Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NHỮNG KIÊNG KỴ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG" doc

4 464 7
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NHỮNG KIÊNG KỴ CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG" doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHNG KIấNG K CA C DN VNG BIN QUNG NAM NNG COASTAL INHABITANTS TABOOS IN QUANG NAM - DANANG NGUYN XUN HNG Trng i hc S phm, i hc Nng TểM TT V thc cht, kiờng k mt mt l s thiờng hoỏ nhng tớn ngng, l tc theo tớn nim "th thiờng kiờng lnh", mt khỏc nh l s chng tr ca con ngi trc nhng thỏch thc ca cuc sng do kh nng ca mỡnh cú hn. Bi vit ny gii thiu mt s hin tng kiờng k hin tn, ph bin ca c dõn vựng bin x Qung (Qung Nam - Nng), nhm gúp phn tỡm hiu v mt khớa cnh trong i sng tinh thn ca nhng con ngi ly vic ra khi vo lng lm sinh nghip ch yu, ng thi xin gúp thờm t liu vo vic nghiờn cu tp quỏn kiờng k ca cỏc ngh truyn thng nc ta, trong ú cú ngh bin. ABSTRACT On one hand taboos actually reflect the devinity of beliefs and rites with the conception that worship creates divinity and taboos good luck, and on the other hand they indicate human fighting against life challenges due to his limitation. This article presents a number of current, common taboos of the coastal inhabitants in Quangnam Danang in view of making some contributions to the study of the spiritual aspect of these fishermen and the research into the taboo practices of our countrys traditional trades, especially fishing at sea. Có thể nói, so với các nghề làm ăn truyền thống khác, nghề biển là nghề có nhiều kiêng kỵ nhất. ở xứ Quảng, hầu hết những kiêng kỵ đều có liên quan đến tín ngỡng và tập quán làm ăn lâu đời, từ đó đợc " bảo lu" và "trùng tu" qua nhiều thế hệ, nên rất phong phú. Những yếu tố mang tính tập quán cổ truyền này đợc thể hiện qua ngôn ngữ và hành động của ngời làm biển. 1. Những kiêng kỵ trong ngôn ngữ Có khá nhiều từ/ lời ng dân Quảng Nam - Đà Nẵng kiêng nói hoặc không nói. Trớc hết là những từ liên quan đến nghề nghiệp. Chẳng hạn, ngời ta không gọi là nghề biển mà gọi là " nghề bọt nớc" , hay nghề "ăn nhờ mặt nớc" . Cuộc sống của ngời làm biển rất nhiều vất vả, bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên, vì thế trong cảm quan của họ, biển có khi là" biển giả."- Những gì biển cả ban tặng cho con ngời trong những ngày lao động trên sóng nớc là không thật, không bền, vì khi nào bão tố, mất mùa cũng có thể xảy ra. Sóng, bão biển khơi là nỗi kinh sợ nhất của ng dân, nên họ kiêng nói là sóng mà gọi là "nhóc "và "tố "(ở trong lộng gọi là "nhóc", ngoài khơi gọi là" tố"). Khi gió thổi mạnh thì không đợc kêu mà phải nói" gió thổi ngọt quá", nếu kêu sợ gió sẽ mạnh hơn. Phần lớn những ng cụ dùng để đánh cá đợc gọi chung là "bộ nghề " Khi mang vác dụng cụ đi biển thì nói là" mang nghề", "dọn nghề" mà kiêng gọi thẳng tên các dụng cụ. Kiêng nói các từ "đánh", "bắt", "xúc", vì sợ xúc phạm đến thần Nam Hải và Đông Hải (cá voi)- thần bảo hộ cho dân biển, và sợ những chuyến đi sau sẽ không có cá. Những từ ấy đợc thay thế bằng một từ "múc". Các loại cá lớn, khá vất vả trong đánh bắt, thì gọi chung là" rau" và" mồi "mà không dám gọi thẳng tên từng loại cá, vì sợ lần sau cá không vào lới. Ví nh: "rau thu" (cá thu), "rau gông" (cá nhọn), "rau trắng" (cá cát), "rau đất" (cá bằng) Cá vào nặng lới hay đợc nhiều cá to cũng không đợc hò reo, sợ ma quỷ kéo đến phá. Cá đầy khoang, không đánh nữa, thì không nói" thôi", "đầy" mà nói "no rồi "hoặc "chửng dòng", sợ nói "thôi" thì chuyến sau sẽ không đợc gì, và cũng có thể thôi luôn không bao giờ đi biển nữa. ở ngoài khơi, không đợc nói bậy, nhất là các tiếng nh "chó", "khỉ", vì nh vậy là xúc phạm đến các bậc Hải thần, Cô Bác, các ngài sẽ quở phạt nh ''gây tố'', cản trở không cho cá vào lới. Hành trình đi biển làm nghề, nếu có các sự việc liên quan đến các từ " mất", "lui", "úp", thì phải nói tiếng trái nghĩa hoặc gần nghĩa, nhng không đợc hàm nghĩa mất mát . Chẳng hạn, nói " tới sau "thay cho nói" lui về" (lui thuyền về nhng nói là tới sau), nói "nghiêng'' thay cho úp (hành động là úp thúng nhng lại nói nghiêng thúng) Trớc khi đi biển, ng dân kỵ nhất có ngời đến thăm hỏi, dặn dò; trên đờng ra bến rất sợ ai đó gọi giật mình lại, vì nh thế là báo điềm gở- ngời ra đi không bao giờ về nữa. Những ngời quá tín sẽ hoãn lại chuyến đi một vài giờ, thậm chí một vài ngày (nhất là dân ở biển bãi ngang). Chuyến đi biển đầu mùa đợc quan niệm là đi cầu phúc, mua may, nên không nói là đi biển mà là " đi mở hàng "hoặc " đi mai xa ". Trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, dân biển kỵ nói những tiếng liên quan đến tai hoạ của nghề biển nh" lật"," chìm", "bể ". Những tiếng có nghĩa tiêu hao, tiêu tán thì phải nói thế bằng tiếng khác. Ví dụ, nói là "chíp" thay cho ăn, nói "diêm" thay cho muối, nói là " lau nớc " thay cho tát nớc Cũng nh c dân ven biển ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ, dân biển xứ Quảng rất coi trọng việc thờ phụng cá voi - vị thần đã có công làm cho sóng yên, biển lặng, bảo toàn tính mạng cho nhà biển. Cùng với những hành vi kiêng cấm nh không đánh bắt cá voi, không ăn thịt cá voi , ngời ta dùng những từ xng hô tôn kính để thay cho cách gọi cá voi/ cá ông, nh: Ng ông , Đức lịnh Ông, Đức Ngọc Lân, ngài, ông, bà (để chỉ cá cái), trong đó, '' Ng ông'' là từ xng hô thông dụng nhất trong đời sống thờng nhật. Liên quan đến tập tục chôn cất cá voi ở xứ Quảng còn có những từ kiêng kỵ độc đáo. Ví nh: cá voi chết thì gọi là "ông lỵ", hoặc ông "tắt hơi "; cha có mùi thì nói là" ông còn thơm". Ngời ta kiêng không nói "chết" đã đành, vì đấy là từ xui xẻo, nhng cũng không nói là "ông luỵ" nh một số vùng khác, bởi cho rằng, từ này gợi sự bi luỵ, buồn đau, mà ng dân thì quan niệm Ng ông'' gửi xác'' ở vạn nào thì vạn ấy cực kỳ may mắn trong làm ăn. Ngoài cá voi là loài cá đợc ng dân tôn thờ, còn có một số loài thuỷ tộc cũng đợc sùng bái. Sự sùng bái bởi trọng nể, nhng có khi là do sợ hãi. Họ ứng xử bằng cách suy tôn tất cả thành bậc bề trên , và gọi là ông hoặc bà. Thập loại thời thần là những vật linh đợc trọng nể sau cá voi. Sự suy tôn đợc giải thích: đây là những ""ông" cùng thời - là " tớng tá" của ông Ng. Thập loại thời thần gồm: ông mực, ông đao, ông kiềm, ông hố, ông bẻo, ông sứa, ông nhám, ông quy (rùa biển), ông bò, ông ép. Nhiệm vụ của các "ông" này là cùng Đức ng ông hộ mạng, cứu giúp dân ng nghệ trên biển. Khi có "ông lỵ" nào thì đa vào bờ để dân biển làm đám. Vì thế, ng dân không đánh bắt những con vật này (theo họ, nhận biết ra chúng rất dễ, bởi tất cả đều có hình dạng khác thờng so với những loại cá cùng tên). "Ông" nào chết trôi vào bờ, cũng đợc chôn cất, bốc mộ, đa xơng cốt vào thờ trong lăng Ông. Ngoài ra, khi đánh bắt đợc một loại cá lạ, có thân hình to lớn, ng dân đều gọi là "ông", và thờng không dám bán mà thả lại biển hoặc chôn cất tử tế, nếu đã chết. Có năm con vật đợc ng dân gọi là " bà Ngũ Quỷ", do sợ hãi vì sự phá hoại của chúng, nh cắn thủng lới hay cắn chết ngời. Ngũ Quỷ gồm: ba con đẻn (rắn biển), hai con vích. Bên cạnh đó còn có một số con vật đợc gọi là" cô" hoặc "cậu", mà thực ra là một loài rùa biển, song hình dạng có vẻ khác thờng. Căn cứ vào số vẩy là 3 hoặc 9 mà gọi là" cô Ba" hay" cô Chín", còn nếu trên sống lng có 3 sống 7 vẩy, thì gọi là" cậu" hoặc " chàng Ba ". Các dẫn liệu ngôn ngữ trên đây đã phần nào phản ánh hoạt động kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của c dân ven biển xứ Quảng. Các dẫn liệu ngôn ngữ đó cũng minh chứng cho một khía cạnh tâm lý của dân biển: luôn cầu mong cho cuộc sống (vốn rất bấp bênh) đợc ngời an, vật thịnh. 2. Những kiêng kỵ trong hành động, việc làm Cùng với những kiêng kỵ trong ngôn ngữ, những kiêng kỵ trong hành động, việc làm trong cuộc sống hàng ngày của ng dân cũng đa dạng và phong phú, đặc biệt là những điều kiêng kỵ liên quan đến nghề biển. Có thể nói, đối với ng dân xứ Quảng, nghề biển có bao nhiêu công việc thì cũng có bấy nhiêu điều kiêng kỵ. Ngời ta tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt với niềm tin sẽ hạn chế đợc những rủi ro, bất trắc trong công việc. Kiêng kỵ kỹ lỡng nhất là với các phơng tiện và dụng cụ đánh bắt. Ghe thuyền đối với ngời làm biển cũng giống nh ngôi nhà ở, nên việc mua ghe hay đóng ghe là vấn đề hệ trọng. Liên quan đến việc này có rất nhiều kiêng cữ để tránh mọi điều không hay. Phải chọn ngày tốt, hợp tuổi rồi sắm lễ cúng bái tử tế mới đóng hoặc mua và hạ thuỷ. Đối tợng cầu cúng là các bà Ngũ hành , Cô Bác. Khi đóng ghe thuyền, ng dân kỵ nhất là sờn ghe bị yểm đinh, vì nh thế sẽ bị mạt vận hết đờng làm ăn, có khi phải bỏ nghề. Kỵ những ngời vừa bốc mộ xuống ghe thuyền, vì sợ nặng vía. Có những điều kiêng kỵ đã trở thành điều cấm ngặt nghèo, nếu vi phạm sẽ dẫn đến sứt mẻ tình nghĩa vạn làng, nh: cấm ngời có con sút (vợ bị sảy thai) xuống ghe tàu và hành nghề trong 3 tháng; ngời sút sảo ( phụ nữ sanh non) tuyệt đối không đợc bớc xuống ghe thuyền hoặc tham gia đẩy ghe - Những điều cấm này nhằm tránh phong long tử, vì nếu vớng phải sẽ gặp nhiều điều không hay trong những ngày ra khơi vào lộng; cấm phụ nữ không đợc bớc qua tay lái của ghe thuyền, đặc biệt là ngồi trên mũi, vì ở đó có bàn hơng án cúng thần linh, lại có hai mắt thần/ mắt ghe dẫn đờng - Cấm kỵ để tránh uế tạp, để thần linh không quở phạt. Trong đoàn thuyền ra khơi, ghe nào không nặng lới trong khi các ghe khác đầy khoang, thì chủ ghe cho rằng đã ''bị phong long tử''; khi trở về, lập tức đi coi thầy, xin bùa, và làm lễ khẩn đảo tại bến và trên ghe. Rồi nấu nớc ngũ vị hơng pha với vôi bột xối rửa. Kế đến là thay nớc ghe (sơn lại) và vẽ lại hai mắt thần/ mắt ghe. Các vật dụng đựng cá hoặc đồ dùng cá nhân nh mũ, nón, cấm đợc đặt úp. Nếu xảy ra, ngời ta cho rằng có điềm gở, và nỗi ám ảnh bị lật ghe sẽ đeo đẳng trong suốt những ngày lênh đênh trên biển. Mỗi chuyến đi biển bao giờ cũng phải chuẩn bị kỹ lỡng, chu đáo. Những kiêng kỵ trớc khi ra khơi nh biểu hiện của sự chuẩn bị. Ngời đi biển, trớc hôm đi một ngày thờng không gần vợ, không ăn cơm khê. Họ cho rằng phải giữ thân trong sạch để ghe thuyền không uế tạp, nh thế thần linh, Cô Bác mới phù hộ, bảo trợ cho chuyến đi. Với ngời chuyển lơng thực xuống ghe thuyền, chủ ghe sợ nhất là bị lấy bớt, vì nh thế sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong làm ăn, chuyến đi ấy không bao giờ no mồi. Theo quan niệm của ng dân, đi biển nên chọn ngày tốt, bởi nó liên quan đến tính mạng của họ. Họ hay tránh những ngày tam nơng , ngày sát chủ nh dân gian quan niệm. Riêng ngời có tang không đợc đi biển trong một trăm ngày. Trên đờng ra bến, rất kỵ gặp ngời mang bầu. Nếu gặp, ngời ta sẽ quay về, rồi đi sau đó khoảng một vài giờ, bởi quan niệm "sinh dữ, tử lành ". Khi lên ghe thuyền, kiêng mang dép, vì cho rằng chỉ có ngời chết mới mang đầy đủ đồ dùng sang thế giới bên kia. Đi biển mang dép đồng nghĩa với việc báo điềm ngời ta không bao giờ trở về nữa. Hớng xuất hành của ghe thuyền bao giờ cũng phải là hớng tiến . Khi xuất hành, kỵ nhất bị ghe thuyền khác vợt lên trớc, vì cho thế là bị hớt mũi, tức bị lấy mất mọi sự may mắn của chuyến đi. Trên ghe thuyền, ngời ngồi ở phía mũi không đợc ngó lại phía sau, bởi giống nh sự vĩnh biệt; ngời đầu bếp không đợc lấy tay chống cằm, vì đấy là biểu hiện của buồn rầu do chia ly. Theo quan niệm của ng dân, tất cả những biểu hiện đó là điềm báo sự chẳng lành, thờng là liên quan đến tính mạng của ngời đi biển. Cũng vẫn trên ghe thuyền, lúc vui vẻ không đợc huýt sáo, vì sợ tiếng sáo gọi ma quỷ đến phá. Ngại đi qua những đảo có nhiều khỉ, vì nếu thấy chúng vui đùa thì không sao, chỉ sợ nhìn thấy cảnh khỉ ngồi ủ rũ, thì đó là điềm báo khoang thuyền sẽ rỗng tuyếch. Ng dân còn kỵ gặp và vớt phải Ngũ quỷ, vì sợ chúng trả thù cắn thủng lới. Sinh hoạt ăn uống trên ghe tàu cũng phải giữ gìn, kiêng cữ. Không chặt đầu cá, đuôi cá, vứt ruột cá xuống biển, vì nh thế là xúc phạm đến biển và các bậc thần linh. Khi ăn, không đợc lật cá mà phải ăn hết mặt trên rồi gỡ bỏ xơng, vì sợ ghe thuyền bị lật. Kiêng làm rớt các vật dụng nấu ăn nh dao, nồi, bát chén xuống biển, vì cho những thứ này khắc với bà Thuỷ trong Ngũ Hành. Rơi xuống biển, các vật dụng này sẽ làm động thuỷ khiến bà Thuỷ nổi giận gây sóng lớn. Nếu xảy ra điều này, khi về bến, phải sắm một lễ vật gồm vàng bạc, áo giấy và lốt (hình vẽ) những vật dụng bị rơi xuống biển, đem ra ghe cúng Bà Thuỷ, cầu bà "thả "những vật ấy lên. Trớc đây, gặp ngời sắp chết đuối trên biển, ng dân thờng không cứu vì quan niệm đó là sinh mệnh của thuỷ thần, tức của bà Ma Da , nếu cứu sẽ phải thế mạng cho ngời đợc cứu. Nhng nếu gặp xác chết trên biển thì họ lại rớc lên thúng (kiêng vớt lên ghe) đa vào bờ mai táng, với niềm tin ngời chết sẽ phù hộ cho làm biển phát đạt. Khi về bến, từ ghe vào bờ, kiêng cắm đứng cây sào xuống nớc, vì sợ công việc làm ăn dẫm chân tại chỗ. Lúc chuyển cá lên bờ, chủ ghe thuyền luôn phải canh chừng, bởi sợ có kẻ ghen ghét lấy một con cá của ghe mình đem chôn đi, vì nh vậy là chôn đi tài lộc nhà mình. Có những chuyến đi biển thất thu, rồi nghi mình bị ai đó chôn tài lộc, chủ phơng tiện liền mời thầy cúng về cúng giải ngay Với ngời ở nhà cũng phải thực hiện một số kiêng cữ để tránh mọi điềm không lành cho ngời đi biển. Trớc hết là kiêng cãi cọ. Phải có thái độ vui vẻ với ngời ngày mai ra khơi để ngời đi đợc thoải mái tự tin. Phản ánh điều này, ca dao miền biển Quảng Nam - Đà Nẵng có câu: Thuận buồm xuôi gió thì đi Mặt nặng nh chì ở lại nuôi con. Do tin vào màu đỏ của lửa, màu biểu hiện cho sự may mắn, nên nhà có ngời đi biển kiêng ngời khác đến nhà mình xin lửa, diêm; đồng thời cũng rất kỵ ngời khăn trắng (có tang) đến nhà, do suy diễn từ "khăn" nghĩa là khó khăn. Hơn nữa, khăn trắng/tang biểu thị sự buồn rầu, mất mát, nên nh là mang đến điềm chẳng lành về tính mạng của ngời đi biển. Còn rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ nữa. Đây chỉ là những kiêng kỵ phổ biến, tiêu biểu, đại thể trong cộng đồng dân biển. Còn mỗi nhóm nghề lại có những kiêng kỵ cụ thể, kỹ lỡng hơn. (xin xem thêm: Công cụ đánh bắt sông nớc truyền thống ở Hội An, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001, tr 57- tr 63.) Tóm lại, các hình thức kiêng kỵ của ng dân xứ Quảng đã từ thực tế mu sinh mà ra và lại đi vào cuộc sống, trở thành những thói quen di truyền. Các hình thức kiêng kỵ này phản ánh một thực tế của dân biển là thờng xuyên phải đơng đầu với các lực lợng thiên nhiên hung dữ, nên luôn có cảm giác bị phụ thuộc vào sức mạnh của biển cả. Nhng mặt khác lại mang một ý nghĩa tâm lý và tâm linh nhất định, đó là ớc nguyện của con ngời muốn làm cho những sức mạnh thiên nhiên bớt hung dữ. Chính vì vậy mà các điều kiêng kỵ đã trở thành "di sản" chung của cộng đồng dân biển, đang đợc gìn giữ và phát huy trong đời sống của c dân ven biển xứ Quảng hiện nay. Nghiên cứu các hình thức kiêng kỵ của dân biển xứ Quảng là để hiểu thêm về một nét văn hoá biển truyền thống qua phong tục, tập quán của họ. . kiêng kỵ đã trở thành "di sản" chung của cộng đồng dân biển, đang đợc gìn giữ và phát huy trong đời sống của c dân ven biển xứ Quảng hiện nay. Nghiên cứu các hình thức kiêng kỵ của dân. hình thức kiêng kỵ của ng dân xứ Quảng đã từ thực tế mu sinh mà ra và lại đi vào cuộc sống, trở thành những thói quen di truyền. Các hình thức kiêng kỵ này phản ánh một thực tế của dân biển là. mạng của ngời đi biển. Còn rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ nữa. Đây chỉ là những kiêng kỵ phổ biến, tiêu biểu, đại thể trong cộng đồng dân biển. Còn mỗi nhóm nghề lại có những kiêng kỵ cụ

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan