Quản lý rác thải nông thôn tại Lam Sơn, Thanh Hóa

110 1.2K 9
Quản lý rác thải nông thôn tại Lam Sơn, Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Do ý thức người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải nông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư. Hầu hết các xã miền núi hiện nay đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây lãng phí đất, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải, lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009 Tác giả Nguyễn Chí Tùng Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn bèvề cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu, giáo viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân trọng cảm ơn UBND xã, ban địa chính, ban văn hóa – xã hội, ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, phòng thống kê xã Lam Sơn; Các cơ quan đơn vị nhà nước đóng trên địa bàn xã Lam Sơn, chính quyền các thôn cùng toang thể bà con trong xãLam Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu hoàn thành luận văn. Tôi bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tôi an tâm học tập nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009 Tác giả Nguyễn Chí Tùng ii Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 MỤC LỤC 4.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 85 4.1.6.1 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội 85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CBEM quản lý môi trường dựa vào cộng đồng HĐND Hội đồng nhân dân PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sỏ THHH Trách nhiệm hữu hạn THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường YWAM tổ chức từ thiện nước ngoài iii Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7 Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10 Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10 Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11 Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11 Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32 Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32 Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38 Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39 Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40 Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46 Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50 Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51 Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53 Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54 Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57 Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59 Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61 Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62 Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66 Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67 Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70 Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73 Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74 Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77 Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84 Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84 iv Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7 Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10 Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10 Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11 Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11 Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32 Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà Nội 32 Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38 Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39 Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40 Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46 Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50 Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51 Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53 Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54 Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57 Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59 Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61 Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62 Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66 Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67 Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70 Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73 Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74 Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77 Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84 Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84 v Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phức tạp và đa dạng. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như những loại rác này không được quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý) theo đúng kỹ thuật môi trường. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước tính 0,3 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đề theo từng năm, Quản lý rác thải đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, nếu như ở các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30 – 35 ngàn tấn (INFOTERRA VN (XL theo thiennhien.net, 1/10/2008) rác thải cần được xử lý và thu gom. Ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp đạt khoảng 60-65% (Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở tài nguyên môi trường và Môi trường) còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác ngập tràn khắp nơi. Về nông thôn, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi các túi rác, có khi cả là một tải rác hay đống rác "tự do nhảy dù" chẳng có người thu gom. Mới đầu còn là một vài túi rác nhỏ, dần dà chúng "tập kết" thành đống và lớn dần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan "lạ mắt" dọc vệ đường liên làng, liên 1 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 xã, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy. Xưa kia chỉ là rác hữu cơ là giấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phân hủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ (chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lông, hộp thiếc ) rất khó xử lý, tái chế hay cần thời gian rất dài để phân hủy. Đặc biệt hơn là các làng nghề, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn còn chưa được xử lý, tồn tại một cách ngẫu nhiên trong nhà, trong làng. Tất cả các những điều trên đều dẫn đến một kết cục là cảnh quan nông thôn bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và nghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi trường sống của chính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành của làng quê. Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Do ý thức người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải nông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư. Hầu hết các xã miền núi hiện nay đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy, gây lãng phí đất, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải, lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ. Những khó khăn chủ yếu là: - Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các 2 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được. - Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành. - Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này. - Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương còn lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này. - Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng dịch vụ còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại. 3 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là một xã miền núi của Huyện Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hoá với sản xuất nông nghiệp là chính song vẫn không thoát khỏi tình hình chung như đã nói ở trên. Xuất phát từ điều này mà chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rác thải nông thôn: Trường hợp nghiên cứu tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình quản lý rác thải tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rác thải ở địa phương được tốt hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải ở nông thôn. - Đánh giá thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, rút ra bài học và những tồn tại. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được tốt hơn. 4 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề quản lý rác thải ở nông thôn với các vấn đề là - Thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. - Các loại rác bao gồm rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải một số ngành nghề khác. - Một số mô hình quản lý Nghiên cứu với các chủ thể là - Cán bộ xã, nhóm hộ thuộc xã, cộng đồng dân cư nông thôn 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa - Về thời gian : Số liệu sơ cấp là những số liệu trong năm 2008 - 2009 Số liệu thứ cấp được lấy trong khoảng thời gian 2006 - 2008 - Về nội dung : Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý rác thải trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý rác thải nông thôn với các vấn đề như: - Quản lý rác thải nông nghiệp - Quản lý rác thải sinh hoạt - Quản lý rác thải các ngành nghề khác. - Quản lý rác thải nguy hại 5 [...]... cư - Quản lý rác thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác, vận chuyển rác, tái sản xuất - tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu hủy Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý rác thải có hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người b Đặc điểm quản lý rác thải nông thôn 9 Quản lý rác thải nông thôn. .. nông thôn vì thế trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết 2.1.1.4 Vai trò, vị trí của quản lý rác thải nông thôn Vai trò kinh tế: Quản lý rác thải nông thôn hiện nay nếu được trú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người 18 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông. .. người dân để từng bước xã hội hóa vấn đề rác thải ở nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2005, Chương trình mục tiêu quốc gia về môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội) 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải nông thôn 2.2.1 Quan điểm về quản lý rác thải nông thôn nói chung hiện nay Xã hội ngày một phát triển thì lượng rác thải trong sinh hoạt ngày một... nhiễm môi trường Đây là sự 19 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 nghiệp của toàn dân Vì vậy cần xã hội hóa công tác quản lý rác thải, đặc biệt ở lĩnh vực nông thôn 2.1.3 Chiến lược quản lý rác thải nông thôn Việt Nam Chương trình Quốc gia về vệ sinh môi trường nông thôn được soạn thảo trong bối cảnh có một số chương trình và dự án vệ sinh môi trường nông thôn đã được thực hiện trong... cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc quản lý rác thải nông thôn Đây là cơ sở quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng môi trường nông thôn Hiện nay, phần lớn cư dân sống ở nông thôn còn thiếu hiểu biết, xem nhẹ coi thường vấn đề quản lý rác thải nông thôn Chính vì thế họ đang từng ngày sống chung với rác thải, với các nguy cơ gây hại từ rác thải Vì vậy, các hoạt động thông tin giáo dục, tuyên... học trong xử lý rác thải theo quy trình có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, dần khắc phục tình trạng chỗ nào cũng có thể thành bãi rác như đã từng thấy ở một số nơi 2.2.2.4 Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây * Xây dựng mô hình quản lý rác thải tại xã Kim Chung 29 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, đã có nhiều cơ.. .Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở NÔNG THÔN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Các khái niệm về rác thải nông thôn a Khái niệm chung về rác thải Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không còn khả năng... Điểm cẩu Nhà máy xử lý rác Xe nâng thùng Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt (Nguồn: Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế ) 10 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50 * Hệ thống vận chuyển rác Rác đường phố Rác sinh hoạt ở kiệt, đường phố Xe nâng thùng Thu gom thùng rác Xe thô sơ Điểm cẩu Rác thải ở chợ Thu gom... quá trình thu gom rác đã được sơ bộ phân loại: thủy tinh, kim loại, chất dẻo, giấy thải được đem đi tái chế tại các nhà máy nên quá trình xử lý rác lên men đơn giản hơn” Do vậy, rác thải được xử lý tại chỗ cũng cần được phân loại để tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để ủ làm phân bón cho cây trồng Riêng các loại rác thải rắn không phân hủy được sẽ được tiếp 21 Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng... như rác thải ở nông thôn không được quan tâm đúng mức thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến ý thức cũng như là sức khỏe nói riêng trong thế hệ tương lai Rác thải nông thôn dù chưa bằng 50% rác thải đô thị tính theo đầu người Tuy nhiên hiện nay rác thải nông thôn và ảnh hưởng của nó tới môi trường sống trên diện rộng là rất to lớn Việc nhanh chóng xây dựng các mô hình thu gom xử lý rác thải cho khu vực nông . quả trong quản lý rác thải trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý rác thải nông thôn với các vấn đề như: - Quản lý rác thải nông nghiệp - Quản lý rác thải sinh hoạt - Quản lý rác thải các ngành. trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. - Các loại rác bao gồm rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải một số ngành nghề khác. - Một số mô hình quản. nhằm quản lý rác thải ở địa phương được tốt hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải ở nông thôn. - Đánh giá thực trạng quản lý rác thải nông thôn

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan