Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

63 764 6
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Chương II); Luật Đất đai 2003 quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành phố. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các điều kiện tiên quyết để Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 1. Vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, những năm qua nền kinh tế của Thành phố đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữa cải tạo và xây dựng mới. Sự phát triển của Thành phố phù hợp với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao thương và hợp tác quốc tế, môi trường đầu tư có vị trí chính trị quan trọng đối với cả nước và các tỉnh phía Nam, xứng đáng tầm cỡ với các đô thị lớn văn minh, hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đại hội X của Đảng xác định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2010 với mục tiêu chung là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó tăng mạnh tỷ trọng diện tích đất phi nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước đang đổi mới mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, hệ thống đường giao thông, mạng lưới các khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng và cơ sở hạ tầng khác sẽ tăng lên không ngừng, đất đai trở thành vấn đề sôi động và phức tạp ở tất cả các quận, huyện trên toàn Thành phố. Yêu cầu đặt ra là phải tính toán cân đối và phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành và các lĩnh vực. 2. Lý do điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2.1. Có sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu kinh tế của Thành phố đến năm 2010 Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm, trong đó: + Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 13,5%; + Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12,7%; + Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 1,7%. - Cơ cấu kinh tế được xác định như sau: + Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 51,7%; + Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 47,5%; + Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố 5 năm 2006 – 2010 là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 12%/năm trở lên, trong đó: + Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 12%/năm trở lên; + Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12% - 13%/năm; + Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 5%/năm trở lên. - Cơ cấu kinh tế được xác định như sau: + Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 50,6 %; + Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 48,5%; + Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,9%. - Bên cạnh đó, đối với từng khu vực kinh tế, Thành phố đã xác định và định hướng các ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển là: + Đối với khu vực thương mại – dịch vụ: Các dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh bao gồm: Tài chính – tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại (tập trung vào các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; Bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; Kinh doanh tài sản – bất động sản; Dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ; Du lịch; y tế và giáo dục – đào tạo chất lượng cao. + Đối với khu vực Công nghiệp – xây dựng: Chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới. Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra các chất thải độc hại đồng thời với nâng cao đời sống xã hội, giữ vừng an ning quốc phòng. Quy hoạch lại, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa; Phân công hợp lý, thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam + Đối với khu vực Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp đô thị năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung. Hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi. Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác . Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích. Với sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên, Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg không còn phù hợp và căn cứ khoản 1 điều 27 Luật Đất đai điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 là cần thiết. 2.2. Có sự thay đổi trong định hướng phát triển của Thành phố Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đến năm 2005 đất phi nông nghiệp phải tăng 15.963 ha và đến năm 2010 tăng 36.683 ha. Tuy nhiên kết quả thực hiện đến năm 2005 chỉ tăng 9.479 ha, như vậy theo quyết định số 1060/2004/QĐ- TTg từ nay đến năm 2010 đất phi nông nghiệp phải tăng thêm là 27.203,93 ha, trung bình mỗi năm tăng 5.500 ha là rất cao và không khả thi. Trong thời gian qua, nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và Thành phố, một số ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh quy hoạch cụ thể là: - Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi so với quy hoạch sử dụng đất: chuyển một số khu công nghiệp sang các mục đích khác như Khu công nghiệp Cát Lái cụm 3,4 (sang đất thương mại, dịch vụ và đất ở); điều chỉnh quy mô một số Khu công nghiệp như khu công nghiệp Phú Mỹ (từ 150 ha giảm còn 70 ha), Khu công nghiệp Tân Tạo (từ 460 ha giảm còn 380 ha), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (từ 300 ha tăng lên 800 ha) . - Điều chỉnh, bổ sung một số công trình giao thông quan trọng như: đường Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các tuyến đường sắt đô thị và 3 deport Metro, các tuyến đường vành đai và các tuyến hướng tâm; - Điều chỉnh, bổ sung một số công trình công viên cây xanh như: Thảo cầm viên tại Củ Chi 580 ha (trước đây là 300 ha), bổ sung công viên hồ sinh thái quận Bình Tân, khu công viên Gia Định huyện Củ Chi khoảng 100 ha. - Bố trí thêm một số khu làng Đại học lớn tại quận 9 (100 ha), huyện Hóc Môn 500 ha (trong khu đô thị Tây bắc), huyện Bình Chánh (50 ha). - Bổ sung các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố khoảng 220 ha. - Phát triển thêm một số khu đô thị như Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (2.000 ha), Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (quy mô khoảng 2.000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến 800 ha). 2.3. Luật Đất đai thay đổi Đồng thời với những thay đổi về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, hệ thống chỉ tiêu về đất đai cũng có sự thay đổi cơ bản. Do Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 có hiệu lực nên hệ thống chỉ tiêu trong phương án quy hoạch cơ bản theo hệ thống chỉ tiêu của Luật Đất đai 1993. Mặt khác, năm 2005 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm đất đai với hệ thống chỉ tiêu theo Luật Đất đai năm 2003 (trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu đất đai giữa Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 không đồng nhất) nên sự khác biệt số liệu giữa phương án quy hoạch với hiện trạng kiểm là không tránh khỏi, do đó nếu không có sự điều chỉnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất và đồng thời phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố. 3. Căn cứ để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 3.1. Các căn cứ pháp lý - Luật đất đai 2003; - Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11); - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của cả nước. - Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) của cả nước. - Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg; - Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010; - Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; - Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 53- NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII; - Quyết định 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 3.2. Quy hoạch và định hướng của các ngành - Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới Chợ – Siêu thị, trung tâm thương mại của 22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (Sở Thương mại); - Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; - Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Sở Y tế); - Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giáo dục và đào tạo); - Quy hoạch phát triển mạng lưới ngành thể dục thể thao đến năm 2020 (Sở Thể dục - Thể thao); - Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành văn hóa thông tin đến năm 2010 (Sở Văn hóa và thông tin); - Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; - Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và Quy hoạch cây xanh đô thị dài hạn đến năm 2020 (Công ty công viên cây xanh); - Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn); - Các quyết định phê duyệt quy hoạch: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; - Nhiệm vụ quy hoạch chung Khu đô thị Tây bắc và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trên địa bàn Khu đô thị Tây bắc (Ban Quản lý Khu đô thị Tây bắc); - Tài liệu kiểm đất đai năm 2000, năm 2005 của toàn thành phố Hồ Chí Minh và của các quận huyện; - Tài liệu đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn các quận huyện. 4. Cơ sở khoa học và phương pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo trình tự từ trên xuống và kết hợp từ dưới lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của Thành phố về sử dụng đất (bao gồm cả nhu cầu về sử dụng đất của các Bộ, ngành Trung ương), vừa dựa trên đề xuất về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, đặt Thành phố trong bối cảnh chung của cả nước, của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để dự báo biến động về quỹ đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu cầu bảo vệ môi trường cho thời kỳ đến năm 2010. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được kiểm tra bằng số liệu quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện của Thành phố, kết hợp với điều tra bổ sung theo các tuyến. Phương pháp cụ thể như sau: - Phân tích hiện trạng sử dụng đất của Thành phố tại thời điểm năm 2005, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2000 - 2005, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của Thành phố, từ đó xác định xu hướng biến động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số loại đất cần quan tâm như đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng. - Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 theo quy hoạch phát triển các ngành, các khu vực đã được Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt trong thời gian qua. Từ đó đưa ra chỉ tiêu phát triển của từng ngành tại thời điểm 2010 cần phải bố trí và điều chỉnh quỹ đất. - Điều chỉnh bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát triển của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất năm 2005, khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất. - Kiểm tra phương án điều chỉnh bố trí quỹ đất bằng việc so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã của Thành phố. 5. Mục đích, yêu cầu Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất Thành phố: - Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch và phương án đầu tư, sử dụng hợp lý các loại đất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với tiến độ đầu tư giai đoạn 2006 – 2010; - Định hướng và xây dựng bộ số liệu gốc, làm cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất cho các quận, huyện; làm cơ sở cho cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, đồng thời là tiền đề để các ngành xây dựng dự án, lập quy hoạch chi tiết các công trình, dự án đầu tư. - Làm cơ sở để quản lý thống nhất đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và nâng cao đời sống xã hội, phát triển kinh tế phù hợp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội lưu của các con sông như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 10 0 22’13” đến 11 0 22’17” vĩ độ Bắc và 106 0 01’25” đến 107 0 01’10” kinh độ Đông, giáp ranh với các tỉnh: - Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. - Phía Nam giáp biển Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các cảng trong nước và thế giới (như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái .). Hệ thống đường bộ có Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh. Thành phố cũng là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc - Nam. Sân bay Tân Sơn Nhất là một sân bay quốc tế lớn của nước ta. Nhìn chung, vị trí của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại, một trung tâm kinh tế lớn và năng động ngang tầm các nước trong khu vực. Song đó cũng là nhân tố gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường và đất đai của Thành phố. 1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần diện tích dạng đất gò ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Địa hình Thành phố có thể chia thành bốn dạng chính: - Dạng đất gò cao: Có độ cao biến thiên từ 4 đến 32 m. Trong đó phần diện tích có độ cao từ 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích tự nhiên; phần diện tích có độ cao trên 10 m chiếm khoảng 11% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9, Thủ Đức. - Dạng đất bằng thấp: Chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao 2 - 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi. Phân bố chủ yếu ở các quận nội thành, một phần ở Thủ Đức, Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và phía Nam huyện Bình Chánh. - Dạng trũng thấp, lầy ở phía Tây Nam: Chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 - 2 m. Phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã của Thủ Đức (cũ) và phía Bắc huyện Cần Giờ. - Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: Chiếm khoảng 21% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này có độ cao phổ biến khoảng 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày. 1.3. Khí hậu Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 28 0 C (dao động trong khoảng 26,6 - 30,1 0 C). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4 0 C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 12. Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm 2 /năm) nhưng có sự khác biệt về cấu trúc mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào tháng 4 và 5 (đạt 400 - 500 cal/cm 2 /ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm 2 /ngày. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%. Có sự chênh lệch rõ rệt theo mùa. - Lượng mưa: Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10 - Chế độ gió: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu: Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4); Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10). Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, 12 và tháng 1. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí. 1.4. Thuỷ văn Thành phố nằm giữa hai sông lớn là sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. - Sông Đồng Nai: Là sông lớn nhất trong hệ thống Đồng Nai - Sài Gòn. (Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc). Tại địa phận Quận 9, sông rộng 400 - 600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 - 15 m, dòng chảy trung bình 500 m 3 /s. - Sông Sài Gòn: Là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do vậy thuỷ triều truyền vào rất sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn, dòng chảy của các kênh rạch trong Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn. - Sông Vàm Cỏ Đông: Sông Vàm Cỏ Đông có rất nhiều sông nhánh nối với hệ thống kênh rạch khu vực Tây Nam Thành phố. - Hệ thống kênh rạch của Thành phố có thể khái quát làm hai hệ thống chính: Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá - Lò Gốm . Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng tương đối độc lập và bắt nguồn từ vùng đất cao. [...]... Chánh có hiện tượng lún Vấn đề lún đất do khai thác nước dưới đất cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2005 Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai Đề án “Xây dựng trạm quan trắc lún đất do khai thác nước dưới đất vùng phía Nam TP Hồ Chí Minh b Động đất Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, động đất cực đại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra từ 5-6 độ Ritchter... 3.3.2 Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật Các quan trắc trong đề án phân tích môi trường đất cho thấy các vùng trồng rau là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều Riêng tại Hóc Môn, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật từ 10 đến 25 lần Lượng thuốc sử dụng cho 1 ha trong một năm có thể đạt tới 100 thậm chí 150 lít Kết quả phân tích... hệ thống chợ Sài Gòn, Bà chiểu, Bình Tây… Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911) Gắn liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh Ngoài ra, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định là sự hội tụ nhiều dòng văn... 284.376 239.658 604.553 68.856 64.183 5.867.496 Ghi chú: - Nguồn: Niên giám Thống TP Hồ Chí Minh 2004 (a) thuộc Thủ Đức cũ; (b) thuộc Nhà Bè cũ; (c) thuộc Hóc Môn cũ; (d) thuộc Tân Bình cũ; (e) thuộc Bình Chánh cũ Theo báo cáo “Tình hình biến động dân số TP Hồ Chí Minh giai đoạn 19992004” của Cục Thống TP Hồ Chí Minh tháng 02/2006, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 3,57%, trong đó, tỷ lệ tăng... thành TP Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B TCVN 5942 – 1995 từ 6,2 – 12,1 lần; nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B khoảng từ 50 – 1.000 lần) 3.2.2 Nước dưới đất: Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tầng chứa nước chính là tầng Pleistocen Q I-II, Pliocentrei N22 và Pliocen dưới N21 Khoảng phân nửa diện tích thành phố nước dưới đất. .. hưởng đến môi trường đất Tại các điểm quan trắc đã được xác lập từ năm 1996, kết quả quan trắc đến nay cho thấy vấn đề ô nhiễm một số kim loại nặng gây độc và vi sinh vật gây bệnh thật sự đã và đang còn tồn tại trong đất mặc dù từ năm 2000 đất tại vùng quan trắc không còn được bón phân rác do chính quy n đã nghiêm cấm Kết quả quan trắc năm 2002 cho thấy hàm lượng Cu, Cr, Cd ở tầng đất mặt cao gần hoặc... nguyên đất Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven Thành phố Hồ Chí Minh, có 6 loại đất chính sau đây: 2.1.1 Đất cát: Đất cát có diện tích 6.704 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên Phân bố ở huyện Cần Giờ Đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao (76 - 85%), trong đó cấp hạt cát mịn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các cấp hạt (47 - 53%), tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất thấp (15 17%) Đất. .. sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các vùng ven, khu vực sản xuất nông nghiệp cho thấy môi trường đất bị ô nhiễm dầu và ô nhiễm kim lọai nặng Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày các khu công nghiệp đã thải ra hơn 600 ngàn m3 nước thải với mức độ ô nhiễm khác nhau Nước thải có thể xâm nhập vào đất trực tiếp do các cống thải bị vỡ thông qua hệ thống kênh rạch Kết quả quan trắc ở vùng đất trong khu vực thuộc... sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đôi khi lại bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ hoặc giải pháp thích hợp Do vậy, khi lập quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính về môi trường dưới đây 3.1 Môi trường không khí Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí bán tự động; năm... bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh Đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ Tầng đất thường rất dầy, thành phần cơ giới nhẹ Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy trong sản xuất nông nghiệp phải đầu tư nhiều phân bón Loại đất này dễ thoát nước, . định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng. dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước

Ngày đăng: 14/03/2013, 11:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2. Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 200 0- 2004 - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 1.2..

Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 200 0- 2004 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.1. Kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005 (do UBND Thành phố ký QĐ) - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 2.1..

Kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005 (do UBND Thành phố ký QĐ) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phân theo quận, huyện - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 2.4..

Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phân theo quận, huyện Xem tại trang 51 của tài liệu.
Qua bảng trên nhận thấy trong tổng số 19 quận có 16 quận tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội đạt 100% diện tích tự  nhiên của quận - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

ua.

bảng trên nhận thấy trong tổng số 19 quận có 16 quận tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội đạt 100% diện tích tự nhiên của quận Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.5. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005 - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 2.5..

Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005 - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 2.6..

Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005 Xem tại trang 56 của tài liệu.
III. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh
III. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2.7 Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn 2000 – 2005 - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Hồ Chí MInh

Bảng 2.7.

Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn 2000 – 2005 Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan