ĐỀ KIỂM TRA - Đề số 001 docx

3 168 0
ĐỀ KIỂM TRA - Đề số 001 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Vân Cốc ĐỀ KIỂM TRA GV: Nguyễn Mạnh Hùng http://vatly.6x.to/ Đề số 001 1)). + Li độ và gia tốc của một vật dao động điều hòa luôn biến thiên điều hòa cùng tần số và A). lệch pha với nhau π/4 B). lệch pha với nhau π/2 C). ngược pha với nhau D). cùng pha với nhau 2). + Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = Acosωt và có cơ năng là W. Động năng của vật tại thời điểm t là A). W đ = Wcos 2 ωt B). W đ = (W/2)cosωt C). W đ = (W/4)sin 2 ωt D). W đ = Wsin 2 ωt 3). + Tại hai điểm A,B cách nhau 10cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình u A =0,5cos50πt cm và u B =0,5cos(50πt+π)cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,5m/s. Số điểm có biên độ dao động cực đại trên đoạn thẳng AB là. A). 10. B). 11 C). 9 D). 12 4). + Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 9 lần thì tần số dao động của con lắc. A). Giảm đi 9 lần. B). Giảm đi 3 lần. C). Tăng lên 9 lần. D). Tăng lên 3 lần. 5). + Một vật có khối lượng 10kg được treo vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 40N/m. Tính ω và f của dao động điều hoà của vật. A). ω=2rad/s; f=2Hz. B). ω=2rad/s; f=0,32Hz. C). ω=0,32rad/s; f=0,32Hz. D). ω=0,32rad/s; f=2Hz. 6). + Phát biểu nào sau đây không đúng: A). Sóng âm là sóng dọc B). Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz C). Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ D). Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được 7). + Trong dao động điều hoà, giá trị gia tốc của vật: A). Tăng khi giá trị vận tốc tăng. B). Tăng khi li độ giảm dần. C). Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào giá trị vận tốc ban đầu của vật. D). Giảm khi giá trị vận tốc tăng. 8). + Vận tốc sóng là : A). Vận tốc truyền pha dao động. B). Vận tốc dao động của các phần tử vật chất. C). Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất. D). Vận tốc dao động của nguồn sóng 9). + Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng: A). Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F 0 nào đó B). Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ C). Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ D). Tần số của lực cưỡng bức f bằng tần số riêng f 0 của hệ 10). + Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do: A). Tần số, độ cao và độ to khác nhau B). Độ cao và độ to khác nhau C). Tần số khác nhau D). Số lượng và cường độ các hoạ âm trong chúng khác nhau 11). + Một con lắc đơn có độ dài l, trong khoảng thời gian t  nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16cm, cũng trong khoảng thời gian t  như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là. A). l = 20cm. B). l = 32cm. C). l = 25cm. D). l = 9cm. 12). + Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=6cos(4πt+π/2)cm, gia tốc của vật tại thời điểm t = 5s là. A). a = 0 . B). a = 947,5 cm/s 2 . C). a = 947,5 cm/s. D). a = - 947,5 cm/s 2 . 13). + Một con lắc lò xo có chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động điều hoà lần lượt là 34cm và 30cm. Biên độ dao động của nó là. A). 1cm. B). 4cm. C). 2cm. D). 8cm. 14). + Một dây đàn hồi có chiều dài L được giữ cố định ở 2 đầu. Hỏi âm do dây phát ra có bước sóng dài nhất bằng bao nhiêu. A). L/4. B). L/2. C). L. D). 2L. 15). + Một con lắc đơn có độ dài l=120cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kì dao động mới chỉ bằng 90% chu kì dao động ban đầu. Tính độ dài mới l ' . A). 116,5cm. B). 108cm. C). 74,07cm. D). 97,2cm. 16). + Tại hai điểm A,B cách nhau 10cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình u A =0,5cos50πt cm và u B =0,5cos(50πt+π)cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,5m/s. Số điểm có biên độ dao động cực tiểu trên đoạn thẳng AB là. A). 11 B). 10 C). 12 D). 9. 17). + Một vật dao động điều hoà với phương trình x=4cosπt (cm). Thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí li độ x=2cm là. A). 6/10 s. B). 1/6s. C). 6/100 s. D). 1/3 s. 18). + Đơn vị của cường độ âm là: A). dB B). J/ m 2 C). N/ m 2 D). W/ m 2 19). + Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 3s, thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí có li độ cực đại đến vị trí cân bằng là. A). t = 3,0 s. B). t = 0,75 s. C). t = 1,5 s. D). t = 1,25 s. 20). + Trong hiện tượng dao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu? A). Bằng một phần tư bước sóng. B). Bằng một nửa bước sóng. C). Bằng một bước sóng. D). Bằng hai lần bước sóng. 21). + Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây ? A). Sóng cơ học có chu kì 2,0ms. B). Sóng cơ học có chu kì 2,0µs. C). Sóng cơ học có tần số 30kHz. D). Sóng cơ học có tần số 10Hz. 22). + Hện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu ? A). Bằng một phần tư bước sóng. B). Bằng một bước sóng. C). Bằng một nửa bước sóng. D). Bằng hai lần bước sóng. 23). + Một con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kì T= 1s, khối lượng của quả nặng là m = 400g, (lấy π 2 =10). Độ cứng của lò xo là. A). k = 32 N/m. B). k = 1,56 N/m. C). k = 64 N/m. D). k = 16 N/m. 24). + Phát biểu nào sau đây là sai: A). Hiệu ứng Đôpple xảy ra với mọi loại sóng B). Khi người quan sát đi ra xa nguồn âm thì tần số âm nghe được nhỏ hơn tần số của nguồn âm C). Khi nguồn âm đi ra xa người quan sát thì tần số âm mà người đó nghe được lớn hơn tần số của nguồn âm D). Chiếc hộp ở đàn ghi ta có vai trò tạo ra một âm sắc riêng cho chiếc đàn 25). + Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k=20N/m dao động với biên độ A = 6cm. Khi vật nặng cách VTCB 4cm nó có động năng là: A). 0,036J B). 0,025J C). 0,02J D). 0,016J Khởi tạo đáp án đề số : 001 1C; 2D; 3A; 4B; 5B; 6D; 7D; 8A; 9D’; 10D; 11C; 12A; 13C; 14D; 15D; 16D; 17D; 18D; 19B; 20B; 21A; 22C; 23D; 24C; 25C . Trường THPT Vân Cốc ĐỀ KIỂM TRA GV: Nguyễn Mạnh Hùng http://vatly.6x.to/ Đề số 001 1)). + Li độ và gia tốc của một vật dao động điều hòa luôn biến thiên điều hòa cùng tần số và A). lệch. đó B). Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ C). Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ D). Tần số của lực cưỡng bức f bằng tần số riêng f 0 . sát đi ra xa nguồn âm thì tần số âm nghe được nhỏ hơn tần số của nguồn âm C). Khi nguồn âm đi ra xa người quan sát thì tần số âm mà người đó nghe được lớn hơn tần số của nguồn âm D). Chiếc

Ngày đăng: 23/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan