Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN MỘT SỐ MẪU NGỮ ĐIỆU CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BẾN TRE" ppsx

7 1.4K 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN MỘT SỐ MẪU NGỮ ĐIỆU CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BẾN TRE" ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

178 KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN MỘT SỐ MẪU NGỮ ĐIỆU CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BẾN TRE AN INVESTIGATION INTO BASIC ENGLISH INTONATION PATTERNS PERFORMED BY THE VIETNAMESE LEARNERS AT BEN TRE CONTINUING EDUCATION CENTER NGŨ THIỆN HÙNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng LÊ VĂN HOÀNG Cao học K.05-08 TÓM TẮT Bài này điều tra thực trạng thể hiện một số ngữ điệu cơ bản trong tiếng Anh của học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Bến Tre. Với kết quả khảo sát, đề tài cung cấp cho người học một số kiến thức hữu ích nhằm giúp cải thiện việc thực hiện ngữ điệu tiếng Anh kèm với một số bài tập và hoạt động. ABSTRACT This article investigated the basic English intonation patterns performed by the Vietnamese learners at Ben Tre Continuing Education Centre. From the findings, I provided the learners with essential knowledge to improve their performance of English intonation with suggested activities and exercises. 1. Đặt vấn đề Học một ngoại ngữ - để có thể nắm vững, hiểu thấu đáo nó, ngoài việc chúng ta có một lượng kiến thức ngôn ngữ nhất định, chúng ta còn có khả năng thể hiện tốt các kỹ năng ngôn ngữ như là: kỹ năng viết đúng, hay khả năng đọc - hiểu, bên cạnh đó còn phải diễn đạt được lời nói, lĩnh hội được thông tin thông qua quá trình giao tiếp. Trong quá trình này, để nghe-hiểu được người bản ngữ cần phải đạt được một kỹ năng phát âm chuẩn xét trên bình diện tiếp nhận (perception) lẫn tạo phát (production). Trong các bình diện thể hiện lời nói, ngữ điệu là một yếu tố then chốt chuyển tải ý định giao tiếp mà người học và cả người dạy đều chưa chú trọng và do vậy, gặp nhiều khó khăn trong khâu tạo lời (locution). Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bến Tre với giáo trình được chọn để giảng dạy chính cho cả ba trình độ A, B, C là Streamline English, tôi nhận thấy rằng học viên gặp rất nhiều khó khăn khi thể hiện những mẫu ngữ điệu cơ bản để thể hiện những hành động giao tế thông thường như yêu cầu, ra lệnh… hay thái độ vui, buồn…. Từ đây, trước yêu cầu cấp thiết đòi hỏi giáo viên và người học phải chú ý hơn nữa về vấn đề kỹ năng lời nói, 179 tôi tiến hành đề tài này nhằm khảo sát những vấn đề mà học viên gặp phải khi thể hiện ngữ điệu trong giao tiếp, nhằm giúp học viên nhận thức rõ hơn vấn đề thể hiện lời nói và có cách cải thiện hiệu quả hơn nữa năng lực giao tiếp. Trong phạm vi bài này, tôi tập trung khảo sát tình hình thể hiện các mẫu hình ngữ điệu (Intonation patterns) tiếng Anh của học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Bến Tre với các ý nghĩa đặc thù thông qua các ngữ huống giao tiếp cụ thể. 2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 2.1. Chuyển dịch cao độ (Pitch movement) Theo O’ Grady, Dobrovolsky, Katamba (6, 46) thì “chuyển dịch cao độ trong phát ngôn (PN) không liên quan đến các sự khác biệt về nghĩa của từ thì được gọi là ngữ điệu”. Ví dụ, từ student (sinh viên), dù được phát ngôn (PN) với ngữ điệu như thế nào thì vẫn không gây nên sự khác biệt về nghĩa từ vựng của nó. Tuy nhiên, ngữ điệu lên hay xuống trong trường hợp này đã lần lượt làm đổi khác mục đích PN, làm cho PN này trở thành nghi vấn hay trần thuật. Ví dụ: You’re a student. (PN với mục đích trần thuật) You’re a student. (PN với mục đích nghi vấn đoán định) 2.2. Trọng âm từ (word stress) và chủ âm của câu (Tonic stress) Trong tiếng Anh có nhiều từ đa âm tiết, mỗi từ có một âm tiết (AT) mang trọng âm cho nên trọng âm từ là xuất phát điểm của việc nghiên cứu nhịp điệu và ngữ điệu tiếng Anh. Nếu chủ thể phát ngôn không xác định được trọng âm từ thì ngoài việc gây ảnh hưởng đến nghĩa từ vựng trong giao tiếp, làm cho người tiếp thụ PN khó hiểu (vì không biết điểm nhấn thông tin ở đơn vị từ vựng nào), còn gây khó khăn cho chính chủ thể PN trong việc thể hiện ngữ điệu, truyền đạt ý nghĩa chính của thông điệp vì không xác định được chủ âm câu, do vậy không biết ngữ điệu lên xuống bắt đầu từ A.T nào) Ví dụ: với PN What an AWful party! người nói có thể gặp khó khăn khi xác định chủ âm để lên hay xuống giọng khi muốn thể hiện một PN với mục đích khen chê. 2.3. Đơn vị ngữ điệu (Intonation unit) Đơn vị ngữ điệu là một khúc đoạn của lời nói và bao giờ cũng phải có ý nghĩa thông báo nhất định. Nếu là một đơn vị ngữ điệu dù là đơn vị ngữ điệu tối giản thì cũng phải mang ý nghĩa thông báo nhất định, dù là ý nghĩa thông báo tối thiểu như : “yes” or “yes” 3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Loại hình nghiên cứu được tiến hành với đề tài này là phương pháp mô tả định tính và định lượng. Các thông tin định tính được xác định với các loại lỗi người học mắc phải khi thể hiện các PN với các tình huống giao tiếp thông thường. 180 Các thông tin định lượng được xác định với tần số của mỗi loại lỗi của học viên được điều tra. Thông tin thực tế được thu thập thông qua phiếu điều tra và thu âm trực tiếp từ đối tượng là 15 học viên trình độ A, 15 học viên trình độ B và 15 học viên trình độ C ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bến Tre. Thông tin từ hai nguồn sẽ giúp người nghiên cứu tìm hiểu được thực trạng dạy, học và luyện tập ngữ điệu tiếng Anh, kiến thức về ngữ điệu cơ bản trong tiếng Anh, đồng thời so sánh với kết quả thu âm học viên thể hiện ngữ điệu trong câu. Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi xử lý thông tin thu được để khái luận và rút ra những kiến giải. Phần này gồm: a) Thông tin điều tra về thái độ học tập môn tiếng Anh, cụ thể là luyện ngữ điệu (Do giới hạn không gian trình bày chúng tôi xin không đưa vào đây phần số liệu phân tích kết quả). b) Thông tin về việc thể hiện ngữ điệu tiếng Anh được phân bố từ cấp độ đơn giản đến phức tạp và nói tự do theo bài khóa. Việc xử lý thông tin đi theo hai hướng phát âm (production) và tri nhận (perception) dựa vào sóng phân tích ngữ điệu của phần mềm “Speech Analyzer” version 2.2. 3.1. Giả thuyết Từ những đặc thù về ngữ âm của tiếng Việt và đặc thù thanh điệu của học viên Bến Tre chúng tôi giả định rằng: - Học viên thường không thể hiện đúng ngữ điệu cơ bản, các mục đích giao tiếp phổ biến. - Học viên thường không thể hiện thành công ngữ điệu là do yếu tố ngôn điệu này bị việc bỏ qua không luyện tập hay luyện tập không đúng trong quá trình giảng dạy. 4. Thực trạng thể hiện ngữ điệu tiếng Anh của học viên 4.1. Kết quả nghiên cứu Hình 4.1 Thể hiện của học viên với PN where do you work? we@ du: ju: w@k 181 Kết quả phân tích cho thấy đa số học viên không thể hiện đúng ngữ điệu cơ bản dù cho họ nắm được trên lý thuyết về ngữ điệu cơ bản. Ví dụ, học viên có khuynh hướng thể hiện ngữ điệu lên ở cuối câu hỏi cho dù đây là câu hỏi thông tin với các từ bắt đầu bằng WH Kết quả lần thu âm thứ 3 với minh hoạ ở hình dưới đây cho thấy lỗi phát âm sai của học viên. Hình 4.2 Thể hiện của người bản ngữ với PN where do you work? Bảng 4.1 thể hiện các lỗi phát âm sai của học viên HV trình độ A (15) HV trình độ B (15) HV trình độ C (15) PN được hv phát âm Số hv mắc lỗi % Số hv mắc lỗi % Số hv mắc lỗi % Tổng số % 1 I’d like a room, please. 7 46,7 5 33,3 3 20 15 33.3 2. Where were you on January 12 th ? 10 66,7 7 46,7 4 26,7 21 46,7 3. Is there a post office near here? 6 40 4 26,7 2 13,3 12 26,7 4. A single room or double room sir? 11 73,3 6 40 2 13,3 19 42,2 Bảng 4.2 thể hiện các lỗi phát âm tiêu biểu của học viên PN cần thể hiện Kiểu ngữ điệu đúng của PN Kiểu ngữ điệu của hv PN 1: I’d like a room, please. Xuống giọng Lên giọng PN 2: Where were you on January 12 th ? Xuống giọng Lên giọng PN 3: Is there a post office near here? Lên giọng Xuống giọng PN 4: A single room or double room sir? Lên giong- Xuống giọng Xuống giọng- Lên giọng we@ dju: w@k 182 Ngoài ra học viên có thể hiện lên giọng nhưng không lên đúng vào chỗ chủ âm của câu. Ví dụ: Is there a post office near here? - Kết quả thu được về phương diện tri nhận (perception) ủng hộ giả thuyết ban đầu cho rằng học viên gặp nhiều khó khăn khi nghe và hiểu ngữ điệu tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp. HV trình độ A (50 hv) HV trình độ B (50hv) HV trình độ C (50hv) PN được nghe Số hv mắc lỗi % Số hv mắc lỗi % Số hv mắc lỗi % Tổng số % PN1: How many rolls did you get? 35 70 28 56 20 40 83 55,3 PN 2: Come in. 40 80 31 62 15 30 86 57,3 PN3 : Can you help me? 19 38 12 24 6 12 37 24,6 PN4: I’d like some potatoes, some peas and a salad, please 38 76 26 52 21 42 85 56,6 - Nguyên nhân những hạn chế của học viên trên cả hai phương diện phát âm và tri nhận xuất phát từ các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nhưng suy cho cùng ý thức học tập, rèn luyện ngữ điệu của học viên cũng như những hạn chế về sửa lỗi chính là nguyên nhân chủ yếu cho những kết quả chưa như mong đợi. 5. Một số đề xuất khắc phục các lỗi thể hiện ngữ điệu của học viên 5.1. Giúp học viên ý thức được sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cũng như do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, sinh viên, người học tiếng Anh mắc khá nhiều lỗi phát âm, trong đó có ngữ điệu. Vì vậy, cần giúp học viên có được ý thức về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Nếu không được xây dựng ý thức về sự khác biệt trên ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học thì những lỗi thể hiện ngữ điệu khi giao tiếp hình thành do thói quen và sự áp dụng sai lệch các quy luật cố hữu của tiếng mẹ đẻ của hoc viên sẽ rất khó khắc phục trong các giai đoạn sau của quá trình học. Như vậy, cần thiết phải đầu tư nhiều thời gian hơn cho các kỹ năng nghe và nói cho chương trình học ở trình độ sơ cấp. Một khi học viên đã nhận thức được sự khác nhau giữa ngôn ngữ mẹ đẻ (mother tongue) và ngôn ngữ đích (target language) thì thói quen phát ngôn lên hay xuống hoăc xuống hay lên khi người nói thể hiện đúng ngữ điệu tiếng Anh sẽ được khắc phục. 5.2. Giúp học viên ý thức được vai trò của nói chính xác và nói lưu loát Kết quả phiếu điều tra cho thấy học viên đã quan niệm sai lầm khi chỉ chú trọng phát âm rõ từng từ tiếng Anh mà không cần phải thể hiện ngữ điệu. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả đối với một môi trường giao tiếp hẹp, với người nghe 183 trình độ Anh ngữ còn hạn chế, đó là chưa kể nó sẽ gây ra những khó chịu nhất định cho người nghe, đặc biệt khi ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày cần có sự thể hiện ngữ điệu làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhận ra được mục đích của người phát ngôn. Chính đặc điểm ngữ điệu này mới làm cho phát ngôn của người nói tiến đến độ chuẩn, gần với cách phát ngôn của người bản ngữ. Cần có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy trong nhà trường cho phù hợp hơn nữa giữa tỉ trọng kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ sao cho có thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Cần giảm tải tính hàn lâm, tăng cường tính thực hành, đảm bảo sự phù hợp giữa khẩu ngữ và bút ngữ. Có như thế thì ngữ điệu tiếng Anh - đặc biệt người Việt nói tiếng Anh - mới trở nên có ý nghĩa và giá trị sử dụng cao. 5.3. Tổ chức các hoạt động thích hợp phát huy khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá của sinh viên (self-monitoring and evaluating) Đôi khi học viên không thể cứ trông đợi hoàn toàn vào những thông tin phản hồi và sửa lỗi của giáo viên. Đó là lúc giáo viên hình thành cho học viên khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá khả năng và độ chuẩn thể hiện ngữ điệu của mình. Giáo viên sẽ đồng hành với học viên trong những giai đoạn đầu của quá trình tập luyện và để họ tự lập hoàn thành yêu cầu đặt ra trong các giai đoạn sau của quá trình. Bằng cách sử dụng máy và băng cassette, giáo viên hướng dẫn học viên thu âm những bài nói, bài thảo luận, bài hội thoại của bản thân hoặc thực hiện cùng với bạn. Vào cuối các hoạt động, giáo viên cho học viên nghe lại và tự đánh giá ngôn ngữ nói của mình trên phương diên đánh giá khả năng thể hiện ngữ điệu, độ lưu loát trong phát ngôn giao tiếp. Giáo viên có thể cung cấp cho học viên băng mẫu có thu âm sẵn giọng của người bản ngữ để sinh viên cùng đối chiếu hoăc dùng phần mềm Speech Analyzer tự kiểm tra. Đây là cách phản hồi hiệu quả khi học viên có thể "nghe lại chính mình", và học từ những lỗi sai của mình. Thực tế thu âm trực tiếp của bài nghiên cứu cũng thu được kết quả tương tự khi sau lần thu âm đầu tiên sinh viên đã ý thức hơn và chú ý hơn đến ngữ điệu tiếng Anh và cách thể hiện ngữ điệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Avery, P. & Ehrlich, S. (1992). Teaching American English Pronunciation. Oxford University Press. [2] Brazil, D. (1997). The Communicative Value of Intonation in English. Cambridge University Press. [3] Haliday, M.A.K. (1978). A Course in Spoken English: Intonation. Oxford University Press. [4] Kenworthy, J. (1992). Teaching English Pronunciation. Longman. [5] Kingdon, (1958). A Groundwork of English Intonation. London University Press. 184 [6] O’Grady, William & Michael Dobrovolsky (1993) Contemporary Linguistics - An introduction, St. Martin Press, New York [7] Roach, P. (1983). English Phonetics and Phonology. Cambridge University Press. [8] www. Cels. Bham. ac. Uk/resources/ essays/ fk-dis. pdf . 178 KHẢO SÁT VIỆC THỂ HIỆN MỘT SỐ MẪU NGỮ ĐIỆU CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BẾN TRE AN INVESTIGATION INTO BASIC ENGLISH. THIỆN HÙNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng LÊ VĂN HOÀNG Cao học K.05-08 TÓM TẮT Bài này điều tra thực trạng thể hiện một số ngữ điệu cơ bản trong tiếng Anh của học viên ở Trung. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Bến Tre. Với kết quả khảo sát, đề tài cung cấp cho người học một số kiến thức hữu ích nhằm giúp cải thiện việc thực hiện ngữ điệu tiếng Anh kèm với một số bài

Ngày đăng: 22/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGŨ THIỆN HÙNG

  • LÊ VĂN HOÀNG

  • Đặt vấn đề

  • Một số khái niệm cơ bản có liên quan

    • Chuyển dịch cao độ (Pitch movement)

    • Trọng âm từ (word stress) và chủ âm của câu (Tonic stress)

    • Đơn vị ngữ điệu (Intonation unit)

    • Phương pháp tiến hành nghiên cứu

      • Giả thuyết

      • Thực trạng thể hiện ngữ điệu tiếng Anh của học viên

        • Kết quả nghiên cứu

        • Một số đề xuất khắc phục các lỗi thể hiện ngữ điệu của học viên

          • Giúp học viên ý thức được sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt

          • Giúp học viên ý thức được vai trò của nói chính xác và nói lưu loát

          • Tổ chức các hoạt động thích hợp phát huy khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá của sinh viên (self-monitoring and evaluating)

          • Avery, P. & Ehrlich, S. (1992). Teaching American English Pronunciation. Oxford University Press.

          • Brazil, D. (1997). The Communicative Value of Intonation in English. Cambridge University Press.

          • Haliday, M.A.K. (1978). A Course in Spoken English: Intonation. Oxford University Press.

          • Kenworthy, J. (1992). Teaching English Pronunciation. Longman.

          • Kingdon, (1958). A Groundwork of English Intonation. London University Press.

          • O’Grady, William & Michael Dobrovolsky (1993) Contemporary Linguistics - An introduction, St. Martin Press, New York

          • Roach, P. (1983). English Phonetics and Phonology. Cambridge University Press.

          • www. Cels. Bham. ac. Uk/resources/ essays/ fk-dis. pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan