3,3 3,0 Vận chuyển 3,5 2,6 2,1 2,2 2,5 2,4 Bán hàng 3,2 2,0 2,6 1,6 1,8 2,1 Nguồn: Số liệu điều tra, 2008 Lưu ý: Thang điểm: * 1: rất dễ đến 5: rất khó; ** 1: rất thấp đến 5: rất cao QB: Quảng Bình; QT: Quảng trị; TTH: Thừa Thiên Huế Hoạt động buôn bán nhỏ về thức ăn đồ uống tại các điểm du lịch được coi là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập nhiều nhất cho người dân địa phương. Phần lớn họ là phụ nữ và thường có con cái phụ giúp (đặc biệt trong giờ cao điểm). Các sản phẩm thông thường là các loại hải sản (tươi và khô), snack, kem, bia và nước giải khát (coca, nước khoáng, nước dừa, trà ), với mức thu nhập bình quân mỗi ngày là từ 40-80 ngàn đồng. Tiếp đến là các hoạt động kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ hướng dẫn và các dịch vụ tại chỗ khác ở các điểm du lịch (nhiếp ảnh, người cho thuê lều rạp, giữ xe tại các điểm tham quan…). Mức thu nhập bình quân hàng ngày cho các hoạt động này khoảng từ 50-60 ngàn đồng. Điều đáng chú ý là trước khi tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, những người dân nói trên chủ yếu sống dựa vào nghề nông hoặc bán hàng rong. Theo họ, việc tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần cải thiện đáng kể mức 187 thu nhập của họ so với trước kia. Tuy nhiên, do phụ thuộc thời tiết nên các hoạt động này chủ yếu là từ tháng 3 đến tháng 8, còn trong mùa mưa họ phải sống bằng các nghề khác như nông nghiệp, đánh bắt cá, hay lao động thuê thời vụ. Mặt khác, do thiếu vốn, thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp (đặc biệt là ngoại ngữ) nên thu nhập của họ vẫn chưa thực sự ổn định (Phụ lục 4). b. Thông tin và nhận thức của người dân trong phát triển du lịch Một trong những yếu tố quan trọng để phát huy sự tham gia của cộng đồng nói chung và hộ nghèo nói riêng là việc thông tin và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ đều nhận thức được các lợi ích tiềm tàng từ việc phát triển du lịch và vai trò của du lịch trong việc xóa đói giảm nghèo thông qua tạo ra công ăn việc làm và thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng và cảnh quan ở điểm đến. Đa số họ còn nhận thức được vai trò của du lịch trong việc tăng cường giao lưu văn hoá, nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân địa phương. Nhiều người cũng tin rằng cuộc sống của họ sẽ bớt buồn tẻ khi có nhiều khách du lịch đến địa phương, giúp cho cuộc sống của họ trở nên nhộn nhịp và sống động hơn, cải thiện nền kinh tế của địa phương. Khoảng 30% số người được phỏng vấn ở Thừa Thiên Huế và 39% ở Quảng Bình có vào các hiệp hội của địa phương như hội tàu thuyền, hội nhiếp ảnh, hội phụ nữ và hội nông dân và chủ yếu trên nguyên tắc tự nguyện, dựa trên nhận thức về các giá trị và lợi ích mà hội viên nhận được. Đối với họ, thì hiệp hội là người đại diện nhằm giúp họ phát biểu ý kiến, giải quyết công ăn việc làm cho họ một cách thuận lợi hơn (tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh), và trợ giúp họ khi họ cần vay vốn cũng như khi họ ốm đau. Tuy nhiên, các hiệp hội chuyên nghiệp được thành lập chưa nhiều, đặc biệt ở Quảng Trị (Bảng 2). Hơn nữa, đối với người dân những hiệp hội này vẫn còn thiếu tính năng động và có ít ảnh hưởng trong việc giúp họ bày tỏ ý kiến và tâm tư nguyện vọng đối với sự phát triển du lịch. Bảng 2. Ý kiến của người dân về các hình thức thông tin Cách thức thông tin % người trả lời QB QT TTH 1. Tham gia vào các hiệp hội 38,6 7,5 29,5 - Trong đó: Tự nguyện 100,0 100 94,5 2. Tiếp nhận thông tin về các hoạt động du lịch của địa phương từ chính quyền địa phương 54,4 58,5 42,6 3. Loại thông tin: - Các hướng dẫn về “nên và không nên làm” 46,2 34,3 44,2 188 - Ý kiến phản hồi, góp ý của dân 23,0 18,2 3,8 - Bày tỏ tâm tư nguyện vọng của dân 7,7 12,5 3,8 - Thông tin khác 23,1 35,0 48,2 4. Các ý kiến của người dân được chính quyền địa phương coi là quan trọng 10,0 22,5 34,6 Nguồn: Số liệu điều tra, 2008 Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỉ lệ người dân nắm bắt được các thông tin về hoạt động du lịch ở địa phương còn thấp (dưới 60%) và chủ yếu chỉ là các thông tin về những điều “nên và không nên làm”. Đặc biệt có rất ít những thông tin phản hồi, góp ý và phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Về phía người người dân, họ cũng thừa nhận do làm việc vất vả nên ít có thời gian chú ý đến các thông tin, sự kiện du lịch. c. Các khó khăn và nguyện vọng hỗ trợ của các hộ nghèo trong kinh doanh du lịch Như đã nêu trên, ngoài lý do khách quan là tính thời vụ cao của hoạt động du lịch thì các khó khăn chủ yếu cản trở mức độ tham gia của các hộ nghèo ở địa bàn nghiên cứu đó là vốn, kiến thức và kỹ năng. Do vậy, cũng dễ hiểu khi vốn là sự lựa chọn đầu tiên của các hộ đề xuất hỗ trợ dưới các hình thức như vay vốn ưu đãi để tu sửa, nâng cấp thiết bị, dụng cụ kinh doanh, cải tiến đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng, mẫu mã… Nhu cầu hỗ trợ về đào tạo nâng cao hiểu biết, kỹ năng kinh doanh và trình độ ngoại ngữ cũng là vấn đề được chú trọng, đặc biệt ở Quảng Bình và Quảng Trị. Bảng 3. Ý kiến của người dân về các hình thức hỗ trợ cần thiết Hình thức hỗ trợ % người trả lời QB QT TTH Vốn 82,1 97,5 52,9 Được trình bày nguyện vọng 80,7 70,0 56,6 Bố trí khu vực kinh doanh 75,5 47,5 51,3 Được đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, quy hoạch 73,2 62,5 37,7 Hướng dẫn, chỉ dẫn rõ ràng 73,2 50,0 45,0 Thành lập các hiệp hội, hợp tác xã 66,1 40,0 20,9 Bồi dưỡng kiến thức 66,1 92,5 28,0 Bồi dưỡng ngoại ngữ 53,6 97,5 50,4 189 Hỗ trợ chuyên gia 47,5 52,5 21,7 Phương tiện, thiết bị, tiện nghi 44,6 42,5 19,8 Khác (chính sách ưu đãi về thuế, đất ) 40,0 10,3 40,0 Nguồn: Số liệu điều tra, 2008 Tương tự, người dân địa phương có ít cơ hội để trình bày nguyện vọng, đề xuất ý kiến, nên một tỷ lệ lớn đối tượng phỏng vấn thể hiện mong muốn có được cơ hội để họ có thể có tiếng nói chính thức của mình đối với các vấn đề phát triển du lịch. Nhiều đối tượng phỏng vấn đưa ra ý kiến về vấn đề quy hoạch và phân chia ranh giới cho khu vực kinh doanh, tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lộn xộn và ấn tượng không tốt với khách du lịch. 3. Kết luận Nghiên cứu du lịch giảm nghèo ở ba tỉnh Bắc Miền Trung cho thấy địa phương nào có du lịch càng phát triển thì cơ hội cải thiện việc làm cho người dân địa phương và người nghèo càng tốt hơn. Người dân địa phương cũng có nhận thức tốt về lợi ích được tạo ra từ các hoạt động du lịch và bày tỏ thiện chí và nguyện vọng được tham gia vào kinh doanh du lịch để cải thiện sinh kế của họ. Mặc dù việc chọn mẫu tập trung vào các hộ nghèo có tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, nhưng thu nhập từ du lịch của họ còn thấp và mang tính thời vụ. Cơ hội tiếp cận với các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ có thu nhập tương đối cao hơn vẫn còn rất hạn chế. Các rào cản chính bao gồm thiếu vốn, thiếu kiến thức và hiểu biết về du lịch, kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp còn yếu. Để phát huy tác động giảm nghèo của du lịch, bên cạnh việc tăng cường khai thác các tiềm năng lợi thế để mở rộng qui mô phát triển của ngành, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các bên trong phát triển du lịch giảm nghèo, thì việc nâng cao nhận thức, năng lực và tạo cơ hội tham gia của người nghèo trong hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng. Theo đó, một số giải pháp sau cần được quan tâm triển khai thực hiện: Cần có chính sách hỗ trợ tích cực và hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho người nghèo bao gồm hỗ trợ về vốn vay thông qua chính sách ưu đãi tín dụng, đào tạo nâng cao hiểu biết và kỹ năng kinh doanh du lịch, trách nhiệm hợp đồng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp. Thành lập và hoàn thiện hoạt động của các tổ chức/hiệp hội nghề nghiệp ở địa phương, hình thành các kênh giao tiếp hiệu quả về nhu cầu doanh nghiệp đối với sản phẩm địa phương (về số lượng và chất lượng) để thúc đẩy tốt hơn thông tin thị trường đến người nghèo và tăng cường sự liên kết các địa phương cho sự phát triển bền vững du lịch giảm nghèo. Có cơ chế phối hợp giữa các bên: doanh nghiệp - chính quyền - người dân để tạo 190 điều kiện cho người dân phát huy tốt hơn vai trò của họ trong tiến trình lập, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát triển du lịch theo nguyên tắc 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra', tránh sự tham gia mang tính hình thức. Có thể nói, sự tham gia và mức độ hưởng lợi của người nghèo trong kinh doanh du lịch phụ thuộc rất lớn vào cơ hội và năng lực tham gia của họ. Bên cạnh các giải pháp nâng cao năng lực cho người nghèo thì các giải pháp tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên nhằm tạo cơ hội tham gia cho người nghèo có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững du lịch giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashley, C How can the governments boost the local economic impacts of Tourism - Options and tools. SNV and Overseas Development Institute, UK, (2006). 2. Bui Thi Tam, et al Baseline Study for Pro-poor Value Chain Development For Tourism Sectors in The North Central Region of Vietnam. Research report to SNV – Vietnam, (2008). 3. Goodwin H. Measuring and Reporting the Impact of Tourism on Poverty Proceedings Cutting Edge Research in Tourism New directions, challenges and applications School of Management University of Surrey - awarded best paper prize, (2006). 4. Mitchell, J. and Le Chi Phuc. Final Report on Participatory Tourism Value Chain Analysis in Danang, Central Vietnam, MCG Management Consulting and ODI, (2007). 5. WTO. Tourism and Poverty Alleviation. World Tourism Organization Madrid, (2002). 6. WTO. Tourism and Poverty Alleviation Recommendations for Action. World Tourism Organization Madrid, (2004). 7. Tổng cục thống kê Việt Nam. Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, (2006). 8. Tổng cục thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, (2007). 191 EMPOWERMENT FOR THE POOR'S PARTICIPATION IN TOURISM IN NORTH CENTRAL PROVINCES Bui Thi Tam Faculty of Hospitality and Tourism, Hue University SUMMARY The study on pro-poor tourism in three provinces of the North Central Coast shows that tourism has significantly contributed to job creation and income generation for the local people and the local poor. The people are quite well aware of the benefits that tourism has brought in and express their will and needs to participate in tourism business activities for livelihood improvement. However, this study also learns that main barriers including lack of financial capital and knowledge of tourism, poor language and communication skills, along with the absence of efficient cooperation mechanism and communication among partners in tourism development have hampered the local poor’s participation. The job opportunities and income generation for the poor from tourism business activities are still low and highly seasonal. From which, some main solutions and recommendations are made for lifting barriers and facilitaing better cooperation mechanism among parties in order to empower the local poor participation in pro-poor sustainable tourism development. 192 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Qui mô và cơ cấu mẫu Loại hoạt động Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Bán dạo, hàng ăn 20 17 31 Người vận chuyển (lái thuyền…) 10 12 35 Cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch 16 5 30 Bán và sản xuất hàng thủ công 11 6 26 Tổng cộng 57 40 122 Phụ lục 2. Tỷ lệ nghèo của các vùng, 1993-2006 Đơn vị: % Vùng 1993 1998 2002 2004 2006 Bình quân cả nước 58,1 37,4 28,9 19,5 15,97 Đông Bắc bộ 86,1 62,0 38,4 29,4 25,02 Tây Bắc bộ 81,0 73,4 68,0 58,6 49,05 Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3 22,4 12,1 8,82 Duyên hải Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 43,9 31,9 29,12 Duyên hải Nam Trung bộ 47,2 34,5 25,2 19,0 12,57 Cao nguyên Trung bộ 70,0 52,4 51,8 33,1 28,64 Đông Nam bộ 37,0 12,2 10,6 5,4 5,83 Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4 15,9 10,30 Source: GSO, Vietnam household living standard surveys 1993, 1998, 2002, 2004, 2006 Phụ lục 3. Sắp xếp nguyên nhân nghèo đói ở các tỉnh điều tra Nguyên nhân Mức độ quan trọng: 1 – quan trọng nhất đến 5 – ít quan trọng nhất Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế 1. Thiếu vốn 1,3 1,28 1,58 2. Thiếu đất 1,8 2,13 2,02 3. Thiếu lao động 3,2 2,63 2,44 [...]... kiến thức và kĩ năng 2,1 2,09 2,10 6 Đông con 3,3 3,41 2,52 7 Thời tiết khắc nghiệt 2,9 3,03 2,75 8 Nguyên nhân khác 3,3 - 2,35 Nguồn: Số liệu điều tra, 2008 193 Phụ lục 4 Khó khăn của người nghèo tham gia kinh doanh du lịch - dịch vụ ở các địa phương nghiên cứu Unit: % người trả lời Hoạt động Quảng Bình kinh doanh F&B Tham quan Hàng thủ công mỹ nghệ 1 Hoạt động du lịch mang tính thời vụ cao 80,0 100... 3 Thiếu kĩ năng giao tiếp 50,0 4 Thiếu kiến thức du lịch Quảng Trị Hàng thủ Dịch vụ công mỹ khác nghệ F&B Tham quan 87,6 70,6 94,1 83,3 81,8 75,0 82,4 100 70,0 77,7 50,0 94,1 60,0 90,0 10,0 46,6 6 Thuế cao và mức phí 20,0 100 60,0 5 Qui định không cho phép bán hàng rong 15,0 - 6 Khó khăn trong khâu sản xuất, chế biến 20,0 7 Nhà nước quy định về giá Hàng thủ Dịch vụ công mỹ khác nghệ F&B Tham quan 76,5... 5,9 35,0 75,0 0,0 29,4 8 Cạnh tranh không lành mạnh 45,0 0,0 44,4 28,5 41,2 5,9 33,4 29,4 46,0 20,0 0,0 10,0 9 Nhà nước quy định về chất lượng 15,8 70,0 22,2 22,1 11,8 76,5 00,0 11,8 16,0 75,0 0,0 81,0 Các khó khăn Dịch vụ khác Thừa Thiên Huế Nguồn: Số liệu điều tra, 2008 194 . CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG Bùi Thị Tám Khoa Du lịch, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên. trực tiếp cho người nghèo từ các cơ sở kinh doanh du lịch thông qua việc trả lương, hợp đồng cung ứng…, và các chính sách ưu tiên của các cơ sở kinh doanh du lịch cho người nghèo ở địa phương. cơ chế hợp tác giữa các bên trong phát triển du lịch giảm nghèo, thì việc nâng cao nhận thức, năng lực và tạo cơ hội tham gia của người nghèo trong hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trò

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan