Hội chứng ruột kích thích: Những khuyến nghị để kiểm soát triệu chứng của bệnh ppt

11 544 1
Hội chứng ruột kích thích: Những khuyến nghị để kiểm soát triệu chứng của bệnh ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội chứng ruột kích thích: Những khuyến nghị để kiểm soát triệu chứng của bệnh A-Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một vấn đề mãn tính của đại tràng (ruột già). Ở những bệnh nhân IBS, nhận thấy có tình trạng thực phẩm di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm qua ruột. Điều này có thể gây ra đau đớn, khó chịu, lẫn cảm xúc buồn khổ, tuy rằng bệnh không gây thương tổn ở đại tràng. IBS rất phổ biến, và xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ. IBS còn được gọi là hội chứng ruột chức năng, hội chứng đại tràng dễ bị kích thích, co thắt ruột, hay đại tràng co thắt. Bệnh nguyên của IBS không giống với các bệnh viêm đường ruột khác, như viêm loét đại tràng. Co thắt đại tràng (spasm) trong HCRKT (IBS) B-Các triệu chứng của IBS là gì? Triệu chứng phổ biến của IBS: • Trướng bụng và đầy hơi • Phân có nhiều chất nhầy • Táo bón • Tiêu chảy, đặc biệt là sau khi ăn, thường xảy ra đầu tiên vào buổi sáng • Luân phiên giữa táo bón và tiêu chảy • Cảm giác vẫn cần phải đi tiêu dù đã mới đi tiêu xong • Cảm giác mót đi tiêu • Tình trạng đau bụng và quặn thắt có thể bớt sau khi đi tiêu Các triệu chứng có thể xấu hơn khi đang bị căng thẳng, chẳng hạn như khi đi du lịch, tham dự các sự kiện xã hội, hoặc thay đổi những thói quen hàng ngày. Triệu chứng cũng có thể trở nên xấu hơn khi ăn thức ăn lạ hoặc sau khi đã ăn no. Một số bệnh nhân dễ bị kích ứng bởi một vài loại thực phẩm nhất định. Phụ nữ bị IBS có thể nhận thấy các triệu chứng tăng nặng hơn trong những ngày hành kinh. Đặc điểm của HCRKT (IBS) là đau quặn, đau bụng lâm râm, lình bình đầy hơi, táo bón, và tiêu chảy. C-IBS được chẩn đoán như thế nào? Có thể bắt đầu bằng cách hỏi về những triệu chứng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng cứ xuất hiện theo một kiểu cách nhất định trong một thời gian dài, thì IBS có thể là nguyên nhân. Nếu các triệu chứng chỉ mới khởi phát, thì nguyên nhân có thể là một yếu tố khác. Lúc đó sẽ cần phải làm thêm một số xét nghiệm máu hoặc nội soi đại tràng, để đảm bảo rằng các triệu chứng không phải do một nguyên nhân khác. D-IBS được điều trị ra sao? Không có phương thức điều trị kiểu mẫu cho IBS. Cách tốt nhất để xử lý các triệu chứng là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thức ăn khiến bệnh nhân cảm thấy tình trạng xấu đi hơn, và tìm cách xử lý những căng thẳng về tâm lý. E-Tại sao chất xơ có thể hữu ích? Chất xơ có thể hữu ích vì nó cải thiện chức năng của ruột. Có 2 loại chất xơ: • Chất xơ hòa tan sẽ giúp cải thiện cả tiêu chảy lẫn táo bón. Chất xơ loại này tan trong nước để hình thành một chất giống như gel. Nhiều loại thực phẩm, như táo, đậu và trái cây họ cam quýt, có chứa nhiều chất xơ hòa tan. Psyllium, chất xơ thiên nhiên từ thực vật, cũng là một chất xơ hòa tan Có thể bổ sung psyllium (một số tên thương hiệu: Fiberall, Metamucil, Perdiem), dùng uống và pha thêm vào các loại thực phẩm khác. • Chất xơ không hòa tan giúp cải thiện táo bón bằng cách tạo thuận lợi cho thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa và giúp tăng khối lượng phân. Chất xơ không hòa tan có trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì và nhiều loại rau. Nên tăng dần chất xơ trong khẩu phần ăn uống. Một số người cảm thấy lình bình và trướng hơi nếu tăng lượng chất xơ quá nhanh. Đầy hơi và trướng bụng thường được cải thiện sau khi sử dụng thêm chất xơ. Cách tốt nhất để tăng lượng chất xơ là ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Các thức ăn có ích cho bệnh nhân HCRKT F-Một số thức ăn gây hội chứng ruột kích thích Thức ăn thường không gây ra IBS. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể làm cho tình trạng xấu đi hơn. Những thực phẩm có thể làm cho triệu chứng tăng nặng hơn bao gồm: • Các thức uống có chứa caffeine, như trà, cà phê hoặc soda • Sản phẩm từ sữa • Rượu • Sô cô la • Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch Ghi chép nhật ký trong một vài tuần có thể là một cách tốt để tìm ra các loại thực phẩm gây khó chịu. Ghi chép lại những gì đã ăn và các triệu chứng xảy ra. Không nên dùng nếu nghi ngờ một loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, không nên cắt giảm các loại thực phẩm trừ phi nhận biết là chúng đã thực sự gây ra vấn đề. Nếu đầy hơi là triệu chứng gây khó chịu, nên tránh những thức ăn có xu hướng làm đầy hơi thêm, như các loại đậu, bắp cải và một số loại trái cây. Bệnh nhân có thể có tình trạng không dung nạp lactose nếu khó chịu khi dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Cơ thể người bệnh ấy không thể tiêu hóa được lactose (là một loại đường trong sữa). Trường hợp không dung nạp lactose, bệnh nhân cần phải hạn chế dùng sữa và các sản phẩm từ sữa trong khẩu phần. G-Tại sao stress lại ảnh hưởng đến IBS? Stress có thể gây ra triệu chứng ở những bệnh nhân IBS. Có mối liên quan giữa thần kinh trung ương và các thụ thể cảm nhận đau ở ruột Nên học tập những cách thức để đối phó với sự căng thẳng như tập thể dục, yoga, thư giãn, thiền. Stress có thể gây ra HCRKT H-Các loại thuốc men dùng cho IBS? Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, có thể dùng thuốc để giúp cải thiện tình trạng. Ví dụ, nếu triệu chứng chính là đau quặn, có thể dùng thuốc chống co thắt, như hyoscyamine hoặc dicyclomin để giảm đau. Đệm sưởi ấm và tắm nước nóng cũng có thể giúp ích. Nếu tiêu chảy là chính, dùng thường xuyên loperamide (tên thương hiệu: Imodium) có thể giúp ích. Có thể dùng thuốc an thần hoặc thuốc giải lo âu trong thời gian ngắn để điều trị chứng lo âu. Có thể kê toa thuốc chống trầm cảm khi các triệu chứng nghiêm trọng và bệnh nhân cảm thấy buồn phiền, chán nản. I-IBS có trở nặng hơn theo thời gian? Tuy rằng IBS có thể sẽ tái diễn trong suốt cuộc đời, bệnh trạng cũng sẽ không xấu đi hơn. Bệnh không biến chứng thành ung thư cần phải phẫu thuật, và không làm giảm tuổi thọ của người bệnh. J- Làm gì khi IBS ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày? IBS có thể gây trở ngại cho một số việc nhất định, như đi chơi, du lịch, đi làm hoặc đi học. [...].. .Bệnh nhân có thể dễ chịu hơn khi tuân thủ một kế hoạch bao gồm: +Một chế độ ăn uống lành mạnh, +Học cách thức mới để đối phó với sự căng thẳng +Tránh các thức ăn có thể khiến các triệu chứng xấu đi hơn K-Lời khuyên để kiểm soát các triệu chứng của IBS • Ăn một chế độ dinh dưỡng đa dạng và lành mạnh, tránh những thức ăn nhiều chất béo • Uống thật nhiều... thức ăn nhiều chất béo • Uống thật nhiều nước • Hãy thử chia khẩu phần thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa • Tìm hiểu những cách thức mới và tốt hơn để đối phó với stress • Tránh sử dụng thuốc nhuận trường trong thời gian kéo dài Chúng có thể làm suy yếu đường ruột và khiến bệnh nhân phải phụ thuộc vào chúng Bs Đồng Ngọc Khanh . Hội chứng ruột kích thích: Những khuyến nghị để kiểm soát triệu chứng của bệnh A -Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một vấn đề mãn tính của đại. còn được gọi là hội chứng ruột chức năng, hội chứng đại tràng dễ bị kích thích, co thắt ruột, hay đại tràng co thắt. Bệnh nguyên của IBS không giống với các bệnh viêm đường ruột khác, như viêm. cách hỏi về những triệu chứng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng cứ xuất hiện theo một kiểu cách nhất định trong một thời gian dài, thì IBS có thể là nguyên nhân. Nếu các triệu chứng chỉ mới

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan