khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản bệnh viện trung ương huế

30 8.7K 93
khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản bệnh viện trung ương huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là một thử thách. Để được mẹ tròn con vuông, cả sản phụ và người hộ sinh đều cần có sự chuẩn bị tốt để có thể thực hiện đúng và kịp thời những điều cần làm khi người mẹ chuyển dạ. Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinh cần tỏ ra tận tụy, thân mật, khéo léo. Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làm việc của mình, lắng nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường và không bình thường của cuộc chuyển dạ. Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sản phụ cách rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co... Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3000 phụ nữ tử vong do liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền rất khác nhau. Những nguyên nhân dẫn tới tử vong mẹ là băng huyết, đẻ khó, sản giật, nhiễm trùng,...Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh là một vấn đề hết sức quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đó không chỉ là nhiệm vụ của người cán bộ y tế, mà còn cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ. Nếu chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt sẻ giảm được tình trạng bệnh tật cho mẹ và cho con. Do đó, cần nâng cao hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe sau sinh cho các bà mẹ. Là người làm công tác sản khoa, chúng ta cần phải biết được kế hoạch chăm sóc sau sinh, để từ đó chúng ta cần phải tư vấn thêm cho sản phụ sau khi sinh biết được cách tự chăm sóc cho bản thân sau sinh và chăm sóc trẻ tránh xảy ra tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con – điều mà không ai mong Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa Sản Bệnh viện Trung Ương Huế ”, nhằm mục tiêu: Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là một thử thách. Để được mẹ tròn con vuông, cả sản phụ và người hộ sinh đều cần có sự chuẩn bị tốt để có thể thực hiện đúng và kịp thời những điều cần làm khi người mẹ chuyển dạ. Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinh cần tỏ ra tận tụy, thân mật, khéo léo. Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làm việc của mình, lắng nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường và không bình thường của cuộc chuyển dạ. Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sản phụ cách rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3000 phụ nữ tử vong do liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền rất khác nhau. Những nguyên nhân dẫn tới tử vong mẹ là băng huyết, đẻ khó, sản giật, nhiễm trùng, Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh là một vấn đề hết sức quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đó không chỉ là nhiệm vụ của người cán bộ y tế, mà còn cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ. Nếu chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt sẻ giảm được tình trạng bệnh tật cho mẹ và cho con. Do đó, cần nâng cao hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe sau sinh cho các bà mẹ. Là người làm công tác sản khoa, chúng ta cần phải biết được kế hoạch chăm sóc sau sinh, để từ đó chúng ta cần phải tư vấn thêm cho sản phụ sau khi sinh biết được cách tự chăm sóc cho bản thân sau sinh và chăm sóc trẻ tránh xảy ra tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con – điều mà không ai mong muốn. 2 Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa Sản Bệnh viện Trung Ương Huế ”, nhằm mục tiêu: Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Khoảng thời gian 6 tuần sau sinh (thời kỳ hậu sản), các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là những cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa. Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự thu hồi tử cung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm trùng hậu sản. 1.1. SỰ CO HỒI TỬ CUNG Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu an toàn. Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12 - 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú. Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường. 1.1.1. Sản dịch - Trong 2 - 3 ngày đầu sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm như bã trầu. - Từ ngày thứ 4 đến thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá. - Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhầy trong, - Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ. 1.1.2.Vết may tầng sinh môn Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì được may lại. Vết may tầng sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ ) và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc 4 sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón Kháng sinh thường được Bác sĩ cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh. 1.1.3. Sự tiết sữa Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh có hiện tượng lên sữa (ở người đẻ con so là từ 3 - 5 ngày, người đẻ con rạ là từ 2 - 3 ngày sau đẻ). Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38 - 38,5 0C), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24 - 48 giờ, sau đó sữa thực sự chảy ra. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư. 1.1.4. Những thay đổi tổng quát - Bình thường, tổng trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ). Sản phụ có thể có rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết. Sau sinh, sản phụ có thể cảm giác lạnh và trẻ cũng cần hơi ấm vì trẻ mới sinh dễ mất nhiệt ra môi trường ngoài nên phải giữấm đủ cho cả con và mẹ. Tuy nhiên, ở các nơi nhiệt độ môi trường cao, việc nằm hơ lửa như xưa là không cần thiết, đôi khi còn có thể mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ hôi suốt cả ngày làm cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở, vi trùng dễ phát triển gây viêm da hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa có thể gây phỏng cho mẹ và con nếu sơ ý Nếu ở những nơi lạnh như ở vùng núi, cao nguyên hay vào mùa đông lạnh có gió bấc Sản phụ có thể nằm phòng kín đáo tránh gió lùa sau sinh hoặc đặt một mẻ than nhỏ hơấm dưới gầm giường về ban đêm, nhưng không nên cách ly với môi trường ngoài quá lâu. 5 - Sản phụ và trẻ nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ) khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng. Sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8 - 10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã. - Nếu chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó có thể bị bí tiểu (ở đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt bàng quang). Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa bụng dưới - Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh. Nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. - Da là một cơ quan rất nhạy cảm và cần được bảo vệ. Nếu cữ nước, không tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bít và vi trùng có cơ hội phát triển gây viêm da, ngứa ngáy và có thể có mùi hôi rất khó chịu. Nên tấm bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh gió lùa, không nên ngâm mình lâu trong nước, lau khô và mặc đủ ấm sau khi tắm. Có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và đừng đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ. - Trong tháng đầu trẻ thường hay thức nhiều về đêm và sản phụ phải thức theo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc trẻ ngủ. Có thể vắt sữa cho vào bình tiệt trùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ nhờ người thân cho trẻ uống một vài lần 6 1.1.5. Cho con bú - Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ nếu không có chống chỉ định của Bác sĩ vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, có thể ngừa thai được 6 tháng đầu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ - Trước và sau mỗi lần cho bú nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm. 1.2. MỘT SỐ CÁCH GIÚP BÌNH PHỤC NHANH SAU KHI SINH - Nghỉ ngơi đầy đủ: Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh. - Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu , không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uống nước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa ). - Chú ý đến các vết mổ: Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng. Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ. 7 - Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dạo nhẹ nhàng: Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng. - Chú ý về tắm giặt: Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, tắm giặt sớm làm sạch các tế bào chết trên da giúp da sáng khỏe. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, cũng có thể tắm nước nóng và nước lạnh kết hợp để giúp máu tuần hoàn tốt. Nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì ở mức 25 o C, phù hợp cho cả mẹ lẫn con. 8 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu Chọn 48 sản phụ sau sinh thường đang nằm tại phòng Hậu sản – khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Huế. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói - Người không đồng ý tham gia phỏng vấn 1.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 phòng Hậu sản – khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Huế. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kê nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu Chọn ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh thường đang nằm tại phòng Hậu sản – khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Huế để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra thiết kế sẵn. 2.2.3. Tiến độ nghiên cứu - 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn - 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu - 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo 2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu - Dùng phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi trình độ và nhận thức của bà mẹ 9 - Phỏng vấn trực tiếp 48 bà mẹ được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin về tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế 2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007. - Tính tỉ lệ % đơn thuần. 10 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua điều tra ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh nằm theo dõi tại Khoa sản – Bệnh viện Trung Ương Huế, chúng tôi có kết quả như sau 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phân bố theo tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi Nhận xét: Tuổi trung bình của sản phụ là 30,7 ± 6,5 tuổi; lớn nhất là 48 tuổi và nhỏ nhất là 21 tuổi. Nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 35,4%. 3.1.2. Nghề nghiệp Bảng 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Tỷ lệ % Cán bộ công nhân viên 14 29,2 Buôn bán 25 52,1 Làm nông 3 6,3 Khác 6 12,5 Tổng 48 100,0 0 10 20 30 40 50 60 < 30 31-40 > 40 58,3 35,4 6,3 Tỷ lệ Tuổi [...]... mà bệnh viện cần thực hiện được Trong điều tra của chúng tôi thì 93,8 % sản phụ hài lòng trong thời gian nằm viện (biểu đồ 3.5) 22 KẾT LUẬN Qua điều tra ngẫu nhiên 48 sản phụ sau sinh nằm theo dõi tại Khoa sản – Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi có kết luận như sau: Tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh - 66,7% sản phụ sau sinh được nằm tại phòng sinh ≥ 2 giờ - 100% sản phụ sau sinh được theo dõi sát. .. nằm viện - 93.3 % sản phụ hài lòng trong thời gian nằm tại phòng Hậu Sản – Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trung ương Huế 23 KIẾN NGHỊ Từ những kết quả thu được, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sản phụ sau sinh: - Tiếp tục duy trì và phát huy công tác chăm sóc thời kỳ hậu sản cho sản phụ sau sinh trong thời gian nằm theo dõi tại phòng hậu sản - Cần đẩy mạnh công. .. (91,7%); vận động sau đẻ (95,8%) - 91,7% sản phụ sau sinh được tư vấn chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sau sinh - 100% sản phụ sau sinh được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ - 71,0 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn cho con bú sớm sau sinh 1 giờ - 100 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau sinh - 100 % sản phụ sau sinh không được tư vấn về kế hoạch hóa gia đình - 93,8% sản phụ hài lòng trong... sát tại phòng sinh - 85,4% sản phụ sau sinh được theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản 2 lần/ ngày - 100% sản phụ sau sinh được thăm khám, theo dõi sự co hồi tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện tại phòng hậu sản - 100 % sản phụ sau sinh được chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hằng ngày - 97,9 % sản phụ sau sinh được hướng dẫn các dấu hiệu bất thường, 93,8 vệ sinh. .. thế sản phụ phải được hướng dẫn và chăm 20 sóc thường xuyên Tại Khoa Sản bệnh viện Trung ương Huế, tất cả sản phụ trong điều tra này đều đã được thực hiện điều này (bảng 3.7) 4.2.6.Hƣớng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho sản phụ thì chăm sóc theo dõi sau sinh cần được thực hiện nghiêm túc Các sản phụ cần được hướng dẫn tốt một số vấn đề như vận động sau đẻ , vệ sinh. .. công tác quản lý, giám sát điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sản phụ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài giảng sản phụ khoa 2 Một số luận văn tốt nghiệp 3 Tài liệu giáo dục sức khoẻ 4 Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- Bộ Y tế (2009) 5 Sản phụ khoa - Bộ Y tế Vụ khoa học và đào tạo 6 Một số trang web chăm sóc trước sinh 25 PHIẾU ĐIỀU TRA (Về tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh. .. đình chỉ nên có 2 con 19 4.2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH 4.2.1.Thời gian nằm lại tại phòng sinh và tình hình theo dõi Sau khi sinh , vấn đề quan trong nhất là băng huyết sau sinh do đó cần có thời gian để theo dõi Trong điều tra này,100% sản phụ được theo dõi sát tại phòng sinh và đa số các sản phụ sau khi sinh xong đều được nằm lại tại phòng sinh ≥ 2 giờ để theo dõi, chiếm tỷ lệ 66,7%... 08% Sau sinh 30’ Sau sinh 1 giờ 77% Sau khi mẹ đở mệt Biểu đồ 3.4 Hướng dẫn cho con bú sớm Nhận xét: Tất cả sản phụ đều được hướng dẫn cho trẻ bú sớm; trong đó có 77,1% sản phụ cho trẻ bú sau sinh 1 giờ 16 3.2.11 Hƣớng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh Bảng 3.11 Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh Hƣớng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh n Tỷ lệ % Có 48 100 Không 0 0 Nhận xét: 100% sản phụ được hướng dẫn chăm. .. 3.2.7.Hƣớng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh Tỷ lệ 97,9 98 95,8 97 96 93,8 95 94 91,7 93 92 91 90 89 88 Các dấu hiệu bất thường Vệ sinh cá nhân Nghỉ ngơi Vận động sau đẻ Biểu đồ 3.3 Hướng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh Nhận xét: Hầu hết sản phụ đều được hướng dẫn chăm sóc sau sinh về nhận biết các dấu hiệu bất thường, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, và vận động sau đẻ 15 3.2.8.Tƣ vấn ăn uống sau sinh Bảng 3... quan tâm trấn an tinh thần sau sinh 17 3.2.14 Hài lòng trong thời gian nằm viện 6,2% (n=5) 93,8% (n=45) Hài lòng Không hài lòng Biểu đồ 3.5 Hài lòng trong thời gian nằm viện Nhận xét: Có 93,8% sản phụ hài lòng trong thời gian nằm viện 18 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Công tác chăm sóc sản phụ sau sinh cũng như công tác tư vấn – giáo dục sức khỏe sinh sản rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà . Khảo sát công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa Sản Bệnh viện Trung Ương Huế ”, nhằm mục tiêu: Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung. hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tìm hiểu tình hình chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa phụ sản Bệnh viện Trung Ương. tốt sẽ tránh được nhiễm trùng sau sinh. Vì thế sản phụ phải được hướng dẫn và chăm 20 sóc thường xuyên. Tại Khoa Sản bệnh viện Trung ương Huế, tất cả sản phụ trong điều tra này đều đã được

Ngày đăng: 23/07/2014, 04:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan