Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN LỚN TUỔI Ở KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG" pptx

6 885 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN LỚN TUỔI Ở KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN LỚN TUỔI Ở KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG A STUDY ON TEACHING ENGLISH TO ADULT LEARNERS IN THE DEPARTMENT OF ENGLISH, COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES, THE UNIVERSITY OF DANANG NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Với khuynh hướng toàn cầu hoá các nền kinh tế hiện nay, đất nước ta cần phải có một đội ngũ cán bộ không những có trình độ chuyên môn cao mà còn phải nắm vững ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh để có thể giao tiếp với các đối tác nước ngoài. Trong bối cảnh đó, khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã đảm nhận nhiệm vụ đào tạo tiếng Anh cho các lớp cử nhân tiếng Anh vừa học vừa làm các hệ. Hầu hết, đối tượng người học của các lớp này là người lớn tuổi. Từ góc độ của một người đã từng tham gia giảng dạy tiếng Anh cho học viên lớn tuổi, bài viết này đề cập đến những khó khăn của người học lớn tuổi trong việc học tiếng Anh và đưa ra những chiến lược liên quan đến lực lượng giảng dạy, phương pháp giảng dạy và giáo trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong hiện tại và tương lai. ABSTRACT Today, teaching English for eadult learners has become a major and urgent duty for Danang College of Foreign Languages, especially the Department of English in the winds of change accompanying globalisation and the emergence of the knowledge-based economy. However, it is proved to be not an easy task to fulfil. In this paper, some challenges for adult learners in learning English are presented; and as a result, some solutions for the above-mentioned problems will be suggested so as to improve the quality of teaching and learning English of adult learners. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, việc mở rộng quan hệ hợp tác thân thiện và toàn diện và nhu cầu tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh đó, nhu cầu về việc giao lưu văn hoá, học hỏi lẫn nhau, trao đổi thông tin, thiết lập các quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh để có thể giao tiếp với các đối tác nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách nói trên, khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã được giao nhiệm vụ đào tạo tiếng Anh cho các hệ cử nhân tiếng Anh vừa học vừa làm và cử nhân bằng hai tiếng Anh vừa học vừa làm. Hầu hết, đối tượng người học của các lớp học này là người lớn tuổi và đã đi làm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến những khó khăn, vướng mắc của người học lớn tuổi trong việc học tiếng Anh, đồng thời nêu một số đề xuất liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, phương pháp giảng dạy và giáo trình giảng dạy tiếng Anh dành cho người lớn tuổi theo đường hướng giao tiếp. 2. Đặc trưng của các lớp học tiếng Anh của người lớn tuổi Theo Hammond et al. (1992), người học lớn tuổi (NHLT) thường mang đến lớp học những kinh nghiệm của cuộc sống và một độ chín chắn nhất định mà trẻ con và thanh niên không có. Điều này đã được phản ánh qua những mong đợi và nhu cầu của họ ở lớp học. Các lớp học tiếng Anh của NHLT ở khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ chủ yếu thuộc các loại hình đào tạo cử nhân vừa học vừa làm và cử nhân bằng hai vừa học vừa làm. Độ tuổi trung bình của học viên từ 25 đến 45. Sau đây là những đặc trưng cơ bản của các lớp học nói trên: a) Lớp học của NHLT rất đa dạng. Đó là sự khác nhau về bối cảnh văn hoá, cuộc sống, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, và trình độ tiếng Anh. b) NHLT sẽ phản ứng tích cực và có thiện cảm với những giáo viên có chuyên môn vững vàng và nhiệt tình (Clandinin, 1986). c) NHLT cần một môi trường học an toàn, thoải mái và cần được động viên phát biểu và dạn dĩ đề xuất ý kiến của cá nhân (Calderhead, 1996). d) Qúa trình học tập của người lớn là quá trình chuyển đổi. Quá trình học ở trẻ em là quá trình hình thành những kỹ năng và khái niệm đầu tiên. Khác với trẻ em, đặc biệt trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, NHLT mở rộng và cải tiến hơn vốn kiến thức nền và hiểu biết sẵn có. Những kiến thức đã đươc tích luỹ đang dần được chuyển đổi thành kinh nghiệm học vấn. e) NHLT cần được có cơ hội luyện tập nhiều những kỹ năng hoặc kiến thức đã học. Điều này thực sự cần thiết trong việc học tiếng Anh. Thông thường, người học cần kiên nhẫn luyện tập để củng cố những khái niệm hoặc kỹ năng ngôn ngữ được học. f) NHLT cần những ngữ cảnh thực tế. Các đề tài và tình huống càng gắn với thực tế bao nhiêu càng kích thích họ bấy nhiêu. Tương tự, NHLT cũng thích các môn học và tài liệu gắn liền với công việc, kinh nghiệm và sở thích của bản thân. Và như vậy, họ có thế áp dụng những gì họ học vào thực tế cuộc sống và công việc. 3. Những khó khăn mà người học lớn tuổi thường gặp trong học tiếng Anh Dựa vào những đăc điểm của lớp học của người lớn tuổi đã đề cập ở trên và những trãi nghiệm trong quá trình giảng dạy, chúng tôi có thể đưa ra một số khó khăn của người học tiếng Anh lớn tuổi như sau: a) Do tính đa dạng trong các lớp học của người lớn tuổi, các lớp học này khó có một mặt bằng chung về trình độ tiếng Anh (Nguyễn Thị Tuyết, 2006). Điều này rõ ràng đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình dạy và học. Để giảng dạy hiệu quả, người dạy cùng một lúc phải dùng những chiến lược và phương pháp giảng dạy khác nhau để đáp ứng nhu cầu, khả năng và trình độ khác nhau của người học. Nếu người dạy không làm được như thế thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu của người học. Người học khá sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải gặp lại những kiến thức quá đổi quen thuộc, còn người học yếu đôi khi lại cảm thấy phải “bơi” theo các bạn học của mình. b) Hầu hết các NHLT đều đã đi làm. Vì thế, họ không có đủ thời gian và tâm huyết để đầu tư đúng mức vào việc học (Nguyễn Thị Tuyết, 2006). Họ chỉ có thể học trên lớp mà không có thời gian học ở nhà. Một số khác đến lớp không phải vì kiến thức mà vì cần lấy được tấm bằng để thăng tiến, xin việc hoặc vì những mục đích mưu lợi cá nhân khác. Vì thế sự thiếu vắng động cơ học tập sẽ làm người học dễ chán nản, mệt mỏi và không đầu tư thực sự vào việc học. Một lớp học với những người học như thế nhất định sẽ tạo ra một không khí học tập buồn chán, thụ động và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cả người dạy và người học. c) So với trẻ em, khả năng thụ đắc ngoại ngữ ở người lớn là chậm và trì trệ hơn (Clandinin, 1986). Dẫu có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và dồi dào về kiến thức tổng quát nhưng NHLT sẽ tiếp thu những kỹ năng học ngoại ngữ chậm hơn và thụ động hơn. Điều này phần lớn do người lớn không tích cực tham gia vào các hoạt động và thực hành ngôn ngữ trong lớp. d) Do yêu cầu của công việc hoặc những lý do khách quan khác, các học viên theo học không chuyên cần dẫn đến khó theo kịp bài giảng trên lớp (Nguyễn Thị Kim Yến, 2006). e) Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Kim Yến (2006), do còn nhiều khó khăn về địa điểm học cũng như cơ sở vật chất, việc sử dụng các phòng học tiếng cho việc giảng dạy tiếng Anh cho các NHLT còn nhiều bất cập. f) Là ngành học ngoại ngữ nhưng thực sự các học viên chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản ngữ để phát triển khẩu ngữ. 4. Một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các lớp hoc của người lớn tuổi: Để nâng chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các lớp học của người lớn tuổi, chúng tôi xin đề cập đến ba nội dung chính liên quan đến đội ngũ giảng dạy, phương pháp giảng dạy và giáo trình giảng dạy. a) Về đội ngũ giảng dạy:  Để đáp yêu cầu giảng dạy hiệu quả một đối tượng “khó tính” như người lớn tuổi, bộ phận quản lý cần cân nhắc khi chọn lựa giáo viên giảng dạy. Người dạy phải có năng lực chuyên môn tốt và phương pháp sư phạm vững vàng. Giáo viên đứng lớp phải thật sự tự tin và cảm thấy thoải mái với bộ môn mình đảm nhận. Điều này sẽ giúp người giáo viên chiếm được cảm tình và sự tôn trọng của người học, đặc biệt khi người học lớn tuổi hơn giáo viên. Nếu giáo viên gặp phải một tài liệu hoặc đề tài khó so với vốn kiến thức của mình, đừng nên chê bai hoặc có những phản ứng không tốt về tài liệu đó trước người học. Nếu người học hỏi bạn một câu hỏi khó thì đừng nên e ngại khi trả lời: “Xin lỗi tôi không biết, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trả lời bạn sau” (Calderhead, 1996).  Ngoài ra, người dạy phải hoà nhã, tôn trọng người học; không nên áp đặt mà nên động viên người học để họ cảm thấy thoải mái khi học. Hơn thế nữa, sự tận tuỵ và nhiệt tình cũng không thể thiếu được để nâng cao uy tín của người dạy. Đặc biệt đối với giáo viên trẻ, yếu tố này cũng có thể bù đắp vào khoảng cách bất lợi về tuổi tác giữa người dạy và người học và cũng là cách mà các giáo viên trẻ có thể khẳng định mình. Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là các giáo viên đứng lớp nên ăn mặc chỉnh tề và có thái độ đứng đắn khi đứng lớp.  Người dạy cần phân tích và nắm bắt được nhu cầu của người học dựa vào tuổi tác, bối cảnh học ngôn ngữ trước đây, mục đích học tập, nhu cầu học tập và nhu cầu cần sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống và trong công việc. b) Về phương pháp giảng dạy: Với một lớp học có những đặc thù đa dạng như vậy đòi hỏi giáo viên phải áp dụng những phương pháp giảng dạy thích hợp:  Luôn tạo ra môi trường học tập thoải mái, an toàn cho người học. Do hạn chế về ngôn ngữ, NHLT thường dè dặt, không cởi mở và chủ động phát biểu và trình bày ý kiến của mình vì họ sợ "mất mặt" trước những người khác (đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn hoặc ông chủ) và đặc biệt là khi người phát biểu có tuổi tác và chức vụ cao hơn những bạn học khác. Vì thế, phương châm "Không có câu trả lời nào là sai cả" ("No answer is wrong answer") cần được áp dụng trong lớp học để động viên, kích thích người học có đủ tự tin và thoải mái đưa ra những ý kiến cá nhân của riêng mình. Người dạy cần đánh giá cao những nỗ lực phát biểu của cá nhân. Mọi câu trả lời đều được tôn trọng và chấp nhận (Clandinin, 1986).  Trong một lớp học có trình độ tiếng Anh khác nhau, người dạy cần đánh giá được sự khác nhau đó và có thể phân lớp học thành các nhóm nhỏ để có thể áp dụng những phương pháp dạy khác nhau nhằm đáp ứng được trình độ và năng lực của người học một cách hiệu quả (Hadfield, 1993).  Giáo viên cần tạo cơ hội để người học có thể nắm vững và thực hành những kiến thức đã học ngay trên lớp. Điều này do bởi ngoài lớp học hay ở nhà người học ít có thời gian hoặc quá bận rộn với công việc và gia đình để củng cố kiến thức đã học. Hơn nữa, thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên và thiếu bạn để cùng thực hành cũng là một khó khăn lớn đối với người học, đặc biệt đối với các môn thực hành tiếng như môn nghe hoặc nói.  Động viên và tạo điều kiện để người học có thể thực hành tiếng ngoài lớp học. Ở các nước nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ, người học tiếng Anh có nhiều cơ hội để thực hành tiếng. Người học có thể nói chuyện, nghe đài, đọc báo, xem phim bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, ở một đất nước khi tiếng Anh là một ngoại ngữ như Việt Nam thì việc thực hành tiếng Anh ngoài giờ học sẽ khó hơn nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ được khắc phục nếu người học có quyết tâm và người dạy linh động và sáng tạo trong việc thiết kế những hoạt động như: + mời các khách người bản ngữ đến lớp học để người học có thể thực hành tiếng trực tiếp với người nước ngoài. + thiết kế và đưa ra những nhiệm vụ, bài tập hoặc hoạt động thực hành tiếng Anh ngoài lớp học mang tính chất bắt buộc hoặc là một phần trong sự đánh giá. + giới thiệu những giáo viên tình nguyện người nước ngoài hoặc những câu lạc bộ tiếng Anh để người học có thể gặp gỡ hoặc tham gia để phát triển thực hành tiếng.  Để tăng cường cơ hội thực hành tiếng cho NHLT, người dạy cần thường xuyên giao tiếp với học viên trong lớp bằng tiếng Anh. Tất cả các ngôn ngữ hướng dẫn, chỉ định trong lớp học (classroom instructions) đều nên được dùng bằng tiếng Anh. Giáo viên cũng nên giảng giải bài bằng tiếng Anh và động viên người học giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp. Điều này ban đầu chắc chắn sẽ rất khó cho cả người học và người dạy nhưng cả hai bên cần có thời gian và sự kiên nhẫn và dần dần người dạy và người học có thể quen đàn với cung cách này và quá trình dạy học sẽ hiệu quả hơn.  Để lớp học trở nên vui nhộn và tạo hứng khởi cho người học, giáo viên nên thiết kế một số hoạt động hoặc trò chơi. Nhiều giáo viên quan niệm rằng người học lớn tuổi sẽ e dè và không thích các trò chơi trong lớp học, nhưng theo kinh nghiệm riêng của bản thân đúc kết được trong một thời gian khá dài dạy thực hành tiếng thì người học lớn tuổi cũng rất tích cực và nhiệt tình tham gia vào các trò chơi và hoạt động trong lớp không kém gì trẻ em khi các trò chơi và hoạt động đó hỗ trợ cho quá trình học tiếng của họ. Những hoạt động đó có thể là: + Hoạt độnàygay không khí (Warm-up activities): Sau một ngày làm việc mệt nhọc, hoạt động này chắc chắn sẽ hữu ích, giúp cho các học viên đặc biệt là học viên các lớp ban đêm cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo lại để học tập. Các hoạt động warm-up có thể là: Brainstorm (cho mọi trình độ), Criss-Cross (cho học viên cấp độ thấp), Question of the Day (cho học viên trình độ cao), Yesterday (cho học viên trình độ trung bình). + Hoạt động làm tan băng (Ice-Breaker activities): Khi người dạy nhận thấy rằng không khí học tập trong lớp có vẻ uể oải, mất khí thế, các hoạt động sau đây có thể được áp dụng nhằm thay đổi không khí và giúp người học sảng khoái và thoải mái hơn. Đó là: Name Bingo (cho học viên cấp độ thấp), Similarities (cho học viên cấp độ trung bình) và Pair- Interviews (cho học viên cấp độ cao). + Trò chơi: Để bài học thêm sinh động, các trò chơi sau đây có thể được sử dụng. Người dạy cần dựa vào các tình huống và nội dung bài học để thay đổi nội dung trò chơi cho thích hợp. Các trò chơi như: Find someone who (cho học viên cấp độ thấp), Scavenger Hunt (cho học viên cấp độ trung bình), Twenty questions (cho học viên cấp độ cao). c) Về giáo trình giảng dạy:  Giáo trình cho người học lớn tuổi phải được thiết kế với những tình huống, ngữ cảnh hoặc đề tài gắn với thực tế và công việc của người học. Có như thế người học mới có thể sử dụng kiến thức nền của mình vào việc thụ đắc tiếng Anh và sẽ cảm thấy việc học hữu dụng và hứng thú hơn.  Cần tăng thêm thời lượng cho giờ học các môn thực hành tiếng như: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Điều này do bởi đa số các học viên lớn tuổi theo học các lớp tiếng Anh tại trường với mục đích nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh nhất là các kỹ năng thực hành tiếng cho bản thân cũng như cho công việc. 5. Kết kuận: Từ góc độ của một người đã từng tham gia giảng dạy tiếng Anh cho học viên lớn tuổi, bài viết này đã đề cập đến những khó khăn của người học lớn tuổi trong việc học tiếng Anh và đưa ra những chiến lược liên quan đến đội ngũ giảng dạy, phương pháp giảng dạy và giáo trình giảng dạy ngõ hầu tạo hứng thú cho người học, hướng tới lợi ích của người học và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Chúng tôi mong được chia xẻ những suy nghĩ mang tính cá nhân trên với các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ngoại ngữnhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng lớn tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội tạo điều liện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước ta trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Calderhead, J., Teachers: Beliefs and Knowledge, In D. C. Berliner & R. C. Calfee (Eds.), Handbook of Educational Psychology (709-725), New York: Macmillan, 1996. [2] Clandinin, D. J., Classroom Practice: Teacher Images in Action. London: Falmer Press, 1986. [3] Hammond, J., Burns, A., Joyce, H., Brosnan, D., & Gerot, L., English for SocialPurposes. Sydney: NCELTR, 1992. [4] Nguyễn Thị Kim Yến, Vận dụng quan điểm “khách hàng là trung tâm” vào quản lý đào tạo cử nhân tiếng Anh hình thức vừa học vừa làm tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ Hai, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, 153-159, 2006. [5] Nguyễn Thị Tuyết, Chất lượng Đào tạo ở các lớp bằng Hai, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ Hai, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, 148-153, 2006. Phụ lục các hoạt động và trò chơi nhằm tạo hứng khởi cho người học 1. Brainstorm: (individual or group) Give a topic and ask learners to think of anything related to it. Write the responses for all to see, or ask a volunteer to do the writing. You can use this to elicit vocabulary related to your lesson. 2. Criss – Cross: (large group) Learners must be seated in organized rows at least 4x4. Have the front row of learners stand. Ask simple questions like "What day/time is it?" Learners raise their hands (or blurt out answers) and the first person to answer correctly may sit down. The last standing learner's line (front-to-back) must stand and the game continues until 3-4 rows/lines have played. You can use diagonal rows if the same person gets stuck standing each time. To end, ask a really simple question (e.g. "What's your name?") directly to the last student standing. Variation for small group: the whole group stands and may sit one by one as they raise their hands and answer questions. 3. Question of the Day: (individual or group) Ask 1-2 simple questions and give learners 5 minutes to write their answers. Randomly choose a few people to share their answers with the group. 4. Yesterday: Have a learner stand in front of the group and make one statement about yesterday, such as "Yesterday I went shopping." Then let everyone else ask questions to learn more information, such as "Who did you go with?" "What did you buy?" "What time did you go?" etc. Try this with 1-2 different learners each day. 5. Name Bingo: (large group) Hand out a blank grid with enough squares for the number of people in your class. The grid should have the same number of squares across and down. Give the students a few minutes to circulate through the class and get everyone's name written on a square. Depending on the number of blank squares left over, you can have them write their own name on a square, or your name, or give them one 'free' square. When everyone is seated again, have each person give a short self- introduction. You can draw names randomly or go in seating order. With each introduction, that student's name square may be marked on everyone's grid, as in Bingo. Give a prize to the first 2-3 students to cross off a row. 6. Similarities: Give each person one or more colored shapes cut from construction paper. They need to find another person with a similar color, shape, or number of shapes and form pairs. Then they interview each other to find 1-2 similarities they have, such as working on a farm or having two children or being from Asia. They can share their findings with the class if there is time. 7. Find someone who: Create a list of characteristics such as "likes chocolate," "has two children," or "can swim." There should be 10-15 items, and you can relate them to your lesson if you wish. Then let the learners mingle and get signatures of other learners who fit the descriptions. Make sure they are using appropriate question forms ("likes X" becomes "Do you like X?") and aren't just pointing to the items on the page. This can be made into a Bingo activity by putting the items on a grid. 8. Scavenger Hunt: Divide into teams and hand out a list of items to be collected (a penny, a stick of gum, a signature, a pine cone, a shoelace, be creative). Define the searching range (classroom, house, campus, neighborhood, building). The first team to return with all the items wins a prize. 9. Twenty questions: Select an object in your mind and let the learners ask up to twenty questions to guess what it is. Trade places with the winner and let that learner select an object for the next round. . MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN LỚN TUỔI Ở KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG A STUDY ON TEACHING. giáo viên bản ngữ để phát triển khẩu ngữ. 4. Một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các lớp hoc của người lớn tuổi: Để nâng chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các. trung tâm” vào quản lý đào tạo cử nhân tiếng Anh hình thức vừa học vừa làm tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ Hai, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng,

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan